Tại sao lại đi tiểu buốt

Cảm giác đau, rát, buốt khi đi tiểu không chỉ gây khó chịu, bất tiện mà còn là cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm. Vậy nguyên nhân của tình trạng đi tiểu bị đau là gì? Làm sao để khắc phục hiệu quả, tránh nguy hại cho sức khỏe? Đừng bỏ qua những thông tin hữu ích được chia sẻ trong bài viết bên dưới.

1. Nguyên nhân khiến đi tiểu bị đau

Đi tiểu bị đau là cảm giác đau buốt và nóng rát trong khi quá trình tiểu [từ lúc bắt đầu đến lúc tiểu xong]. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, có thể là do viêm nhiễm hoặc một số vấn đề sức khỏe.

Viêm đường tiết niệu

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra cảm giác đau buốt khi đi tiểu. Theo đó, các loài vi khuẩn như E.coli, Proteus hay vi khuẩn lậu xâm nhập vào ống niệu đạo và gây viêm đường tiết niệu, không chỉ gây nóng rát khi đi tiểu mà đôi khi còn xuất hiện mủ trong nước tiểu.

Viêm bàng quang

Vi khuẩn xâm nhập, gây viêm đường tiết niệu và lan đến bàng quang. Lúc này, ngoài cảm giác đau buốt và nóng rát, bạn có thể cảm nhận được sự đau tức ở vùng bụng dưới trong mỗi lần đi tiểu, thậm chí có thể gây đi tiểu ra máu.

Đi tiểu bị đau do nhiều nguyên nhân gây ra, khiến người bệnh cảm thấy đau buốt và khó chịu

Viêm thận, sỏi thận

Đi tiểu bị đau cũng là dấu hiệu cho thấy thận có vấn đề [bị viêm thận, sỏi thận]. Cụ thể, sỏi thận gây cảm giác đau đớn khi đi tiểu là do những viên sỏi trong thận cản trở “đường đi” của dòng nước tiểu, khiến nước tiểu khó hay thậm chí là không chảy xuống được niệu quản bàng quang để ra ngoài.

Tương tự, khi thận bị viêm, quá trình bài tiết nước tiểu sẽ gặp khó khăn, khiến bạn bị đau khi đi tiểu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, chức năng của thận bị thuyên giảm [suy thận], đặc biệt nguy hiểm cho sức khỏe.

Viêm hoặc phì đại tuyến tiền liệt

Tình trạng đi tiểu bị đau ở nam giới có thể là do viêm hoặc phì đại tuyến tiền liệt. Bởi nước tiểu muốn thoát ra ngoài phải đi qua tuyến tiền liệt, nếu tuyến bị viêm hay phì đại thì sẽ cản trở quá trình này. Lúc này, không chỉ đau và khó chịu, người bệnh còn gặp tình trạng tiểu lắt nhắt, tiểu ngắt quãng, nước tiểu không chảy thành dòng mà nhỏ từng giọt,…

Khi tuyến tiền liệt bị viêm hoặc phì đại, cần được thăm khám và điều trị tích cực. Bởi không chỉ gây bất tiện và khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày, tuyến tiền liệt bị viêm hoặc phì đại còn ảnh hưởng đến chức năng tình dục và khả năng sinh sản của nam giới.

Nam giới bị đau khi đi tiểu có thể do bị viêm hoặc phì đại tuyến tiền liệt

Bí tiểu

Tình trạng này thường xảy ra ở nam giới trên 50 tuổi. Bí tiểu là cảm giác đau buốt, kèm theo đó là không thể tiểu được, hoặc nếu tiểu được thì chỉ cho ra vài giọt nước tiểu. Nguyên nhân gây bí tiểu có thể là do bàng quang bị căng tức, sỏi niệu đạo, u tuyến tiền liệt,…

Các nguyên nhân khác

  • Ảnh hưởng tâm lý: Gặp căng thẳng, áp lực trong công việc, học tập,…

  • Chế độ dinh dưỡng: Ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, uống nhiều rượu bia, cà phê,…

  • Chấn thương vùng kín: Gặp tai nạn dẫn đến chấn thương vùng bìu, dương vật, âm đạo,…

  • Dị ứng với thuốc: Thuốc hóa trị ung thư, thuốc tránh thai, các dung dịch vệ sinh,… có thể chứa một số thành phần gây dị ứng, khiến người dùng bị đau buốt và nóng rát khi đi tiểu.

  • Sinh hoạt tình dục quá độ và không vệ sinh vùng kín sau mỗi lần quan hệ.

  • Bị nhiễm các bệnh lây truyền qua tình dục như bệnh lậu, bệnh Chlamydia,…

2. Đi tiểu bị đau cảnh báo bệnh gì?

Như đã nói, đi tiểu bị đau không chỉ gây khó chịu mà còn là cảnh báo một số vấn đề sức khỏe không được chủ quan.

Đi tiểu bị đau cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe, tuyệt đối không được bỏ qua

Bệnh đường niệu đạo, bàng quang, tuyến tiền liệt

Nếu xuất hiện cảm giác đau buốt từ lúc bắt đầu đi tiểu đến lúc gần tiểu xong hoặc đã tiểu xong thì đây là những cảnh báo liên quan đến các bệnh về đường niệu đạo, bàng quang, tuyến tiền liệt.

Viêm nhiễm thận

Song song với cảm giác đau buốt, nếu người bệnh bị sốt [38 - 40 độ C] thì rất có thể đường tiểu và thận đã bị viêm nhiễm nghiêm trọng.

Sỏi thận

Tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, tắt tia nước tiểu khi đang đi tiểu, kèm theo đó là đau tức vùng bụng dưới là dấu hiệu điển hình của bệnh sỏi thận.

3. Cách điều trị tình trạng đi tiểu bị đau

Tình trạng này có thể cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm nên cần có giải pháp điều trị kịp thời. Nhiều trường hợp gây ra biến chứng nặng nề lên các cơ quan như bàng quang, thận hoặc làm thuyên giảm khả năng tình dục ở nam giới [xuất tinh sớm, hiếm muộn, vô sinh,…]. Tùy nguyên nhân mà có cách điều trị tình trạng đau buốt khi đi tiểu cho phù hợp.

Tùy nguyên nhân mà có cách điều trị tình trạng đau buốt khi đi tiểu để bảo đảm an toàn cho sức khỏe

Nếu do viêm nhiễm

Nếu bác sĩ xác định tình trạng đi tiểu bị đau do viêm nhiễm thì sẽ chỉ định dùng thuốc đặc trị nội khoa để chống viêm, kháng khuẩn và làm thuyên giảm cảm giác đau buốt, giúp người bệnh dễ chịu hơn trong mỗi lần đi tiểu.

Nếu do sỏi

Nếu cảm giác đau buốt khi đi tiểu xuất phát từ nguyên nhân sỏi trong thận, trong niệu đạo, trong bàng quang,… thì bác sĩ có thể cho dùng thuốc đặc trị hoặc can thiệp phẫu thuật để loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể.

Nếu do thói quen ăn uống, sinh hoạt

Người bệnh có thể thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt để cải thiện tình hình. Theo đó, những việc cần làm bao gồm:

  • Uống đủ nước [2 lít/ngày], hạn chế uống nước trước khi đi ngủ vào ban đêm để tránh bị thức giấc vì buồn tiểu.

  • Ăn đủ chất, tránh xa các chất kích thích có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga, thức ăn cay nóng,…

  • Không nhịn tiểu, đi tiểu bất cứ lúc nào có cảm giác muốn tiểu. Tốt nhất nên tạo thói quen đi tiểu vào những giờ cố định trong ngày.

  • Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, nhất là trước và sau mỗi lần quan hệ.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng đi tiểu bị đau và làm sao để khắc phục. Nếu cảm thấy lo lắng hoặc tình trạng bệnh không thuyên giảm, tốt nhất nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị hiệu quả.

Tiểu buốt tiểu rắt thường là biểu hiện của bệnh lý liên quan tới đường tiết niệu hay một số căn bệnh thường gặp ở mọi đối tượng. Tình trạng này đã làm ảnh hướng rất nhiều đến tâm lý cũng như sinh lý của người bệnh. Đặc biệt là đời sống sinh hoạt hàng ngày, vì vậy cần phải điều trị dứt điểm và sớm nhất có thể.

1. Những biểu hiện cụ thể của loại bệnh lý này là gì?

Chúng ta sẽ phân tích riêng 2 khái niệm: tiểu buốt và tiểu rắt, đây là biểu hiện thường gặp ở nhiều đối tượng

Biểu hiện tiểu buốt tiểu rắt ra sao

  • Tiểu buốt là tình trạng người bệnh khi đi tiểu bị đau, buốt và rát từ khi bắt đầu đi tiểu cho tới khi kết thúc. Ngoài ra tình trạng này còn do bệnh lý nền sỏi tiết niệu nên khi đi giải mới dẫn đến hiện tượng đau buốt thậm chí còn đau buốt tận lỗ sáo.

  • Tiểu rắt là trạng thái bất thường của người bệnh khi thường xuyên và liên tục đi tiểu và mỗi lần đi tiểu sẽ chỉ được một ít nước tiểu. Có khi còn không thể kiểm soát được việc đi tiểu khiến cho bản thân thường hay bị tiểu són. Cơ thể bứt rứt khó chịu không yên ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày.

Khi có biểu hiện tiểu buốt tiểu rắt đây chính là là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào đó trong cơ thể bạn, như bị sỏi, viêm thận, viêm tiết niệu hay nặng hơn có thể là suy thận. Hãy lắng nghe cơ thể và chú ý tới những biểu hiện bất thường khi nó xảy ra thường xuyên và liên tục nhé.

2. Nguyên nhân

Để điều trị dứt điểm hiện tượng tiểu buốt tiểu rắt người bệnh cần biết được nguyên nhân chính là gì? Về cơ bản, biểu hiện này thường gặp phải do 2 nguyên nhân chính sau đây:

Nguyên nhân khách quan gây tiểu buốt

2.1. Nguyên nhân chủ quan tới từ người bệnh

  • Sử dụng các loại thực phẩm không tốt cho cơ thể như là: đồ uống có ga, có cồn và các loại sản phẩm lợi tiểu.

  • Làm việc quá sức khiến cho các bộ phận trong cơ thể cũng phải vận động nhiều hơn

  • Thường xuyên sử dụng các loại thuốc tây, các loại thuốc kích thích thần kinh và kháng sinh liều cao.

  • Đối với các bà bầu đặc biệt ở những tháng cuối thai kỳ em bé chèn ép lên bàng quang.

  • Đời sống sinh hoạt cá nhân không lành mạnh, thô bạo làm tổn thương tới nội tạng quá nhiều.

  • Ở nữ giới vệ sinh vùng kín không đúng cách dẫn đến hiện tượng vùng kín bị tổn thương và nhiễm trùng chéo.

2.2. Do các loại bệnh lý nền trong cơ thể người bệnh

Bệnh lý nền là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này. Có thể điểm qua một số bệnh lý thường gặp sau:

Tiểu buốt tiểu rắt cảnh báo bệnh lý

  • Viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo là căn nguyên gây ra tiểu buốt tiểu rắt. Một số vi khuẩn đã xâm nhập vào trong cơ thể thông qua đường tình dục hoặc vệ sinh cá nhân kém.

Không chỉ xuất hiện ở người lớn mà trẻ nhỏ cũng bị viêm đường tiết niệu do bé trai hẹp bao quy đầu.

  • Suy giảm chức năng thận: Thận đóng vai trò quan trọng trong lọc máu và chất thải ra khỏi cơ thể. Khi thận bị yếu, suy thận, thận ứ nước sẽ làm khả năng hoạt động kém đi, gây hiện tượng tiểu rắt thường xuyên cho người bệnh.

  • Sỏi đường tiết niệu là một bệnh lý sẽ làm người bệnh đau mỗi khi sỏi cọ xát, kích thích niêm mạc tạo ra cảm giác đau, rát, buốt và gây phản xạ đi tiểu nhiều lần. Nếu không phát hiện kịp thời có thể gây viêm ngược dòng lên thận dẫn đến tiểu buốt tiểu rắt đôi khi tiểu máu [nước tiểu có màu hồng]. Lâu ngày gây viêm thận, ứ mủ ở thận dẫn đến căn bệnh nguy hiểm số một hiện nay là suy thận.

  • Ngoài ra nó cũng là biểu hiện của bệnh lý viêm trực tràng, ung thư trực tràng, ung thư cổ tử cung,…

3. Phương pháp điều trị

Hiện tượng tiểu buốt tiểu rắt làm ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Ở thể nhẹ nó có thể tự mất sau 2 - 3 ngày nhưng nếu là biểu hiện của bệnh lý thì cần phải can thiệp các phương pháp điều trị nhằm chữa dứt điểm tận gốc nguyên căn bệnh lý.

Ăn uống điều độ và hợp lý

Nếu đây chỉ là biểu hiện do thói quen ăn uống và sinh hoạt không điều độ. Người bệnh cần điều chỉnh ngay chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho phù hợp.

  • Hạn chế các thực phẩm có cồn,có ga, thực phẩm lợi tiểu gây kích thích bàng quang….

  • Luyện tập và tạo thói quen đi tiểu vào các khung giờ cố định trong ngày. Nếu xuất hiện biểu hiện tiểu rắt cố gắng giữ bình tĩnh và kéo dài thời gian nhất có thể giúp cơ thể làm quen và không bị nó chi phối giúp bàng quang giữ nước lâu hơn và hạn chế số lần đi tiểu.

  • Cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể không nên uống quá ít hay quá nhiều. Một ngày 2 lít nước là hợp lý nhất và lưu ý không nên uống nước trước khi đi ngủ.

Nếu là biểu hiện của bệnh lý bạn nên thu xếp và đi thăm khám bác sỹ sớm nhất có thể để phát hiện ra nguyên nhân gây nên hiện tượng để có hướng điều trị phù hợp. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc và tự ý điều trị ở nhà sẽ rất nguy hiểm.

Lựa chọn đơn vị thăm khám là điều quan trọng khi xuất hiện triệu chứng bệnh lý. Quý khách hàng cần tìm địa chỉ thăm khám uy tín với các trang thiết bị hiện đại nhằm phát hiện sớm và chính xác nhất các nguyên căn gây bệnh.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hơn 26 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe là địa chỉ uy tín, được hàng triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC uy tín

Với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị y khoa hiện đại cùng sự tận tâm của các y bác sĩ, bệnh viện luôn mang đến chất lượng khám chữa bệnh tốt nhất và sự hài lòng của người bệnh.

Nếu bạn đang gặp hiện tượng tiểu buốt tiểu rắt hay bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn kỹ hơn cũng như đặt lịch hẹn khám tại bệnh viện.

Video liên quan

Chủ Đề