Tại sao rửa vết thương bằng nước muối

Sát trùng vết thương hở bằng nước muối liệu có đủ?

  • Tác giả:
  • Tham vấn Y khoa: Dược sĩ Lê Hải Linh
  • Ngày đăng: 17/08/2020

Khi có tổn thương da, nhiều người vẫn giữ thói quen chỉ sát trùng vết thương hở bằng nước muối. Theo suy nghĩ của họ, chỉ nước muối cũng đã đủ để làm sạch, đảm bảo vết thương không còn nguy cơ nhiễm khuẩn. Nhưng nước muối có thật sự “thần kỳ” như vậy không?

Sát trùng vết thương hở

Nước muối sinh lý là gì?

Nước muối sinh lý hay còn có tên gọi khoa học là natri clorid 0,9% [NaCl 0,9%]. Đây là hỗn hợp giữa nước và muối tinh khiết được pha chế với tỷ lệ 0,9%, tức 1 lít nước với 9 gam muối tinh khiết. Nước muối sinh lý là một dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dịch trong cơ thể người.

Hình ảnh nước muối sinh lí 0,9%

Về cơ bản nước muối sinh lý được chia làm 2 loại:

  • Loại 1: Dùng để tẩy rửa vết thương ngoài da, nhỏ mắt, làm sạch khoang mũi, không tai, súc miệng – họng,…
  • Loại 2: Dùng để tiêm truyền vào tĩnh mạch trong cơ thể [dân gian còn gọi là truyền nước biển]. Khác với nước muối sinh lý dùng bên ngoài, nước muối để truyền vào trong cơ thể cần trải qua một quy trình khắt khe: chưng cất, điều chế, bảo quản trong môi trường hoàn toàn vô trùng. Ngoài ra, nước muối sinh lý cũng được tiêm truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch với khối lượng theo chỉ định của bác sĩ.

Cả hai phân loại trên của nước muối sinh lý đều an toàn nên được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và y tế. Ngoài ra, dung dịch này cũng sử dụng được cho mọi đối tượng và lứa tuổi bao gồm cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hay phụ nữ có thai.

TTO - Nghĩ rằng muối có khả năng sát trùng nên nhiều người khi bị các vết thương hở thường có thói quen lấy muối pha với nước để rửa vết thương. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, cách làm này có thể phản tác dụng, làm cho vết thương nhiễm trùng.

  • Nước muối sinh lý dùng như thế nào?

Vết trầy xước nên được sát trùng bằng nước muối sinh lý . Ảnh: HỮUTHUẬN

Anh T.A.Q [ 26 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp] cho biết anh thường tự chế nước muối bằng cách pha muối với nước sôi.

"Khi bị đứt tay, hay bị trầy xước da, mình cứ lấy một nhúm muối, cho vào hòa tan với nước rồi ngâm vết thương vào đó khoảng 5 phút. Mình nghĩ muối sẽ diệt trùng tốt" – anh Q. nói.

Theo bác sĩ Nguyễn Viết Hậu, phó Khoa Cấp cứu, Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, việc xát muối vào vết thương là hoàn toàn không chính xác, dù dung dịch nước muối thường được sử dụng trong việc rửa vết thương hằng ngày tại các cơ sở y tế.

Dung dịch muối được chọn rửa vết thương có nồng độ chuẩn [thông thường 0.9%] và dung môi nước là vô trùng.

Trong khi nhiều người sát trùng thường lấy muối ăn, muối hột pha với nước sinh hoạt chưa được vô trùng. Thêm với tâm lý pha nhiều muối để diệt được vi trùng nên nồng độ sau pha thường muối rất cao. Điều này không có lợi mà còn tổn thương các mô của vết thương.

"Kết hợp với dung dịch rửa không phù hợp về nồng độ và nước pha chưa được tiệt trùng làm vết thương rất khó lành, thậm chí bị nhiễm trùng và làm kéo dài thời gian lành vết thương", bác sĩ Hậu nói.

Bác sĩ Phan Thế Anh, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 175 [TP.HCM], cho biết tùy vào mức độ của vết thương mà có cách xử trí khác nhau.

Để sát trùng vết thương nhẹ, trầy xước ngoài da thì có thể tự dùng nước muối sinh lý bán sẵn để rửa sạch, sau đó lau khô.

Còn vết thương sâu, lớn thì phải đến cơ sở y tế khâu lại, sát khuẩn và thay băng gạc hằng ngày. Đặc biệt, không nên rửa bằng cồn i-ốt.

1. Những thứ cần chuẩn bị trước khi rửa vết thương hở

Cồn i-ốt

Gạc vô khuẩn

Tăm bông sạch

Nước muối sinh lý

Băng dính vải hoặc băng cuộn với vết thương cần phải băng bó

2. Các bước thực hiện

Bước 1: Người trực tiếp rửa vết thương hở cho người bệnh cần rửa sạch đôi bàn tay của mình bằng xà phòng

Bước 2: Nếu vết thương đã được băng bó từ trước thì nhẹ nhàng tiến hành bóc băng ra

Bước 3: Lau rửa sạch bề mặt vết thương bằng gạc ẩm tẩm nước muối sinh lý

Bước 4: Pha loãng cồn i-ốt với nước muối sinh lý theo tỷ lệ 1:5. Sau đó dùng tăm bông sạch tẩm dung dich cồn pha loãng sát khuẩn vết thương hở theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài; diện tích vùng sát khuẩn phải rộng hơn diện tích miệng vết thương.

Bước 5: Với trường hợp vết thương có rỉ dịch nhiều cần băng bó lại bằng gạc vô khuẩn rồi cố định bằng băng cuộn hoặc băng dính. Với trường hợp chỉ có xây sát da, miệng vết thương khô; ta có thể để thoáng vết thương sẽ mau liền hơn.

Cần biết gì về nước muối sinh lý dùng ngoài?

Video liên quan

Chủ Đề