Tại sao con lười không bị ăn thịt

Chậm chạp và lười biếng là những điều người ta nói về loài lười. Chúng dành phần lớn cuộc đời chỉ để ăn, ngủ và nghỉ ngơi trên những tán rừng nhiệt đới tại vùng Trung và Nam Mỹ. Thậm chí, chúng chỉ tụt xuống mặt đất một tuần 1 lần để loại bỏ chất thải.

Lười di chuyển cũng rất chậm chạp. Chúng mất tới 5 phút để băng qua một đoạn đường dài 10m, tương đương với tốc độ 2m/phút.

Vậy có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao loài lười lại di chuyển chậm chạp đến mức "gây ức chế" đến vậy? Căn nguyên nào khiến chúng muôn thuở bị gắn liền với một hình ảnh lười biếng?

Hãy theo chân các nhà khoa học giải đáp về những tập tính thú vị của loài sinh vật tưởng chừng như rất buồn chán này qua video dưới đây.

Cả đời chỉ ăn và ngủ: Đây đích thị là loài sinh vật sướng nhất hệ Mặt trời

Tham khảo: Ted Ed

Lười hay con lười (Danh pháp khoa học: Folivora) là một phân bộ động vật gồm những loài thú cỡ trung bình thuộc về họ Megalonychidae (lười hai ngón) và họ Bradypodidae (lười ba ngón) với tổng cộng có sáu loài. Chúng được nhóm Delsuc, Catzeflis, Stanhope, và Douzery mô tả và phân loại trong năm 2001. Đặc trưng chung của những con lười là sự chậm chạp và lười vận động và có ngoại hình trông khá ngu đần, thờ ơ, nhưng đây chính là sự tiến hóa để thích nghi với môi trường sống của chúng, nhất là những môi trường không có nhiều chất dinh dưỡng thì chúng phải tiết chế năng lượng bằng cách hạn chế sự vận động. Chúng ngủ khoảng 10 tiếng 1 ngày, ăn uống rất điều độ (với chế độ ăn chủ yếu là rau xanh).

Lười[1]
Tại sao con lười không bị ăn thịt

Một con lười ba móng ở vườn thú Dallas

Như tên gọi của chúng, lười khá lười biếng. Lười sử dụng ít năng lượng. Động tác của nó lúc nào cũng chậm đến mức như bất động và hòa mình vào môi trường.[4] Khi dịch chuyển trên đất, tốc độ nhanh nhất mà nó có thể đạt được là 160m/giờ. Động tác của nó trông giống như kỹ thuật chiếu chậm được dùng trong điện ảnh. Nó chậm đến nỗi cây cỏ cũng có thể mọc trên người nó. Hệ tiêu hóa của nó cũng chậm tương đương như cơ thể nó. Thỉnh thoảng, lười cũng bò xuống đất đi tìm nước uống và đi vệ sinh, nhưng rất ít. Một tuần nó xuống đất một lần để loại bỏ chất thải. Chúng lười biếng đến nỗi, có nhiều con lười khi chết rồi nhưng cơ thể vẫn treo trên cây không rơi xuống đất.[5]

Ngón chân con lười cong vào sẳn để treo mình lên cây và không cần bám vào bất cứ vật gì. Chúng chỉ cần móc móng vuốt qua cành cây. Lười có cấu tạo 3 đốt xương phụ ở cổ và các cơ quan nội tạng có cấu tạo đặc biệt nên chúng có thể ngủ với tư thế treo mình và để đầu lên ngực trong một thời gian dài. Chúng là con vật thích nghỉ ngơi nhất. Một ngày chúng có thể ngủ hơn 20 giờ. Các loài khỉ thỉnh thoảng còn chải lông cho nhau, lười thì không. Thậm chí, trên lông của chúng bị rong rêu bám đầy, chúng cũng không quan tâm. Khi sinh con, con của chúng cứ việc nằm và ngủ trên bụng con lười mẹ, và cả ăn, và đi vệ sinh ngay trên mình mẹ nó. Khi những cánh rừng bị ngập nước, chúng cũng có thể bơi đi tìm cành cây khác, nhưng cũng rất hiếm.[6]

Tuy vậy, đôi khi hình ảnh đặc trưng về loài sinh vật lười biếng hầu như ngủ suốt ngày cũng có thể thay đổi, thay vì ngủ nướng hơn 16 tiếng mỗi ngày như quan sát thấy trong điều kiện nuôi nhốt, thì các con lười trong tự nhiên lại ngủ chưa tới 10 tiếng, các con lười chỉ ngủ 9,6 tiếng mỗi ngày, chúng có thể vẫn chậm chạp về tốc độ di chuyển nhưng về giấc ngủ thì chúng không hoàn toàn bất thường, những con vật được nuôi nhốt thường ngủ nhiều hơn do chúng đã được thỏa mãn mọi nhu cầu.[7]

Chế độ ăn của con lười rất kém đa dạng về mặt dinh dưỡng, cùng với đó là sự chầm chậm ít di chuyển để tìm kiếm thức ăn, bởi vậy chúng cần dạ dày có kích thước lớn và có nhiều buồng để có thể chứa được nhiều thức ăn. Con lười có thể mất đến hàng tháng trời để tiêu hóa hết 1 bữa ăn, và nó cần một lối sống ít hoạt động để giữ cho việc dị hóa năng lượng ở mức càng thấp càng tốt điều này thường làm thân nhiệt của con lười hạ xuống rất thấp. Khi thân nhiệt xuống quá thấp, hệ vi khuẩn đường ruột của chúng sẽ dừng hoạt động, đồng nghĩa với việc dù đã ăn đủ cho cả tháng trời, nhưng con lười vẫn có thể chết vì đói, bởi thức ăn trong đường tiêu hóa của chúng không hề bị tiêu hóa.

Phân loàiSửa đổi

Phân bộ Folivora (Lười)

  • Họ Bradypodidae (Lười ba ngón)
    • Bradypus
      • Bradypus tridactylus
      • Bradypus variegatus
      • Bradypus torquatus
      • Bradypus pygmaeus
  • Họ Megalonychidae (Lười hai ngón và lười lớn đã tuyệt chủng)
    • Choloepus (Lười hai ngón)
      • Choloepus hoffmanni
      • Choloepus didactylus
    • Acratocnus
    • Habanocnus
    • Imagocnus
    • Megalocnus
    • Megalonyx
    • Neocnus
  • Họ Megatheriidae (lười lớn đã tuyệt chủng)
    • Eremotherium
    • Hapalops
    • Megatherium
    • Prepotherium
    • Promegatherium
  • Họ Mylodontidae (Lười lớn đã tuyệt chủng)
    • Glossotherium
    • Lestodon
    • Mylodon
    • Paramylodon
    • Scelidotherium
    • Chubutherium
  • Họ Nothrotheriidae (Lười lớn đã tuyệt chủng)
    • Mionothropus
    • Nothropus
    • Nothrotheriops
    • Nothrotherium
    • Pronothrotherium
    • Thalassocnus

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Gardner, A. (2005). Wilson, D. E.; Reeder, D. M (biên tập). Mammal Species of the World (ấn bản 3). Johns Hopkins University Press. tr.100–101. ISBN978-0-8018-8221-0. OCLC62265494.
  2. ^ 10 loài động vật có vú kỳ lạ
  3. ^ Những con lười nhưng siêng năng
  4. ^ Nghệ thuật ngụy trang của động vật (2)
  5. ^ Kỷ lục của các loài vật
  6. ^ Những loài vật lười biếng (2)
  7. ^ Con lười không hề lười

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Two-toed sloth page at National Geographic website
  • Three-toed sloth page at National Geographic website
  • Caltech sloth page
  • Aviarios del Caribe Sloth Sanctuary (open to tourists, and close to the cruise ship pier, in Costa Rica).
  • Sloth World: An online bibliography and database of sloth papers from around the world (archived from 2013-05-02)
  • Pictures from sloths.org
  • The woman who lost a dog and gained 200 sloths (2014-04-03 BBC news story)