Tại sao cắt đuôi lợn

TẠI SAO PHẢI CẮT ĐUÔI HEO?

- Mục đích của việc cắt đuôi cho heo là heo sẽ không cắn đuôi nhau, từ đó không gây ra hiện tượng cắn nhau ở heo trong điều kiện chăn nuôi tập trung với mật độ lợn quá đông / diện tích mét vuông chuồng nuôi.

Năng lượng mỗi ngày chuyển hoá vào phần đuôi là 15%, như vậy việc không cắt đuôi heo sẽ gây gây lãng phí thức ăn.

Cắt đuôi heo con có thể nâng cao tỷ lệ sống. Heo nái khi cho con bú có thể vô tình giẫm đuôi của heo con. Một số heo nái cắn đuôi heo con.

- Để cắt đuôi cho heo [lợn] người ta thường cắt khi heo được 7 - 10 ngày tuổi, dùng kìm bấm hoặc kéo sắc, cắt cách gốc đuôi từ 2-3 cm, sau khi cắt xong dùng cồn iot 5% bôi vào vết cắt. Tuy nhiên, các dụng cụ trên khá thô sơ nên dễ gây đau đớn, mất nhiều máu và đôi khi dẫn đến nhiễm trùng cho heo [lợn] con. Chính vì vậy, ngày nay dụng cụ kìm cắt đuôi heo bằng điện được người chăn nuôi tin dùng do có khả năng khắc phục được những nhược điểm đã nêu trên, và việc lựa chọn một nhà cung cấp uy tín cũng là vấn đề mà người chăn nuôi nên quan tâm tiếp theo bởi mức độ an toàn khi dùng một thiết bị điện.

 LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG KÌM CẮT ĐUÔI HEO

• Thiết kế lưỡi cắt bằng inox, nhiệt độ có thể lên đến tối đa 500℃ giúp việc cắt đuôi heo [lợn] con dễ dàng và nhanh chóng, tránh gây đau đớn và nhiễm trùng cho heo [lợn] con như phương pháp truyền thống.

• Tay cầm và dây đốt được làm bằng vật liệu cách điện, cách nhiệt.

• Dây điện thiết kế chiều dài 1.8m giúp dễ dàng di chuyển, thao tác trong quá trình sử dụng. Thiết kế có công tắc an toàn giúp việc cắt đuôi heo [lợn] con được an toàn và hiệu quả hơn.

• Tiết kiệm điện năng

 

Dungcuthuy.com giao hàng Kìm cắt đuôi heo nhập khẩu chính hãng, uy tín, chất lượng. Liên hệ: 094 9999 817 

Việc cắt đuôi được áp dụng ở heo con sơ sinh nhằm tránh những vấn đề tiềm ẩn phát sinh về sau do heo cắn đuôi nhau. Nhưng việc cắt đuôi có gây ảnh hưởng gì cho heo con hay không? Có rất ít nhà nghiên cứu đặt ra câu hỏi đó, như Tiến sĩ Pierpaolo Di Giminiani, nghiên cứu viên ở trường Đại học Newcastle, Anh.

Đuôi có thực sự là một phần nhạy cảm của cơ thể heo? Tiến sĩ Pierpaolo Di Giminiani suy nghĩ một lúc và nói: “Đó là một câu hỏi rất hay! Tôi sẽ không nói về việc đuôi ít hay nhạy cảm hơn so với các bộ phận cơ thể khác hay không. Về mặt giải phẫu học, đuôi có đầy đủ cấu trúc thần kinh chịu trách nhiệm cho các phản ứng đau. Nó được so sánh tương tự với làn da của chúng ta”. Không giống như nhiều loài động vật khác, đuôi heo có thể không có một loạt các chức năng. Vai trò tốt nhất là có lẽ là đuổi côn trùng, và với đuôi xoắn, đó là dấu hiệu chỉ thị sức khỏe của con vật. Tuy nhiên, khi có vấn đề xảy ra với phần đuôi, cho dù được cắt đi hoặc bị cắn, thì phần cơ thể này cũng phản ứng giống như bất kỳ các bộ phận khác.

Các nghiên cứu của Tiến sĩ Di Giminiani tập trung vào việc heo con bị đau khi mới cắt đuôi và những ảnh hưởng về sau. Ảnh: Ronald Hissink

Tiến sĩ Pierpaolo Di Giminiani là một nhà nghiên cứu về tập tính học [hành vi động vật] ở trường Đại học Newcastle, Anh. Trong thời gian học ở trường Đại học Linköping, Thụy Điển, anh đã nghiên cứu về sự suy giảm nhận thức do gây mê trên các loài gặm nhấm. Khi học tiến sĩ tại trường Đại học Aarhus, Đan Mạch, anh tập trung vào việc đánh giá mức phản ứng đau ở heo do viêm da. Hiện tại, anh đang tiến hành điều tra nghiên cứu cảm giác đau có liên quan đến việc cắt đuôi ở heo con và những tổn thương phần đuôi ở heo lớn.


Cắt đuôi - và đặc biệt là những ảnh hưởng của việc cắt đuôi lên heo con - là vấn đề trọng tâm trong các nghiên cứu của Di Giminiani từ đầu năm 2014. Đây là một phần trong chương trình nghiên cứu của FareWellDock, một tập đoàn quốc tế được Liên minh Châu Âu tài trợ, nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề thường thấy do cắn đuôi ở heo con, các giải pháp dự phòng cho việc cắt đuôi, một việc làm khá phổ biến ở Châu Âu, và những việc có thể làm được để khắc phục cả hai vấn đề trên. Đặc biệt khi việc cắt đuôi ở heo con hiện đang là vấn đề gây khó chịu ở một số quốc gia Châu Âu. Để biết thêm thông tin về FareWellDock, vui lòng tham khảo thêm thông tin bên dưới.

Các nghiên cứu của Di Giminiani chủ yếu tập trung vào câu hỏi liệu heo con có chịu đựng cảm giác đau khi mới được cắt đuôi và bị ảnh hưởng lâu dài về sau hay không. Trong một cuộc phỏng vấn với Pig Progress, Di Giminiani chỉ ra rằng cảm giác đau là một loại trải nghiệm rất phức tạp và khó có thể đo lường được đúng mức độ. Anh nói, “Tôi thấy điều này khá thú vị vì có rất nhiều điều mà chúng ta có thể làm được, đặc biệt là đối với loài vật nuôi như heo. Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên người và trên động vật trong phòng thí nghiệm, và giờ đây chúng ta có cơ hội để áp dụng kỹ thuật mới trên các loài vật nuôi khác. Ngoài ra, giảm nhẹ sự đau đớn thường không được quy định cụ thể, hoặc được làm một cách tùy tiện vì thiếu những phương pháp đánh giá có cơ sở ở những loài vật không nói được. Vì vậy, kỹ thuật này này vẫn còn là một trong những câu hỏi mở lớn trong quá trình nghiên cứu.”

Trong nhiều nghiên cứu về động vật khác, Tiến sĩ Di Giminiani lý giải, nghiên cứu về sự nhạy cảm với cảm giác đau cũng khá phổ biến. Trước khi tiến hành nghiên cứu về cảm giác đau trên heo, anh đã có hành trình du học từ quê nhà nước Ý đến San Diego, Hoa Kỳ và sau đó Linköping, Thụy Điển, để tìm hiểu và khám phá thêm về nhận thức cảm giác đau trên loài gặm nhấm trong phòng thí nghiệm.

Tuy nhiên, trên heo mọi thứ lại khác, vì các công trình nghiên cứu tương tự hầu như thiếu vắng những nghiên cứu cụ thể trên heo ở thời điểm anh bắt đầu học tiến sĩ tại trường Đại học Aarhus, Đan Mạch. Thật lạ vì heo được xem là vật nuôi đóng vai trò quan trọng ở hầu hết mọi nơi trên thế giới - và khi xem xét từ góc độ y học, người và heo khá tương đồng với nhau.

Các nghiên cứu hiện nay về cảm giác đau xung quanh đuôi ở heo con tại trường Đại học Newcastle tạm xoay quanh ba câu hỏi, Di Giminiani giải thích:

  • Cảm giác đau có thật sự xảy ra hay không, và cảm giác ấy kéo dài bao lâu?
  • Mức độ trải nghiệm cảm giác đau ở heo con như thế nào?
Dựa vào kết quả có được, chúng ta có thể làm được gì để cải thiện - ví dụ như sử dụng thuốc giảm đau?

Tiến sĩ Di Giminiani cho biết: "Về cơ bản, chúng ta có 2 phương pháp phổ biến để đánh giá mức độ đau đớn ở động vật":

  1. Quan sát hành vi tự phát. Bạn chỉ cần quan sát hoạt động của vật nuôi, ví dụ chúng di chuyển như thế nào - vận động ra sao - nằm bao lâu, chúng đứng như thế nào, uống nước như thế nào, ăn được ra sao, v.v...
  2.  “Phương pháp khác xoay quanh về kích thích và tiếp nhận - động vật phản ứng lại với những kích thích có kiểm soát nhất định như thế nào? Chúng tôi tác động những kích thích có kiểm soát để khơi dậy phản ứng trên vật nuôi”. Phương pháp cuối cùng này đã không được áp dụng nhiều trên heo, nhưng được ứng dụng tại trường Đại học Newcastle để tìm ra ảnh hưởng trước mắt và về lâu dài của việc cắt đuôi heo con.
Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Di Giminiani tiến hành cắt đuôi với 1 dụng cụ sắt được đốt nóng bằng gas để vết thương nhanh chóng khép kín và tránh bị nhiễm trùng. Anh cũng cho biết thêm, “Ngoài việc đo lường phản ứng với các kích thích có kiểm soát, chúng tôi đã phát triển một mô hình biểu thị vẻ mặt để đánh giá nét mặt của heo con. Chúng nhăn mặt, đặc biệt là nheo mắt trong vài phút khi được cắt đuôi”. Một bài báo khoa học đầy đủ liên quan đến phát hiện này được phát hành vào mùa hè năm 2016.

Các nghiên cứu trước đó của nhóm tập trung vào cảm giác đau trong khoảng thời gian dài hơn sau khi heo con được cắt đuôi. Đối với mục tiêu quan sát này, heo con và phần đuôi còn lại được nghiên cứu một cách chi tiết, thời gian quan sát kéo dài tối đa 16 tuần sau khi cắt đuôi. Di Giminiani giải thích rằng, khi quan sát dưới kính hiển vi, chúng ta có thể phát hiện ra những thay đổi sau khi cắt đuôi khoảng vài tuần. Trong một công bố trên Journal of Comparative Pathology vào tháng 7 năm 2016, Tiến sĩ Di Giminiani và cộng sự của anh đã kết luận rằng “không quan sát thấy sự phát triển của u mô thần kinh chấn thương và u mô dây thần kinh ở thời điểm một tuần sau khi cắt đuôi, nhưng lại phát hiện rõ ở thời điểm một tháng sau đó”.

Anh cho biết, “Có dấu hiệu cho thấy hiện tượng này có liên quan đến cảm giác đau, vì sự phát triển các khối u và mô thần kinh ở người gây ra những hoạt động thần kinh không bình thường. Chúng tôi nghi ngờ rằng sau hai tháng, sự nhạy cảm có xu hướng trở lại bình thường”. Hay nói cách khác, có thể heo con đã cảm thấy đau trong khoảng 2-4 tuần sau khi được cắt đuôi. Dự án nghiên cứu trong tương lai sẽ tập trung vào câu hỏi có cần thiết hay không việc xử lý vấn đề trên bằng thuốc giảm đau chẳng hạn.

Một vấn đề khác được đặt ra rằng liệu ngành công nghiệp hiện nay có thật sự quan tâm tìm hiểu những kết quả tiềm năng về tính nhạy cảm đau ở heo con hay không. Trong trường hợp xấu nhất, sau tất cả, kết quả nghiên cứu có thể dẫn đến sự kêu gọi thay đổi tập quán chăn nuôi thường trực lâu nay. Tuy nhiên, Di Giminiani cũng cho biết, “Chúng ta cần phải nhìn sự việc ở mọi góc độ. Tình trạng cắn đuôi, theo báo cáo từ các cơ sở giết mổ, có thể xảy ra trong khoảng 6-10% ở heo không cắt đuôi, và tỷ lệ tổn thương tối đa là 30%. Tại sao chúng ta lại phải cắt bỏ đi một phần đuôi ở tất cả heo con, chỉ để ngăn chặn những ảnh hưởng có thể xảy ra?”

Di Giminiani tin rằng các phương pháp quản lý tương lai có thể tìm ra biện pháp phòng tránh tình trạng cắn đuôi, và việc cắt đuôi heo con sẽ không còn cần thiết nữa. “Chúng ta có nhiều biện pháp để áp dụng, ví dụ như cải thiện chuồng nuôi và có thể phòng ngừa bằng cách cung cấp đồ chơi phong phú, vật dụng hình chuỗi, rễ cây cho heo con chơi, cũng như điều chỉnh sự thông thoáng. Tình trạng cắn đuôi ở heo con có thể phòng tránh được”.

FareWellDock

FareWellDock dự án nghiên cứu 3 năm do Liên minh Châu Âu [EU] tài trợ, nhằm mục đích tăng cường hợp tác và điều phối các chương trình nghiên cứu quốc gia, khuyến khích sự phát triển hướng tới chính sách không cắt đuôi heo con ở Châu Âu. Dự án được dẫn dắt bởi Giáo sư Anna Valros ở trường Đại học Helsinki, Phần Lan. Bên cạnh trường Đại học Newcastle, các đối tác khác trong dự án bao gồm trường Cao đẳng PTNT Scotland [SRUC], INRA [Pháp], trường Đại học Aarhus [Đan Mạch], Trung tâm nghiên cứu gia súc Wageningen UR [Hà Lan], SLU [Thụy Điển] và trường Đại học Thú y Na uy.

Nghiên cứu có liên quan đến những rủi ro do áp dụng phương pháp cắt đuôi như một biện pháp phòng ngừa so sánh với những rủi ro do heo con bị cắn đuôi, cũng như giải quyết một số các yếu tố nguy cơ chính của việc cắn đuôi: thiếu đồ chơi, các vấn đề sức khỏe, và chậm phát hiện dịch bệnh.

Nguồn: pigprogress.net

Biên dịch: Ecovet team

Video liên quan

Chủ Đề