Tại sao lại bị đau mỏi vai gáy

Đau vai gáy là hiện tượng vùng vai, cổ bị co cứng, đau nhức khiến người bệnh gặp khó khăn khi cử động. Bệnh lý này có liên quan mật thiết đến hệ cơ xương khớp và mạch máu tại cùng vai, cổ, gáy và có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào.

Đau vai gáy là tình trạng phổ biến, thường gặp ở nhiều người

Dựa vào thời gian diễn ra bệnh, đau vai gáy được phân thành 2 cấp độ:

- Đau vai gáy cấp tính: Xảy ra khi người bệnh bị chấn thương cơ, dây chằng vùng vai cổ hoặc ngủ không đúng tư thế, khiến các cơ bị căng giãn quá nhanh.

- Đau vai gáy mãn tính: Khi tình trạng đau vai gáy diễn ra thường xuyên, không được khắc phục kịp thời, bệnh sẽ tiến triển sang mãn tính, đau lan sang gáy, cánh tay,...

Nguyên nhân đau vai gáy

Đau vai gáy có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất là những lý do sau:

- Nguyên nhân bệnh lý: Mắc phải các bệnh lý xương khớp vùng cổ vai gáy như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm khớp vai, vôi hóa cột sống, rối loạn chức năng thần kinh…

- Tập luyện sai phương pháp: Không khởi động trước khi vận động mạnh, tập thể thao sai kỹ thuật, tập quá sức...

- Ngồi, nằm sai tư thế: Ngồi cong lưng, ngồi ngủ gục trên bàn, nằm gối quá cao...

- Tính chất công việc: Làm những công việc nặng nhọc, thường xuyên phải bê vác nặng hoặc phải ngồi, đứng trong thời gian dài.

- Chế độ ăn uống không hợp lý: Không bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất cần thiết.

- Chấn thương: Gặp phải tai nạn dẫn đến chấn thương vùng vai, cổ.

- Nhiễm lạnh: Nhiễm gió lạnh khiến tà khí xâm nhập, khu trú quanh xương khớp gây tắc nghẽn khí huyết, khiến dây thần kinh xung quanh bị tổn thương.

Triệu chứng đau vai gáy và cách chẩn đoán

Khi bị đau vai gáy, người bệnh sẽ nhận thấy những dấu hiệu điển hình như:

- Đau nhức, mỏi vùng vai, cổ, mức độ đau tăng lên khi ngồi lâu, đi lại, vận động cột sống cổ.

- Đau khi thời tiết thay đổi.

- Cơn đau lan xuống cánh tay, cẳng tay và ngón tay, khiến người bệnh khó cử động cánh tay, cầm nắm,...

- Trường hợp đau vai gáy nghiêm trọng, người bệnh chỉ cần đi lại, cử động nhẹ nhàng cũng sẽ có cảm giác đau nhức rất khó chịu.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng đau vai gáy có thể dẫn tới nhiều biến chứng phức tạp như:

- Teo cơ, yếu cơ cánh tay.

- Chèn ép tủy sống cổ gây đau nhức dữ dội.

- Rối loạn tiền đình, thiếu máu não, gây đau đầu, mất ngủ, thiếu tập trung.

- Suy giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống…

Để chẩn đoán chính xác tình trạng, mức độ và nguyên nhân gây đau vai gáy, bác sĩ thường sử dụng các phương pháp sau:

- Khám lâm sàng: Hỏi về triệu chứng, tiểu sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe…

- Khám cận lâm sàng: Chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI, chụp tủy sống…

Các biện pháp hỗ trợ điều trị đau vai gáy tại nhà đơn giản, dễ thực hiện

Khi bị đau vùng vai cổ, người bệnh có thể tham khảo, áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà đơn giản, dễ thực hiện sau đây:

Áp dụng các mẹo dân gian hỗ trợ giảm đau cổ vai váy

Nếu bị đau vai gáy mức độ nhẹ, người bệnh có thể tham khảo các mẹo dân gian hỗ trợ giảm đau tại nhà đơn giản, dễ thực hiện sau đây:

- Sử dụng lá lốt: Dùng 300gr lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng bị đau. Hoặc bạn có thể cho lá lốt vào sao nóng cùng muối rồi chườm.

- Sử dụng ngải cứu: Lá ngải cứu đem rửa sạch, rang nóng cùng với muối rồi đắp lên vùng đau nhức khoảng 15 phút mỗi ngày.

Tập luyện yoga, thể dục hỗ trợ giảm đau vai gáy

Những bài tập yoga, thể dục giúp thư giãn gân cơ, hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Người bị đau mỏi cổ vai gáy có thể tham khảo, tập luyện những bài tập sau:

- Tư thế em bé

- Tư thế vặn mình

- Tư thế con mèo

- Tư thế nhân sư

- Tư thế co duỗi 2 vai

- Tư thế xoay vai

- Tư thế mặt bò

- Căng duỗi phần cơ cổ

Điều trị đau vai gáy bằng phương pháp Tây y

Sau khi thăm khám, chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng, tùy thuộc vào mức độ và triệu chứng gặp phải, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh các biện pháp trị liệu phù hợp nhất.

- Ở mức độ nhẹ, cấp tính, người bệnh thường được kê đơn gồm các loại thuốc kháng viêm, giảm đau như: Ibuprofen, Naproxen, Aspirin, paracetamol, thuốc bôi Blue-Emu Lidocaine,...

- Nếu người bệnh mắc chứng đau vai gáy nặng, các rễ thần kinh bị chèn ép, người bệnh có thể được chỉ định mổ, phẫu thuật,...

Điều trị bằng Đông y

Đây là phương pháp khắc phục tình trạng đau vai gáy an toàn, hiệu quả nhờ sử dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên lành tính, không gây tác dụng phụ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể kết hợp áp dụng các kỹ thuật vật lý trị liệu như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, tác động cột sống...

Giảm chứng đau vai gáy nhờ Nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường

Nhà thuốc Nam Đỗ Minh Đường là đơn vị đã có lịch sử 150 năm khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền. Nhà thuốc đã xây dựng thành công phương pháp điều trị bệnh thuần Việt, sử dụng kết hợp 3 phương pháp trong cùng một liệu trình.

Cụ thể, phác đồ bao gồm:

- Bài thuốc gia truyền xử lý đau vai gáy

Bài thuốc đau vai gáy của Đỗ Minh Đường được kết hợp từ 4 bài thuốc nam gia truyền gồm: Bài thuốc xương khớp, bài thuốc bổ thận dưỡng huyết, bài thuốc bổ gan giải độc và bài thuốc kiện tỳ ích tràng.

Mỗi bài thuốc được kết hợp từ 20 - 30 loại thảo dược quý, có công dụng hỗ trợ khu phong, tán hàn, giảm đau, bồi bổ ngũ tạng, tăng cường chức năng xương khớp, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Toàn bộ thành phần trong thuốc đều là dược liệu sạch, được trồng và thu hái trực tiếp từ các vườn thuốc nam do nhà thuốc phát triển.

Bên cạnh đó, nhà thuốc cũng hỗ trợ người bệnh sắc thuốc thành dạng cao đặc tiện lợi, dễ sử dụng, không mất công đun sắc, phù hợp với những người bận rộn.

- Vật lý trị liệu

Các kỹ thuật châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt giúp người bệnh giảm đau, thư giãn gân cốt, kích thích khí huyết lưu thông, giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép... Từ đó, người bệnh nhận được hiệu quả giảm đau vai gáy nhanh chóng hơn.

- Chế độ dinh dưỡng, tập luyện

Các lương y chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm tại Đỗ Minh Đường sẽ tư vấn cho người bệnh chế độ ăn uống, bài tập đau vai gáy hợp lý, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh.

Thông tin nhà thuốc Đỗ Minh Đường:

- Số 37A ngõ 97 Văn Cao, Phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội - 0963302349

- Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh - 0938449768

- Website: //dominhduong.org/bai-thuoc-xuong-khop-do-minh-345.html


Đau vai gáy là tình trạng thường gặp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, song phổ biến nhất là những người trưởng thành và người cao tuổi. Đau vai gáy mùa lạnh thường nghiêm trọng hơn so với các thời tiết khác, nhất là người mắc bệnh cột sống cổ. Vậy làm sao để đối phó và ngăn ngừa đau vai gáy mùa lạnh?

1. Tại sao thường bị đau vai gáy mùa lạnh?

Đau mỏi vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy bị co cứng dẫn đến đau nhức, khó chịu kèm theo hạn chế trong vận động quay đầu - cổ. Đau vai gáy có thể là triệu chứng tạm thời do nhức mỏi cơ song cũng có thể là dấu hiệu của nhóm bệnh liên quan đến hệ cơ xương khớp - mạch máu vùng vai gáy.

Mùa lạnh khiến đau vai gáy tái phát nặng hơn

Tình trạng đau vai gáy thường xuất hiện một cách đột ngột sau một đêm ngủ dậy hoặc khi quay đầu đột ngột. Ban đầu thường chỉ là những cơn đau mỏi nhẹ, hạn chế quay đầu hoặc xoay sang trái - phải song khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng hoặc thời tiết lạnh thì cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân là do khi thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp khiến lưu thông máu trong cơ thể kém hơn, vùng vai gáy cũng bị ảnh hưởng dẫn đến thiếu máu nuôi và dịch nuôi xương khớp. Ngoài ra, thời tiết lạnh còn gây co cứng cơ vai gáy, khiến bệnh cột sống tái phát gây triệu chứng đau nhức khó chịu.

Thời tiết lạnh còn là điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn, virus phát triển gây bệnh qua đường hô hấp. Đặc biệt triệu chứng ho, hắt hơi do những bệnh lý này cũng là nguyên nhân khiến đau vai gáy mùa lạnh nghiêm trọng hơn.

Nhiệt độ thấp làm giảm lưu thông máu đến vai gáy gây đau mỏi

Triệu chứng và tình trạng cơn đau vai gáy mùa lạnh ở mỗi người khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân bệnh lý và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Song đặc điểm chung là cơn đau vai gáy tăng lên khi đi đứng, ngồi quá lâu ở một tư thế hoặc khi vận động cơ quá mức. Cơn đau kéo dài là dấu hiệu cho thấy đây là bệnh lý nặng, người bệnh cần đi khám và điều trị sớm tránh gây ảnh hưởng tới hoạt động, sinh hoạt thường ngày.

2. Ứng phó với đau vai gáy mùa lạnh như thế nào?

Để ứng phó với cơn đau vai gáy nói chung và cơn đau nặng hơn vào mùa lạnh nói riêng, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài. Đặc biệt cần kiểm tra có tổn thương xương cột sống cổ hay chèn ép dây thần kinh hay không, nếu có sẽ cần can thiệp khắc phục sớm.

Trước đó, để giảm đau vai gáy mùa lạnh, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

2.1. Hạn chế vận động cổ và vai gáy quá mức

Khi bị đau vai gáy, cơ hoặc thậm chí là dây thần kinh đã bị tổn thương, do đó người bệnh không nên cố gắng quay đầu hoặc quay cổ. Việc này chỉ khiến cơn đau vai gáy trở nên nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến tổn thương nặng hơn.

Nên hạn chế xoay đầu cổ nếu bị đau vai gáy

Thay vào đó, bạn chỉ nên vận động xoay cổ - vai gáy một cách nhẹ nhàng theo khả năng, nên dừng lại nếu bị đau nặng. Ngoài ra, nên hạn chế việc nghiêng đầu, quay đầu cho đến khi cơn đau vai gáy biến mất.

2.2. Tránh để cơ thể nhiễm lạnh

Tình trạng đau vai gáy sẽ nặng hơn nếu bạn bị nhiễm lạnh hoặc mắc các bệnh về đường hô hấp. Do đó, hãy giữ ấm tốt cho cơ thể trong thời tiết lạnh, đặc biệt là vùng cổ, đầu, tai, chân tay để đảm bảo lưu thông khí huyết tốt.

Quần áo ấm cùng các loại khăn quàng sẽ giúp bạn giữ ấm hiệu quả cho vùng vai gáy cũng như toàn cơ thể. Ngoài ra, người bệnh nên tránh ngồi trực tiếp dưới máy lạnh, điều hòa hoặc quạt vì hơi lạnh trực tiếp dễ khiến các cơ bị co cứng, gây đau vai gáy nặng hơn.

2.3. Chườm ấm vùng cổ - vai gáy

Có thể dùng đèn chiếu hồng ngoại hoặc đá, khăn ấm để chườm cho vùng cổ vai gáy. Các mạch máu được giãn nở tốt hơn, gân cơ cũng được thư giãn nên cơn đau vai gáy sẽ được cải thiện tốt hơn.

2.4. Xoa bóp nhẹ nhàng

Cơn đau vai gáy được đẩy lùi hiệu quả với biện pháp xoa bóp nhẹ nhàng vùng này từ 10 - 15 phút mỗi ngày. Động tác xoa bóp sẽ tác động để làm thư giãn các cơ, giúp máu lưu thông tốt, giảm đau cơ hiệu quả.

Xoa bóp nhẹ nhàng giúp giảm đau vai gáy hiệu quả

2.5. Tắm nước ấm

Khi bị đau vai gáy, nên tắm nước ấm nóng trong điều kiện kín gió để vừa làm ấm cơ thể, vừa xông giúp mạch máu giãn nở và máu lưu thông tốt hơn.

Hầu hết các trường hợp đau vai gáy không quá nặng hoặc có liên quan đến tình trạng thiếu máu, co mạch thì các biện pháp hỗ trợ trên có tác dụng giảm đau hiệu quả. Song nếu đau vai gáy mùa lạnh tiếp tục tái phát, bệnh nhân vẫn cần đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị triệt để.

Với cơn đau vai gáy nặng hơn, bệnh nhân có thể cần sử dụng đến thuốc giảm đau, giả viêm hoặc miếng dán Salonpas. Tuy nhiên khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đạt hiệu quả dùng tốt nhất và cơ thể ít bị ảnh hưởng tác dụng phụ nhất.

Với các trường hợp đau vai gáy nặng, biện pháp điều trị sau sẽ được chỉ định: châm cứu để điều hòa hoạt động của dây thần kinh, sử dụng thuốc ức chế thần kinh, phẫu thuật giải phóng chèn ép dây thần kinh,…

3. Các biện pháp phòng ngừa đau vai gáy

Với những người thường xuyên bị đau vai gáy do bệnh lý thần kinh - mạch máu hoặc các nguyên nhân khác, nên điều trị bệnh và áp dụng các biện pháp phòng tránh sau:

  • Luyện tập thể dục thể thao phù hợp, chọn các bài tập giúp vận động toàn thân, tăng cường sức khỏe cơ xương khớp.

Làm việc quá lâu một tư thế khiến đau vai gáy nặng hơn

  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá lâu ở một tư thế.

  • Tư thế ngồi làm việc, đánh máy hoặc đọc sách đúng tư thế, không gập cổ quá lâu hoặc con người.

  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, bổ sung các loại khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như: Kali, Canxi, Vitamin B, C, F,…

Đau vai gáy mùa lạnh phổ biến và nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể trở thành nỗi ám ảnh của người mắc bệnh xương khớp, thoái hóa cột sống cổ. Do vậy, không nên chủ quan nếu do nguyên nhân bệnh lý, người bệnh cần đi khám và điều trị sớm. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề