Tại sao hoa thường tập trung ở ngọn cây

Bài làm:

  • Những cây thụ phấn nhờ gió thường có hoa có đặc điểm: 
    • Hoa tập trung ở ngọn cây
    • Bao hoa thường tiêu giảm
    • Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng
    • Hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ
    • Đầu hoặc vòi nhụy dài, nhiều lông
  • Các đặc điểm hoa ở ngọn cây giúp cho hạt phấn dễ được thổi phát tán đi xa để gặp nhụy của các hoa khác. Các đặc điểm bao hoa thường tiêu giảm, đầu hoặc vòi nhụy thường có lông dính giúp hạt phấn dễ dính vào thụ phấn cho hoa.

Câu hỏi Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm gì? Những đặc điểm đó có lợi gì cho thụ phấn? được trả lời bởi các giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Hy vọng sẽ giúp các em nắm được bài học một cách tốt nhất.

Đăng bởi: Hanoi1000.vn

Chuyên mục: Giáo dục

Câu hỏi: Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió

Trả lời:

Thụ phấn nhờ gió[anemophily] là một dạngthụ phấn củathực vật, trong đó các hạtphấnđượcgióphân tán. ...

Đặc điểm:Hoathường tập trung ở ngọn cây, baohoathường tiêu giảm, chỉ nhị dài, baophấntreo lủng lẳng, hạtphấnrất nhiều, nhỏ và nhẹ, đầu hoặc vòi nhụy dài, có nhiều lông.

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu về thụ phấn và thụ phấn nhờ gió nhé!

Thụ phấn làmột bước rất quan trọng trong quá trình sinh sản ở thực vật có hạt;làquá trình chuyển những hạtphấn[còn gọibào tử đực] tới lá noãn, cấu trúc chứa noãn [còn gọilàbào tử cái]. Phần tiếp nhận hạtphấncủa noãn gọilànúm nhụy đối với hoa của thực vật hạt kín và lỗ noãn đối với thực vật hạt trần.

- Có 2 loại thụ phấn:

+ Tự thụ phấn: Nếu hạt phấn từ nhị hoa nảy mầm trên núm nhụy của chính hoa đó hoặc hạt phấn từ nhị của một hoa rơi trên núm nhụy của một hoa khác trên cùng một cây và nảy mầm. Trong sự tự thụ phấn hậu thế có sự tái tổ hợp nhiễm sắc thể có cùng nguồn gốc.

+ Thụ phấn chéo: Nếu hạt phấn từ nhị của một hoa đạt đến núm nhụy của một hoa khác trên những cây khác nhau của cùng một loài và nảy mầm tại đấy. Trong thụ phấn có sự tái tổ hợp nhiễm sắc thể từ hai nguồn gốc khác nhau.

Thụ phấn nhờ gió[anemophily] là một dạngthụ phấncủathực vật trong đó các hạt phấn được gió phân tán. Các loại hoa thụ phấn nhờ gió thường nhỏ, không có mùi thơm,màu sắckhông mấy sặc sỡ, không có tuyến mật, tràng hoa đơn giản hoặc không có. Mày hoa cực nhỏ, tách các mày ra để bao phấn bật tung ra ngoài. Đặc điểm: Hoa thường tập trung ở ngọn cây, bao hoa thường tiêu giảm, chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng, hạt phấn rất nhiều, nhỏ và nhẹ, đầu hoặc vòi nhụy dài, có nhiều lông. Một số loài thực vật thụ tinh nhờ gió làbồ công anh, câylúa, câyngô, cây trinh nữ, cây phi lao.

Những đặc điểm đó có lợi gì cho sự thụ phấn nhờ gió

- Hoa thường tập trung ở ngọn cây → Tạo điều kiện dễ dàng cho hạt phấn bay xa.

- Bao hoa thường tiêu giảm → để hạt phấn có thể dễ phát tán và giúp hoa dễ nhận được hạt phấn

- Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng → Hạt phấn dễ dàng rơi và bay xa khi chín.

- Hạt phấn rất nhiều, nhỏ và nhẹ → Dễ dàng bay sang hoa khác.

- Đầu hoặc vòi nhụy dài, có nhiều lông → Giữ hạt phấn khi có hạt phấn bay qua

Bài tập trắc nghiệm Thụ phấn

Câu 1.Hoa tự thụ phấn là

A. hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó.

B. hoa có hạt phấn rơi vào đậu nhuỵ của một hoa khác cùng cây.

C. hoa có các hạt phấn tự thụ phấn cho nhau.

D. hoa có hạt phấn từ nhuỵ rơi vào đầu nhị của chính nó.

Đáp án: A

Giải thích: Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó – Hình 30.1 – SGK trang 99.

Câu 2.Hoa tự thụ phấn

A. có thể là hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính.

B. luôn là hoa lưỡng tính.

C. luôn là hoa đơn tính.

D. phần lớn là hoa lưỡng tính, một số ít là hoa đơn tính.

Đáp án: B

Giải thích: Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó, hoa tự thụ phấn luôn là hoa lưỡng tính – SGK trang 99.

Câu 3.Hoa giao phấn bao gồm những đối tượng nào ?

A. Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính cùng gốc

B. Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính khác gốc

C. Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính có nhị, nhuỵ chín cùng lúc

D. Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính có nhị, nhuỵ chín không cùng lúc

Đáp án: D

Giải thích: Hoa giao phấn là hoa đơn tính và hoa lưỡng tính có nhị và nhụy không chín cùng một lúc, sự thụ phấn của chúng buộc phải thực hiện giữa các hoa – SGK trang 99.

Câu 4.Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có đặc điểm nào sau đây ?

A. Hạt phấn to, có gai.

B. Đầu nhuỵ có chất dính

C. Tràng hoa có màu sắc sặc sỡ và toả ra mùi thơm, có đĩa mật

D. Tất cả các phương án đưa ra

Đáp án: D

Giải thích: Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm: màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính – SGK trang 100.

Câu 5.Hoa thụ phấn nhờ gió có một số dấu hiệu điển hình để nhận biết, dấu hiệu nào dưới đây không nằm trong số đó ?

A. Đậu nhuỵ có chất dính

B. Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng

C. Bao hoa thường tiêu giảm

D. Hạt phấn nhỏ và nhẹ

Đáp án: A

Giải thích: Thụ phấn nhờ gió thường có hoa nằm ở ngọn cây, bao hoa thường tiêu giảm, chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ; đầu nhụy thường có lông dính. Trong đó, đặc điểm đầu nhụy có chất dính không phải là dấu hiệu điển hình do thụ phấn nhờ sâu bọ và thụ phấn nhờ gió đều có.

Câu 6.Những cây có hoa nở về đêm thường có đặc điểm gì để thu hút sâu bọ ?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Toả ra mùi hương ngọt ngào, đặc biệt quyến rũ

C. Có màu trắng nổi bật để sâu bọ dễ nhận biết

D. Có đĩa mật để níu chân sâu bọ

Đáp án: A

Giải thích: Những cây nở hoa vào ban đêm thường có các đặc điểm: hoa thường có màu trắng; có mùi hương thơm; có đĩa mật…

Câu 7.Mỗi hoa lưỡng tính thường có bao nhiêu nhuỵ ?

A. 5

B. 3

C. 2

D. 1

Đáp án: D

Giải thích: Hoa lưỡng tính chỉ có 1 nhụy.

Câu 8.Cây nào dưới đây thụ phấn chủ yếu nhờ sâu bọ ?

A. Phi lao

B. Nhài

C. Lúa

D. Ngô

Đáp án: B

Giải thích: Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm: màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính. VD: hoa nhài, hoa bưởi, hoa vải…

Câu 9.Cây nào dưới đây không thụ phấn nhờ sâu bọ, cũng không thụ phấn nhờ gió ?

A. Mướp

B. Rong đuôi chó

C. Dạ hương

D. Quỳnh

Đáp án: B

Giải thích: Cây rong đuôi chó sinh sản vô tính. Thụ phấn nhờ sâu bọ: mướp, dạ hương, quỳnh…

Câu 10.Nhóm nào dưới đây gồm những loài hoa thụ phấn nhờ gió ?

A. Hoa cỏ may, hoa ngô, hoa lau

B. Hoa cà, hoa bí đỏ, hoa chanh

C. Hoa hồng, hoa sen, hoa cải

D. Hoa râm bụt, hoa khế, hoa na

Đáp án: A

Giải thích: Những loài hoa thụ phấn nhờ gió: Hoa cỏ may, hoa ngô, hoa lau. Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: Hoa cà, hoa bí đỏ, hoa chanh, hoa hồng, hoa sen, hoa cải, hoa râm bụt, hoa khế, hoa na…

Câu hỏi: Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió

Lời giải:

Các đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió là:

- Hoa thường tập trung ở ngọn cây.

- Bao hoa thường tiêu giảm.

- Chỉ nhị dài,bao phấn treo lủng lẳng.

- Hạt phấn rất nhiều,nhỏ và nhẹ.

- Đầu hoặc vòi nhụy dài,có nhiều lông.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn vềđặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió nhé:

1. Thụ phấn là gi?

Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy

2. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió

- Giao phấn không chỉ có nhờ sâu bọ. Ở nhiều loài hoa khác, giao phấn có thể nhờ gió.

- Gió mang hạt phấn của hoa này chuyển cho hoa khác.

- Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió:

+ Hoa đực ở trên [ngọn cây], hoa cái ở dưới [nách lá] →hạt phấn rơi vào hoa cái dễ dàng

+ Hoa thường tập trung ở ngọn cây →hạt phấn được tập trung nhiều ở ngọn câydễ được gió mang đi hơn

+ Bao hoa [cánh hoa, đài hoa] thường tiêu giảm →hoa nhẹ hơn

+ Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng→hạt phấn dễ rơi xuống hơn khi chín →gió dễ mang đi hơn

+ Hạt phấn rất nhiều, nhỏ và nhẹ →dễ rơi, gió mang đi được xa và thụ phấn được nhiều hơn

+ Đầu hoặc vòi nhụy dài, có nhiều lông →dính được nhiều hạt phấn do gió mang đến

- Một số loài hoa thụ phấn nhờ gió: bồ công anh, phi lao, ngô …

3. Ứng dụng kiến thức về thụ phấn

- Hoa có những đặc điểm phù hợp với tự thụ phấn, thụ phấn nhờ sâu bọ, nhờ gió. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự thụ phấn cũng xảy ra. Ví dụ:

+ Khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi: mưa nhiều sâu bọ không đi lấy mật, không có gió →hoa không được thụ phấn

- Vì vậy, ngoài các cách thụ phấn trên, con người còn chủ động thụ phấn cho hoa, nuôi một số côn trùng để thụ phấn cho hoa như ong, bướm … làm tăng khả năng tạo quả, hạt của cây.

- 1 số cách con người dùng:

+ Trồng ngô ở nơi thoáng gió, ít chướng ngại như: trồng ở ruộng, vườn rộng …

+ Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả [vườn nhãn, vườn vải …]

- Ngoài ra, người ta còn thực hiện giao phấn giữa những giống cây khác nhau để tạo ra giống cây mới kết hợp các đặc tính mong muốn.

+ Ví dụ: ngô lai, lúa lai … có phẩm chất tốt, năng suất cao, chống chịu bệnh tốt

Video liên quan

Chủ Đề