Thành tựu kế hoạch Nhà nước 5 năm 1986 -- 1990

CHỈ THỊ

CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 20/CT NGÀY 26-1-1987

VỀ XÂY DỰNG VÀ TỔNG HỢP KẾ HOẠCH 5 NĂM 1986 - 1990

Tiếp theo Chỉ thị số 202-CT ngày 15 tháng 8 năm 1986, nay căn cứ vào Nghị quyết của Đại hội lần thứ VI của Đảng và chương trình làm việc của các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định việc xây dựng và tổng hợp kế hoạch 5 năm 1986 - 1990 như sau:

I. Nội dung kế hoạch 5 năm 1986 - 1990

1. Ba chương trình kinh tế lớn là lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng; hàng xuất khẩu.

2. Kế hoạch của các ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải và thông tin bưu điện.

3. Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản.

4. Kế hoạch lưu chuyển hàng hoá bán lẻ các hàng hoá và dịch vụ chủ yếu, những chỉ tiêu chủ yếu bảo đảm đời sống của dân cư.

5. Kế hoạch tài chính, tiền tệ, giá cả, tiền lương.

6. Kế hoạch văn hoá, khoa học, giáo dục, đào tạo, y tế và xã hội.

Ba chương trình kinh tế lớn cũng như những kế hoạch khác của các ngành và các địa phương đều quán triệt và thể hiện đầy đủ các quan điểm và chủ trương của Đại hội VI, đi sâu làm rõ những vấn đề chủ yếu dưới đây:

- Mục tiêu và chỉ tiêu sản xuất.

- Các cân đối vật chất chủ yếu.

- Tổ chức sản xuất [bao gồm sắp xếp lại sản xuất và điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư, phân công, phân cấp, tận dụng khả năng của các thành phần kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất đi đôi với đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa...].

-Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật; thực hành tiết kiệm triệt để.

- Cơ chế và chính sách kinh tế nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch.

- Vì là kế hoạch 5 năm, nên mỗi chỉ tiêu đều có 2 mức tối thiểu và tối đa. Khi tính toán các cân đối vật chất, cần tính theo các định mức kinh tế - kỹ thuật của Nhà nước, theo khả năng thực tế của Nhà nước [trong đó, có phần của Trung ương, có phần của địa phương] theo mức chỉ tiêu tối thiểu. Còn mức chỉ tiêu tối đa sẽ được bổ sung trong kế hoạch hàng năm.

Về nguyên tắc, phải xây dựng kế hoạch hiện vật đồng thời với kế hoạch giá trị. Nhưng trong tình hình giá cả còn biến động lớn như hiện nay, trước hết cần xây dựng thật tốt kế hoạch hiện vật. Còn kế hoạch giá trị đối với khu vực sản xuất thì lấy giá cố định năm 1982, đối với vốn đầu tư, lưu thông hàng hoá và thu chi ngân sách thì lấy mức giá chỉ đạo của Nhà nước năm 1986 để tính toán.

II. Tổ chức xây dựng và tổng hợp kế hoạch

1. Kế hoạch 5 năm 1986 - 1990 đã được xây dựng một bước, nay cần rà soát lại theo tinh thần và nội dung các văn kiện và Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng; tập trung xử lý những vấn đề còn vướng mắc, đặc biệt là tập trung vào 3 chương trình kinh tế lớn.

2. Cơ quan kế hoạch các cấp là người chịu trách nhiệm xây dựng và tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân. Các Bộ, Tổng cục, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm xây dựng và tổng hợp kế hoạch của ngành và địa phương. Chỉ có các Bộ, Tổng cục, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch 5 năm; còn xã, huyện, xí nghiệp... không phải lập kế hoạch 5 năm, nhưng các Bộ, Tổng cục, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải trao đổi với các cấp và đơn vị có liên quan để có cơ sở hoàn chỉnh kế hoạch của mình. Đối với một số ít xí nghiệp lớn thì các Bộ, Tổng cục có thể chỉ đạo xây dựng kế hoạch 5 năm.

3. Để phù hợp với chương trình làm việc của Đảng và Nhà nước, nay xác định tiến độ xây dựng và tổng hợp kế hoạch như sau:

- Cuối tháng 2 năm 1987 các ngành, các tỉnh và thành phố trực thuộc gửi dự án kế hoạch của ngành và địa phương lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.

- Tháng 3 năm 1987, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước tổng hợp kế hoạch và dự thảo các văn bản.

- Tháng 4 và 5 năm 1987 các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thảo luận và quyết định kế hoạch trên.

Khối lượng công việc còn nhiều, thời gian lại không cho phép kéo dài, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các ngành, các địa phương bố trí thời gian, cải tiến tổ chức và lề lối làm việc để bảo đảm thực hiện tốt những nhiệm vụ trước mắt của kế hoạch năm 1987, đồng thời xây dựng kế hoạch 5 năm 1986 - 1990 đúng thời gian và có chất lượng.

Câu 3: Trang 216 – sgk lịch sử 12

Nêu nhiệm vụ mà mục tiêu của từng kế hoạch Nhà nước 5 năm: 1986 – 1990, 1991 – 1995, 1996 – 2000.


Nhiệm vụ và mục tiêu kế hoạch nhà nước 5 năm:

  • Giai đoạn 1986 – 1990
    • Nhiệm vụ, mục tiêu: tập trung sức người, sức của thực hiện Ba chương trình kinh tế về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Muốn vậy thì nông-lâm-ngư nghiệp phải được đặt đúng vị trí hàng đầu. Nông nghiệp được xem là mặt trận hàng đầu và được ưu tiên về vốn đầu tư, về năng lực, vật tư, lao động kỹ thuật.
  • Giai đoạn 1991 – 1995
    • Đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát. Ổn định, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Ổn định và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân. Bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.
    • Phát huy sức mạnh các thành phần kinh tế, đẩy mạnh Ba chương trình kinh tế với nội dung cao hơn và từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế mới theo yêu cầu công nghiệp hóa.
  • Giai đoạn 1996 – 2000:
    • Đẩy mạnh đổi mới toàn diện và đồng bộ, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
    • Phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững.
    • Giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội. Cải thiện đời sống nhân dân. Nâng cao tích lũy nội bộ từ nền kinh tế.


Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội 1986 – 2000

Từ khóa tìm kiếm Google: giải câu hỏi bài 26 lịch sử 12, trả lời chi tiết câu hỏi lịch sử 12, Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ các kế hoạch 5 năm nước ta, mục tiêu của các kế hoạch Nhà nước 5 năm, nhiệm vụ và mục tiêu các kế hoạch 5 năm.

- Trong kế hoạch 5 năm [1986 - 1990], cả nước tập trung sức người sức của nhằm thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của ba chương trình kinh tế: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

     + Kết quả là nước ta từ chỗ thiếu ăn hàng năm [năm 1988, ta phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo], đến năm 1990, đã đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân. Hàng hóa trên thị trường dồi dào, nhất là hàng tiêu dùng, trong đó nguồn hàng sản xuất trong nước tăng. Các cơ sở sản xuất đã gắn chặt với nhu cầu thị trường.

     + Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh và mở rộng về quy mô, hình thức. Hàng xuất khẩu tăng ba lần. Từ năm 1989, ta mở rộng thêm hàng xuất khẩu có giá trị lớn như gạo, dầu thô năm 1989, ta xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo [đứng hàng thứ ba sau Thái Lan và Mĩ].

- Trong kế hoạch 5 năm [1991 - 1995], cả nước phấn đấu vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đưa nước ta về cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng.

     + Sau 5 năm thực hiện kế hoạch [1991 -1995], tình trạng đình đốn trong sản xuất, rối ren trong lưu thông được khắc phục. Kinh tế tăng trưởng nhanh, tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân hàng năm là 8,2%.

     + Nạn lạm phát ở mức cao từng bước bị đẩy lùi. Kinh tế đối ngoại phát triển, thị trường xuất nhập khẩu mở rộng, nguồn vốn đầu tư của nước ngoài tăng nhanh. 

     + Hoạt động khoa học và công nghệ gắn bó hơn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thích nghi dần với cơ chế thị trường.

- Trong kế hoạch 5 năm [1996 - 2000], mục tiêu đề ra là tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội ; bảo đảm quốc phòng, an ninh ; cải thiện đời sống nhân dân ; nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế.

     + Sau 5 năm thực hiện kế hoạch [1996 - 2000], nền kinh tế vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân hàng năm 7%. Nông nghiệp phát triển liên tục, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung và giữ vững ổn định kinh tế, xã hội.

     + Kinh tế đối ngoại tiếp tục phát triển. Trong 5 năm, xuất khẩu đạt 51,6 tỉ USD, tăng bình quân hàng năm 21% ; nhập khẩu đạt 61 tỉ USD, tăng bình quân hàng năm 13,3%; vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đưa vào thực hiện đạt 10 tỉ USD, gấp 1,5 lần so với 5 năm trước.

     + Khoa học và công nghệ có bước chuyển biến tích cực. Giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới cả về quy mô, chất lượng, hình thức đào tạo và cơ sở vật chất.

     + Tình hình chính trị, xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường. Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng.

[Nguồn: trang 178 sgk Lịch Sử 9:]

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 216 SGK Lịch sử 12

Trình bày những thành tựu và yếu kém về kinh tế - xã hội của nước ta trong từng kế hoạch Nhà nước 5 năm: 1986-1900, 1991-1995, 1996-2000.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 12 trang 209 – 215 để trả lời. 

Video liên quan

Chủ Đề