Tâm lý khi bị bạo lực học đường

📍 3 HẬU QUẢ KINH HOÀNG MÀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG GÂY NÊN📍

Hãy cùng Thám tử tâm lý “tố cáo” những nguy hại do việc suy giảm sức khỏe tinh thần vì bạo lực học đường gây ra nhé!

1. Hiệu quả học tập và công việc giảm sút nghiêm trọng:

👉 Khi gặp vấn đề dẫn đến việc tâm lý căng thẳng diễn ra sẽ khiến cho nạn nhân bị mệt mỏi, căng thẳng, thậm chị là sợ việc đến trường, đến nơi làm việc. Dẫn đến việc kết quả học tập bị giảm sút và năng suất làm việc gần như bằng không.

2. Ảnh hướng đến các mối quan hệ xung quanh:

👉 Người bị stress hoặc bạo lực học đường thường có tâm lý chung là sợ hãi, lo âu và mất tự tin hay trầm trọng hơn nữa là bị ám ảnh bởi những điều bản thân phải chịu đựng. Những điều này khi diễn ra lâu dần sẽ khiến cho các nạn nhân bị trầm cảm, thậm chí là tìm đến cái chết.

3. Cơ thể không còn được khỏe mạnh:

👉 Sức khỏe tinh thần không được duy trì trong trạng thái tốt nhất lâu dần cũng kéo theo việc cơ thể bị ảnh hưởng. Khi bị căng thẳng quá lâu cơ thể có khả năng cao sẽ mắc các bệnh về tim mạch hay suy giảm trí nhớ…

Nếu bạn biết còn hậu quả nghiêm trọng nào nữa thì hãy tố giác dưới comment của bài post cho mọi người cùng tránh nhé! 👇

Hiểu được sự nguy hiểm của việc stress và bạo lực học đường mang lại nên Thám tử tâm lý đã sớm chuẩn bị những “bảo bối thần kì” giúp bạn vượt qua. Hãy cùng chờ đón xem ở bài post sau và đừng quên sử dụng website trò chuyện của Thám tử tâm lý nha 💚

#thamtutamly #project #bichimoly #thamtutamly_bichimoly #tamly #baoluchocduong #tuvantamly
________________________

DỰ ÁN THÁM TỬ TÂM LÝ ☀️ Link website: thamtutamlybichimoly.com Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

📌 Email: [email protected]

📌 Facebook: //www.facebook.com/thamtutamly.bichimoly/ 📌 Instagram: //www.instagram.com/thamtutamly_bichimoly/

📌 Hotline: Ms. Khánh Ly [0927099813]

Tình trạng bạo lực học đường đã tồn tại từ nhiều năm nay, tuy nhiên theo thời gian thì mức độ phổ biến và nghiêm trọng có nguy cơ gia tăng. Vấn nạn này đã trở thành nỗi sợ và mối lo ngại đáng báo động của nhiều học sinh, phụ huynh và thầy cô, là nỗi trăn trở của toàn xã hội.

 

Nửa năm trôi qua, nhưng Lê Thị T, học sinh một trường phổ thông ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vẫn không thôi ám ảnh cảm giác bị các bạn học cùng lớp tẩy chay, chửi mắng. Không chỉ là nỗi đau về thể xác, những nỗi đau về tinh thần thật khó chữa lành, có thể đi theo T đến hết năm tháng cuộc đời: “Em làm lớp trưởng cho tới giữa kỳ 1 các bạn bảo cứ tẩy chay em là không làm được, đến mức em sợ mạng xã hội và em không dám đăng hay chấp nhận lời mời kết bạn của bất cứ ai từ bên ngoài. Vì em sợ các bạn giả danh tiếp tục nói xấu, mắng chửi em” – T nghẹn ngào tâm sự.

Với Dương Thị B, một học sinh cấp 3 khác cũng rơi vào hoàn cảnh bị bạo lực học đường. B không chỉ cảm thấy đơn độc do bạn bè cô lập mà thậm chí có lúc B còn nghĩ tới cái chết do căng thẳng tâm lý, bị xúc phạm ghê gớm. B đã phải nghỉ học một thời gian điểu trị tâm lý và chuyển trường để tìm kiếm môi trường an toàn hơn. B chia sẻ thêm “Bạn ấy bảo em lườm bạn ấy, mà thực ra em không lườm. Hôm sau đi học bạn ấy túm cổ áo em kêu người tới đánh. Em chán nản việc học, lại bị vu oan rồi bị đánh nên em muốn bỏ học, bố mẹ em cũng rất buồn”.

Một nữ sinh ở Quảng Ninh bị đánh hội đồng.

Không ít nạn nhân của bạo lực học đường bị trầm cảm, sang chấn tâm lý, luôn sống trong cảm giác sợ hãi, hoảng loạn như B. Những lý do để bạo lực học đường có thể tồn tại thì muôn hình vạn trạng như nói xấu, ghen tuông, hay đơn giản chỉ là đánh cho bõ ghét...Nhiều phụ huynh tỏ ra bất bình khi chính con mình lại trở thành nạn nhân của bạo lực học đường. Chị Nguyễn Thị H. ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh xót xa nói: “Tôi đẻ con ra bao nhiêu năm trời chưa bao giờ đánh con một cái thật đau, hay nói nặng con một lời. Lúc nào cũng nhẹ nhàng bảo ban con ăn học, cháu cũng ngoan chứ có phải hư hỏng đâu mà giờ ra đường bị các bạn học cùng đánh như vậy”. Thậm chí, nhiều phụ huynh phải chuyển trường để tìm kiếm một môi trường học mới an toàn cho con em mình.

Nguyên nhân của tình trạng này đã được nhiều chuyên gia phân tích tại các cuộc tọa đàm, hội thảo...Thế nhưng bạo lực học đường vẫn không được ngăn chặn mà mức độ ngày càng gia tăng, trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội.

Giải pháp nào đưa ra để hạn chế bạo lực học đường? PGS.TS. Trần Thành Nam - Viện tâm lý Việt Pháp cho rằng cần có những thay đổi về mặt chính sách nhằm giúp các em học sinh tháo gỡ dần những vướng mắc, xoa dịu những bất ổn tâm lý và định hướng con đường đi đúng đắn. “Chúng ta cứ cho rằng có chính sách là giải quyết được vấn đề, thế nhưng phải thực thi thế nào cho đúng, cho phù hợp. Nhiều trường học áp dụng các chương trình dạy về phòng chống bạo lực học đường, nhưng việc thực hiện vẫn còn hình thức. Các nhà quản lý cần lưu ý để có những hướng dẫn cụ thể nhằm hạn chế tình trạng này” -  PGS.TS. Trần Thành Nam khẳng định.

PGS.TS. Trần Thành Nam - Viện tâm lý Việt Pháp

Theo bà Vũ Thị Thúy Hà, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, ngành giáo dục cần có một cuộc cách mạng thực sự, chú trọng bồi dưỡng thêm về kỹ năng sống, lối sống tích cực, xây dựng môi trường học thân thiện, trang bị cho các em ý thức bảo vệ mình và những người xung quanh, mạnh dạn nói không với bạo lực học đường. Bà Thúy Hà cho biết: “Thời gian tới, ngành giáo dục đào tạo sẽ tăng cường chỉ đạo công tác giáo dục kỹ năng sống một cách sâu rộng và sát sao hơn. Thông qua các hoạt động trải nghiệm gắn với các chuyên đề thực tế, đồng thời mở rộng việc giáo dục nhằm giúp cho học sinh có môi trường phát triển toàn diện nhất”.

Hơn hết chính mỗi gia đình, mỗi bậc cha mẹ đều phải là những người bạn đồng hành, giáo dục con cái không được phép gây tổn thương cho ai và dám đứng ra tố cáo những hành vi bạo lực học đường.

Đã đến lúc cần lên án mạnh mẽ bạo lực học đường và định hướng những giá trị tốt đẹp cho con em chúng ta. Gia đình, nhà trường và cả xã hội cần chung tay, đồng lòng loại bỏ bạo lực học đường. Bởi bất cứ khi nào, mỗi đứa trẻ cũng có thể trở thành nạn nhân của tình trạng này nếu không kịp thời ngăn chặn./.

Không thể phủ nhận rằng xã hội hiện nay ngày một phát triển và văn minh hơn, chất lượng cuộc sống ổn định, môi trường hiện đại hơn bao giờ hết. Thế nhưng, những vấn nạn xã hội nói chung và ở trường học nói riêng vẫn không ngừng gia tăng. Tình trạng bạo lực học đường đang là một vấn đề nhức nhối được nhiều người quan tâm khi mỗi năm số vụ bạo lực học đường tăng lên và tính chất càng nghiêm trọng hơn. Chẳng còn cách giải quyết nào khác hơn là thực hiện tư vấn tâm lý trẻ em. Hãy cùng VIỆN TÂM LÝ & TÂM THẦN HỌC VIỆT – PHÁP tìm hiểu về tầm quan trọng của tâm lý học đường trong xã hội hiện nay nhé.

Thực trạng bạo lực học đường hiện nay

Hiện nay, học sinh không chỉ học tập tại trường học mà còn được học tập tại một môi trường mới, dường như không có thực thông qua Internet. Sự bùng nổ của mạng Internet và các thiết bị điện tử cũng như sự thúc đẩy của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 buộc chúng ta phải theo kịp thời đại, xây dựng một môi trường học tập văn minh và hiện đại hơn. Vẫn duy trì phương pháp học tập truyền thống, giáo viên giảng dạy và truyền đạt kiến thức trực tiếp cho học sinh ngay tại lớp học nhưng đồng thời cũng tiếp nhận phương pháp học tập trực tuyến mới mẻ này. Công nghệ đã thay đổi cách con người sống, làm việc, giao tiếp, học tập và thậm chí cách thứ bắt nạt người khác.

Trước đây, mọi người đa số chỉ biết đến những vụ bạo lực học đường xảy ra tại trường học thế nhưng giờ đây những hành vi bắt nạt bạn bè còn được thực hiện thông qua cả máy tính, điện thoại. Theo thống kê của Bộ công an chỉ ra trong quý 1/2019 có 310 vụ bạo lực học đường trên toàn quốc, trong đó chủ yếu xảy ra ở cấp THCS và THPT. Theo một cuộc khảo sát do Quỹ Nhi đồng LHQ [UNICEF] và Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ thực hiện với sự tham gia của 170.000 em trong độ tuổi 13 - 24 trên thế giới thì 1/3 thanh thiếu niên từng lạ nạn nhân của bạo lực học đường trên mạng. Và trung bình thì cứ 5 em lại có 1 em bỏ học vì điều này chứng tỏ được rằng tâm lý học đường có tác động mạnh mẽ đến việc học tập và cuộc sống của học sinh. 

Vì sao tâm lý học đường nên được coi trọng?

Thật ra tâm lý học đường có liên quan đến rất nhiều những yếu tố chẳng hạn như áp lực thi cử, điểm số, thành tích,… nhưng trong bài viết này, chúng tôi chủ yếu đề cập đến tâm lý học đường và tệ nạn bạo lực học đường hiện nay. Tâm lý quyết định rất lớn đến ý thức, suy nghĩ và hành động của mỗi con người, nhất là đối với trẻ nhỏ, các em còn non nớt và chưa thực sự chín chắn, dễ bị lay động. 

Những em học sinh là nạn nhân của bạo lực học đường thường có kết quả học tập rất kém và bị sa sút đáng kể, phải thi lại, lưu ban do không thể tập trung học tập, thậm chí có những em còn không dám đến lớp vì sợ bạn bắt nạt. Bị bắt nạt nhiều lần gây nên tâm lý vô cùng ức chế, tinh thần hoảng loạn và ám ảnh, sợ hãi, lo âu, bất an, … Dần dần các em bị khủng hoảng tâm lý, rơi vào trạng thái trầm cảm, tự kỷ và đáng sợ nhất khi nhiều em đã chọn cái chết để giải thoát cho chính bản thân mình.

Ngoài ra, những em là chủ thể gây ra những vụ bạo lực học đường cũng chịu ảnh hưởng không ít. Chúng phải đối mặt với những vấn đề về sức khỏe, tâm lý, nhân cách và kết quả học tập. Rất có thể các em sẽ gây ra hiềm khích vời bạn bị bắt nạt và là nạn nhân của những vụ bạo hành tiếp theo. Nếu mức độ vụ việc nghiêm trọng hơn, thì chính những học sinh này sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. 

Với những hậu quả nghiêm trọng như trên, có thể thấy rằng việc giáo dục tâm lý học đường cho các em ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường là điều rất cần thiết. Là trẻ nhỏ, các em cần được nuôi dưỡng tâm lý lành mạnh, như thế các em sẽ có cơ hội để phát triển toàn diện cả về trí tuệ và tinh thần. Chẳng những thành tích học tập tốt hơn mà học sinh còn xây dựng được mối quan hệ bạn bè thân thiết, gắn bó với các bạn cùng lớp. Học tập tốt, phẩm chất đạo đức tốt đó chẳng lại là những mục tiêu mà tất cả các em học sinh, cha mẹ, nhà trường và xã hội đều đang hướng đến sao. Vậy thì chẳng còn cách nào khác ngoài việc tư vấn tâm lý học đường cho tất cả mọi người ngay từ bây giờ. 

Tư vấn tâm lý học đường ở đâu?

Hiện nay, VIỆN TÂM LÝ & TÂM THẦN HỌC VIỆT – PHÁP thường xuyên phối hợp cùng các trường học, sở giáo dục và đào tạo để cùng thực hiện và tổ chức những buổi hội thảo, tọa đàm về việc giáo dục tâm lý học đường và xây dựng trường học hạnh phúc nhằm mang đến những thông tin hữu ích nhất cho các quý phụ huynh, học sinh và thầy cô. Hãy liên hệ đến số 024.3762.5838 để lắng nghe những chuyên gia hàng đầu về tâm lý trẻ em tư vấn và giải đáp. Ngoài ra, bạn có thể truy cập kênh youtube //www.youtube.com/channel/UCDYCcmDsvg90_LzFvcMQFKQ và thường xuyên theo dõi website //tamlyvietphap.vn/ để có cơ hội tham gia và theo dõi những buổi hội thảo của Viện.

Video liên quan

Chủ Đề