Tạo có thể trồng cây trồng dung dịch mà không cần đất

Việc kết hợp biện pháp nhân giống bằng khí canh với các biện pháp nhân giống khác không những bảo đảm  độ sạch bệnh và giảm giá thành cây giống, mà còn đáp ứng được số lượng cũng như tính thời vụ... đang là cách lựa chọn đúng đắn hiện nay.

Ưu điểm vượt trội

GS, TSKH Nguyễn Quang Thạch - Viện Sinh học Nông nghiệp cho biết, đây là công nghệ lần đầu tiên được ứng dụng tại Việt Nam. Công nghệ này cho phép trồng cây không cần đất nhưng vẫn cho ra các sản phẩm cây trồng sạch, mà lại tiết kiệm đến 90% nước, 95% phân bón và không cần thuốc bảo vệ thực vật.

Hệ thống khí canh này bao gồm: máy bơm, bể chứa dinh dưỡng, các đường ống dẫn dinh dưỡng, bồn trồng cây, dinh dưỡng được phun vào bồn trồng cây theo chế độ ngắt quãng. Nguyên lý của công nghệ này là phun dinh dưỡng dạng sương mù vào bộ rễ, kích thích cây ra rễ mà không cần đến sự tham gia của đất. Chất dinh dưỡng và nước được phun theo chu kỳ lên toàn bộ rễ. Dung dịch thừa được thu lại, lọc, bổ sung để tiếp tục sử dụng.

Với công nghệ trồng bằng khí canh, khả năng ra rễ mới của các giống rất cao. Sau bốn ngày, tỷ lệ này đạt từ 72,76% đến 83,35% và sau một tuần đạt hơn 95%. Trong khi đó, nếu dùng công nghệ thủy canh tỷ lệ này chỉ đạt từ 22,36% đến 30,29% sau sáu ngày trồng. So với những công nghệ trồng trọt khác, công nghệ trồng bằng khí canh có ưu điểm là đơn giản và dễ thực hiện, có thể áp dụng ở các hộ gia đình với quy mô nhỏ đem lại hiệu quả năng suất cao, giảm giá thành giống cây trồng.  Nếu trồng đại trà trong các nhà vườn hoặc trang trại, có thể dùng năng lượng gió để nén khí.

Tạo cây trồng sạch bệnh

Ngoài khoai tây, Viện sinh học nông nghiệp còn nhân giống cà chua, dâu tây, ớt ngọt, hoa cẩm chướng,... bằng công nghệ khí canh. Ứng dụng công nghệ này còn giúp tạo ra những giống cây trái vụ cho giá trị kinh tế cao, sản phẩm sau thu hoạch hoàn toàn sạch bệnh. Công nghệ này đã được áp dụng khá rộng rãi nhờ những ưu điểm đem lại triển vọng mới cho ngành trồng trọt. Kỹ sư Lê Văn Cường - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Ðà Lạt đã đầu tư 500 triệu đồng để trồng thử nghiệm khoai tây trên 500 m2 ở khu vực Ðất Mới [phường 7, TP Ðà Lạt]. Bước đầu cho kết quả khả quan, năng suất đạt 20 đến 25 củ/gốc, củ giống hoàn toàn sạch bệnh và có độ kháng bệnh cao. Trong vòng một tháng, mỗi cây khoai tây sẽ nhân ra từ tám tới 11 cây con trên diện tích 1 m2. Với lợi thế này, trong một thời gian ngắn, có thể tạo ra cả nghìn cây giống sạch bệnh, khắc phục được tình trạng khan hiếm cây giống.

Sau khi nghiên cứu, ứng dụng thành công đề tài, GS Phùng Quang Thạch đã chuyển giao công nghệ cho những người chuyên trồng rau, củ sạch ở những vùng trọng điểm khoai tây của Hà Nội và Lâm Ðồng nhằm nhân rộng mô hình. Với những kết quả đã thu được, công nghệ nhân giống bằng khí canh đã tạo nên sự đột phá trong việc tạo củ giống gốc trong trồng khoai tây sạch bệnh, đem lại nhiều ưu điểm như nhân giống với số lượng lớn, chất lượng tốt, sản phẩm sạch bệnh, giá thành hạ. Trong thời gian tới, công nghệ này sẽ được nhân rộng tại nhiều địa phương trong cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu của người sản xuất.

ÁNH TUYẾT

Một công nghệ tuy đã có từ lâu nhưng hiện đang phát triển mạnh, đó là công nghệ trồng cây không cần đất. Nếu bạn muốn có rau tươi, sạch sẽ, bảo đảm vệ sinh thì công nghệ này sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó một cách dễ dàng.

Chữ tiếng Anh dùng để chỉ kỹ thuật trồng cây không cần đất là hydroponics. Chữ này có gốc Hy Lạp và có hai phần: “hydro” là nước và “ponics” là từ chữ “ponos” có nghĩa là lao động. Hiện nay chữ hydroponics được hiểu là ngành trồng cây trong những môi trường chất lỏng có chất dinh dưỡng thay vì đất.

Lịch sử trồng cây không cần đất

Người ta cho rằng Vườn Treo Babylon có thể đã sử dụng kỹ thuật trồng cây không cần đất. Chắc bạn cũng biết Vườn Treo Babylon là một trong 7 kỳ quan thế giới thời cổ đại. Nó có vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên [TCN]. Babylon là một thành phố cổ xưa, tính theo địa lý hiện đại thì nó ở phía Tây Nam thành phố Baghdad, cách khoảng 50 cây số. Sở dĩ người ta nghi Vườn Treo Babylon dùng kỹ thuật trồng cây không cần đất là vì những vườn này làm trên mái nhà.

Cũng có những bằng chứng là người Aztecs, người Ấn Độ và người Trung Hoa đã trồng những cây mà không cần đất.

Theo lịch sử hiện đại thì vào năm 1600 ông Jan van Helmont, người Bỉ đã chứng tỏ được là có thể trồng cây bằng nước. Ông ta trồng một cây liễu nhỏ nặng 5 cân Anh trong một ống chứa 200 cân Anh [pound] đất khô. Ống được bọc kín để không cho bụi vào. Sau 5 năm tưới nước mưa đều đặn thì cây liễu đã nặng thêm tới 160 cân Anh trong khi đó đất chỉ mất có 2 ao-xơ [ounce]. Ông ta kết luận là chất dinh dưỡng để cây lớn lên được rút ra từ nước. Ông ta kết luận đúng là cây đã rút chất dinh dưỡng từ nước.

Tuy nhiên thời bấy giờ chưa có những phương pháp khoa học nên ông ta không biết là cây cũng thu hút các-bon đi-ô-xít [carbon dioxide] và dưỡng khí từ không khí. Phải đến thế kỷ thứ 18 người ta mới biết điều này. Vào thế kỷ thứ 18 và 19, song song với sự phát triển về hóa học và các môn khoa học khác, các nhà nghiên cứu về cây cối ở Châu Âu đã biết được những điều căn bản cho việc trồng cây không cần đất.

Năm 1860, ông Julius von Sachs công bố một công thức căn bản cho một hỗn hợp dinh dưỡng, khi trộn với nước ta có thể trồng cây trong hợp chất này. Kể từ đó nhiều nhà khoa học đã phát triển thêm và bây giờ công nghệ trồng cây không cần đất đã khá hoàn thiện.

Trong Thế Chiến Thứ Hai, quân đội Hoa Kỳ đã áp dụng kỹ thuật trồng cây không cần đất để có rau tươi cho người lính ở đảo Ascension vùng Nam Thái Bình Dương, vì những đảo này hoàn toàn cằn cỗi không trồng trọt được.

Bây giờ trên thế giới có khoảng 30 ngàn mẫu trồng cây không cần đất, trong đó Hoa Kỳ có 800 mẫu. Công nghệ trồng cây không cần đất rất thuận tiện cho những nơi đất đai không được mầu mỡ, hay mùa trồng trọt ngắn hoặc thiếu nước.

Cơ quan hàng không NASA Hoa Kỳ cũng có nhiều chương trình nghiên cứu kỹ thuật này. Lý do là muốn con người có thể sống lâu dài ở Hỏa Tinh, cần phải có nguồn thực phẩm tươi tại chỗ.

Mời độc giả xem chương trình nấu ăn “Cách làm bánh phở tươi bằng bột sắn dây”

Những kỹ thuật trồng cây không cần đất

Vào năm 1936, giáo sư đại học U.C. Berkeley, ông W.F. Gericke là người đầu tiên dùng chữ hydroponics. Ông đã thành công trong việc trồng cà chua bằng nước. Từ đó đến nay các nhà khoa học đã phát triển nhiều phương pháp khác nhau để trồng cây không cần đất.

Bây giờ người ta biết là có ba yếu tố chính để cây sinh trưởng: Ánh sáng, không khí và nước/chất dinh dưỡng.

Ánh sáng thì thường là ánh sáng mặt trời, nhưng cũng có thể dùng ánh sáng nhân tạo. Có loại đèn riêng dùng để trồng cây. Loại đèn này phát ra những tia tử ngoại [ultra violet] giống như ánh sáng mặt trời. Tia tử ngoại là một yếu tố quan trọng trong quá trình quang hợp [photosynthesis] của cây cối.

Không khí cũng rất cần thiết trong việc tăng trưởng của cây cối. Cây cối hút các-bon đi-ô-xít từ không khí. Thường một hệ thống trồng cây không cần đất phải có các quạt máy để không khí được luân lưu và để kiểm soát độ ẩm. Cũng cần có những bộ lọc để loại bỏ những chất độc hại trong không khí.

Nước/chất dinh dưỡng là yếu tố chính của các hệ thống trồng cây không cần đất. Các chất chính trong dung dịch dinh dưỡng là đạm tố [nitrogen], phốt pho [phosphor] và ka-li [potassium]. Dung dịch dinh dưỡng có thể thay đổi, tùy theo giống cây muốn trồng và cũng tùy theo giai đoạn tăng trưởng của cây. Có rất nhiều cách để phân phối dung dịch dinh dưỡng đến cây. Đây là hình minh họa hệ thống nhỏ giọt.

Hệ thống nhỏ giọt. [Hình: greendesert.org]

-Hệ thống bấc – đây là một hệ thống trồng cây không cần đất đơn giản nhất. Một thùng nước/chất dinh dưỡng được đặt ở dưới và được phân phối vào môi trường sống của rễ cây qua những dây bấc.

-Hệ thống nước/chất dinh dưỡng: rễ cây được nhúng hẳn vào nước/chất dinh dưỡng. Có máy bơm không khí vào nước để có dưỡng khí.

-Hệ thống ngập và ráo: trong hệ thống này rễ cây thỉnh thoảng được cho tràn ngập dung dịch dinh dưỡng rồi lại rút nước ra.

-Hệ thống nhỏ giọt: có những ống phun nước và dung dịch dinh dưỡng thỉnh thoảng được nhỏ giọt vào rễ cây.

-Hệ thống màng dinh dưỡng: đây là hệ thống mà dung dịch nước được cho luân lưu qua rễ cây mà không cần môi trường sống cho rễ cây.

Những ưu điểm của công nghệ trồng cây không cần đất:

– Trồng được ở những nơi đất cằn cỗi.

– Kiểm soát được môi trường.

– Tăng trưởng nhanh: Tốc độ tăng trưởng của cây trồng theo kỹ thuật trồng cây không cần đất nhanh hơn trồng thường từ 30% đến 50%.

– Tăng năng suất cây trồng.

– Dùng ít nước hơn là trồng trọt thường.

– Giảm sâu bọ và những bệnh của cây.

– Không cần nhổ cỏ dại.

Những khuyết điểm của công nghệ trồng cây không cần đất:

– Chi phí ban đầu cao.

– Cần sự hiểu biết về chuyên môn.

– Cần theo dõi thường xuyên.

– Bệnh của cây nếu có sẽ truyền đi rất nhanh.

– Có những vi sinh vật sống trong nước.

– Tùy thuộc vào điện lực.

Làm lấy một vườn rau không cần đất

Nếu bạn có thì giờ và thích trồng trọt thì bạn có thể tự làm lấy một khu vườn nhỏ trồng rau quả không cần đất. Có nhiều điều lợi của vườn nhà: bảo đảm sạch sẽ, không sợ bị bỏ các chất độc hại, rau quả luôn luôn tươi, có quanh năm suốt tháng và rẻ hơn là mua ở ngoài. Hơn nữa, nếu bạn ở xa những cộng đồng người Việt thì bạn có thể trồng những loại rau đặc biệt của mình mà siêu thị của Mỹ không bán.

Trên mạng Internet có nhiều chỉ dẫn về việc trồng cây không cần đất và có bán luôn những bộ dụng cụ để dễ thực hiện. Đây là một minh họa vườn trồng cây không cần đất tự tạo.

Vườn tự tạo trồng cây không cần đất. [Hình: www.farmxchange.org]

Ngay tại Việt Nam cũng có những dịch vụ trồng cây không cần đất. Tôi đã thấy một quảng cáo trên mạng: “Trồng rau sạch tự động trong nhà.” Đây là một việc rất nên làm vì ở nước ta, rau cỏ mua ngoài chợ thường không bảo đảm chất lượng và không biết họ đã bỏ hóa chất gì trong đó. Tôi cũng thấy có báo cáo là Trung Tâm Thực Nghiệm Sinh Học Nông Nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đang có một thí nghiệm trồng ớt hiểm, ngô và bí đỏ bằng phương pháp trồng cây không cần đất. Hy vọng thí nghiệm này thành công. [Hà Dương Cự]

—————-
Nguồn tài liệu:

//www.nal.usda.gov
//ag.missouristate.edu
//www.ruaf.org

Lưu ý: Để mở âm thanh, xin bấm vào nút

phía góc phải bên dưới của khung video.

Video liên quan

Chủ Đề