Thận nằm ở đâu cơ thể người

Nhận biết cơn đau thận sớm sẽ giúp bạn tránh khỏi những đau đớn không đáng có và sớm phát hiện ra vấn đề của thận, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp và nhanh dứt cơn đau. Vậy làm thế nào để nhận biết cơn đau do thận? Đau thận ở vị trí nào và nên làm gì khi đau thận?

Dự đoán các triệu chứng đau do thận

Để nhận biết các triệu chứng đau do thận các chuyên gia khuyến cáo nên căn cứ vào 3 yếu tố: Vị trí, kiểu đau, triệu chứng kèm theo

Thận nằm ở đâu cơ thể người

Đau thận ở vị trí nào? 

Để nhận biết các cơn đau do thận thì vị trí là yếu tố đầu tiên mà bạn dễ nhận biết nhất. Cơ thể của con người có hai quả thận. Chúng nằm ngay hai bên lưng dưới khung xương sườn của chúng ta. Rất nhiều người lầm tưởng giữa cơn đau thận và đau lưng. Chính vì vậy bạn cần hiểu rất rõ đau thận ở vị trí nào để dễ dàng nhận biết. Đau thận có thể xuất phát từ một hoặc hai bên dưới mạn sườn. Cơn đau có thể xuất phát từ tận sâu bên trong cơ thể. Ngoài ra, người bị đau thận sẽ có cảm giác cơn đau còn lan đến các vùng khác của cơ thể như đùi, háng, bụng. Cơn đau lưng thường có vị trí tập trung vào một vùng hoặc dọc sống lưng. Bạn nên hiểu rất rõ về đặc điểm vị trí của đau lưng và đau thận để nhận thức rõ cơn đau của mình bắt nguồn từ bộ phận cơ thể nào. 

Xem thêm: Tự xoa bóp, bấm huyệt phòng và hỗ trợ trị viêm xoang mạn tính

Các triệu chứng của đau thận

Ngoài các cơn đau từ sâu bên trong cơ thể khiến bạn khó chịu, đau do thận còn đi kèm các triệu chứng sau đây: 

  • Đi tiểu nhiều lần và cảm thấy đau trong khi đi
  • Màu nước tiểu đục, vàng 
  • Hơi thở có mùi
  • Chân, mắt cá chân và bàn chân bị đau
  • Mệt mỏi, cơ hay bị chuột rút

Trên đây là những triệu chứng đi kèm điển hình khi thận của chúng ta có vấn đề. Vì vậy, ngoài việc nhận biết được cơn đau thận ở vị trí nào bạn cũng nên chú ý các vấn đề sinh hoạt thường ngày và những biến đổi của cơ thể để dễ dàng biết sớm được cơn đau do thận. 

Thận nằm ở đâu cơ thể người

Các vấn đề về thận thường gặp phải

Thường các cơn đau do thận xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó có 4 vấn đề về thận thường gặp phải ở người Việt Nam: 

  • Sỏi thận: Người bị sỏi thận thường có các cơn đau quặn vùng thận (1 hoặc 2 bên) và cơn đau lan xuống đùi, háng rất nhanh. Sỏi thận còn có thể gây bí tiểu, rát, đau khi tiểu. Cơn đau do sỏi thận đặc biệt mãnh liệt và khiến người đau mất ăn mất ngủ. 
  • Huyết khối trong thận: Khi tĩnh mạch dẫn máu từ thận đi hình thành một cục máu đông sẽ gây nên tắc nghẽn mạch máu và hình thành cơn đau thận. 
  • Nhiễm trùng thận: Vấn đề nhiễm trùng thận hầu hết đều do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập từ đường tiết niệu gây ra. Các triệu chứng đi kèm khi nhiễm trùng thận là sốt, ớn lạnh, buồn nôn…Nhiễm trùng thận khi nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng. 
  • Chấn thương thận: Vấn đề này thường do ngoại lực tác động dẫn đến thận bị tổn thương (tai nạn, ngã, bị đánh…)Chấn thương thận đi kèm các triệu chứng đau dữ dội vùng dưới mạng sườn, tiểu tiện ra máu…

Khi đau thận cần làm gì? 

Khi đã nhận biết đau thận ở vị trí nào và các triệu chứng cụ thể của từng vấn đề về thận, bạn có thể dự đoán chính xác được cơn đau thận của mình. Điều đầu tiên và nên làm lúc này là lập tức đến bệnh viện khám để xác định chính xác nguyên nhân và các vấn đề của thận. Tuyệt đối không nên tự chữa trị tại nhà nếu nghi bị đau thận vì có nhiều vấn đề về thận có thể trở nặng nếu không được can thiệp kịp thời. 

Cuộc sống ngày càng trở nên bận rộn và sức khỏe đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi người. Việc chăm sóc sức khỏe chủ động không chỉ giúp bạn phòng tránh được những vấn đề về sức khỏe, xương khớp hay thần kinh. Nó còn giúp bạn luôn giữ được trạng thái tinh thần tốt nhất để sống và làm việc. Hiện nay, nhiều khóa học về chăm sóc sức khỏe chủ động theo Y học cổ truyền với các phương pháp massage, bấm huyệt đang ngày càng chứng minh được hiệu quả của nó. Nếu như bạn quan tâm, hãy truy cập các Khóa học chăm sóc sức khỏe chủ động của VMC Việt Nam để tham khảo nhé. 

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Thận là một cơ quan quan trọng trong hệ tiết niệu ở cả nam và nữ. Với vai trò lọc máu, đào thải chất độc ra ngoài cơ thể, thận còn sản sinh ra hormon tăng trưởng đặc biệt là với nam giới.

Theo thống kê, các bệnh lý về thận cũng nằm trong nhóm bệnh có nguy cơ mắc cao và biến chứng nguy hiểm. Hiểu rõ về cấu tạo, chức năng của nó cũng như các lưu ý thường ngày sẽ giúp chúng ta có một cơ quan thận khỏe mạnh. Tất cả những thông tin đó sẽ có trong bài viết dưới đây của Zicxa Việt Nam.

Thông tin tổng quan về thận

1. Vị trí của thận trong cơ thể người

Cơ thể cả nam và nữ đều có 2 quả thận bên trái và bên phải. Thận là một cặp song sinh có hình hạt đậu nằm ở vị trí hậu phúc mạc nghĩa là nằm phía sau màng bụng, ở hai bên cột sống. Hai quả thận đối xứng nhau qua cột sống, khi giải phẫu người ta thấy được vị trí cụ thể của nó ngang đốt ngực T12 đến đốt thắt lưng L3 và được bảo vệ một phần bởi xương sườn 11 và 12.

Thận nằm ở đâu cơ thể người

Thận bên phải bị đẩy xuống bởi gan chèn ép vì thế nằm thấp hơn thận trái một chút. Mặt phía trước thận nhẵn bóng còn mặt sau thì sần sùi.

Tiếp máu để nuôi sống thận là động mạch thận bắt nguồn từ động mạch chủ bụng, chảy vào các cặp tĩnh mạch thận.

Thận có chức năng bài tiết nước tiểu vào niệu quản, là một cấu trúc cặp đôi dẫn nước tiểu vào bàng quang. Phía trên mỗi quả thận nối với tuyến nội tiết thượng thận.

2. Cấu tạo của thận bao gồm những gì

Khi giải phẫu người, chuyên gia xác định được mỗi quả thận trung bình dài khoảng 10 - 13 cm, rộng 5–6 cm, dày 3–4 cm và khối lượng bằng nắm tay khoảng 150-170 g ở người trưởng thành.

Thận nằm ở đâu cơ thể người

Cấu tạo thận trong cơ thể

Khi bổ dọc, tiếp tục quan sát được: phần chính giữa quả thận là bể thận có chứa mô mỡ,  các mạch máu và dây thần kinh. Bao bọc xung quanh gồm hai lớp, lớp ngoài cùng là lớp vỏ xơ màu đỏ xẫm do chứa nhiều mạch máu và chứa cầu thận có cấu trúc dạng hạt.

Tiếp đến là lớp tuỷ có màu nhạt. Tủy thận được tạo thành từ 10-18 tháp thận. Đáy của tháp hướng về vỏ thận còn đỉnh thì hướng vào xoang thận hay còn gọi là hệ thống các ống thận.

3. Cấu tạo cụ thể của một đơn vị thận (nephron)

– Mỗi quả thận của con người lại được cấu tạo lên từ  hàng triệu đơn vị thận nhỏ khác.

– Mỗi đơn vị thận gồm 2 bộ phận chính: cầu thận và ống thận.

* Cầu thận gồm quản cầu Malpighi và nang Bowman ( 2 thuật ngữ y học) hay nói cách khác cầu thận là một túi bọc quản cầu, thành nang có nhiều lỗ nhỏ. Quản cầu Malpighi gồm khoảng 50 mao mạch máu xếp song song thành khối hình cầu. Ngăn cách giữa nang và mao mạch là một màng lọc mỏng để lọc các chất từ mao mạch sang nang.

Thận nằm ở đâu cơ thể người

Cấu tạo cầu thận

* Ống thận được chia thành từng đoạn:  ống lượn gần, quai Henle và ống lượn xa. Dịch lọc được đưa xuống từ cầu thận bắt đầu đổ vào ống lượn gần (uốn khúc), tiếp đến là quai Henle với hình dạng một ống hình chữ U.

Đầu lên của quai Henle gắn với ống lượn xa cũng là một đoạn uốn khúc. Từ ống lượn xa dịch lọc được tiếp nhận đổ vào ống góp. Ống góp có vai trò tích trữ dịch lọc đổ vào bể thận. Tại đây dịch lọc được điều chỉnh cẩn thận dựa vào nhu cầu của cơ thể mà giữ lại hay đầo thải ra ngoài.

2 Chức năng chính của thận

Chức năng lọc máu

Thận đảm nhiệm vai trò lọc sạch chất độc trong máu của bạn . Chúng loại bỏ chất thải, kiểm soát cân bằng chất lỏng của cơ thể và giữ mức chất điện giải phù hợp.

Thận nằm ở đâu cơ thể người

Thận cũng là nguồn cung cấp erythropoietin trong cơ thể, một loại hormone kích thích tủy xương tạo ra các tế bào hồng cầu. Các tế bào đặc biệt trong thận theo dõi nồng độ oxy trong máu. Nếu nồng độ oxy giảm, nồng độ erythropoietin tăng lên và cơ thể bắt đầu sản xuất nhiều tế bào hồng cầu hơn.

Chức năng bài tiết nước tiểu

Nước tiểu được tạo ra bởi mỗi quả thận chảy qua niệu quản, tới một ống nối thận với bàng quang. Nước tiểu được lưu trữ trong bàng quang, đến khi đầy sẽ kích thích cơ thể đi tiểu. Khi đi tiểu xảy ra, bàng quang làm trống nước tiểu thông qua một ống gọi là niệu đạo.

7 Bệnh lý thường gặp ở cơ quan thận

1.Viêm bể thận (nhiễm trùng xương chậu thận): Vi khuẩn có thể nhiễm trùng thận, thường gây đau lưng và sốt . Vi khuẩn phát triển nhanh chóng từ nhiễm trùng bàng quang không được điều trị triệt để là nguyên nhân dẫn đến viêm bể thận.

Thận nằm ở đâu cơ thể người

2.Viêm cầu thận: Một hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức có thể tấn công thận, gây viêm và một số thiệt hại. Máu và protein trong nước tiểu không được đào thải hết ra ngoài là nguyên nhân gây viêm cầu thận. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến suy thận.

3.Sỏi thận: Khi những chất cặn lắng tích tụ lại trong thận, không được đào thải ra ngoài thời gian dài sẽ kết lại thành những viên sỏi, ngăn chặn đường đi của nước tiểu. Biểu hiện của sỏi thận thường đau khi đi vệ sinh. Đây là căn bệnh thường gặp, nguyên nhân có thể do chế độ ăn không khoa học của bạn.

Thận nằm ở đâu cơ thể người

Sỏi thận phổ biến ở cả nam và nữ

4. Hội chứng thận hư : Tổn thương thận khiến việc đào thải protein gặp sự cố.  Một lượng lớn protein đi vào nước tiểu.  Sưng chân ( phù ) là một triệu chứng của bệnh lý này.

5. Bệnh thận đa nang : Một tình trạng di truyền dẫn đến u nang lớn ở cả hai thận gây cản trở công việc của họ.

6.Suy thận cấp tính (suy thận): Tình trạng thận của bạn hoạt động có tốt không?. Cơ thể mất nước, tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc tổn thương thận nặng nề có thể gây suy thận cấp. Theo cách gọi dân gian, người bệnh còn thường gọi bệnh này với cái tên "thận yếu". Nó có nghĩa là thận bị tổn thương, bị suy yếu. Tuy nhiên hội chứng này điều trị kịp thời sẽ rất nhanh hồi phục.

Thận nằm ở đâu cơ thể người

Suy thận cấp và mãn tính

7. Suy thận mãn tính: Bệnh tiểu đường và huyết áp cao là nguyên nhân phổ biến nhất. Suy thận mãn tính gần như bạn phải sống chung suốt đời với nó.

Những thói quen "không tưởng" gây hại cho thận

1. Lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh

Việc lạm dụng thuốc dường như trở nên quá quen thuộc đối với người bệnh. Tự ý mua thuốc, sử dụng lâu dài hoặc liều lượng lớn các loại thuốc Tân dược đào thải qua thận sẽ gây hại cho thận rất nhiều.

2. Sử dụng các chất kích thích: nước ngọt, nước có ga

Thận nằm ở đâu cơ thể người

Nước ngọt có ga gây tổn thương thận

Khi những chất này vào cơ thể, vì chúng chứa nhiều chất oxy hóa vì thế sẽ làm xáo trộn pH trong cơ thể người. Thận là cơ quan điều chỉnh độ pH của cơ thể, vì thế khi cơ thể  hấp thụ quá nhiều nước ngọt và nước uống có ga, trong thời gian dài thận sẽ phải làm việc vất vả hơn từ đó tăng xác suất gây tổn thương thận, suy giảm chức năng thận.

3. Ăn quá nhiều

Con người ngày càng có điều kiện để thưởng thức những "của ngon vật lạ". Thế nhưng những bữa ăn nhiều đạm, rượu, bia, nước ngọt tần suất lặp lại quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến gan, thận. Bởi vì gan và thận là hai cơ quan chính trong việc chuyển hóa và bài tiết. Vì vậy ăn uống quá nhiều khiến tần suất làm việc của gan và thận tăng lên, điều đó sẽ làm tăng gánh nặng cho các cơ quan tiêu hóa của bạn.

4. Ăn mặn

Thận nằm ở đâu cơ thể người

Ăn mặn không tốt cho sức khỏe của thận

Một chế độ ăn mặn không chỉ có thể gây cao huyết áp mà còn gây tổn hại cho thận. Lượng kali tăng làm mất cân bằng điện giải, do đó dễ gây tổn hại cho thận.

5. Nhịn tiểu

Một số người vì quá bận rộn với công việc mà quên không đi tiểu, không có thói quen đứng lên đi tiểu hoặc cố nhịn để làm nốt việc khiến nước tiểu bị giữ lại trong bàng quang quá lâu. Các chuyên gia cho rằng việc nhịn tiểu quá lâu có thể gây ra sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm đài bể thận. Tình trạng nhịn tiểu quá lâu sẽ dẫn đến các bệnh lý về thận.

6. Uống quá ít nước

Nếu bạn uống ít nước, lười uống nước sẽ làm giảm lượng nước tiểu đồng nghĩa với việc bài tiết của thận sẽ giảm tần suất, các chất độc trong cơ thể tích tụ lâu hơn. Các bệnh lâm sàng thông thường như sỏi thận và thận ứ nước thường do nguyên nhân này.

4 biện pháp giữ gìn thận khỏe mạnh

1. Uống nhiều nước

Các chuyên gia khuyến cáo người trưởng thành nên uống 2 lít nước mỗi ngày. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước, thận và máu của bạn sẽ bị ảnh hưởng đến chức năng vận động. Cụ thể thận sẽ không thể tạo ra các áp lực nước đủ lớn tần suất bài tiết giảm, không thể đẩy các chất thải thông qua đường tiết niệu để ra ngoài cơ thể.

Thận nằm ở đâu cơ thể người

Nên uống 2 lít nước mỗi ngày

Chất độc đọng lại trong thận là nguyên nhân gây ra sỏi thận và một số bệnh lý khác. Vì vậy, để giữ cho thận khỏe mạnh, hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày đối với người bình thường.

2. Bổ sung các loại thực phẩm giúp thanh lọc cơ thể

Trái cây và rau quả giúp thận loại bỏ axit, các độc tố dư thừa ra khỏi cơ thể và tăng cường bài tiết trong nước tiểu. Thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa có thể giúp nhiều cơ quan, trong đó có cả các tế bào ở thận tránh được các thiệt hại do các gốc tự do trong cơ thể  - những tác nhân gây ra ung thư.

Thận nằm ở đâu cơ thể người

Thực phẩm tốt cho thận

Một số thực phẩm giữ cho thận khỏe mạnh bạn nên ăn bao gồm: lòng trắng trứng, bắp cải, ớt chuông, việt quất, rau xanh... Chúng còn giúp bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

3. Bổ sung khoáng chất magie

Hàm lượng magie trong cơ thể thiếu hụt cũng là nguyên nhân dẫn đến các chất độc tích tụ trong cơ thể, không đi ra ngoài. Hơn nữa, hàm lượng magie bị thiếu cũng khiến cho chức năng thận có thể bị ảnh hưởng, do làm việc tăng cường mà không lọc thải được hết chất độc.

Bổ sung magie để cơ thể luôn đủ, giữ cho  thận hoạt động tốt.  Ăn nhiều loại rau có màu xanh lá cây, các loại hạt và ngũ cốc là nguồn dinh dưỡng chứa hàm lượng magie lớn.

4. Ăn nhạt hơn

Ăn mặn là một nguyên nhân gây tổn hại cho thận vì thế chúng ta nên thay đổi thói quen này. Ăn nhạt đi để có cơ quan thận khỏe mạnh.

Thận là cơ quan quan trọng của hệ bài tiết ở cả nam và nữ. Hi vọng thông qua bài viết này, các bạn đã hiểu thêm về cơ quan thận cũng như chức năng hoạt động của nó để từ đó bảo vệ cơ thể từ chính những thói quen hằng ngày.