Tại sao Sóng bắt đầu từ gió

A. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Xuân Quỳnh

+ Là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

+ Chuyên viết về tình yêu

- Giới thiệu tác phẩm: Sóng

+ Được viết vào năm 1967, khi tác giả có chuyến đi thực tế tại biển Diêm Điền.

+ Đứng trước những con sóng nối tiếp, vô tận của biển cả, Xuân Quỳnh đã nhận thấy sự đồng điệu giữa những cung bậc, trạng thái của sóng với cung bậc tình cảm, khát vọng trong tâm hồn của người phụ nữ khi yêu.

+ Bài thơ Sóng được in trong tập Hoa dọc chiến hào tập thơ tiêu biểu của Xuân Quỳnh trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ.

+ Trong tác phẩm này, nhà thơ đã sử dụng hai hình tượng sóng và em khi tách biệt, khi thống nhất, hòa vào làm một để diễn tả vẻ đẹp trong tình yêu của tâm hồn người phụ nữ.

- Giới thiệu khái quát về khổ thơ

B. Thân bài

1. Lí luận về thơ

- Nếu như tác phẩm tự sự thường phản ánh tư tưởng, tình cảm của tác giả thông qua việc tái hiện khách quan hiện thực đời sống thông qua tình huống truyện, sự kiện, nhân vật, chi tiếtthì thơ ca đi vào phản ánh thế giới tâm hồn con người trước rung cảm tinh tế sâu sắc, trước cuộc sống muôn màu.

- Vì thế Lê Qúy Đôn nói: thơ ca khởi phát từ lòng người. Có thể nói, bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh đã thể hiện rõ nét điều đó.

2. Phân tích

a. Hai câu thơ đầu: Lý giải về cội nguồn của sóng

- Câu thơ đầu nhà thơ tự lý giải nguồn gốc của sóng là từ gió "Sóng bắt đầu từ gió".

+ Sóng biển là khởi đầu từ gió, nhờ gió mà có sóng lên.

- Nhưng ở câu thơ thứ hai nhà thơ lại không lý giải được nguồn gốc của gió "Gió bắt đầu từ đâu".

+ Câu hỏi tu từ vừa như một hoài nghi, thắc mắc của nhân vật trữ tình vừa tăng tính gợi hình, gợi tả, gợi cảm cho câu thơ.

+ Hơn hết, chính câu hỏi ấy như khẳng định rằng "em" chưa thể giải thích được cội nguồn của sóng.

b. Hai câu thơ cuối: Từ sự lý giải về cội nguồn của "sóng", nhân vật "em" bày tỏ sự trăn trở, hoài nghi về cội nguồn, về sự bắt đầu của tình yêu giữa "em" và "anh".

- Lí giải "sóng" bắt nguồn từ gió nhưng nhà thơ lại không thể giải thích "gió bắt đầu từ đâu". Có lẽ bởi vậy mà nó cũng chính là tâm trạng của nhân vật "em" trong tình yêu đôi lứa:

"Em cũng không biết nữa"

+ Cũng như tình yêu của anh và em nó đến rất bất ngờ và tự nhiên bởi "tình yêu đến trong đời không báo động".

- Câu thơ "Khi nào ta yêu nhau" như một cái lắc đầu nhè nhẹ, thật là nữ tính. Tình yêu của đôi ta bắt đầu từ bao giờ? Hai ta cảm mến và yêu thương nhau từ khi nào?

=> Đây có lẽ là một trong những câu hỏi tiêu biểu của tình yêu đôi lứa, của tình yêu giữa "em" và "anh".

* Liên hệ: Xuân Diệu ông hoàng của thi ca tình yêu cũng đã từng băn khoăn khi định nghĩa về tình yêu:

"Đố ai định nghĩa được tình yêu

Có khó gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu".

C. Kết bài

- Khẳng định giá trị của tác phẩm

- Tình cảm của em dành cho tác phẩm

Sóng là một tác phẩm thành công vang dội của Xuân Quỳnh. Bài thơ bộc lộ tất cả những cung bậc trong tình yêu, thể hiện tình cảm son sắt, thủy chung, tha thiết, cao thượng cùng bao nỗi nhớ thương, niềm tin yêu vào tình yêu cao cả không chấp nhận một tình yêu tầm thường và nhỏ hẹp. Khat vọng một tình yêu cao đẹp thủy chung. Phải có một tâm hồn thủy chung thì mới có những vần thơ đẹp và lung linh đến vậy. Xuân Quỳnh đã góp một hơi thở đắm say, một tiếng sóng đẹp đẽ làm tươi thắm thêm cho thi đàn hiện đại Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề