Tại sao em bé nằm sấp trong bụng mẹ

Chị T. Huyền [27 tuổi, Hà Nội] có gửi đến Tổ hợp y tế MEDIPLUS câu hỏi như sau:

You are reading: Siêu âm con nằm úp la trai hay gái

“Chào bác sĩ, tôi đang mang thai ở tuần thứ 22. Vừa qua tôi có đi khám siêu âm 4D về nhưng cả buổi vẫn thấy con nằm sấp. Tôi rất lo lắng không biết siêu âm 4D em bé nằm sấp có ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của con không? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi!”

Tổ hợp y tế MEDIPUS trả lời:

Chào chị T. Huyền, trước hết Tổ hợp y tế MEDIPUS xin cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn đến chúng tôi. Với vấn đề của chị chúng tôi xin được giải đáp rằng đây là điều rất bình thường đối với các mẹ bầu. Để tìm hiểu kĩ hơn chị có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Xem thêm:

  • 6 Nguyên nhân giải thích lý do tại sao siêu âm 4D con gái lại đẻ con trai?
  • [Giải đáp từ chuyên gia] Có nên siêu âm 4D 12 tuần không?
  • Siêu âm 4D 13 tuần có thể thấy thai nhi phát triển thế nào?

1. Siêu âm 4D em bé nằm sấp có sao không?

Về kết quả siêu âm 4D em bé nằm sấp chúng tôi có thể khẳng định: Đây là tình trạng hoàn toàn bình thường và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.

Ở tuần thai thứ 4, thai nhi đã nằm trong túi ối và được bảo vệ môi trường nước ối sẽ tránh khỏi các va đập cho bé.

Phần lớn, khi thai nhi dưới 7 tháng tuổi thường xoay trái phải, trên dưới, ngang dọc, trước sau,… trong túi ối và tử cung của mẹ. Đây là biểu hiện bình thường, mẹ cũng nên yên tâm vì lúc này khoảng không gian trống còn rất nhiều nên bé có thể thoải mái nhào lộn trong bụng mẹ.

Đến tuần thai thứ 34 đã có sự định hình ngôi thai đầu hoặc mông, vì thế mẹ không cần phải lo lắng. Đây cũng là thời điểm mẹ nên chú ý khám thai định kỳ để bác sĩ xác định vị trí nằm của thai nhi, tuy nhiên vị trí nằm cũng chưa thực sự ổn định mà vẫn có thể thay đổi nhiều lần.

2. Thai nhi nằm sấp siêu âm có chính xác không?

Siêu âm 4D em bé nằm sấp hay ngửa cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến việc chẩn đoán tình trạng thai nhi. Bác sĩ càng có kinh nghiệm thì việc chẩn đoán càng chính xác.

Dù siêu âm 4D em bé nằm sấp mẹ vẫn có thể quan sát được các cơ quan khác cũng như các chỉ số thai nhi:

  • Giới tính của thai nhi.
  • Chiều dài cân nặng.
  • Phát hiện các dị tật ở thai nhi.
  • Vị trí nhau, chỉ số nước ối.

Mẹ nên hạn chế siêu âm 3D, 4D khi bé nằm sấp vì sẽ khó quan sát vùng mặt thai [chủ yếu vùng mặt và mũi]. Tuy nhiên, lúc này mẹ có thể được bác sĩ yêu cầu đi lại trong thời gian ngắn để em bé thay đổi tư thế, khi đó sẽ dễ dàng quan sát hơn.

3. Các tư thế nằm của thai nhi trong suốt thai kỳ

Ngoài siêu âm 4D em bé nằm sấp thì trong suốt thời kỳ mang thai khi siêu âm mẹ có thể thấy các tư thế nằm khác nhau tùy vào từng giai đoạn của thai kỳ.

  • Tư thế nằm của thai nhi 3 tháng đầu: Thời điểm này thai nhi nằm tự do trong túi thai và buồng ối. Đây là thời điểm phôi đã bám vào thành tử cung và phát triển thành 2 nhóm gồm nhau thai và thai nhi. 2 tư thế nằm của thai nhi thường là tư thế đầu ở phía trên và đôi khi quay đầu xuống phía dưới.
  • Tư thế nằm của thai nhi 3 tháng giữa: Thời điểm này thai nhi vẫn nằm tự do trong buồng ối và chưa cố định. Mẹ có thể cảm nhận được đầu thai nhi ở phần bụng dưới hay vùng dưới rốn vì lúc này thai nhi sẽ đạp liên tục ở vùng phía trên bụng và di chuyển liên tục.
  • Tư thế nằm của thai nhi 3 tháng cuối: Thời điểm này trẻ đã lớn và không thể xoay trở được nữa, thường nằm theo ngôi thai cố định như ngôi đầu, ngôi mông và ngang, trường hợp đa ối thai nhi có thể thay đổi tư thế nhiều hơn. Đặc biệt ở tuần thứ 32-34, phần đầu thai nhi đã cứng cáp, thường thì lúc này thai nhi sẽ nằm đúng ngôi đầu [ngôi thai thuận lợi nhất để sinh].

4. Siêu âm 4D thai nhi nằm sấp phải làm sao?

Trong trường hợp lần sau đi siêu âm 4D em bé nằm sấp mẹ có thể tham khảo 1 số biện pháp giúp “đánh thức thai nhi”

  • Uống nước hoa quả trước siêu âm 30 phút: Nước trái cây tự nhiên khiến lượng đường trong máu mẹ tăng lên, sự kích thích này giúp mẹ có thể nghe thấy tim bé đập nhanh hơn. Các chuyên gia cũng cho rằng, nước trái cây mát khi vào bụng mẹ cũng có tác dụng đánh thức em bé. Lưu ý: Không sử dụng các loại nước trái cây đóng hộp vì chúng có chứa chất làm ngọt nhân tạo có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
  • Đi bộ: Đi bộ cũng là phương pháp giúp em bé tỉnh giấc khi đang ngủ. Vì vậy, khi đến phòng siêu âm, nếu thấy em bé ít chuyển động thì mẹ nên đi lại để đánh thức em bé.
  • Cười lớn hoặc ho: Khi mẹ cười lớn hoặc ho cũng có thể giúp em bé tỉnh táo, di chuyển và thay đổi tư thế nằm.
  • Nói chuyện hoặc hát cho bé nghe: Thai nhi rất nhạy cảm với âm thanh. Khi được nghe mẹ trò chuyện hay hát ru ngọt ngào, em bé sẽ có những phản ứng mạnh mẽ thể hiện sự thích thú và có thể di chuyển nhẹ nhàng trong bụng mẹ. Mẹ không nên hát hay nghe nhạc quá lớn, đặc biệt không nên áp thẳng tai nghe vào bụng vì có thể sẽ gây tổn thương thính lực của bé.
  • Ấn nhẹ vào bụng mẹ bầu: Mẹ thao tác nhẹ nhàng bằng cách ấn hai ngón tay xuống bụng giống như cách làm của bác sĩ trước khi siêu âm. Với tác động này em bé sẽ được đánh thức, di chuyển vị trí nằm giúp việc siêu âm trở nên dễ dàng hơn.
  • Nằm ngửa ra giường: Khi mẹ đang di chuyển nhẹ nhàng hay làm các công việc vặt hằng ngày khiến em bé trong bụng rất dễ ngủ vì có cảm giác đung đưa nhẹ nhàng. Vì vậy nếu mẹ muốn cảm nhận em bé di chuyển nhiều hơn hãy thử ngồi xuống hoặc nằm ngửa ra giường khiến môi trường nước ối thay đổi, em bé sẽ thức dậy và có những thay đổi tư thế nằm trong bụng
Như vậy, chị T. Huyền cùng các mẹ bầu có thể yên tâm rằng siêu âm 4D nếu em bé nằm sấp sẽ không đáng lo ngại. Các mẹ nên chú ý đi khám thai định kỳ để bác sĩ có thể xác định vị trí của thai nhi và phát hiện những bất thường nếu có.

Liên hệ  số Hotline 19003366 để được tư vấn thêm về vấn đề “Siêu âm 4D em bé nằm sấp” hoặc đặt lịch khám nếu cần thiết.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Category: Sức khỏe mẹ và bé at //suanoncolosence.com.

Mẹ bầu nào cũng đều háo hức và mong muốn được nhìn thấy khuôn mặt của con yêu trong bụng mình khi đi siêu âm. Tuy nhiên, một số em bé lại không chịu hợp tác với mẹ và sử dụng tay chắn lại hoặc nằm quay mặt vào trong. Vậy mẹ bầu nên làm gì khi siêu âm em bé quay mặt vào trong?

1. Mẹo nhỏ khi siêu âm để mẹ thấy rõ mặt bé yêu

Con yêu sẽ giống mẹ hay giống bố, hẳn ông bố bà mẹ nào cũng hồi hộp mong muốn được nhìn thấy rõ khuôn mặt con khi đi siêu âm, nhất là với phương pháp siêu âm 5D cho hình ảnh rõ nét như hiện nay. Theo các bác sĩ siêu âm em bé quay mặt vào trong thường là do vị trí nằm của bé. Lúc này sẽ có 1 số mẹo nhỏ giúp bé thay đổi tư thế.

1.1. Nên ăn uống đầy đủ trước khi đi siêu âm thai nhi

Về cơ bản, thai nhi thường rất nhạy cảm với lượng đường huyết bên trong cơ thể của người mẹ. Vì vậy, trước khi siêu âm thai nhi khoảng 30 phút, mẹ bầu có thể bổ sung cho cơ thể những món ăn khác nhau như kem, sinh tố, nước cam, nước táo,….

Như vậy, khi bác sĩ tiến hành siêu âm, bé có thể sẽ thay đổi tư thế và không che mặt nữa, giúp mẹ bầu ngắm nhìn thỏa thích con yêu. Mặc dù đây là một phương pháp đơn giản nhưng được nhiều mẹ bầu chia sẻ rằng hiệu quả đạt được khá cao.

Siêu âm em bé quay mặt vào bên trong nên làm gì để con xoay ra ngoài là thắc mắc của nhiều mẹ bầu

1.2. Chiếu ánh đèn vào bụng mẹ

Vào tuần thai thứ 22 – 26, thị lực của thai nhi đã đủ để phân biệt được ánh sáng và bóng tối. Do đó, khi ánh sáng bên ngoài đột nhiên thay đổi, trẻ sẽ rất nhạy cảm. Vì vậy, khi đi siêu âm, nếu chiếu ánh đèn đột ngột vào bụng mẹ, em bé có thể sẽ cử động và đẩy người, xoay ra xa chỗ ánh sáng. Nhờ đó, tư thế nằm ở con yêu sẽ thay đổi theo, giúp mẹ và bác sĩ quan sát được khuôn mặt của bé.

1.3. Mẹ bầu nên vận động một cách nhẹ nhàng như đi bộ

Khi em bé quay mặt vào trong khi siêu âm, mẹ bầu nên vận động một cách nhẹ nhàng như đi bộ để con xoay mặt ra bên ngoài. Bởi vì khi làm như vậy, em bé trong bụng mẹ sẽ quay lại vị trí nằm thuận lợi, giúp mẹ bầu và bác sĩ có thể dễ dàng quan sát được khuôn mặt của con.

Nếu thai nhi xoay mặt vào trong, mẹ bầu nên đi lại nhẹ nhàng để bé thay đổi vị trí thuận lợi hơn cho việc siêu âm

2. Siêu âm thai nhi quay mặt vào trong có đáng lo không?

Nhiều mẹ bầu lo ngại khi siêu âm em bé quay mặt vào trong, điều này sẽ khiến bác sĩ không thể quan sát được khuôn mặt và phát hiện sớm các bất thường ở măt. Theo các bác sĩ Sản khoa, khi thai nhi che mặt sẽ khó khăn hơn cho bác sĩ trong việc khảo sát vùng mặt thai [nhất là môi và mũi]. Để có kết quả siêu âm tốt nhất thì mặt thai nhi cần quay ra ngoài và có đủ dịch ối bao quanh khuôn mặt.

Trong trường hợp thai nhi quay mặt vào trong hoặc che mặt thì thường các bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu đi lại nhẹ nhàng, hoặc xoa nhẹ vùng bụng, nói chuyện với bé để thai nhi cử động và thay đổi vị trí. Tuy nhiên nếu không được, mẹ không nên lo lắng quá. Thay vào đó, mẹ nên giữ cho tinh thần thoải mái và có thể đi siêu âm lại vào những tuần sau đó.

Mẹ bầu nên thực hiện siêu âm 5D ở những mốc tuần thai quan trọng để phát hiện được những bất thường và ngắm nhìn thế giới quan của con yêu

Trong thai kỳ mốc 20-22 tuần là thời điểm tốt nhất để siêu âm 5D kiểm tra hình thái thai nhi. Với công nghệ siêu âm này bác sĩ có thể phát hiện được ra những dị tật về hình thái, những nguy cơ bất thường để có hướng xử lý kịp thời. Đặc biệt với phương pháp siêu âm 5D các bác sĩ vẫn khảo sát được các cơ quan của thai nhi kể cả với tư thế thai nhi nằm sấp. Với siêu âm 5D mẹ bầu có thể xem được toàn bộ thế giới quan của con yêu trong bụng mẹ rõ ràng như xem trực tiếp vậy.

Tuy nhiên phương pháp này thường đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh. Do đó nếu muốn thấy mặt bé thì hãy đến các cơ sở siêu âm thai uy tín, có bác sĩ trình độ cao, máy móc hiện đại nhé. 

Hiện nay Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một trong số ít các cơ sở y tế trang bị hệ thống máy siêu âm 5D hiện đại. Các bác sĩ thực hiện siêu âm tại TCI đều là đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, đến từ nhiều bệnh viện tuyến đầu. Nhờ đó mẹ, bé sẽ được nắm bắt chính xác về tình trạng sức khỏe và có phương hướng xử lý hiệu quả nếu bất thường. Đặc biệt, khi thực hiện siêu âm 5D tại Thu Cúc mẹ sẽ được tặng miễn phí video ghi lại hình ảnh của con yêu, nhằm lưu giữ kỷ niệm từng chặng đường con khôn lớn.

Video liên quan

Chủ Đề