Tên gọi khác của lạp xưởng bò là gì

Lạp xưởng được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đã du nhập vào nước ta từ rất lâu. Về cơ bản lạp xưởng thường được làm từ thịt heo.

Lạp xưởng Trung Quốc

Lạp xưởng của người Trung Quốc ban đầu được làm từ thịt dê và thịt cừu, đã xuất hiện lần đầu tiên vào năm 589 trước Công Nguyên, nó có tên gọi là lạp xưởng [lap cheung] bởi vì nó được làm trong suốt tháng chạp [tháng 12 âm lịch], theo tiếng Trung Quốc cổ từ tháng chạp được phiên âm là lap yue, do vậy từ “lap” của lạp xưởng chính là có nguồn gốc từ từ “chap” của tháng chạp và còn có tên khác là “Lap Chong” phiên dịch ruột nhồi hay ruột bôi sáp còn có nghĩa là lạp xưởng.

Có nhiều loại Lạp xưởng khác nhau với nhiều phương pháp, công thức, nguyên liệu, quá trình khác nhau với các tên gọi khác nhau. Dựa vào công thức chia thành lạp xưởng gan và lạc xương thịt. Đặc biệt lạp xưởng gan gà hoặc gan gà liên kết với gan heo. Tuy theo, phương pháp chế biến và công thức gia vị tương tự nhau. Hiện nay, hầu như sản phẩm làm từ thịt heo chiếm đa số trên thị trường. Ngoài ra còn có thể làm từ nhiều nguyên liệu khác như thịt bò, gan gà, tôm…

Lạp xưởng được ăn quanh năm ở trung Quốc, còn ở Việt Nam nó là nguyên liệu của nhiều món ăn thông dụng, nhưng lượng tiêu thụ lạp xưởng đặc biệt tăng cao vào dịp Tết.

Lạp xưởng Tiền Giang, Sóc Trăng, Long An, Vissan, là các loại lạp xưởng nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay. Có thể nói, lạp xưởng là món ăn ngon rất gần gũi trong bữa ăn hằng ngày của gia đình, hay khi chúng ta dùng bữa tại các nhà hàng, kể cả quán ăn lề đường lạp xưởng được bán tại các tạp hóa, đại lý lớn trên toàn quốc. Hương vị lạp xưởng khó diễn tả bằng lời khi thưởng thức chỉ có thể thốt lên đó là “hương vị trên cả sự tuyệt hảo”. An toàn khi dùng, thơm ngon đến miếng cuối cùng là những gì ẩn chứa trong lạp xưởng. Nên các “Quý Ông” có thể trổ tài cho các quý bà thưởng thức “Ngon – Hợp khẩu vị – An toàn vệ sinh”.

Lạp xưởng có hương vị rất riêng không gì thay thế được, hương vị thuần Việt được kết hợp giữa hương thơm đặc trưng của thịt, tỏi, tiêu, các loại gia vị tạo nên sự kết hợp đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam. Bên cạnh đó lạp xưởng được chế biến rất đơn giản và không cầu kỳ, và vì sự đơn giản đó mà món lạp xưởng không mất đi hương vị riêng biệt trong khâu chế biến. Thành phẩm của lạp xưởng tạo ra khi ăn phải tạo được cảm quan mềm, dai, có độ đàn hồi cao, có mùi thơm và màu đỏ tươi bắt mắt.

Danh sách những món lạp xưởng ngon chắc chắn không thể thiếu cái tên lạp xưởng tôm ở Cần Giuộc – Long An. Lạp xưởng tôm niềm tự hào của người Cần Giuộc cũng như Sóc Trăng. Bởi lẽ lạp xưởng ở nơi đây rất đặc trưng. Để làm được món lạp xưởng này, người ta chọn những con tôm đất cỡ lớn, tươi ngon rồi đem bóc vỏ lấy thịt băm nhuyễn, trộn với một số gia vị truyền thống, ngũ vị hương và rượu Mai Quế lộ.

Lạp xưởng tôm sau khi chế biến có màu hồng đẹp mắt, mang vị ngon ngọt tự nhiên của thịt tôm hòa lẫn với hương vị đậm đà của ngũ vị hương. Chính bởi có hương vị độc đáo như thế nên lạp xưởng tôm xứng đáng trở thành niềm tự hào của nền văn hóa ẩm thực Cần Giuộc – Long An.

Tại Sóc Trăng thì lạp xưởng tôm được làm từ thịt tôm tươi ngon. Ướp với các hương gia vị truyền thống, ngũ vị hương và rượu mai quế lộ. Tất cả tạo nên món lạp xưởng thơm ngon không cưỡng nổi.

->> Xem thêm: Những sai lầm cần tránh khi ăn tôm kẻo rước độc vào người

Phân biệt lạp xưởng tươi và lạp xưởng khô

Lạp xưởng tươi và lạp xưởng khô khác nhau thế nào, loại nào ngon hơn và làm sao để nhận biết hai loại lạp xưởng này? Nhanhmua sẽ giúp bạn.

Thông thường, kích thước của mỗi khúc lạp xưởng tươi rất ngắn, cỡ một ngón tay và được đóng gói sẵn trong túi hoặc cột thành từng dây dài. Còn kích thước của lạp xưởng khô thường rất đa dạng, có thể dài 1 gang tay hoặc ngắn hơn.

Rất dễ để phân biệt lạp xưởng tươi, khô qua màu sắc đấy. Bạn để ý lạp xưởng tươi thường có màu đỏ hồng của thịt tươi, có lốm đốm hạt tiêu bên trong và được tẩm ướp bằng rượu đặc chế. Lạp xưởng khô có màu thịt đỏ đục do nhuộm phẩm màu, khô và thịt không được trong.

Đối với mùi hương thì lạp xưởng tươi do được tẩm ướp cùng rượu nên sẽ giữ nguyên được hương thơm đặc trưng của rượu cùng các loại gia vị, hạt tiêu bên trong. Còn lạp xưởng khô do phơi nắng lâu ngày nên sẽ có ít hoặc không có mùi hương gì cả.

Cách đơn giản nhất để phân biệt hai loại lạp xưởng này là khi chọn mua, bạn hãy dùng 2 ngón tay bóp thử thì sẽ cảm giác ngay được độ mềm và mịn của lớp vỏ bao ngoài nếu là lạp xưởng tươi, còn lạp xưởng khô thì sẽ rất cứng và sần sùi bên ngoài.

Nếu dùng để chế biến món ăn thì lạp xưởng tươi khi chín sẽ có vị hơi ngọt nhẹ, đậm đà gia vị, khi ăn sẽ đỡ ngấy do ít mỡ và cảm nhận rõ được độ xốp mềm đặc trưng của thịt tươi. Còn lạp xưởng khô có vị ngọt, khá nhiều mỡ, khi nhai thịt khá cứng và sẽ thấy ngấy do lượng mỡ nhiều.

->> Xem thêm: Địa chỉ mua bánh tét Trà Cuôn tại TP.HCM

Nếu bạn đang thắc mắc lớp vỏ bao bên ngoài lạp xưởng được làm từ gì thì câu trả lời chính là ruột heo nhé. Phần ruột heo khi chế biến vỏ bao của lạp xưởng tươi sẽ được xử lý rất kỹ lưỡng, cho lớp vỏ mỏng nên hoàn toàn không có mùi ngậy và gắt dầu. Còn vỏ bao của lạp xưởng khô thì do phơi khô lâu nên sẽ có mùi khá nồng và hăng.

Có một mẹo nhỏ để lạp xưởng tươi kéo dài được thời gian bảo quản mà không làm mất đi mùi vị thơm ngon, đó là bạn hãy luộc lạp xưởng với nước dừa xiêm ở lửa liu riu để nước dừa ngấm vào lạp xưởng. Sau khi lạp xưởng nguội rồi mới cho vào ngăn mát hay ngăn đông đá để bảo quản.

Còn với lạp xưởng khô thì không bảo quản trong tủ lạnh được, mà bạn nên bọc lạp xưởng lại bằng túi nilon hoặc túi giấy và treo chúng ở những nơi khô thoáng trong bếp. Hoặc bạn có thể xếp lạp xưởng nằm xung quanh một ly rượu trắng vì hơi rượu đuổi được ruồi, kiến… và nên thỉnh thoảng nên thay rượu mới một lần.

Lạp xưởng Đài Loan khác gì lạp xưởng Việt Nam?

Về cơ bản thì lạp xưởng tươi Đài Loan không khác nhiều so với lạp xưởng của người Việt. Tuy nhiên nguyên liệu chế biến có chút khác biệt nên hương vị cũng có đôi chút khác nhau đó là lạp xưởng Việt Nam dùng rượu mai quế lộ để làm lạp xưởng thì lạp xưởng Đài Loan lại dùng các loại thảo mộc trong đông y như: thảo quả, hoa hồi, quế, đinh hương,… để tạo hương vị cho lạp xưởng.

Với món lạp xưởng tươi Đài Loan bạn có thể đem chiên với ít dầu và thái ra chấm tương ớt ăn hoặc đem bỏ vào lò vi sóng nướng, áp chảo đều ngon.

Video liên quan

Chủ Đề