Tại sao kiêng xới cơm 1 lần

Chỉ xới cơm một lần

Từ xa xưa truyền lại câu nói rằng "một lần cơm cúng, hai lần cơm ăn".

Theo quan niệm của cổ nhân thì việc bạn xới cơm một lần là dành cho người đã khuất nên việc này rất kiêng kỵ. Thêm vào đó, khi bạn xới cơm cũng không nên xới cơm có ngọn, lèn chặt làm gợi nhắc đến bát cơm cúng.

Để đũa lộn xộn

Theo các chuyên gia phong thủy cho biết trong khi ăn cơm việc bạn để các đôi đũa lộn xộn, không đúng chiều là một đại kỵ. Bởi những chiếc đũa dài ngắn, không đều hoặc đặt chéo lên nhau được cho là điều không may mắn, ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, bạn nên tránh xa điều cấm kỵ này nhé.


Không căm đũa lên bắt cơm

Cắm đũa vào bát cơm

Khi ăn cơm bạn đừng bao giờ cắm thẳng đôi đũa vào bát cơm làm người ta liên tưởng đến hình ảnh bát cơm cúng đó là điều cực kỳ tối kỵ. Bởi hành động này được coi là điềm xấu, điểm gở, tuyệt đối không được thực hiện kẻo dễ gặp tai ương xui xẻo, cuộc sống khó lòng thuận lợi như mong muốn.

 Lấy đũa gõ vào bát leng keng

Theo quan niệm của cổ nhân truyền lại cho con cháu của mình khi ăn cơm tuyệt đối không gõ leng keng bởi chỉ có ăn mày mới dùng đũa gõ bát để thu hút sự chú ý hoặc ở trong nhà hàng, khách gõ bạn khi thấy phục vụ quá chậm.

Thêm vào đó, nếu bạn đi ăn cơm nhà người khác, việc bạn gõ bát đũa là việc không lịch sự, tỏ ý hờn trách chủ nhà phục vụ không chu đáo. Đồng thời, việc gõ bát đũa cũng tượng trưng cho việc gọi thêm những âm hồn không có mặt về ăn cùng. Dù không biết đúng sai như thế nào nhưng có thờ có thiêng, có kiêng có lành.


Không gõ bát đũa khi ăn cơm

Không cầm bát cơm lên khi ăn

Theo quan niệm của người xưa, bàn tay phải chạm hoặc nâng bát cơm lên. Ăn cơm mà không cầm bát thì người đó sẽ gặp nhiều khó khăn về tiền tài. Bởi người ta cho rằng, thức ăn cần phải theo đến miệng, không để miệng đi theo đồ ăn. Nghĩa là khi ăn phải đưa đồ vào miệng chứ không phải lúc nào cũng cúi đầu xuống đồ ăn.

Gắp nối đũa

Trong quan niệm dân gian thì ăn thức ăn bằng việc gắp nối đũa của mình là một điều đại kỵ. Hình thức nối đũa này làm liên tưởng tới việc gắp tro cốt của người đã khuất sau khi hỏa táng, cần tránh thực hiện. Hãy đưa bát ra khi muốn nhận thức ăn của người khác gắp cho mình, như vậy sẽ tốt hơn.

 [*] Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Theo Khoevadep

Xem link gốc Ẩn link gốc //www.khoevadep.com.vn/thay-phong-thuy-day-an-uong-pham-6-dieu-nay-gia-chu-de-gap-tai-uong-nhat-la-dieu-thu-3-dai-ky-search/?id=287728

Điều này một số nơi kiêng kỵ vì nó chỉ dành cho cơm cúng người đã chết. Thế nên tốt nhất bạn đừng bao giờ làm như vậy.

Quy tắc 2: Quy tắc bới cơm

Mở nồi cơm, dùng đũa bếp hoặc vá [miền bắc gọi là môi] đánh đều cho tơi cơm ra. Sau đó xới cơm vào chén. Có 2 điều cần lưu ý:

  • Kiêng bới 1 vếch, tức là chỉ 1 lần múc cơm. Điều này chỉ làm khi bới cơm cúng người chết
  • Không xới đầy chén, việc này đối với một số người là bất lịch sự. Chỉ nên khoảng 2/3 chén là được

Quy tắc 3: Lật cá

Thường khi bạn ăn hết một mặt của cá bạn sẽ lật nó sang bên còn lại để tiếp tục ăn, nhưng đây là điều kiêng kỵ với người đi biển, họ không được phép lật như vậy, vì họ cho rằng như vậy tượng trưng cho việc lật thuyền.

Lúc này bạn sẽ phải lấy khúc xương sống của cá ra và ăn tiếp nhé

Quy tắc 4: Mời rượu, bia người lớn tuổi

Điều này phổ biến ở miền Bắc, nếu như bạn là người nhỏ tuổi hơn khi cụng ly, ly của bạn phải nằm ở phía dưới một chút so với ly của người lớn tuổi. Không được cụng ngang hoặc cao hơn, như vậy là vô lễ.

Quy tắc 5: Gõ chén gõ đũa

Điều này không riêng gì trong bữa ăn mà mọi lúc. Bởi nhiều người cho rằng điều này sẽ gọi các hồn ma đói lãng vãng quanh đó tới.

Quy tắc 6: Không sử dụng điện thoại

Bạn biết điều này nhưng vẫn làm mà phải không? Hãy bỏ thói quen đó, hãy đặt mình vào những người xung quanh xem nhé!

Quy tắc 7: Không bới đồ ăn

Có thể do bạn đã quá quen thuộc khi dùng bữa cùng gia đình của mình nên khi ăn cùng người khác bạn giữ thói quen bới đồ ăn để tìm loại đồ ăn bạn yêu thích. Tuy nhiên việc này là bất lịch sự lắm bạn nhé!

Quy tắc 8: Mời cơm

Quy tắc này chủ yếu thấy ở miền Bắc và miền Trung. Trong bữa ăn, trước khi cầm chén lên, những người nhỏ tuổi phải mời từng người lớn tuổi ăn cơm theo thứ tự từ trên xuống dưới. VD như:

  • Cháu mời ông ăn cơm
  • Con mời bố ăn cơm
  • Em mời chị ăn cơm
  • ....

Dần lười thì có thể tóm gọn: Con mời cả nhà ăn cơm :]]

2 quy tắc dưới đây không phải là của người Việt, tuy nhiên nó cũng rất hữu ích, bạn nên tham khảo.

Quy tắc 9: Ra hiệu với bồi bàn

Không cần phải nói nhiều, bạn chỉ cần để dao nĩa như thế này, nếu là một bồi bàn chuyên nghiệp họ sẽ hiểu ý của bạn là gì.

Quy tắc 10: Khăn ăn

Khăn ăn: dùng để bảo vệ quần áo khỏi bị dây bẩn và để lau miệng trong khi ăn. Có 2 loại khăn ăn: khăn vải và khăn giấy. Trong một bữa tiệc nhiều món ăn không nên dùng khăn giấy. Khăn ăn bằng giấy chỉ nên dùng khi uống cà phê hoặc trong bữa ăn sáng.

Không bao giờ được quấn khăn ăn quanh cổ, cũng không nên để khăn ăn dưới đĩa hay giữa các đĩa thức ăn, giữa dao dĩa, cốc chén. Khăn ăn nên để trên đùi, nếu trong bữa ăn bạn phải đứng dậy thì gấp tạm khăn ăn lại và để xuống ghế ngồi. Khi đã ăn xong món cuối cùng, bạn gấp khăn ăn lại và để lên bàn, bên cạnh đĩa của mình.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nếu thấy hay đừng quên nhấn Like và Share cho mọi người cùng đọc nhé!

Xem thêm nhiều bài viết khác của mình tại đây

Lão Còi - Ohay TV

Chủ đề chính: #bữa_ăn_người_việt

#bữa_ăn_người_việt #kiêng_kỵ #kiêng_kỵ_trong_bữa_ăn #người_việt

Chỉ là một phong tục nho nhỏ thôi nhưng nếu không để ý thì các nàng dễ bị ăn mắng lắm đó, nhất là trong ngày ra mắt gia đình chồng tương lai nữa.

  • "Soái ca Tây" không nhận người yêu, cho biết bộ ảnh cưới gây sốt chỉ là quảng cáo, nhưng studio lại nói điều ngược lại
  • Đến ra mắt, cô nàng đãi nhà người yêu món trứng luộc lòi ruột, còn đổ thừa trứng tẩm hóa chất
  • Hồi mặn nồng với người yêu tên Nghĩa, cô xăm lên ngực, giờ chia tay, dân mạng tư vấn cách "chữa cháy"

Các cô gái lần đầu ra mắt nhà người yêu hay nhà chồng tương lai đều có nhiều chuyện để nói, từ diện mạo cho tới cách cư xử của các cô đều bị mọi người để ý và nhận xét. Và cũng từ đây, cũng có nhiều nỗi thắc mắc băn khoăn được đưa ra khiến họ nhiều khi thấy nghi ngờ về chính bản thân mình và mối quan hệ của mình.

Mới đây, một cô gái tên Y.N đã lên mạng xã hội Facebook buôn chuyện về lần đầu ra mắt nhà người yêu oái oăm của bạn mình.

Những lời than thở của cô gái nọ trên một hội nhóm kín dành cho chị em.

"Có mẹ nào ngoài Bắc không cho em hỏi chút. Con bạn em nó về nhà người yêu chơi nay là ngày thứ 2 [ra mắt], được ngồi đầu nồi xới cơm, chả hiểu sao nó xới có 1 muôi 1 chén cơm. Bà mẹ người yêu nó lúc đó có vẻ thái độ khó chịu, có bảo nó là xới cơm phải xới 2 muôi vì

1 muôi cơm cúng

2 muôi cơm người

3 muôi cơm chó...

Rồi hỏi nó không ai dạy cách xới cơm à?

Nhỏ bạn em nó khóc, ấm ức vì câu "không ai dạy cách xới cơm à?".

Em ghi chú thêm với các mẹ là người yêu nó bảo mọi bữa em gái xới 1 muôi thì mẹ có nói gì đâu, nay mẹ làm quá lên vậy? Em hỏi có phải bác ấy không ưa nên mới nói thế không ạ?"

Việc xới cơm sao cho đúng cũng phải tìm hiểu nữa à chị em? [Ảnh minh họa]

Đó là những lời chia sẻ của một người bạn của cô gái đó đăng lên để nói hộ tiếng lòng của bạn mình. Người bạn đó ở vùng miền khác về miền Bắc ra mắt và thực sự bất ngờ trước phong tục ở nhà người yêu. Nhưng không quen tập quán là một chuyện, người bạn này còn cảm thấy bức xúc vì mẹ của người yêu nói nặng lời "không ai dạy cách xới cơm à".

Sau khi câu chuyện này được đẳng tải, rất nhiều cư dân mạng đã đưa ra ý kiến của mình. Bạn Hân Vũ cho biết: "Nhà mình không kiêng nhưng nhiều người kiêng đó bạn ạ. Xới cơm 1 lần là cơm cúng thật đấy, nhưng bà nói nặng lời do không ưa thôi. Hồi mình mới về cũng bị nhắc nhưng mẹ chồng mình chỉ cười và nói lần sau con đừng xới 1 lần như vậy thôi".

Bạn Hằng Nguyễn thì viết: "Thường ngoài Bắc xới 2 muôi cho 1 bát cơm. 1 muôi là xới cơm cúng. Có kiêng như vậy. Nhưng bác nói có vẻ cũng hơi quá lời, vì cũng không sao đâu mà". Còn bạn trẻ Quỳnh Anh thì bình luận: "Đây không phải là kiêng mà truyền thống của các cụ xưa để lại rồi không thể thay đổi được. Một muôi cơm cúng cho người đã khuất, hai muôi cơm ăn cho người sống nên bạn nào chưa có kinh nghiệm thì bài viết này cứ áp dụng cho cuộc sống khi ở với các bậc mẹ, bậc cụ miền Bắc nhé".

Cứ tưởng nấu ăn ngon là được, ai ngờ xới cơm sai cũng bị soi, thật thương cho cô gái ấy. [Ảnh minh họa]

Quả đúng là nếu ở trong môi trường khác nhau về không gian văn hóa thì việc không làm hài lòng đối phương cũng là chuyện hết sức bình thường và có thể thông cảm được. Cô gái nọ không phải người Bắc và có lẽ cũng đã phải tìm hiểu kha khá tập tục ở nhà người yêu rồi nhưng còn cái đoạn xới cơm thì chắc là bị "sót" khiến mẹ chồng tương lai được một phen nhăn mặt.

Và cũng có lẽ, mẹ chồng của người yêu cô gái đó phản ứng hơi quá khi nói câu "không ai dạy xới cơm à?". Đáng lẽ ra bác ấy chỉ cần nhắc nhẹ nhàng một câu thôi thì không khí bữa cơm gia đình ngày hôm ấy sẽ không đến nỗi quá tệ, và bạn của cô ấy sẽ không cần phải lên hội nhóm trên mạng xã hội để kêu than.

Tuy nhiên, một số người khác lại đưa ý kiến rằng mẹ của người yêu cô gái cũng không sai khi nói thẳng chuyện xới cơm ngay trong lần đầu gặp mặt. Bạn Thùy Linh bình luận: "Người ta quý thì mới nói luôn trước mặt ý chứ không thì đã nói với con trai người ta rồi lại khổ mình hơn ý. Mình nghĩ bạn nên biết tiếp thu việc này chứ đừng trách bác ấy làm gì cả!".

Còn bạn, ở chỗ bạn có khắt khe trong việc xới cơm mấy lần không?

Video liên quan

Chủ Đề