Tại sao điện ảnh Hàn phát triển

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành, ngành giải trí toàn cầu gần như tê liệt với rất nhiều khó khăn, nhưng điện ảnh Hàn Quốc dường như là một ngoại lệ. Ngành công nghiệp điện ảnh xứ Kim Chi tự tìm hướng đi riêng và đạt được nhiều thành công nổi bật trong năm 2021. Họ tận dụng thế mạnh kết nối của các nền tảng trực tuyến, tạo nên một kỷ nguyên mới cho phim ảnh Hàn Quốc.

Tại sao điện ảnh Hàn phát triển

Cảnh phim “Hellbound”.

Năm 2021, điện ảnh Hàn Quốc công chiếu hàng loạt tác phẩm: “Hospital Playlist”, “Vincenzo”, “Mine”, “Prison Playbook”, “Hometown Cha cha cha”… đều ăn khách và tạo nên sức hút. Những phim này đều được chiếu trên các nền tảng trực tuyến và kết nối với nhiều thị trường quốc tế. Khi “Squid Games” phát hành trên Netflix, tác phẩm tạo nên một cơn sốt lan nhanh ở tất cả các thị trường Mỹ, châu Âu, châu Á vào tháng 9-2021. “Squid Games” mô phỏng trò chơi sinh tồn, trong đó người chơi phải trải qua nhiều thử thách, bất chấp tính mạng, để có thể lấy được phần thưởng duy nhất. Ngay khi mới ra mắt, “Squid Games” đã thống lĩnh mọi trang báo và các mạng xã hội quốc tế. Với 9 tập phim và kinh phí sản xuất là 21,4 triệu USD, “Squid Games” bất ngờ mang về doanh thu gần 900 triệu USD. Ước tính, hơn 142 triệu hộ gia đình trên thế giới đã xem “Squid Games”, lập kỷ lục phim có nhiều người xem nhất trong lịch sử Netflix. Kim Min Young - Phó Chủ tịch phụ trách nội dung của Netflix tại Hàn Quốc, Đông Nam Á, Úc và New Zealand, cho biết: “Phim “Squid Games” đã vượt qua cả những giấc mơ ngông cuồng nhất của chúng tôi, tạo nên kỳ tích”. Sự thành công của “Squid Games” đã mở ra kỷ nguyên mới cho phim trực tuyến nói riêng và điện ảnh Hàn Quốc nói chung.

Lý giải về sức hút của phim ảnh Hàn Quốc trong khoảng 2 năm nay, David Tredler - Trưởng ban tổ chức Liên hoan phim Hàn Quốc tại Paris (Pháp) 2021, cho rằng: “Họ giải quyết tất cả các chủ đề, vượt qua biên giới thể loại. Sự táo bạo trong nghệ thuật là chìa khóa thành công của những phim được giới phê bình quốc tế đánh giá cao như: “Parasite”, “Minari” cho đến “Squid Game””. Thực tế, phim Hàn Quốc được khán giả quốc tế ưa chuộng đều đề cập đến những vấn đề nóng trên toàn cầu, như: bất bình đẳng xã hội, phân biệt giai cấp, kỳ thị chủng tộc, giới tính. Nhà nghiên cứu văn hóa Lim Myeong Mook, cho rằng: “Đặc điểm nổi trội của phim Hàn Quốc là tính chiến đấu. Nó phản ánh khát vọng đổi đời, mưu cầu được vươn lên vị thế xã hội cao hơn của con người. Mặt khác, nó cũng phơi bày sự bất lực khi đi tìm bình đẳng xã hội. Đặc biệt trong hoàn cảnh nhiều người đang phải mắc kẹt và đối mặt với nhiều khó khăn vì dịch bệnh thì những chủ đề này lại càng dễ được tiếp nhận hơn”.

Có thể dễ dàng nhận ra phim Hàn Quốc có bước đột phá như thời điểm hiện tại chính là sự góp sức của các nền tảng trực tuyến. Không chỉ rót vốn đầu tư, hỗ trợ sản xuất mà còn kết nối phát hành ở thị trường quốc tế. Cụ thể như Netflix đang đầu tư lớn vào nội dung phim Hàn Quốc. Một khảo sát về nội dung này cho thấy số lượng người xem phim Hàn đã tăng gấp 3 lần ở Mỹ trong năm 2020, các thị trường ở châu Âu cũng tăng đáng kể. Vì thế vào năm 2021, Netflix đã rót 500 triệu USD chỉ để đầu tư sản xuất các dự án phim của Hàn Quốc. Hiện tại, Netflix đã cho xuất xưởng hơn 80 phim Hàn Quốc và đã mang về không ít thành công. Sau “Squid Games” phải kể đến “Hellbound” vừa phát hành vào tháng 11. Chỉ sau 2 ngày ra mắt, “Hellbound” đã chiếm ngôi vương mà “Squid Games” giữ nhiều tháng liền trên Netflix. Hiện nay, “Hellbound” trở thành phim đang được nhiều người tìm kiếm ở các quốc gia trên nền tảng của Netflix.

Có thể thấy, đặc điểm thành công của “Squid Games” hay “Hellbound” đều có chung công thức: nguồn đầu tư tài chính, công nghệ, phát hành từ bên ngoài, nhưng nội dung vẫn đậm chất Hàn Quốc. Biên kịch Seo Jea Won chia sẻ: “Chúng tôi tiếp nhận những sự hỗ trợ cơ bản và cơ hội từ các đối tác phương Tây trao cho. Điều đó tạo điều kiện cho chúng tôi sáng tạo hơn trong nội dung nhưng không làm mất đi giá trị văn hóa bản địa”.

Thực tế, phim Hàn Quốc được chiếu trên nền tảng trực tuyến mang màu sắc khác biệt hơn so với các phim chiếu trên sóng quốc gia hay rạp. Bởi các tác phẩm này có phong cách thể hiện táo bạo, nổi loạn và đặt ra nhiều thách thức hơn. Những chủ đề nhạy cảm hay đụng chạm quá mức sẽ bị kiểm duyệt chặt chẽ ở các đài truyền hình, rạp chiếu trong nước. Nhưng với phim chiếu trên hệ thống trực tuyến, những nhà đầu tư và phát hành cho phép các nhà làm phim, biên kịch địa phương hoàn toàn tự do sáng tạo. Chính vì thế, rất nhiều đề tài về xã hội, góc khuất trong cuộc sống được bóc trần và tạo ra không ít tác phẩm có sức hút. Sắp tới, những phim như: “Hellbound”, “The Silent Sea”, “Bulgasal: Immortal Souls”… đều hứa hẹn sẽ thành công.

BẢO LAM (Tổng hợp từ Nytime, The New Yorker, Koreatimes)

Tại sao điện ảnh Hàn phát triển

(LĐTĐ) Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2022 tiếp tục khẳng định nguồn lực sáng tạo của Hà Nội bằng cách kết nối các nghệ sĩ, các nhà thiết kế sáng tạo, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kiến trúc, mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, công nghệ…

Tại sao điện ảnh Hàn phát triển

(LĐTĐ) Ngày 8/11, trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần VI năm 2022, đã diễn ra Triển lãm Bối cảnh quay phim là các di tích, di sản văn hóa của Hà Nội.

Tại sao điện ảnh Hàn phát triển

(LĐTĐ) Mới đây, Hội đồng Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ VIII đã quyết định trao giải Nhì cho tác phẩm phim hướng dẫn an toàn bay “Âm vang đồng điệu” và giải Khuyến khích MV “Nhanh lên nhé” của Vietnam Airlines trong hạng mục video clip.

Tại sao điện ảnh Hàn phát triển

(LĐTĐ) Theo báo cáo kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2022, tính chung 10 tháng, khách du lịch đến Hà Nội đạt 1.935 nghìn lượt người, gấp 2,3 lần cùng kỳ năm trước. Du khách quốc tế đến Hà Nội ngày càng tăng.

Tại sao điện ảnh Hàn phát triển

(LĐTĐ) Trong 2 ngày từ 10 - 11/11, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội tổ chức Hội khỏe Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng lần thứ 27 tại Nhà thi đấu số 12 Trịnh Hoài Đức, Hà Nội.

Tại sao điện ảnh Hàn phát triển

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch số 253/KH-UBND triển khai thực hiện Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Tại sao điện ảnh Hàn phát triển

(LĐTĐ) Vào ngày 18/11 tới đây, họa sĩ Ngô Xuân Bính sẽ có cuộc triển lãm nghệ thuật điêu khắc, hội họa trong không gian đầy sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội với chủ đề “Ego - Người”. Đây sẽ là một cuộc trưng bày nghệ thuật điêu khắc vĩ mô đa chiều đặc biệt nhất từ trước đến nay của họa sĩ Ngô Xuân Bính và cũng là hoạt động nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2022 được công chúng mong đợi.

Tại sao điện ảnh Hàn phát triển

(LĐTĐ) Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (nguyên Giảng viên Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn) cho rằng, những trò phản cảm trong lễ hội Halloween gần đây cần bị loại bỏ, không nên chiều theo tính hiếu kỳ của đám đông để xây dựng nên một lễ hội không mang giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam.

Tại sao điện ảnh Hàn phát triển

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Đà Nẵng ban hành công văn gửi các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức về việc mời tham gia tổ chức lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng năm 2023 (DIFF 2023).

Tại sao điện ảnh Hàn phát triển

(LĐTĐ) Nhận thức ý nghĩa tầm quan trọng và các giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, chính trị của ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”, bên cạnh sự chỉ đạo kịp thời từ Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao cùng các cơ quan, tổ chức liên quan đã nỗ lực, khẩn trương tìm kiếm phương án “hồi hương” cổ vật trở về với đất nước.