Tại sao phải uống thuốc tẩy giun

Tại sao cần tẩy giun cho trẻ và những điều cần lưu ý

Khi bị nhiễm giun, ngoài việc giun cư trú và chiếm các chất dinh dưỡng của cơ thể, giun còn gây nhiều triệu chứng phiền toái cho trẻ, có thể gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập. Khi nhiễm giun, trẻ thường bị rối loạn tiêu hóa, làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, mặt khác giun sẽ tranh giành những chất dinh dưỡng của trẻ, lâu dần làm cho trẻ xanh xao, chậm tăng trưởng thể chất, suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng vì thế dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn khác. Ngoài ra trong một số trường hợp nguy hiểm hơn, giun có thể gây ra những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột hay ở các bé gái khi giun kim cái ra hậu môn đẻ trứng có thể bò sang bộ phận sinh dục gây viêm nhiễm. Vì vậy, việc tẩy giun định kỳ cho trẻ là việc làm hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Khi nào cần tẩy giun cho trẻ và nên uống loại thuốc nào?

Đối với trẻ em, chỉ nên bắt đầu tẩy giun định kỳ khi trẻ được 2 tuổi trở lên và tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng một lần cho trẻ. Trong trường hợp trẻ dưới 2 tuổi, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun sán thì nên đưa trẻ đi khám và làm xét nghiệm tầm soát, đến khi đã có bằng chứng chính xác của việc nhiễm giun sán thì trẻ sẽ được điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Một số loại thuốc thường dùng để tẩy giun cho trẻ như:

  • Albendazol: Có tác dụng ức chế sự thu nhận glucose ở ấu trùng và giun trường thành, làm giảm dự trữ glycogen, giảm năng lượng nên giun bất động rồi chết. Thuốc có tác dụng trên nhiều loại giun: đũa, móc, tóc, lươn, kim. Liều dùng một lần duy nhất cho trẻ từ 2 tuổi dùng 400mg [1V]. Còn với giun móc thì uống albendazol viên 400mg mỗi ngày 1 viên và uống trong 3 ngày liên tiếp.
  • Mebendazol: Cũng làm cho giun bị cạn kiệt glycogen dự trữ, ngoài ra còn ức chế sự sinh sản của giun. Chỉ dùng thuốc này cho trẻ trên 2 tuổi. Để tẩy giun kim, cho trẻ uống 100mg, sau 2 đến 4 tuần nhắc lại một lần nữa; còn để tẩy một hay nhiều loại giun: móc, tóc, kim: dùng liều duy nhất 400mg.
  • Pyratel: Có biệt dược là hemilltox hàm lượng 125mg và 250mg, tác dụng bằng cách phong bế thần kinh – cơ của giun, khiến chúng bị tê liệt và nhu động ruột sẽ đẩy giun ra ngoài. Pyrantel tác động lên cả dạng chưa trưởng thành nhưng không có tác dụnng trên dạng ấu trùng. Thuốc này có thể dùng để tẩy giun kim, giun đũa, giun móc cho trẻ từ 1 tuổi trở lên với liều 10mg/kg cân nặng. Nếu trẻ nhiễm giun kim nhiều có thể nhắc lại sau 1 tuần cũng với liều lượng như trên.

Các loại thuốc trên được bào chế dưới dạng viên nén, thơm, ngọt, có thể nhai, nghiền trước khi uống hay dạng hỗn dịch, tùy theo lứa tuổi của trẻ để lựa chọn dạng thuốc cho thích hợp. Có thể uống thuốc vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, không cần phải nhịn đói. Tuy nhiên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất.

Những lưu ý khi tẩy giun cho trẻ

  • Chỉ tẩy giun định kỳ khi trẻ 2 tuổi trở lên. Trẻ dưới 2 tuổi nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun thì nên đưa đi khám để làm xét nghiệm tầm soát, và khi đã có bằng chứng chính xác của nhiễm giun, trẻ sẽ được điều trị dưới sự theo dõi của bác sĩ.
  • Có một số bệnh chống chỉ định với thuốc tẩy giun vì vậy cha mẹ cần kiểm tra sức khỏe trẻ trước khi quyết định tẩy giun cho con. Nếu trẻ mắc một số bệnh mãn tính, tim bẩm sinh, suy tim, suy gan, suy thận, đang ốm, sốt... không nên tẩy giun hoặc nếu tẩy, phải có chỉ định, có sự theo dõi của bác sĩ.
  • Thuốc tẩy giun cũng có một số tác dụng phụ ít gặp sau khi dùng thuốc như trẻ có thể đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy thoáng qua, những triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi. Một số rất ít trường hợp trẻ có thể có phản ứng dị ứng với thuốc như phát ban, ngứa, nổi mề đay. Khi đó, nên đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn cách xử lý phù hợp.
  • Trước khi cho trẻ uống thuốc tẩy giun, bố mẹ nên cho trẻ ăn no. Thuốc tẩy giun hoạt động với cơ chế ngăn không cho giun hấp thụ glucose từ thức ăn. Sau khi uống thuốc, nếu trẻ cảm thấy mệt, bố mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước, nước đường, sữa,... Trường hợp trẻ ngày càng mệt hơn, kèm theo nôn ói thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
  • Một điều quan trọng là mẹ phải tránh tình trạng tái nhiễm giun cho trẻ. Cố gắng giữ gìn vệ sinh nhà cửa, cho trẻ rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, giữ gìn vệ sinh ăn uống, bảo đảm ăn chín, uống sôi…Vệ sinh ăn uống: nên cho bé uống nước đun sôi để nguội, ăn rau đã nấu chín, các loại trái cây nên gọt vỏ Khi tẩy giun nên làm đồng loạt với tất cả các thành viên trong gia đình để tránh tình trạng lây nhiễm chéo giữa cha mẹ với con cái, anh em trong nhà, khi đó hiệu quả của tẩy giun sẽ bị mất và trẻ dễ dàng tái nhiễm trở lại

Đỗ Hương

ad syt ad

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thúy Oanh - Trưởng Đơn nguyên Nội Tiêu hóa – Nội soi, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Nhiễm giun sán là một trong các bệnh nhiễm ký sinh trùng phổ biến, thường xảy ra ở các nước đang phát triển, đặc biệt trên các đối tượng nhạy cảm như trẻ em tuổi mẫu giáo, học sinh tiểu học và cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Các loại giun đường ruột ở người gặp chủ yếu bao gồm giun đũa, giun móc, giun tóc và giun kim.

Người nhiễm bệnh thường do ăn phải trứng giun từ thức ăn ô nhiễm, qua rau sống, nước uống và vệ sinh bàn tay không đúng cách hoặc không giữ vệ sinh tay sạch sẽ. Nhiễm giun sán thường gây ra một số các biểu hiện như chán ăn, tiêu chảy, bụng chướng, suy dinh dưỡng, xuất huyết tiêu hóa, viêm nhiễm đường ruột.

Một số trường hợp các búi giun có thể gây tắc nghẽn, cản trở lưu thông trong lòng ruột [tắc ruột] mà nếu không được xử trí có thể dẫn đến những hậu quả nghiệm trọng như tử vong.

Nhiễm giun sán thường gây ra chướng bụng. chán ăn,..

Tổ chức WHO khuyến cáo tẩy giun là biện pháp dự phòng quan trọng, đặc biệt ở các đối tượng nguy cơ cao bên cạnh các biện pháp vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh cá nhân.

Đối tượng áp dụng: mọi lứa tuổi từ 12 tháng tuổi trở lên

Chống chỉ định của tẩy giun:

  • Người đang mắc các bệnh cấp tính, sốt > 38,5° C
  • Có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc tẩy giun
  • Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em dưới 12 tháng tuổi.

Tần suất tẩy giun theo khuyến cáo WHO

Trẻ em:

  • Khuyến cáo tẩy giun 1 lần/năm hoặc 2 lần/năm cho tất cả trẻ em từ 12-23 tháng; trẻ tiền học đường từ 1-4 tuổi; trẻ học đường từ 5-12 tuổi [có thể tới 14 tuổi] ở vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán ở trẻ em lớn hơn 20%.
  • Tần suất 2 lần/năm được khuyến cáo cho các vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán trẻ em lớn hơn 50%
  • Liều cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi là Albendazole 200mg/lần
  • Liều khuyến cáo cho các đối tượng khác là Albendazole [Zentel] 400mg/lần và Mebendazole [Fugacar] 500mg/lần

Nữ giới tuổi thanh viên không mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ

  • Khuyến cáo tẩy giun 1 lần/năm hoặc 2 lần/năm cho tất cả nữ giới tuổi thanh niên không mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán trong nhóm đối tượng trên lớn hơn 20%.
  • Tần suất 2 lần/năm được khuyến cáo cho các vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán nữ giới tuổi thanh niên không mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lớn hơn 50%
  • Liều khuyến cáo là Albendazole 400mg/lần và Mebendazole 500mg/lần

Phụ nữ mang thai

  • Khuyến cáo tẩy giun liều duy nhất cho phụ nữ mang thai sau quý 1 của thai kỳ tại vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán hoặc T.trichiura [giun tóc] lớn hơn 20% hoặc tại vùng có tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai lớn hơn 20%
  • Liều khuyến cáo là liều duy nhất Albendazole 400mg và Mebedazole 500mg

Khuyến cáo tẩy giun liều duy nhất cho phụ nữ mang thai sau quý 1 của thai kỳ

Các đối tượng khác

  • Khuyến cáo tẩy giun hàng năm hoặc 2 năm 1 lần
  • Liều khuyến cáo là liều duy nhất Albendazole 400mg và Mebendazole 500mg

Phó giáo sư. Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thúy Oanh hiện là Trưởng Đơn nguyên Nội Tiêu hóa – Nội soi, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park từ tháng 11/2015. Phó giáo sư. Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thúy Oanh là một trong những chuyên gia đầu ngành về nội soi tiêu hóa, nguyên là Chủ Tịch Hội Nội Soi Tiêu Hóa Miền Nam, Phó Chủ Tịch Liên Chi Hội Nội Soi Tiêu Hóa Việt Nam, Trưởng khoa Nội Soi bệnh viện Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Dấu hiệu viêm ruột thừa ở trẻ em

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề