Tại sao lại nhổ răng khôn

Răng khôn là vấn đề muôn thuở chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết nhưng khi nào nên nhổ răng khôn vẫn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Chính vì thế Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giúp bạn giải đáp nhanh chóng và chi tiết khi nào nên nhổ răng khôn trong bài viết dưới đây. Nào cùng bắt đầu thôi nhé.

1. Răng khôn là gì? Nằm ở vị trí nào?

Trước khi giải đáp khi nào nên nhổ răng khôn thì chúng ta cần làm rõ răng khôn là gì để dễ hiểu hơn nhé. Trong khuôn răng của con người sau quá trình tiến hóa từ loài vượn cổ thì chúng ta có xương hàm bé chỉ khoảng 28 - 32 chiếc răng. Thông thường chúng ta thường nói con người có 32 chiếc răng nhưng thực tế chỉ có 28 răng và khi các răng khôn mọc hoàn chỉnh thì lúc đó chúng ta có 32.

Răng khôn là răng mọc cuối cùng của hàm răng con người và thường mọc lên trong độ tuổi từ 17 đến 25 tuổi. Răng khôn còn được gọi là răng số tám và đây cũng là rang có kích thước lớn thứ ba của các răng hàm.

Răng khôn là gì? Răng khôn ở vị trí nào?

Mỗi người sẽ có tổng cộng 4 răng khôn cụ thể là 2 răng khôn hàm trên và 2 răng khôn hàm dưới. Răng khôn trở thành chủ đề gây tranh cãi trong y học trong thời gian dài về những tình huống mọc răng cũng như những biến chứng của răng khôn mọc bất thường. Khác với các răng khác vì răng hàm mọc khi xương răng của chúng ta đã hoàn chỉnh nên việc răng mọc lệch hướng, chèn ép đến các răng liền kề,… là vấn đề phổ biến của răng khôn.

Chính vì thế, câu hỏi khi nào nên nhổ răng khôn được nhiều người quan tâm đặc biệt là những người đang trải qua tình trạng mọc răng khôn. Để trả lời câu hỏi này thì chúng ta nên tìm hiểu về nguyên nhân gây đau răng khôn.

2. Nguyên nhân mọc răng khôn gây đau nhức

Tình trạng đau răng khôn diễn ra đối với mỗi người thường khác nhau như đột ngột xuất hiện hoặc đau râm rỉ trong thời gian dài. Vì vậy nên xác định đúng nguyên nhân gây đau răng khôn để có thể biết khi nào nên nhổ răng khôn hay không.

Nguyên nhân gây đau nhức khi mọc răng khôn đầu tiên chính là hiện tượng xé nướu khiến cho vị trí răng khôn thường có cảm giác đau, rát tương tự như khi lở miệng. Việc phá vỡ nướu này là quá trình tự nhiên bắt buộc phải có để giúp răng có thể trồi lên bề mặt nướu. Trường hợp này thường sẽ tự động thuyên giảm khi nướu lành lại.

Nguyên nhân mọc răng khôn gây đau nhức

Nguyên nhân tiếp theo là tình huống xương hàm không đủ khoảng trống để răng khôn mọc lên đúng vị trí dẫn đến tình trạng mọc lệch qua trái, phải, mọc chèn ép răng liền kề,… Một số trường hợp răng khôn mọc thiếu khoảng trống khiến chúng mắc kẹt ở nướu và không tiếp tục mọc lên được nữa. Vì thế, giai đoạn này bạn sẽ cảm thấy đau nhức khó chịu ở phần nướu, phần xương hàm.

Khi mọc răng khôn nằm ở vị trí cuối cùng trong khoang miệng nên những trường hợp không vệ sinh kỹ lưỡng dẫn đến sâu răng, nhiễm trùng, áp xe,… gây ra hiện tượng đau răng khôn. Đây là tình trạng khá nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng nếu bạn không xử lý kịp thời sẽ khiến ổ viêm, ổ sâu răng lan rộng sang các răng bên cạnh cũng như viêm tủy, chân răng,…

3. Khi nào nên nhổ răng khôn?

3.1. Răng khôn mọc sai vị trí gây đau nhức

Tình trạng răng khôn mọc sai vị trí như mọc lệch, mọc mắc nướu, mọc dưới nướu,… chiếm hơn 60% các trường hợp chỉ định nhổ răng khôn. Việc mọc sai vị trí nếu không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe hoặc không tạo ra các tình huống như có kẻ hở dễ tích tụ thức ăn thì không cần nhổ răng khôn.

Răng khôn mọc sai vị trí

Khi răng khôn mọc sai vị trí có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh gây viêm nhiễm rễ dây thần kinh và tình trạng nhiễm trùng. Để nhận biết răng khôn mọc sai lệch vị trí thì cảm giác đầu tiên chính là đau nhức, khó chịu, sưng tấy, khó cử động cơ hàm.

Câu trả lời khi nào nên nhổ răng khôn thì đây chính tình huống bạn cần nhổ để tránh viêm nhiễm lây lan. Tuy nhiên, khi đang đau nhức thì không thể can thiệp nhổ răng chính vì vậy trường hợp này khi đến thăm khám sẽ được hướng dẫn sử dụng thuốc để giảm đau, giảm sưng và tiến hành nhổ răng sau đó.

3.2. Răng khôn bị sâu

Răng khôn bị sâu là tình trạng phổ biến trong vấn đề sức khỏe răng miệng. Răng khôn nằm ở trong cùng của khuôn răng nên không thể quan sát kỹ để vệ sinh như các vị trí răng khác. Cùng với thức ăn cũng dễ mắc kẹt ở răng khôn và trong thời gian dài sẽ khiến tích tụ vi khuẩn gây sâu răng.

Răng khôn bị sâu

Thông thường tình trạng này thường khiến cho các răng bên cạnh bị ảnh hưởng sâu răng. Vì vậy ngoài việc vệ sinh kỹ răng khôn thì chúng ta cần lưu ý kiểm tra tình trạng răng miệng định kỳ tại phòng khám chuyên khoa.

3.3. Răng khôn gây viêm nướu

Răng khôn khi mọc chưa hoàn thiện và bị mắc kẹt ở phần nướu răng sẽ khiến cho phần nướu của bạn bị đau nhức. Khi ăn uống thường có cặn thức ăn bám dính vào vị trí này tạo thành ổ viêm nhiễm nướu khiến chúng ta bị đau nhức thường xuyên.

Nếu không phát hiện sớm có thể tạo thành các ổ viêm bám sâu vào chân răng, tủy răng cũng như gây hoại tử xương hàm nghiệm trọng hơn. Dấu hiệu để phát hiện sớm viêm nướu chính là nướu chảy máu khi đánh răng hoặc tình trạng bình thường, đau rát nướu răng, có mùi hôi bất thường,…

Ngoài ba trường hợp mà chúng tôi đã giới thiệu thì nếu bạn có thắc mắc khi nào nên nhổ răng khi thấy có một số dấu hiệu mọc răng khôn thì nên đến thăm khám để được nha sĩ hướng dẫn rõ hơn. Khi nào nên nhổ răng khôn sẽ được chẩn đoán dựa trên tình trạng răng, những ảnh hưởng của chúng với sức khỏe có nghiêm trọng hay không,...

4. Câu hỏi thường gặp về răng khôn

4.1. Nhổ răng khôn có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Ngoài câu hỏi khi nào nên nhổ răng khôn thì thắc mắc được nhiều người quan tâm lo lắng tiếp theo chính là nhổ răng khôn có ảnh hưởng đến sức khỏe không. Do khi nhổ răng khôn thường phức tạp hơn các vị trí răng khác do nằm trong cùng xương hàm và liên kết với nhiều dây thần kinh.

Câu hỏi thường gặp về răng khôn

Nhổ răng khôn thực tế chỉ là thủ thuật nhổ răng thông thường mà hầu hết các nha sĩ đều có thể xử lý được. So với khi nhổ răng sữa hoặc các răng lung lay thì nhổ răng khôn dễ gặp tình trạng sưng đau hơn do có nhiều dây thần kinh xung quanh khu vực này và kích thước răng khá lớn.

Tuy nhiên những tình trạng biến chứng nhẹ như đau, sưng, khó cử động chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và hồi phục khi vết thương lành trở lại. Khi thăm khám thì ngoài việc hỏi khi nào nên nhổ răng khôn thì bạn cũng có thể hỏi thêm về các biến chứng có thể có khi nhổ răng để được tư vấn phù hợp với tình trạng hiện tại.

Nhổ răng khôn có ảnh hưởng sức khỏe không?

Đối với những người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp, tìm mạch thì thì cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ để có chỉ định phù hợp khi nào nên nhổ răng khôn. Bởi vì khi nhổ răng khôn nếu người bệnh có mắc các chứng bệnh này thì sẽ dễ gây ra các tai biến nha khoa. Chúng ta sẽ không thể tự quyết định nhổ răng khôn mà bác sĩ sẽ tư vấn khi nào nên nhổ răng khôn hoặc sử dụng các biện pháp khác giúp bạn cải thiện tình trạng.

4.2. Nhổ răng khôn đau bao nhiêu ngày?

Trước khi thực hiện thủ thuật nhổ răng khôn thì chúng ta sẽ được tiêm thuốc gây tê hàm răng khu vực thực hiện thủ thuật. Trong quá trình nhổ răng bạn sẽ không cảm giác đau cũng như sau khi nhổ răng thuốc tê còn thì chưa xuất hiện cảm giác đau mà chỉ sưng tấy đỏ.

Nhổ răng khôn bao nhiêu ngày hết đau nhức?

Thông thường tình trạng đau nhức sau khi nhổ răng khôn sẽ bắt đầu từ 3 - 4 tiếng sau khi nhổ và giảm dần trong 2 - 3 này sau. Thông thường khoảng 1 tuần thì hiện tượng này hoàn toàn biến mất. Đối với mỗi người sẽ có thời gian hồi phục khác nhau và bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau để giúp cải thiện tình trạng này nhanh hơn.

Hy vọng bài viết chi tiết về răng hàm mặt đã giúp bạn hiểu rõ hơn về răng khôn cũng như khi nào nên nhổ răng khôn. Nếu bạn còn những thắc mắc liên quan đến răng hàm mặt thì có thể tìm đọc thêm các chủ đề tương tự trên website hoặc liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua số hotline để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Răng khôn

Thông thường, răng khôn sẽ mọc là những chiếc răng cuối cùng mọc lên và vị trí của nó là ở phía sau nướu . Mọi người hầu hết đều có 4 chiếc răng khôn và 4 chiếc răng khôn này sẽ mọc ở bốn góc trong cùng trên cung hàm. Răng khôn mọc vào thời điểm những chiếc răng khác đã phát triển hoàn thiện, và những chiếc răng ấy đã chiếm hết vị trí trên hàm, vì thế dường như trong khoang miệng chúng ta sẽ không có đủ chỗ cho những chiếc răng khôn mọc muộn này. Bởi vậy mà răng khôn thường mọc lệch, mọc ngầm hoặc mọc ngược, gây ra những vấn đề xấu cho sức khỏe răng miệng của bạn.

2. Tại sao có người lại không có răng khôn?

Trên thực tế cũng có rất nhiều người không hề mọc răng khôn. Điều này hiển nhiên làm họ vô cùng ngạc nhiên bởi lẽ phần đông những người xung quanh đều sẽ mọc răng khôn và khiến họ lo lắng, nghĩ rằng điều đó là không ổn chút nào. Nhưng theo các chuyên gia, việc một người không có có dấu hiệu mọc răng khôn là vấn đề hoàn toàn bình thường và không có gì nghiêm trọng cả.

Không phải ai cũng mọc răng khôn

Theo một số thống kê đáng tin cậy, trên thế giới đã có khoảng 5 đến 37% không hề có răng khôn hoặc chỉ mọc một hay một vài chiếc răng khôn [ số lượng răng khôn sẽ mọc ở một người bình thường sẽ là 4 chiếc].

Có thể kể tới một số yếu tố dẫn tới việc thiếu răng khôn như:

– Do di truyền từ cha mẹ: bạn có thể không có chiếc răng khôn nào hết nếu như cha mẹ của bạn không có răng khôn.

– Do môi trường sống của mỗi người, chức năng ăn nhai, chế độ ăn uống cũng có thể ảnh hưởng tới việc mọc răng khôn.

3. Có phải ai cũng phải nhổ răng khôn không?

Như đã nói ở trên, khi không đủ chỗ để mọc thì răng khôn sẽ mọc ngầm, mọc nghiêng, mọc lệch hoặc mọc ngược. Hầu hết khi răng khôn mọc, chúng ta đều gặp phải những vấn đề trên. Những cách mọc này đã gây ra rất nhiều những bệnh lý về răng miệng như:

Sâu răng

Răng khôn khi mọc gây ra bệnh sâu răng là do nó mọc ở vị trí rất khó để vệ sinh răng miệng, đó là trong cùng của hàm răng. Lý do thứ hai đó là do cách răng mọc chèn ép, đâm sang các răng khác tạo ra những khe hở khiến cho các vụn thức ăn dễ dàng tích tụ lại. Vì thế mà tạo điều kiện và môi trường cho vi khuẩn”đọng” lại, lâu dần sẽ gây sâu răng.

Cũng do răng vị trí của răng khôn gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng hoặc do bản thân chúng ta vệ sinh không đúng cách khiến cho nha chu bên trong phát triển không đều và bị tổn thương.

Răng mọc kẹt

Hiện tượng thường xảy ra khá phổ biến khi mọc răng khôn đó là khiến các răng mọc chen chúc nhau. Răng khôn thường chèn ép, xô đẩy những chiếc răng bên cạnh chúng gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nhai của hàm. 

Viêm lợi trùm

Đây là tình trạng hay gặp khi răng khôn mọc, gây nên hiện tượng nhiễm trùng. Triệu chứng của bệnh lý này thường thấy quanh bề mặt răng khôn những mảng viêm tấy nướu . Các triệu chứng kèm theo có thể sẽ xảy ra như: hôi miệng, sưng tấy, sốt, cảm giác đau,.. 

Cơ xương hàm không cân đối

Răng khôn mọc “chen lấn”, mọc lệch, mọc nghiêng... luôn gây ra những ảnh hưởng đến hàm răng và xương. Hậu quả là khiến những chiếc răng bên cạnh dễ bị lung lay tiêu xương và tiêu huỷ. Nguy hiểm hơn, các răng nằm phía trước khi răng khôn mọc kẹt sẽ không đủ không giản phát triển và bị nhồi nhét. Dần dần ở các răng kế cận sẽ bị tiêu chân răng xa.

Nhiễm trùng cực kỳ nguy hiểm

Nhiễm trùng khi mọc răng khôn là tình trạng vô cùng nguy hiểm.Nếu như những bất thường của răng khôn không được phát hiện và chưa được chữa trị kịp thời, vùng nhiễm trùng sẽ lây lan sang các khu vực xung quanh khác như cổ, má, mắt, mang tai,…  Tệ hơn, nhiễm trùng khi mọc răng khôn có thể gây tử vong.

Tuy nhiên, không phải ai khi mọc răng khôn cũng phải nhổ bỏ chúng. Sau đây là một số trường hợp không cần thiết phải nhổ răng khôn:

Răng khôn mọc thẳng, không hề gây ra đau đớn hay gây sưng tấy

Răng khôn mọc thẳng thì không cần thiết nhổ bỏ

Nếu răng khôn của bạn mọc thẳng và chúng không có dấu hiệu của việc đau đớn hay khó chịu thì bạn không cần lo lắng. Chiếc răng khôn đó sẽ được giữ lại nếu chúng có đủ các điều kiện:

– Răng khôn mọc thẳng và hoàn toàn khỏe mạnh

– Có sự ăn khớp giữa răng đối diện và răng khôn

– Răng khôn mọc đầy đủ 4 chiếc và có thể vệ sinh hàng ngày được bình thường như những chiếc răng khác trên hàm

Trong trường hợp răng khôn mọc bị sâu

Thay vì nhổ răng khôn bị sâu với những lỗ sâu bé, bạn có thể thực hiện hàn phục hồi đơn giản. Tuy vậy, nên nhổ chiếc răng khôn nếu lỗ hàn lớn, đã vào tủy gây ra những cơn đau buốt dai dẳng và dữ dội.

Răng khôn bị sâu

Nếu chiếc răng khôn bị viêm đau có thể lựa chọn cắt lợi trùm. Bác sĩ sẽ quyết định có cắt lợi trùm hay là không tùy thuộc vào các yếu tố chuyên môn liên quan tới thể trạng của bạn. 

Khi răng khôn nằm quá sát cành lên xương hàm trên, thường nha sĩ sẽ lựa chọn giải pháp nhổ răng khôn. Việc cắt lợi khiến răng khôn mất hoàn toàn lợi sừng hóa khi mặt ngoài răng khôn có quá ít lợi sừng hóa. Đều này dẫn đến những nguy cơ mới về viêm nhiễm, răng đối diện cắn vào lợi của răng khôn phía dưới khi răng khôn không có răng đối diện ngày càng trồi lên, răng khôn gây cản trở khớp cắn, răng bị sâu nặng, …

 Răng khôn mọc ngầm hoàn toàn bên trong xương hàm

Khi chưa có bất cứ biến chứng gì từ những răng khôn mọc ngầm trong xương, thì cũng không cần phải nhổ bỏ chúng bởi chúng có thể sẽ  mãi mãi nằm trong xương hàm. 

Răng khôn mọc ngầm do có khả năng hình thành các loại u xương hàm, nang quanh thân răng, nhiều nha sĩ cho rằng nên loại bỏ . Tuy nhiên điều này hầu như không phải lúc nào cũng có thể xảy ra. Việc để lại chúng vẫn là có nhiều lợi ích hơn khi đem ra so sánh việc theo dõi và mức độ nguy hiểm của những nguy cơ có thể và không thể tiên lượng khi phẫu thuật nhổ răng khôn mọc ngầm.

Một số nha sĩ quyết định loại bỏ răng khôn để ngăn ngừa các vấn đề về sau. Ngay cả khi bệnh nhân không gặp phải các triệu chứng phổ biến. Trong bất kì trường hợp nào, bạn cũng nên tới cơ sở nha khoa uy tín và có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao để được tư vấn kĩ lưỡng trước khi thực hiện nhé. 

Vậy là qua bài viết trên của Home Dental, bạn có thể biết thêm nhiều kiến thức bổ ích về răng khôn rằng không phải ai khi mọc răng khôn cũng cần phải nhổ bỏ. Nếu còn bất kì thắc mắc nào, hãy liên hệ trực tiếp cho Nha khoa Home để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng bạn nhé. Với kinh nghiêm nhiều năm trong nghề và là nha khoa chuẩn Đức duy nhất tại Hà Nội, chúng tôi luôn luôn đặt sự an toàn và lợi ích của khách hàng lên đầu. 

Nha khoa Home

Địa chỉ: 30 triệu việt vương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.

Hotline: 842438289999

Gmail: 

Website: //nhakhoahome.com/

#nhakhoahome, #homedental, #nhakhoachuanduc, #trongrangpimplant, #nhorangkhon, #niengrang, #chinhnha

Video liên quan

Chủ Đề