Tam phủ và Tứ phủ khác nhau như thế nào

Skip to content

Tượng thờ đạo mẫu

I. TAM PHỦ

– Tam là Ba – Phủ: Là nơi làm việc của các quan – Tam phủ: Là nơi làm việc của các quan âm, chư vị thần linh của ba Miền: Thiên Phủ, địa phủ, thoải phủ Thiên phủ [ Màu Xanh – Vua cha Ngọc  Hoang]: Bao gồm các chư vị thần linh cai quản bầu trời. Địa phủ [Màu Vàng – Vua cha Diêm vương ]: Bao gồm các chư vị thần linh cai quản vùng đất đai Thủy Phủ [ Màu Trắng – Vua cha bat hai]: Bao gồm các chư vị thần linh cai quản miền sông nước. Theo lịch sử phát triển của Tín ngưỡng Tam tứ phủ, thì khái niệm Tam phủ có trước, Tứ phủ có sau.

Vào Thời kỳ khởi nguyên của Tam phủ người ta cho rằng tam phủ gồm ba miền: Thiên, Địa, Thoải. Lúc đó Nhạc Phủ chưa có

II. TỨ PHỦ:

Là nơi làm việc của các quan âm, chư vị thần linh của bốn Miền: Thiên Phủ, địa phủ, thoải phủ, Nhạc phủ Thiên phủ [ Màu Đỏ – Mẫu Cửu]: Bao gồm các chư vị thần linh cai quản bầu trời. Địa phủ [Màu Vàng – Mẫu Liễu] : Bao gồm các chư vị thần linh cai quản vùng đất đai Thủy Phủ [ Màu Trắng – Mẫu Thoải]: Bao gồm các chư vị thần linh cai quản miền sông nước. Nhạc Phủ [ Màu Xanh – Mẫu Thượng ngàn]: Bao gồm các chư vị thần linh cai quản miền rừng, sơn lâm

Theo sắp sếp thứ tự ngày xưa là : Thiên, địa, thoải, nhạc [ vì nhạc xuất hiện sau

Tìm hiểu các cấp bậc trên các ban thờ trong Điện – Đền – Phủ Mẫu

Chúng ta vẫn thường đi lễ ở các Điện – Đền – Phủ nhưng ít người tìm hiểu rõ ràng và cụ thể các cấp bậc và thứ tự các vị trí của các đấng linh thiêng trên ban thờ.

Do vậy, chúng tôi mạn phép chia sẻ một chút hiểu biết về vấn đề này với bạn đọc của Bồ Đề Tâm hương.
các vị trí trên ban thờ trong các điện – phủ – đền thờ mẫu

Một là: Ngọc Hoàng .

vị Thánh cao nhất trong đạo Mẫu, có ban thờ riêng trong các đền và phủ, tuy nhiên vai trò của Ngọc Hoàng trong nghi lễ và thờ cúng, cũng như trong tâm thức dân gian của người Việt rất mờ nhạt.

Hai là: Tam toà thánh Mẫu

gồm Mẫu Thuợng Thiên, Mẫu Thuợng Ngàn, Mẫu Thoải, Địa Tiên Thánh Mẫu họ là biểu trung cho quyền năng sáng tạo vũ trụ duy nhất,

nhưng lại hoá thân thành Tam vị, Tứ vị Thánh Mẫu cai quản các miền khác nhau của vũ trụ: Trời, đất, nuớc và thuợng ngàn.

Ba là: Ngũ vị Vương Quan,

các vị đều mặc võ quan, mang kiếm hay kích, màu sắc võ phục thì tuỳ thuộc các vị thần ở các phủ như:

Thoải phủ mặc màu trắng, Thiên phủ mặc màu đỏ, Nhạc phủ mặc màu xanh, Địa phủ mặc màu vàng.

Quan lớn Đệ Tam và Quan Đệ Ngũ đều thuộc Thoải phủ, dòng Long Vuơng Bát Hải.

Bốn là:
Tứ vị Thánh bà hay Tứ vị Chầu bà đuợc hoá thân, phục vụ trực tiếp Tứ vị Thánh Mẫu.

Năm là:
Ngũ vị Hoàng tử được gọi tên từ Ông Hoàng Đệ Nhất đến Ông Hoàng Muời.

Sáu là:
Thập nhị Vuơng cô, từ cô Cả [Cô Đệ Nhất] đến cô thứ 12 [Cô Bé], đều là các thị nữ của Thánh Mẫu và các Chầu.

Bẩy là:
Thập nhị Vuơng cậu, là những nguời chết trẻ, từ 1 – 9 tuổi, hiển linh thành các bé Thánh.

Tám là:
Quan ngũ Hổ và Ông Lốt[ Rắn ], nơi thờ thần Ngũ Hổ ở hạ ban, phía duới điện thờ Mẫu.

Phía trên điện thờ chính, có hình tuợng đôi Bạch Xà vắt ngang.

Thông số kỹ thuật tượng thờ đạo mẫu

Kích thước: Phụ thuộc diện tích không gian thờ tự. Thông thường cao tổng thể từ 47cm đến 1m40

Chất liệu: Gỗ mít, gỗ vàng tâm… chúng tôi nhận đặt làm theo yêu cầu của quý khách

Chất Liệu Sơn: Sơn Ta, sơn Pu

Chất liệu lót: Sơn son thếp vàng, thếp bạc phủ hoàng kim

Sử Dụng: Phòng Thờ tư gia, dòng họ, đình chùa nơi thờ cúng linh thiêng

Giá Thành: Tùy theo kích thước, chất liệu gỗ, mẫu mã khách hàng đặt.

Tuổi Thọ: Dùng càng lâu năm càng có giá trị theo đồ cổ

Xưởng sản xuất Đồ thờ – Tượng phật Sơn Đồng tượng thờ đạo mẫu .

là một xưởng sản xuất nằm trong làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống đã có từ rất lâu thuộc xã Sơn Đồng – huyện Hoài Đức – Hà Nội .

Tiếp nối truyền thống cha ông , lưu truyền và phát huy nét tinh hoa của làng nghề ,

Xưởng sản xuất Đồ thờ – Tượng phật Sơn Đồng ra đời nhằm đem lại cho quý khách những sản phẩm chất lượng cao nhất , mẫu mã phong phú, , giá cả hợp lí …

Chức năng nhiệm vụ chính :
Bàn thờ gia tiên , chung cư , nhà thờ …
Sản xuất đồ thờ – tượng phật

Hoành phi – câu đối, án gian, sập , ô xa , cửa võng,

cuốn thư, ngai, kiệu, ngựa , hạc, chấp kích, bát bửu….

tạc tượng Phật , Tam bảo , thượng điện , nhà mẫu .. phù điêu, truyền thần. Tư vấn, thiết kế đình, chùa, nhà thờ, gian thờ tại nhà riêng… Làm mới, tu sửa đồ thờ cúng, tượng phật.

Cung cấp sản phẩm tượng phật trưng bày tại cửa hàng.

Đồ cung tiến vào đình, chùa, nhà thờ theo yêu cầu. Sdt : 0908867888 Web : Langnghesondong.com.vn

Địa chỉ : xóm ngã tư , xã sơn đồng , tp Hà nội

Có rất nhiều giả thuyết giải thích về mối liên hệ giữa Tam Phủ và Tứ Phủ, tuy nhiên khó xác định chính xác giả thuyết nào khả tín nhất. Sở dĩ như vậy vì các tín ngưỡng Việt Nam hầu như chỉ được gìn giữ từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền khẩu mà không có tài liệu rõ ràng và ít được nghiên cứu.

Khi tìm hiểu về Hầu đồng và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt chúng ta sẽ thấy mọi người nhắc đến Tam phủ và Tứ phủ. Vậy Tam phủ, Tứ phủ ở đây là gì? Hệ thống Thần linh tứ phủ gồm những vị nào? Mối liên hệ giữa Tam Phủ và Tứ Phủ. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu qua bài viết dưới nhé.

1. Tam Phủ là gì?

Tam: Là ba

Phủ: Là nơi làm việc của các quan

Tam phủ: Là nơi làm việc của các quan âm, chư vị thần linh của ba Miền: Thiên Phủ, địa phủ, thoải phủ

Thiên phủ [ Màu Xanh – Vua cha Ngoc Hoang]: Bao gồm các chư vị thần linh cai quản bầu trời.

Địa phủ [Màu Vàng – Vua cha Diem vuong]: Bao gồm các chư vị thần linh cai quản vùng đất đai

Thủy Phủ [ Màu Trắng – Vua cha bat hai]: Bao gồm các chư vị thần linh cai quản miền sông nước.

Về sau này, khi đạo mẫu phát triển và có những biến đổi phù hợp với xã hội thì hầu hết mọi người khi nghe nói tới tam phủ thường nghĩ tới 3 vị thánh mẫu trong tín ngưỡng thờ mẫu hay thờ mẫu tam phủ của người việt.

Theo lịch sử phát triển của Tín ngưỡng Tam tứ phủ, thì khái niệm Tam phủ có trước, Tứ phủ có sau.

Vào Thời kỳ khởi nguyên của Tam phủ người ta cho rằng tam phủ gồm ba miền: Thiên, Địa, Thoải. Lúc đó Nhạc Phủ chưa có

Tam tòa Thánh Mẫu gồm có:

    Thượng thiên Thánh Mẫu [Thánh Mẫu đệ nhất] cai quản miền trời.

2. Tứ Phủ là gì?

Tứ phủ là nơi làm việc của các quan âm, chư vị thần linh của bốn Miền: Thiên Phủ, địa phủ, thoải phủ, Nhạc phủ

    Xem : Lịch âm hôm nay ngày bao nhiêu - Xem Lịch Vạn Niên - Bói Bài Hàng Ngày - Tử Vi Hàng Ngày - Lịch âm năm 2021

Thiên phủ [ Màu Đỏ – Mẫu Cửu]: Bao gồm các chư vị thần linh cai quản bầu trời.Địa phủ [Màu Vàng – Mẫu Liễu] : Bao gồm các chư vị thần linh cai quản vùng đất đaiThủy Phủ [ Màu Trắng – Mẫu Thoải]: Bao gồm các chư vị thần linh cai quản miền sông nước.

Nhạc Phủ [ Màu Xanh – Mẫu Thượng ngàn]: Bao gồm các chư vị thần linh cai quản miền rừng, sơn lâm

Theo sắp sếp thứ tự của các cụ ngày xưa là: Thiên, địa, thoải, nhạc [vì nhạc xuất hiện sau]

Ngày nay thì trong các khoa cúng và bản chầu văn sắp xếp theo thứ tự cao nhất là tầng Trời, tiếp đến cao nguyên rừng núi, sau đó là vùng sông nước, cuối cùng vùng địa phủ.

Như vậy tứ phủ vạn linh là chỉ toàn bộ chư thánh của tín ngưỡng thờ mẫu mà đứng đầu là Thánh Mẫu

2. Hệ thống Thần linh tứ phủ gồm những vị nào?

Chư linh của Tứ phủ được phân chia theo nhiều vị trí như sau:

2.1 Thứ nhất. Thánh Mẫu bảo hộ dân quốc

Bao gồm các vị cùng danh hiệu như sau:

Mẫu Đệ nhất Thanh Vân Công chúa

Mẫu Đệ nhị Lê Mại đại vương

Mẫu Đệ Tam Xích Lân công chúa

Mẫu Đệ Tứ Liễu Hạnh công chúa

Tam tòa thánh mẫu được xếp theo thứ tự trong các đền, điện thờ tứ phủ như sau:

Mẫu Đệ nhất: Mẫu Liễu

Mẫu Đệ nhị: Mẫu thượng ngàn

Mẫu Đệ tam: Mẫu thoải

2.2 Thứ hai. Phụ vương đại thánh [phối thờ]

Bao gồm:

Thiên phủ: Ngọc hoàng thượng đế

Thoải phủ: Bát Hải long vương

Nhạc phủ: Tản viên Sơn thánh

Địa phủ: Thập diện minh vương

2.3 Thứ ba. Hội đồng chúa [Phối thờ]

Bao gồm:

Chúa Đệ nhất: Tây Thiên

    Xem thêm: Xem ngày tốt xấu - Tử Vi 12 Con Giáp - Xem tuổi làm nhà - Xem tuổi vợ chồng

Chúa Đệ nhị Nguyệt Hồ

Chúa Đệ tam Lâm Thao:

    Chúa Cà Phê [Địa phủ & Nhạc phủ]

2.4 Thứ bốn: Ngũ vị tôn quan

Ngũ vị tôn quan hay Ngũ vị tôn ông là 5 vị quan và đều là con của Bát hải Động bình [Bát hải long vương].

    Quan lớn Đệ Nhất Thượng thiên: Là con cả và là có quyền cai Thiên phủ, là vị thần có khả năng hô mưa gọi gió và là một vị quan trên thiên đình. Ông mặc áo màu đỏ.

2.5 Thứ năm: Tứ phủ chầu bà

Bao gồm:

Chầu Đệ Nhất: Hóa thsnaa Thánh mẫu Thượng thiên.

Chầu Đệ Nhị Ngôi kiều công chúa

Chầu Đệ Tam Thủy điện công chúa

Chầu Thác Bờ Bà chúa Thác bờ

Chầu Đệ tứ khâm sai Chiêu dung công chúa Lý Ngọc Ba, được tôn thờ tại Đình Cốc thượng.

Chầu Ngũ thờ Suối lân công chúa

Chầu Lục cung công chúa

Chầu Thất Tân la công chúa

Chầu Bát nữ tướng Bát nàn [được thờ ở Tiên La, Thái Bình]

Chầu Cửu huyền thiên nữ

Chầu Mười nữ tướng Đồng Mỏ Chi Lăng

Chầu Bé Bắc Lệ

Chầu bà Bản đền Thủ điện công chúa.

2.6 Thứ sáu: Thập vị thủy tế

Bao gồm:

Thiên phủ: Ông Hoàng Cả [ông Hoàng Quận, Lê Lợi]

Nhạc phủ: Ông Hoàng Đôi

Ông Hoàng Bơ Thoải Cung

Thoải phủ: Ông Hoàng Tư [Ông Hoàng khâm sai]

Ông Hoàng Năm

Ông Hoàng Lục Thanh Hà

Ông Hoàng Bảy [Ông Hoàng Bảo Hà]

Ông Hoàng Bát quốc [Ông Đệ Bát đồng bằng sông diêm]

Ông Chín Cờn [Ông Cờn môn]

Ông Hoàng Mười [Ông Nghệ An]

2.7 Thứ bảy: Tứ phủ thánh cô

Bao gồm:

Cô cả Thượng Thiên

Cô Đôi Thượng ngàn

Cô Bơ Hàn Sơn [cô Bơ bông]

Cô Tư Ỷ la

Cô Năm Suối Lân

Cô Sáu Lục cung

Cô Bảy Kim Giao

Cô Tám Đồi Chè

Cô Chín Thượng Ngàn

Cô Chín Giếng [cô Chín Sòng Sơn]

Cô Mười Đông mỏ

Ngoài ra còn có Cô Bé Thượng Ngàn:

Cô Bé Đông Cuông

Cô Bé Suối Ngang

Cô Bé Đèo Kẻng

Cô Bé Tân An

Cô Bé Cây xanh

Cô Bé Nguyệt hồ

Cô Bé Minh Lương

Cô Bé Cây xanh

Cô Bé Thác Bờ

Cô Bé Thoải phủ

Cô Bé Núi Dùm

Cô Bé Mỏ Than

Cô Bé Bản Dền

Cô Bé Den [Cô bé Sóc]

Đôi Cô Cam Đường [Hai Cô]: cô đại diện cho nhạc phủ nhưng hiển thánh sau khi nhà Lê sáng lập hệ thống tam phủ, sau này là tứ phủ. Chính vì vậy nên việc xếp thứ tự Cô Đôi như các cô khác trong thánh phủ thứ cô có thể sẽ không đúng.

2.8 Thứ tám: Thập vị triều cậu

Cậu Hoàng Cả Phủ Giầy

Cậu Hoàng Cả Sòng Sơn

Cậu Hoàng Cả Đôi

Cậu Hoàng Cả Bơ

Cậu Hoàng Tư

Cậu Hoàng Năm

Cậu Hoàng Bé Đồi Ngang [Cậu Hoàng Quận]

Ngoài ra, mỗi Bản Đền sẽ có một Cậu bé coi giữ đền, được gọi là Cậu bé Bản đền hay Tứ phủ thánh cậu, Thập nhị thánh cậu.

2.9 Thứ chín: Ngũ hổ

Bao gồm:

Ngũ hổ:

Trấn giữ phương Bắc là Hắc hổ

Trấn giữ phương Nam là Xích hổ

Trấn giữ phương Tây là Bạch hổ

Trấn giữ phương Đông là Thanh hổ

Trấn giữ trung tâm là Hoàng hổ

Ông Lốt [Rắn]

Thanh Xà đại tướng quân

Bạch Xà đại tướng quân

3. Mối liên hệ giữa Tam Phủ và Tứ Phủ

Có rất nhiều giả thuyết giải thích về mối liên hệ giữa Tam Phủ và Tứ Phủ, tuy nhiên khó xác định chính xác giả thuyết nào khả tín nhất. Sở dĩ như vậy vì các tín ngưỡng Việt Nam hầu như chỉ được gìn giữ từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền khẩu mà không có tài liệu rõ ràng và ít được nghiên cứu.

Dưới đây là một số giả thuyết phổ biến.

3.1 Tín ngưỡng Tam Phủ giao thoa với tín ngưỡng Sơn Trang

Tín ngưỡng thờ Tam Phủ [thiên-địa-thủy] giao thoa với tín ngưỡng thờ Sơn Trang của các dân tộc vùng núi phía Bắc, hình thành nên Tứ Phủ.

Tam Tòa Thánh Mẫu khi đó bao gồm

Mẫu Đệ Nhất Thượng ThiênMẫu Đệ Nhị Địa Tiên [Mẫu Liễu Hạnh]

Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ

Mẫu Thượng Ngàn được thờ riêng ở ban Sơn Trang

3.2 Thiên Địa đồng quy

Vì Thánh Mẫu Liễu Hạnh ngôi Thần Chủ vừa là Thiên Tiên vừa là Địa Tiên nên ,Mẫu Liễu đại diện và cai quản ngôi Thiên Phủ và Địa Phủ . Khi xuất hiện với tư cách đại diện này, Mẫu Liễu sẽ có phục trang màu đỏ của Thiên Phủ, thay vì màu vàng của Địa Phủ.

    Xem thêm: Xem bói ngày sinh - Xem bói tên - Xem bói tình yêu theo tên - 12 Cung Hoàng Đạo

Tam Tòa Thánh Mẫu khi đó bao gồm:

Mẫu Liễu Hạnh [tức Mẫu Địa và cũng là Mẫu Thiên Tiên]Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn

Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ

3.3 Địa Phủ và Nhạc Phủ đồng nhất

Thiên Phủ thuộc cõi trên cao, miền Thượng Nguyên. Thoải Phủ thuộc cõi thấp nhất, miền Hạ Nguyên. Địa Phủ và Nhạc Phủ đều là cõi ở giữa, miền Trung Nguyên, nơi con người sinh sống.

Tam Tòa Thánh Mẫu khi đó bao gồm:

Mẫu Thượng ThiênMẫu Đệ Nhị: Mẫu Địa và Mẫu Thượng Ngàn

Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ

Nhận định: Sự phổ biến trong việc dùng Tam Tòa Thánh Mẫu để nói về Tứ Phủ Thánh Mẫu đến từ quan niệm từ xưa của người Việt Nam. Tam tòa không chỉ nói về số lượng chính xác, mà còn nói về sự bao quát, đầy đủ, hoàn chỉnh. Số ba xuất hiện rất nhiều trong lịch sử tâm linh, huyền học của nhân loại, chẳng hạn như Tam giới [Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới], Tam thời [quá khứ, hiện tại, tương lai], Chúa Ba Ngôi, Trimurti của đạo Hindu, v.v...

Bên cạnh đó, người Phương Đông thường dùng số lẻ thay vì số chẵn, để thể hiện sự cân bằng âm dương vì số lẻ là tổng của một số lẻ và một số chẵn. Hình tượng Tam Tòa Thánh Mẫu vì vậy mà mang tính biểu tượng của quyền năng thâu tóm toàn vũ trụ.

Tác giả: Bảo Châu

Nguồn: Lịch vạn niên 365 [//lichvannien365.com/tam-phu-la-gi-tu-phu-la-gi-moi-lien-he-giua-tam-phu-va-tu-phu.html]

Video liên quan

Chủ Đề