Tại sao khi ăn người ta khuyên nên ăn cả vỏ tôm

Vỏ tôm không phải là nơi có nhiều canxi nhất. Nếu bạn cứ cố gắng ép bản thân ăn thật nhiều tôm cả vỏ để bổ sung canxi thì có lẽ đây chưa phải là giải pháp. Giải pháp sẽ được chuyên gia "bật mí" trong video sau đây.

  • Chỉ làm duy nhất việc này trước khi ăn tôm và người đàn ông tử vong: Chuyên gia cảnh báo nguy cơ khi ăn hải sản có vỏ!
  • Xem clip soi ruột tôm dưới kính hiển vi: Nhiều người sẽ sốc vì trước nay đã ăn cả "ổ" vi khuẩn vào bụng và 5 đại kỵ khi ăn tôm để tránh rước độc vào người
  • Ăn tôm hùm đất và uống bia, chàng trai khỏe mạnh phải nhập viện vì tổn thương thận cấp tính

Ăn tôm cả vỏ - Thói quen của nhiều người với hi vọng nạp lượng canxi dồi dào cho cơ thể

Tôm là một trong những loại thủy hải sản rất phổ biến trên mâm cơm của người Việt. Thông thường khi ăn tôm, nhiều người vẫn hay nhắc nhau ăn tôm cả vỏ với hi vọng tận dụng lượng canxi dồi dào nhất để xương và răng chắc khỏe...

Không biết quan niệm ấy xuất phát từ đâu nhưng từ rất lâu rồi, thói quen ăn tôm cả vỏ vì một nguồn canxi cần thiết cho cơ thể đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người Việt. Khi được hỏi vì sao trước khi chế biến tôm thành món này món kia không bỏ vỏ đi, nhiều người đã trả lời làm vậy mất lượng canxi quý giá.

Với những loại tôm to quá, vỏ cứng quá thì thôi cũng đành ăn tôm bóc nõn. Nhưng với những loại tôm to có vỏ mềm hơn, những loại tôm bé hơn như tôm đồng, có lẽ chẳng mấy ai ngồi lột hết vỏ tôm trước khi chế biến món ăn. Nhiều người kêu bóc tôm nhỏ ngại lắm, đến bao giờ mới xong... nhưng cũng nhiều bà nội trợ thông thái bày tỏ sự hiểu biết trong nhà bếp của mình rằng ăn tôm cả vỏ mới đủ chất dinh dưỡng, mới tận dụng được lượng canxi tối đa.

Vậy, có thực sự ăn tôm cả vỏ mới đem lại nguồn canxi giá trị nhất cho cơ thể hay không? Chúng ta hãy cùng xem chuyên gia giải đáp vấn đề này ngay dưới đây nhé!

Có thực sự ăn tôm cả vỏ mới đem lại nguồn canxi giá trị nhất cho cơ thể hay không?

Vỏ tôm không phải nơi chứa nhiều canxi nhất trên con tôm!

Theo BS đa khoa Nguyễn Xuân Quang [Học viện Quân y], suy nghĩ ăn vỏ tôm vì rất giàu canxi là hoàn toàn sai lầm.

"Tôm là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng với lượng canxi dồi dào. Tuy nhiên, nguồn canxi chính của tôm không nằm ở vỏ của nó. Nguồn canxi chính của tôm nằm ở thịt, chân và càng tôm", BS Quang chia sẻ.

Quan niệm ăn tôm cả vỏ vì giàu canxi được BS lý giải.

BS Nguyễn Xuân Quang cho biết thêm, vỏ tôm tuy cứng nhưng thành phần chính của vỏ tôm là chất kitin. Kitin là một loại polyme thường thấy ở vỏ của các loài giáp xác. "Tóm lại, ăn vỏ tôm không hề giúp cơ thể bạn tăng thêm lượng canxi. Thậm chí, nếu không nhai kỹ có thể gây rối loạn tiêu hóa", chuyên gia cho hay.

Chuyên gia khuyên, mọi người nên từ bỏ thói quen ăn vỏ tôm chỉ vì quan niệm vỏ tôm giàu canxi, vỏ tôm chứa nhiều chất dinh dưỡng cơ thể cần... Trừ khi đó là sở thích kỳ lạ của bạn. Còn nếu bạn đam mê ăn vỏ tôm vì nghĩ giàu dinh dưỡng, canxi quá dồi dào... thì đã đến lúc cần thay đổi.

Điều này cũng cho thấy, ngay cả khi bạn ăn tôm bóc nõn thì hàm lượng canxi cũng không hề thua kém với tôm đồng ăn được cả vỏ. Nếu nhiều người lo lắng vì ăn tôm bóc nõn không có lượng canxi bằng những loại tôm khác thì đến giờ đã có thể thở phào nhẹ nhõm rồi.

Như trên đã nói, lượng canxi ở tôm tập trung nhiều ở thịt, càng, chân tôm. Ngoài thịt tôm, càng và chân được loại bỏ ra trước khi chế biến món ăn, bạn có thể làm thành những món mới như canh tôm... cũng giúp tận dụng nguồn canxi từ loại thực phẩm này.

Lượng canxi ở tôm tập trung nhiều ở thịt, càng, chân tôm.

Ngoài ra, nếu bạn muốn bổ sung canxi cho cơ thể, hãy uống sữa đều đặn mỗi ngày. Ngoài sữa, bạn cũng có thể bổ sung những thực phẩm giàu canxi được đánh giá dồi dào hơn cả sữa dưới đây, theo Webmd, Healthline, Nhs:

1. Các loại đậu

Đậu là nhóm thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, protein, giàu vi chất dinh dưỡng, chưa kể có hàm lượng sắt, kẽm, magiê và kali, nhiều loại có chứa lượng canxi dồi dào. Đứng đầu bảng xếp hạng các loại đậu giàu canxi phải kể đến là đậu rồng [172g đậu rồng nấu chín có 244mg canxi, cung cấp 24% nhu cầu hàng ngày của cơ thể]. Tiếp theo là đậu trắng tây [179g cung cấp 13% nhu cầu canxi] cũng là một nguồn bổ sung canxi rất tốt.

2. Hạnh nhân

Các loại hạt có chứa một lượng canxi nhất định, trong đó, đáng kể nhất là hạnh nhân. Khoảng 22 hạt hạnh nhân cung cấp 8% nhu cầu canxi hàng ngày của cơ thể.

Khoảng 22 hạt hạnh nhân cung cấp 8% nhu cầu canxi hàng ngày của cơ thể.

3. Các loại rau lá xanh đậm

Rau lá xanh đậm nói chung rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt rất giàu canxi, trong đó không thể không kể đến rau bina, cải xoăn, rau dền... Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy 100g rau bina nấu chín chứa đến 136mg canxi. Trong khi đó, 132g lá rau dền nấu chín chứa 28% nhu cầu canxi. Lượng canxi từ một cốc cải xoăn tương đương với một cốc sữa bởi 67g cải xoăn đáp ứng 9% nhu cầu canxi được khuyến nghị mỗi ngày.

Ăn tôm đem lại những lợi ích sức khỏe siêu tuyệt vời như thế này

Ăn vỏ tôm lợi hay hại?

Thứ bảy, 14/10/2017 - 12:42

Rất nhiều người tin rằng, vỏ tôm là nơi chứa nhiều canxi nhất nhờ sự cứng cáp nơi vỏ.Nhưng thực ra, vỏ tôm không phải là bộ phận chứa nhiều canxi như nhiều người vẫnnghĩ.

Tôm là một thực phẩm bổ dưỡng, với hàm lượng chất dinh dưỡng không thua bất kỳ loài động vật nào khác.

Vỏ tôm không chứa canxi như mọi người vẫn nghĩ. Ảnh: Internet

Theo các chuyên gia dinh dưỡng từ viện Tim mạch Hoa Kỳ [AHA], trong thịt tôm có hàm lượng protein cao, ngoài ra còn rất giàu canxi, photpho, acid béo và nhiều khoáng chất khác nữa. Theo Hướng dẫn chế độ ăn uống 2010 của USDA cho người Mỹ , khuyến cáo nên tăng lượng hải sản ăn vào bằng cách thay thế thịt hoặc gia cầm bằng thủy sản trong đó có tôm.

Bởi vậy chất dinh dưỡng cao nên tôm góp mặt trong nhiều bữa ăn của các gia đình đặc biệt là trẻ nhỏ.

Các bà nội trợ vẫn luôn tin rằng, vỏ tôm chứa rất nhiều canxi vì sự cứng cáp của lớp vỏ tôm. Để giải đáp điều này, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh [Nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách Khoa] cho biết: “Tôm là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và giàu canxi, tuy nhiên vỏ của tôm không hề giàu canxi như những lời đồn thổi. Thực chất trong xương động vật mới có canxi, và nguồn canxi chính của tôm chủ yếu ở thịt, chân và càng. Còn vỏ tôm chỉ là chất kittin [một dạng polymer] tạo nên vỏ của các loại giáp xác chứ không chứa nhiều canxi, thậm chí chất này khi ăn vào còn khó tiêu hóa”, PGS Thịnh nói.

PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh cho khuyên chúng ta nên ăn nhiều hải sản hơn thay vì ăn thịt, cá. Bởi hải sản đóng góp một loạt các chất dinh dưỡng, đặc biệt là axit béo omega-3, axit eicosapentaenoic [EPA] và docosahexaenoic acid [DHA].

Chúng ta cũng không nên bắt ép trẻ em ăn tôm cả vỏ bởi nó không cần thiết, vì vỏ tôm cứng nên trẻ không nhai hết được khiến trẻ biếng ăn, thêm vào đó dễ đem đến nguy cơ hóc vỏ tôm.

Theo Nguyên Hà

Pháp luật TPHCM

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Ăn trứng sống hay chín tốt hơn?

Mẹ cần biết: Sự thật không ngờ về DHA động vật và DHA thực vật

Tìm ra loại dầu ăn giảm hấp thụ cholesterol từ thực phẩm

Ức gà và đùi gà, phần thịt nào tốt cho sức khỏe hơn?

Đường có nuôi tế bào ung thư?

Cá là thực phẩm tốt, còn thịt là "tội đồ"?

Học người Do Thái cho trẻ ăn gì để được thông minh

3 nguyên tắc ăn uống để giảm nguy cơ ung thư

Vỏ tôm có canxi không?

Tôm là một loại thực phẩm bổ dưỡng và phổ biến. Nhiều người dùng cũng cho rằng, vỏ tôm là thành phần chứa nhiều canxi nhất và nên ăn cả vỏ để hấp thụ toàn bộ dưỡng chất từ tôm. Tuy nhiên, trên thực tế, vỏ tôm có canxi không? Đây là thắc mắc của một số người dùng khi sử dụng tôm, đặc biệt người bệnh cần bổ sung canxi từ chế độ ăn uống.

Thịt tôm có hàm lượng protein cao, chứa nhiều canxi, phốt pho, acid béo và nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe khác. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các chất trong tôm có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, một số bệnh ung thư và củng cố hệ xương khớp.

Vì giá trị dinh dưỡng cao nên tôm thường được sử dụng trong các khẩu phần ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Ngoài ra, một số cha mẹ thường muốn con cái ăn vỏ tôm vì quan niệm vỏ tôm chứa nhiều canxi, có thể phòng ngừa tình trạng thiếu canxi ở trẻ.

Tuy nhiên, khi được hỏi về vấn đề vỏ tôm có canxi không, các chuyên gia cho biết, vỏ tôm không chứa hoặc chứa cực kỳ ít canxi. Trái với suy nghĩ của nhiều người, cho rằng vỏ tôm cứng là do chứa nhiều canxi. Trên thực tế, vỏ tôm có thành phần chính là kitin, là một dạng polymer tạo nên vỏ cho hầu hết các loài giáp xác.

Vỏ tôm hoàn toàn không chứa canxi như các quan niệm sai lầm. Nguồn canxi chính của tôm chủ yếu là ở thịt tôm, chân và càng. Do đó, người dùng không cần cố gắng tiêu thụ vỏ tôm với hy vọng bổ sung canxi. Ngoài ra, ở trẻ em, việc bắt ép trẻ ăn vỏ tôm có thể dẫn đến biếng ăn, do vỏ tôm cứng, khó nhai và có thể gây tổn thương các mô mềm bên trong khoang miệng. Bên cạnh đó, đôi khi trẻ có thể bị hóc vỏ tôm và dẫn đến các rủi ro khác.

Nhiều người quan niệm ăn vỏ tôm sẽ giúp chắc khỏe xương khớp, hỗ trợ điều trị một số tình trạng đau nhức thông thường. Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Nếu gặp phải các vấn đề tại xương khớp, bạn nên chủ động liên hệ y tế để có phương án điều trị phù hợp. Thay vì lựa chọn một số loại thuốc tân dược giảm đau nhức tạm thời, người bệnh có thể tham khảo giải pháp điều trị xương khớp kết hợp Đông – Tây y hiệu quả toàn diện của Quân Dân 102. Tận dụng lợi thế của cả hai nền y học, giải pháp này đảm bảo hiệu quả tối ưu, dứt điểm từ gốc đến ngọn mà không gây tác dụng phụ.

Video liên quan

Chủ Đề