Tại sao bị mất sữa

Mất sữa là điều không mẹ nào mong muốn xảy ra với mình, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn không thể quyết định được điều đó mà do nhiều yếu tố gây ra hiện tượng này. Mẹ bị mất sữa phải làm sao?Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Một trong những yếu tố quan trọng khiến mẹ bị mất sữa chính là do tâm lý. Yếu tố tâm lý có vai trò cực kỳ quan trọng đối với mẹ và nguồn sữa dinh dưỡng cho trẻ. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp mẹ mất sữa phải làm sao:

1. Nguyên nhân khiến mẹ mất sữa

Một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị mất sữa có thể là do nhiễm khuẩn núm vú vì vi khuẩn xâm nhập sẽ gây bít tắc ống dẫn sữa. Vì vậy, mẹ nên chú ý giữ vệ sinh bầu ngực của mình khi cho con bú. Sử dụng khăn sạch và nước ấm để vệ sinh ngực trước khi cho bé cưng bú. Nếu bé không bú hết sữa, mẹ nên vắt bớt sữa để tránh sữa bị vón cục và tắc nghẽn.

Mẹ bị mất sữa.

Cả hai nội tiết tố prolactin và oxytocin sẽ đóng vai trò trong việc quyết định lượng sữa mẹ. Dưới động tác mút của bé, Khi bé bú mẹ, oxytocin sẽ được tiết ra nhiều hơn và nhờ đó giúp nguồn sữa mẹ thêm dồi dào. Nếu nang sữa chứa đầy sữa mà không thể tiết ra, nó sẽ báo cho hệ thống để tiết ít sữa hơn. Nói cách khác, hoạt động bú mẹ chính là “chất xúc tác” mạnh mẽ giúp sữa tiết ra ngày càng nhiều hơn. Nếu bé càng ít bú thì khả năng mất sữa sau sinh sẽ càng cao.

Ngoài ra, các nguyên nhân gây mất sữa cũng đến từ nhiều lý do chủ quan và khách quan khác, bao gồm:

  • Stress, trầm cảm: Sau sinh mẹ thường rơi vào trạng thái tâm lý bất ổn khiến tinh thần suy giảm trầm trọng và điều này sẽ làm lượng sữa ngày càng ít dần.
  • Dinh dưỡng không đầy đủ: Việc kiêng khem ăn uống quá mức hoặc ăn uống quá khắc khổ sau sinh sẽ làm mẹ thiếu chất và không đủ dinh dưỡng để đảm bảo nguồn sữa mẹ.
  • Nghỉ ngơi không hợp lý: Sau sinh rất cần nghỉ ngơi để tăng tốc độ phục hồi cơ thể. Nếu không cơ thể sẽ chóng rơi vào tình trạng mệt mỏi và suy yếu, khiến tuyến sữa hoạt động kém hiệu quả.
  • Thiếu kinh nghiệm nuôi con: Số lần bú, cách vắt sữa dư và cách cho con bú cũng cần phải được thực hiện đúng quy chuẩn. Nếu thiếu kinh nghiệm, ít nhiều những điều này sẽ khiến cho sữa mẹ ít dần hoặc thậm chí mất hẳn.
  • Sinh mổ: Mặc dù sinh mổ vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ nhưng việc tiết sữa ban đầu sẽ có phần khó khăn hơn do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.
  • Cho bé bú bình sớm: Khi bé được bú bình sẽ quen với núm vú giả và bỏ bê sữa mẹ. Trong khi đó, sữa mẹ muốn tiết nhiều và không bị tắc phải cần bé mút bú liên tục.
  • Uống quá ít nước: Nước có thể giúp kích thích sữa mẹ tạo ra nhiều hơn. Do đó, nếu thiếu nước cũng dẫn đến việc cạn khô nguồn sữa mẹ.

Ngoài ra, nếu trong thời gian thai nghén, mẹ dùng thêm thuốc đặc trị ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn sữa.

Đây chính là những nguyên nhân khiến sữa mẹ ít đi hoặc mất hẳn. Vậy khi mất sữa phải làm sao để khắc phục và mang sữa về dồi dào như trước?

- Sữa Care 100 Gold có tốt không? Sữa tăng cân, chiều cao cho bé không?

- Review sữa Care 100 Gold pha sẵn có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

- Review Top 10+ sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi trở lên tốt nhất hiện nay

2. Dấu hiệu mẹ bị mất sữa

Thiếu sữa có hai dạng điển hình:

Dạng một: Sản phụ thiếu sữa hoặc hoàn toàn không có sữa, nếu có thì sữa trong hoặc nhạt, bầu vú nhỏ và mềm nhẽo, không có cảm giác căng tức, cơ thể mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, ăn kém, chậm tiêu hay có cảm giác khó thở, tiểu tiện trong dài, đại tiện nát hoặc lỏng, miệng nhạt, chất lưỡi nhợt…

Dấu hiệu mẹ bị thiếu sữa.

Dạng hai: Sữa không thông, bầu vú căng hoặc đau tức, ngực sườn đầy chướng, không muốn ăn, thậm chí phát sốt, tinh thần căng thẳng, bực bội, khó chịu, lưỡi đóng bã vàng mỏng…

3. Những dấu hiệu giả khiến chị em lầm tưởng mình bị mất sữa

Bé có vẻ đói giữa các bữa ăn

Trẻ nhỏ có nhu cầu mút rất lớn và dễ bị nhận định nhầm là đang đói. Bé có thể làm động tác mút khi mệt mỏi, buồn chán, căng thẳng hay chỉ đơn giản là thích làm vậy.

Các bé thường xuyên ngủ thiếp trong cữ bú có thể liên tưởng giấc ngủ với việc bú mẹ, và vì vậy sẽ chóp chép miệng mỗi khi buồn ngủ. Điều này có thể khiến cha mẹ nhận định nhầm là bé đang đói.

Trẻ đói giữa các bữa ăn.

Bé đòi bú nhiều hơn thường lệ

Bé sơ sinh cần bú 8-12 lần mỗi 24 giờ. Trẻ bú mẹ cũng thường bú dày và ngắn hơn vào buổi tối. Trong khi các đợt tăng trưởng mạnh lại khiến trẻ có nhu cầu bú thường xuyên hơn và lâu hơn. Điều này thường xảy ra vào khoảng 2-3 tuần, 6 tuần và 3 tháng tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào. Lúc này, bé bú nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu gia tăng của cơ thể chứ không phải vì sữa mẹ ít khiến bé bị đói.

Bé có vẻ đói ngay sau cữ bú

Trong 4 tháng đầu, phần lớn trẻ có nhu cầu mút rất lớn. Nếu phản xạ xuống sữa của mẹ mạnh khiến sữa về nhanh, bé có thể chén no bụng trước khi nhu cầu bú mút được thỏa mãn. Vì vậy, cha mẹ có thể nhầm tưởng bé vẫn đói ngay sau cữ bú.

Bé bú cạn bình sữa sau khi bú mẹ

Trẻ sinh ra với phản xạ bú mút và duy trì phản xạ này tới tận 3-4 tháng tuổi. Phản xạ mút có thể được kích hoạt bởi áp lực lên vòm miệng của bé bởi núm vú của mẹ, núm vú của bình sữa, núm vú giả, nắm tay của bé hay ngón tay của cha mẹ. Hiện tượng bé háo hức bú cạn bình sữa sau khi bú mẹ có thể là kết quả của phản xạ mút bị kích hoạt bởi núm vú của bình sữa chứ không phải bởi cảm giác đói thực thụ.

Bé bú cạn bình sữa sau bú mẹ.

Bầu vú mẹ ít căng hơn và không rỉ sữa

Trong những tháng đầu, rất nhiều bà mẹ sản xuất thừa sữa so với nhu cầu của con. Lúc này bầu ngực mẹ thường xuyên căng, sữa rỉ nhiều. Khi bé được 6-12 tuần, sản xuất sữa của mẹ thường được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu thực của bé. Lúc này bầu ngực mẹ thường ít căng hơn và hiếm khi rỉ sữa. Vì vậy đừng nên kết luận ngực mềm là mẹ thiếu sữa.

Bé không tăng cân như mong đợi

Theo dõi cân nặng của trẻ là cách tốt nhất để đánh giá mẹ có đủ sữa hay không. Tuy nhiên, số đo cân nặng của trẻ giữa các lần có thể đạt sai số lớn, tùy theo dụng cụ cân đo được sử dụng trong mỗi lần cân, lượng quần áo trẻ mặc, thời điểm cân là khi trẻ đói hay no, đã ị hay chưa ị...

Thiếu sữa thực thụ

Thiếu sữa thực thụ có thể xảy ra vì hai lý do: mẹ ít sữa hoặc con bú kém.

Mẹ ít sữa

Mẹ ít sữa.

Một số nguyên nhân khiến mẹ không sản xuất đủ sữa:

  • Vú không phát triển đầy đủ trong thời kỳ mang thai - điều này có thể xảy ra nếu vú mẹ không có đủ mô sản xuất sữa [tuyến tạo sữa].
  • Đã trải qua phẫu thuật hay xạ trị ở vú.
  • Mất cân bằng nội tiết tố.
  • Dùng một số loại thuốc ảnh hưởng tới sản xuất sữa.
  • Phụ nữ từng phẫu thuật, chẳng hạn để nâng ngực hoặc thu nhỏ ngực, có thể gặp khó khăn trong sản xuất đủ sữa cho con. Một số mẹ hoàn toàn không thể sản xuất sữa.

Bé bú kém

Nguyên nhân phổ biến khiến bé bú không đủ là:

  • Không được bú thường xuyên, dẫn tới giảm hoặc ngừng sản xuất sữa.
  • Không ngậm bắt vú đúng cách.
  • Bị tách khỏi mẹ quá sớm.
  • Được nuôi bằng sữa công thức.
  • Trong vài ngày đầu sau khi sinh, nhiều trẻ thường ngủ li bì, rất khó đánh thức và vì vậy bú được ít hơn cần thiết. Một số khác gặp khó khăn trong kiểm soát các cơ liên quan tới động tác mút và khó lòng hút đủ sữa từ bầu vú mẹ. Trẻ sinh non hay thiếu tháng cũng thường gặp khó khăn trong bú mẹ.

Cách khắc phục khi gặp hiện tượng mất sữa giả

  • Cho bé bú thường xuyên, đừng chờ tới khi con khóc mới cho bú. Các bé bú ít ngủ nhiều có thể ngủ quên và bỏ mất bữa bú.
  • Chọn tư thế đúng khi cho con bú và giúp bé ngậm bắt núm vú đúng cách. Để bé tự quyết định khi nào thì kết thúc cữ bú.
  • Cho bé bú cả hai bên trong mỗi cữ bú. Hãy để bé bú chán chê bầu vú thứ nhất, chỉ chuyển sang bầu vú thứ hai khi bé bú chậm lại hoặc ngừng hẳn.
  • Nếu đã tuân thủ những điều này mà bé vẫn bú được ít thì cần tăng số lần cho bé bú hoặc tìm cách kích thích sản xuất sữa thông qua hút sữa bằng máy hoặc vắt bằng tay.
  • Tránh cho bé dùng sữa công thức hay bột ăn dặm quá sớm vì điều này có thể khiến bé chán sữa mẹ, và do đó làm giảm nguồn sữa mẹ.
  • Hạn chế dùng núm vú giả.

4. Giải pháp mẹ mất sữa phải làm sao

Thực ra, mất sữa không hẳn là bạn sẽ vĩnh viễn không thể khơi thông nguồn sữa nếu giãn cách thời gian cho bú sau sinh không quá dài. Vì vậy, bạn có thể thử một trong những phương pháp sau:

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Một số thực phẩm có thể giúp tăng nguồn sữa mẹ trở lại như chè vằng, đinh lăng, quả sung… nhưng ngoài những cách này ra, nhất thiết phải cần thay đổi chế độ dinh dưỡng với đầy đủ rau, cá, thịt, trái cây,… để cơ thể đủ chất cho một nguồn sữa chất lượng.

Mẹ nên có chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

Massage ngực

Dùng một tay nâng ngực và ấn nhẹ xung quanh bầu ngực, sau đó xoa tay quanh ngực theo vòng tròn khoảng 20-30 lần. Đây cũng chính là cách mà các mẹ thường áp dụng khi không biết mất sữa phải làm sao để gọi sữa về nhanh nhất. Nếu không thể tự massage, mẹ có thể nhờ chồng hoặc người nhà giúp.

Massage ngực hiệu quả.

Mẹ cũng có thể dùng một chiếc khăn nóng vừa phải [tránh làm rát, đỏ da ngực] đắp lên bầu ngực giúp các nang sữa đỡ tắc nghẽn. Song song với đó, mẹ cũng nên tiến hành massage bầu ngực.

Chườm nóng

Dùng một chai nước nóng chườm nhanh qua quanh bầu ngực để kích hoạt nguồn sữa trở lại. Dân gian có thể dùng nếp nóng mới nấu thêm ít hành và cho vào bọc khăn để lăn bầu ngực.

Cho bé bú nhiều hơn

Đừng hỏi thêm mất sữa phải làm sao mà hãy nhờ bé giúp nhé! Chính động tác mút vú của bé là chất kích thích mạnh mẽ nhất để sữa tiết ra dồi dào hơn đấy!

Vắt sữa

Có thể dùng tay hoặc máy hút sữa để mô phỏng lại động tác bú của bé. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp đối với trường hợp mất sữa hoặc tắc nghẽn trong thời gian gần nhất sau sinh. Nếu quá xa, biện pháp này không có tác dụng.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:Hướng dẫn mẹ 7 cách kích sữa hiệu quả

Dùng máy vắt sữa

Đây là phương pháp hỗ trợ mẹ tăng tiết sữa khá hiệu quả trong trường hợp bé nhà bạn không chịu bú mẹ hoặc ít bú. Mỗi ngày mẹ nên hút từ 8-10 lần, mỗi lần cách nhau 1-2 giờ và mỗi lần hút không quá 15 phút để tránh đau nhức núm vú. Mẹ nên để áp lực hút ở mức nhẹ hoặc trung bình để vú không bị rát, đau, nóng đỏ.

Sử dụng máy vắt sữa.

Nếu chưa biết dùng máy vắt sữa loại nào thì mẹ có thể tham khảo bài viết:Hàng trăm chị em vẫn chưa biết máy hút sữa Unimom có tốt không?

Tham khảo một số thực phẩm tốt cho sữa mẹ

Một số thực phẩm giúp lợi sữa mà mẹ có thể thêm vào khẩu phần ăn của mình như: Thiên Môn Chùm [Shatavari], Quả mướp, rau thì là, rau khoai lang, đu đủ xanh, chuối sứ… Những loại rau quả này vừa giúp mẹ nhuận tràng lại lợi sữa. Mẹ nên thay đổi món ăn hàng ngày, tránh việc lặp đi lặp lại một món ăn làm mẹ ngán, ăn không được nhiều.

Để có được nguồn sữa chất lượng và nhiều sữa cho con bú, ngoài những phương pháp trên mẹ cũng cần giữ tinh thần thoải mái, tránh stress sẽ càng làm tình trạng mất sữa nặng nề thêm.

- Sữa có chứng minh lâm sàng giúp trẻ tăng chiều cao

- Các hãng sữa nổi tiếng

- Trẻ biếng ăn nên cho uống sữa gì

5. Kinh nghiệm thực tế làm thế nào khi mất sữa?

Dựa trên kinh nghiệm nuôi ba con kết hợp với những tư vấn của các bác sĩ trong quá trình mang bầu và sau sinh, một mẹ [giấu tên] đã giải đáp thắc mắc của độc giả về cách xử lý khi tắc, mất sữa.

Bé bú không hết, phải dùng máy hút sạch sữa

  • Tôi cho bé bú hết sữa một bên vú rồi mới chuyển qua bên còn lại nhưng khoảng 6 tuần sau sinh, một bên vú bị mất sữa, dù trước đó sữa rất nhiều. Tôi nghĩ do sữa nhiều nên bé bú một lần không hết, phải bú một bên tới mấy lần khiến sữa bên vú còn lại bị ứ đọng, và mất dần. Điều này có đúng không? Chị có cách nào để gọi sữa về không?
  • Về nguyên tắc, nếu cữ này, bé bắt đầu bú bên trái trước thì cữ sau, sẽ bắt đầu bú từ bên phải, dù bên kia còn sữa hay không.

Trong một cữ, nếu bé bú không hết, mẹ nên dùng máy hút hoặc nặn bằng tay cho sạch sữa hai bên. Cữ bú sau, mẹ luôn phải bắt đầu từ bên ngược lại, không phải là bú một bên nhiều lần cho hết sữa.

Bạn làm như vậy sẽ kích thích chỉ ra sữa một bên cho bú. Ngoài ra, việc cho bú một bên như bạn sẽ làm cho ngực bị bên to, bên nhỏ.

Về cách gọi sữa, tôi từng áp dụng các cách sau và thành công, bạn có thể tham khảo. Tôi mua trà, cốm hoặc thuốc lợi sữa để uống. Tôi cũng thích uống chè vằng, tuy nhiên, khi sữa suy giảm nhiều, tôi phải dùng đến thuốc.

Bên cạnh đó, tôi ưu tiên cho bú bên ngực nhỏ và ít sữa trước nhưng vẫn cân đối việc cho bú bên còn lại để duy trì sữa đều cả hai bên. Đến khi nào lượng sữa về đều nhau, tôi lại cho bú đều như đã nói ở trên.

Tốc độ tạo sữa dựa vào độ trống của tuyến sữa và ống dẫn sữa sau cữ bú. Càng trống, sữa tạo cho lần sau sẽ càng nhanh, tức là cho bú càng nhiều, sữa càng nhiều.

Ngoài ra, mẹ cần ăn uống đủ chất, uống nhiếu nước, có thể uống một ly sữa hoặc nước ấm trước khi cho con bú hoặc hút sữa và cần ngủ đủ giấc.

Lượng sữa hai bên không đều nhau là bình thường

  • Tôi thực hiện theo thông tin trên mạng là vắt sữa ra bình đều đặn 3 tiếng 1 lần để kích thích sữa về nhưng đã 2 tuần, tình trạng vẫn như ban đầu. Tôi hút sữa bằng máy, bên mất sữa được 20 ml, bên còn lại 80 ml.

Vì sữa ít nên bé không chịu bú mẹ trực tiếp, tôi phải hút ra bình cho bé bú. Nếu tôi cứ hút sữa ra như vậy thì có làm mất sữa ở bên vú còn nhiều không? Nhiều người nói bé bú trực tiếp mới kích thích sữa về có đúng không?

  • Lượng sữa hai bên không đều nhau là hiện tượng bình thường. Nếu bạn để ý, trước khi có con, ngực của chúng ta cũng không đều nhau, luôn có xu hướng một bên lớn hơn. Bạn có thể ưu tiên cho bú bên ít sữa hơn để kích thích sữa nhiều lên.

Việc hút sữa sẽ duy trì sữa đến khi nào bạn dừng hút, thậm chí, sản xuất ra nhiều sữa hơn cả bé bú. Vì tốc độ tạo sữa dựa vào độ trống của tuyến sữa và ống dẫn sữa sau cữ bú. Càng trống sữa tạo cho lần sau sẽ càng nhanh. Đôi khi bé bú trực tiếp không thể hết sạch sữa mẹ như máy hút.

Tôi cho bú trực tiếp trong khoảng 3 tháng đầu, sau đó, hút sữa đến khi bé một tuổi. Khi nào tôi ngưng hút, sữa mới hết. Một số người bạn của tôi, vì hoàn cảnh không thể cho bú trực tiếp và hút sữa từ khi bé mới sinh, vẫn duy trì sữa hơn một năm. Đến khi ngưng hút và cai sữa cho bé, sữa mẹ mới mất. Tuy nhiên, bạn cần nhớ hút sữa đều đặn, 3-4 tiếng một lần.

Bài viết liên quan: Sữa Ensure có tốt không? Tác dụng thật sự của sữa Ensure ra sao?

Trên đây là tất cả những thông tin về vấn đề mẹ mất sữa phải làm sao và cách giải quyết. Chúc các chị em có thật nhiều sữa để con phát triển khỏe mạnh mỗi ngày.

Video liên quan

Chủ Đề