Nghĩa chuyển lâm thời là gì

thay thế mà còn tạo ra sự phong phú về mặt từ ngữ cho đoạn văn và cho văn bản. Đối với thế đồng nghĩa từ điển, các thế tố dùng để thay thế cho các chính tốkhơng có nghĩa khác nhau nhiều. Có thể hiểu, nó như một sự thay thế giữa các từ ngữ đồng nghĩa như đúng với mục đề đã nêu nhưng thêm vào đó là các từ, ngữnày đều có mặt trong từ điển. Chính vì vậy, nên chúng ta gọi là thế đồng nghĩa từ điển.

b. Thế đồng nghĩa lâm thời

Qua một số phân tích như trên, có thể nói đến đồng nghĩa từ điển là kiểu thế tương đối ổn định và khơng lệ thuộc vào ngữ cảnh, còn các kiểu thay thế saugắn liền với ngữ cảnh và không ổn định.Vd 83: Bóng tối chụp xuống mau lẹ. Vừa mới nhọ mặt người, bây giờ đã đêm hẳn.Đêm này là đêm rằm. Mặt trăng đã nhơ tròn ở đằng đầu tường. Một mảng sángnhờn nhợt in trước sân bếp. Tơ Hồi, O chuột“Mặt trăng” ở ví dụ này, khó để chúng ta khẳng định là thế tố hay chínhtố, là yếu tố được giải thích hay yếu tố giải thích và nó thay thế theo hướng hồichiếu hay khứ chiếu. Trong ví dụ này, chỉ có từ ngữ “đêm rằm ” có sự quy chiếu đến từ “mặt trăng” nhưng nó cũng như từ “mặt trăng” khơng dễ để chúng ta cóthể xác định được nó là yếu tố thay thế hay được thay thế. Nhưng chắc một điều làchúng có sự thay thế giữa yếu tố trước hoặc yếu tố sau. Có thể nói “đêm rằm” thìthường có mặt trăng, và nói đến mặt trăng tròn chúng ta nghĩ ngay đến đêm rằm. Như vậy, cả hai ngữ đoạn đều có thể vừa là chính tố, vừa là thế tố. Chúng có thếthay thế cho nhau. Sự thay thế này, được gọi là sự thay thế bằng những từ ngữ đồng nghĩa lâm thời, tức dựa vào ngữ cảnh để xác định chính tố và thế tố.Trong ngữ cảnh của ví dụ này, có thể xác định từ “mặt trăng” thay thế cho từ “đêm rằm”.Vd 84: Anh nhìn lên, cơ gái vẫn đứng đó, đơi mắt cơ quầng thâm đang đăm đămnhìn anh như mới gặp lần đầu. Người phóng viên chợt lúng túng. Anh thấy ngợptrước ánh mắt vời vợi như chất chứa điều gì ấy.Chu Lai-truyện ngắn-Trang bản thảo chép thuêTừ “ánh mắt” nằm trong cùng một trường nghĩa hay nói như cách gọi từ trước đến nay là có quan hệ ngữ nghĩa với “đơi mắt” nhưng là đồng nghĩa trongngữ cảnh. Vì chỉ trong ngữ cảnh chúng ta mới dễ dàng chấp nhận từ “ánh mắt” thay cho từ “đôi mắt”.Vd 85: Thế là chim sâu thức giấc và sửa soạn rời tổ. Chú bay thẳng tới rặng ổiquen thuộc và sà xuống, mất hút trong tán lá xanh non mỡ màng. Tia nắng ám áp cũng sà xuống làm cho vô số chồi non nẩy ra mơn mởn, hoa nhãn, hoa xoài, hoabưởi thi nhau nở bung cùng hoa hương trong làn gió xuân phơi phới. Với chimsâu, mùa xuân thật là tuyệt diệu khiến chú ln miệng kêu “thích..thích”.Dương Hiền Nga- Cái chết của chim sâu“Mùa xuân” là mùa của chồi non lộc biếc. Vậy trong ví dụ này, thay vìgiới thiệu đây là mùa xuân, tác giả đã miêu tả những dấu hiệu ban đầu báo hiệu cho một mùa xuân tuyệt diệu sắp đến. Và đó cũng là sự thay thế khứ chiếu mà tácgiả muốn chỉ ra. Cụ thể, thế tố ở đây là cụm từ “tán lá xanh non mỡ màng” và “chồi non” thay thế khứ chiếu cho từ “mùa xuân”. Chỉ trong ngữ cảnh này, cụmtừ “tán lá xanh non mỡ màng” và “chồi non” mới được xác định đó là nhữngdấu hiệu khi mùa xuân về và nó cũng là mùa xuân.Đến đây, có thể nói thế đồng nghĩa lâm thời, về từ ngữ là các thế tố và chính tố nó khơng đồng nhất cùng một số nét nghĩa như thế đồng nghĩa từ điển. Sởdĩ, nó có thể hiểu là đồng nghĩa là nhờ ngữ cảnh mà chúng cùng tồn tại.c. Thế đồng nghĩa so sánh Vd 86: Tình thế thật là phiền. Người bảo vệ suýt “tai” cho Quyết vài quả nữa,nhưng ông giám đốc đã “tỉnh” ngăn: - Bây giờ mày muốn làm gì?- Lập biên bản. - Thì lập. Viết điBiên bản cũng chỉ ghi đúng sự thật, và Quyết lấy cả bàn tay của mình quệt máuin lên. Tổng giám đốc ký ngay để tống thằng “ăn vạ” Chí Phèo cho khuất mắttức khắc, chứ khơng thì khơng chịu được nữa. Nguyễn Phan Hách -Anh Chí thời nayGọi tên là thế đồng nghĩa so sánh, trước tiên giữa yếu tố thay thế và được thay thế cùng hướng về một đối tượng, nhưng việc mô tả sở chỉ có mang một ýnghĩa là sự so sánh. Chúng vẫn có cùng tính chất với chính tố. “Quyết” được thay thế bằng một ngữ “thằng “ăn vạ” Chí Phèo”. “Chí Phèo” một nhân vậthay ăn vạ cụ Bá Kiến trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao. Nhưvậy ở đây, nhân vật “Quyết” này cũng là thằng ăn vạ giống với nhân vậtChí Phèo. Nói cách khác, trong thế đồng nghĩa so sánh thường hay sử dụng các trithức nền, có khi đó là mặc định. Đối với trường hợp đang xét ở đây, giữa phần tạo lập văn bản và nhận hiểu văn bản, tất cả đều mặc nhiên hiểu “Chí Phèo”là ai.Vd 87: Chim ở đây tỏ ra rất khinh người. Hình như chúng tưởng người cũng làmột lồi chim nào đó. Chúng đứng ngay trên giường người mà chải lơng, tỉa tót trang điểm nhan sắc. Có con còn gườm gườm nhìn người thương cảm, như nhìnbầy chim cánh cụt đã già khú ra rồi mà vẫn chửa biết bay.Trần Đăng Khoa-Đảo chìm- Chim biểnMệnh đề “bầy chim cánh cụt đã già khú ra rồi” là yếu tố được giải thích trong phép thế. Nó sẽ thay thế hồi chiếu cho từ “người”. Sự thay thế của thế tốtrên cũng mang một sự so sánh ví von với chính tố. Chính vì vậy, mà chúng tơi gọi đây là thế đồng nghĩa so sánh.Vì giữa hai yếu tố thay thế và được thay thế có một sự so sánh A như Bnhưng cả hai vẫn hướng về cùng một đối tượng nên trước hết chúng tôi vẫn xác định đây là thế đồng nghĩa. Và với cách miêu tả đối tượng được thay thế bằngnhững từ ngữ có sự so sánh nên chúng tơi gọi là thế đồng nghĩa so sánh.

Ý nghĩa của từ lâm thời là gì:

lâm thời nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 5 ý nghĩa của từ lâm thời. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa lâm thời mình


8

  4


Tạm trong một thời gian, chưa chính thức. | : ''Chính phủ '''lâm thời'''.''



3

  1


tạm trong một thời gian, chưa chính thức chính phủ lâm thời uỷ ban kháng chiến lâm thời Đồng nghĩa: tạm thời

Đồng nghĩa có hai dạng, đó là hiện tượng đồng nghĩa cố định và hiện tượng đồng nghĩa lâm thời. Đồng nghĩa cố định là hiện tượng chỉ xảy ra giữa các đơn vị có sẵn trong hệ thống ngôn ngữ. Chẳng hạn để biểu thị hành động đưa thức ăn vào miệng để nuôi sống cơ thể. Tiếng Việt có rất nhiều từ đồng nghĩa như: ăn, xơi, xực, chén, táp, đớp... đây là những đơn vị từ vựng thuộc cấu trúc có sẵn trong Từ điển đồng nghĩa, mang tính chất cố định, chỉ khác về mặt phong cách chức năng và phạm vi sử dụng.

Bạn đang xem: Lâm thời là gì

Đồng nghĩa lâm thời là hiện tượng không có sẵn trong cấu trúc ngôn ngữ mà được hình thành trong từng văn bản [ngôn cảnh] cụ thể. Đặt ngoài ngôn cảnh [văn cảnh] hiện tượng đồng nghĩa lâm thời không tồn tại. Chẳng hạn có bài ca dao sau:

Em như con hạc đầu đình

Muốn bay không nhấc nổi mình mà bay

Trong ví dụ này, cụm từ “con hạc đầu đình” lâm thời chỉ người con gái. Vậy tại sao lại dùng hình ảnh “con hạc đầu đình” mà không phải là một hình ảnh khác để chỉ “em”? Tác giả dân gian đã lấy một đặc điểm cơ bản của “con hạc đầu đình” đó là nó làm bằng đá, lẽ dĩ nhiên là nó không bay được. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng vậy không được tự do quyết định số phận của mình. Họ bị bó buộc, giam hãm cho nên nói như câu ca dao trên đã nói “muốn bay không nhấc nổi mình mà bay”. Như vậy, chỉ trong văn cảnh này, người đọc mới hiểu con hạc đầu đình để chỉ số phận người phụ nữ. Đó chính là hiện tượng đồng nghĩa lâm thời trong ca dao.

Phương thức thể hiện của đồng nghĩa lâm thời trong ca dao rất đa dạng bao gồm ẩn dụ tu từ, so sánh tu từ, nhân cách hóa, hoán dụ tu từ. Trong đó, phương thức ẩn dụ tu từ và phương thức so sánh tu từ được sử dụng cao nhất. Tác giả Nguyễn Phan Cảnh trong công trình “Ngôn ngữ thơ” cũng đã cho rằng: “Ca dao lấy việc khai thác các đồng nghĩa lâm thời làm phương tiện biểu hiện cơ bản nghĩa là làm việc chủ yếu bằng hệ lựa chọn vì thế hình tượng ngôn ngữ ca dao trước hết là hình tượng ẩn dụ tính. Điều đó giải thích vì sao số các ẩn dụ trong ca dao lại lớn đến thế. Có thể nói không quá rằng mỗi câu ca dao nhất là ca dao tình yêu nam nữ, đều là một cấu trúc ẩn dụ”. Ví dụ:

Anh nói em cũng nghe anh,

Bát cơm đã trót chan canh mất rồi !

Nuốt đi đắng lắm anh ơi,

Bỏ ra thì để tội trời ai mang...

Chắc chắn không một người con trai nào sau khi nghe cái thông báo ấy lại đi hỏi người con gái những câu đại loại như “Bát cơm đã trót chan canh” nghĩa là gì”? Tại sao “nuốt” lại “đắng”, bỏ một chén canh thì đến mức gì phải “tội trời”. Nội dung của bài ca dao trên không nói chuyện “cơm” “canh” mà là sự than thân của một cô gái đã lấy chồng nhưng không được như ý muốn. “Bát cơm” lâm thời chuyển đổi để nói đến đời em, “chan canh” lâm thời chuyển đổi để nói đến chồng con. Ngoài văn cảnh này, cách liên tưởng như trên không hề tồn tại.

Ngoài phương thức ẩn dụ thì so sánh tu từ cũng được sử dụng tương đối nhiều. Ca dao thường dùng nhiều hình ảnh để nói lên cái đẹp, cũng có khi nói về cái xấu nhưng lại không nói thẳng. Nhờ so sánh tu từ mà ca dao dù trong sáng, giản dị vẫn rất hàm súc. Chẳng hạn, người con gái không được chủ động trong hôn nhân đã tự ví mình:

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Ví dụ này có quy tắc: A như B, trong đó A là vế được so sánh và B là vế so sánh. “Hạt mưa sa”[B] lâm thời chỉ “Thân em”[A]. Ngoài văn cảnh này không có mối liên hệ nào để nói hạt mưa sa là của em cả.

Xem thêm: Ca Sĩ Trương Bảo Như Là Ai

Giá trị tu từ của hiện tượng đồng nghĩa lâm thời cũng được biểu hiện trên nhiều phương diện: Thứ nhất, hiện tượng đồng nghĩa lâm thời giúp người đọc nhận thức sâu sắc hơn về đối tượng miêu tả. Cùng nói về một đối tượng là thân phận người phụ nữ nhưng ở mỗi bài ca dao dưới đây lại có cách biểu đạt khác nhau, cho chúng ta những liên tưởng tương đồng không giống nhau:

Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân

Thân em như miếng cau khô

Người thanh tham mỏng, người thô tham dày.

Để làm nổi bật hoàn cảnh đáng thương tội nghiệp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, tác giả dân gian đã lựa chọn hàng loạt các hình ảnh như “giếng giữa đàng”, “miếng cau khô”, “hạt mưa sa”... Giữa chúng có khác nhau về mặt ý nghĩa nhưng qua hình ảnh gợi cảm đó ta thấy nổi bật lên thân phận của những người phụ nữ nhỏ bé tội nghiệp và hoàn toàn bị động trong tình yêu.

Thứ hai, hiện tượng đồng nghĩa lâm thường bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, tính cách, sự đánh giá của người nói nhưng đồng thời cũng “khêu gợi” tình cảm, cảm xúc nơi người đọc. Ví dụ:

Gà tơ xào với mướp già

Vợ hai mươi mốt, chồng đà sáu mươi.

Ra đường, chị giễu, em cười,

Rằng hai ông cháu kết đôi vợ chồng...

Hình ảnh “gà tơ” và “mướp già” có sức gợi tả lớn. Đây là cách sử dụng đồng nghĩa lâm thời rất độc đáo. “Gà tơ” lâm thời chỉ cô gái còn trẻ lại đẹp và đầy sức sống. Một cô gái như thế lại đi lấy “mướp già” - một ông chồng già nua bằng tuổi ông mình. Cô gái xót xa lại càng xót xa hơn khi “Ra đường, chị giễu, em cười”. Rõ ràng, chỉ với hai hình ảnh ẩn dụ “gái tơ” và “mướp già” tác giả dân gian đã bày tỏ cảm xúc của mình một cách mãnh liệt qua từng lời thơ, hình tượng thơ. Bài ca dao tuy chân thật, mộc mạc nhưng lại gợi cho người đọc biết bao cảm xúc.

Thứ ba, hiện tượng đồng nghĩa lâm thời mang đến giá trị thẩm mỹ cho tác phẩm. Để bày tỏ tình yêu, ông cha ta đã sử dụng những lời nói ý nhị, kín đáo, cách nói ví von nhưng không phải vì thế mà kém phần thắm thiết mà trái lại chính sự trau chuốt trong lời ăn tiếng nói này lại đem đến giá trị thẩm mỹ cao cho những bài ca dao.

Đến đây Mận mới hỏi Đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì Đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.

Hình ảnh “Mận” “Đào” trong trường hợp này lâm thời chỉ cô gái và chàng trai. Và câu chuyện giữa họ không chỉ là câu chuyện thăm hỏi bình thường mà là một lời tỏ tình thật dễ thương. Bài ca dao đã giữ lại cho chúng ta thấy một tình cảm trong sáng, lành mạnh và tế nhị trong cách tỏ tình của đôi lứa ngày xưa.

Video liên quan

Chủ Đề