Theo ảnh chỉ tại sao chúng ta cần phải học cách tha thứ

Tại sao phải học cách tha thứ ngay cả với người không biết nhận lỗi?

-Những người biết cách tha thứ, sẵn sàng tha thứ cho cả người không biết nhận lỗi, họ sẽ có được cuộc sống bình yên hơn rất nhiều.

Hồi nhỏ, chúng ta thường bị bắt phải tha thứ cho người khác. Ví dụ như cậu bạn hàng xóm giật đồ chơi của ta, cậu ta buộc phải xin lỗi ta và ta cũng phải miễn cưỡng tha thứ. Nhưng như vậy không có nghĩa là xong chuyện, chúng ta vẫn giữ ác cảm, vẫn hậm hực suốt thời gian sau đó.

Lớn lên, chúng ta luôn muốn được nhận lời xin lỗi khi người khác làm sai nhưng hầu hết các trường hợp đều không thấy lời xin lỗi nào cả.

Như vậy chúng ta sẽ luôn hậm hực, tức tối? Hãy học cách tha thứ cho cả những người không biết nhận lỗi. Hãy học cách nói lời xin lỗi khi bạn làm sai, bạn làm người khác tổn thương.

Ngay cả khi bạn nhận được lời xin lỗi từ người khác, bạn vẫn nhớ như in những gì họ đã làm tổn thương bạn, đó là tâm lý bình thường của tất cả mọi người. Chúng ta chất chứa những nỗi niềm ấy trong lòng. Những nỗi niềm hậm hực ấy ngày một lớn dần chính là rào cản khiến chúng ta không thể có được cuộc sống bình yên, thoải mái.


Tha thứ không có nghĩa là bạn xóa sạch quá khứ, mà là mở đường cho những cảm xúc mới, không để quá khứ ảnh hưởng đến tương lai

Nhưng với những người biết cách tha thứ, sẵn sàng tha thứ cho cả người không biết nhận lỗi, không nhận ra lỗi lầm của mình, họ sẽ có được cuộc sống hạnh phúc hơn rất nhiều.

Tha thứ giúp chúng ta tin vào tương lai

Không tha thứ có nghĩa chúng ta sẽ giữ mối hận thù, sự bực tức hay sự bất mãn trong lòng. Điều đó có nghĩa là bạn luôn giữ nỗi đau trong lòng. Việc không ngừng nghĩ đến những thứ khiến bạn buồn bực, đau đớn ngày này qua ngày khác sẽ khiến bạn tiều tụi, trong khi để sống hạnh phúc hơn bạn cần nghĩ về tương lai tươi sáng.

Trước hết, phải biết tha thứ cho chính mình

Điều này rất quan trọng. Chúng ta thường nghĩ rằng tha thứ là điều dành cho ai đó đã làm tổn thương chúng ta. Rằng tha thứ xong chúng ta sẽ bỏ được nỗi niềm đang đè nặng trong lòng. Nhưng sự thật là chúng ta cũng phải biết tha thứ cho chính bản thân mình. Bạn phải biết tha thứ cho những lỗi lầm của bản thân, ngừng nghĩ về quá khứ thì mới có thể nghĩ về tương lai tươi sáng.


Hãy học cách tha thứ cho tất cả mọi người, cho cả người bạn nghĩ là họ không đáng nhận sự tha thứ

Tha thứ cho tất cả mọi người

Không chỉ tha thứ cho những người biết nhận lỗi, biết xin lỗi. Mà quan trọng hơn cả là bạn phải tha thứ cho cả những người bạn nghĩ là họ không đáng nhận được sự tha thứ, những người không biết nhận lỗi, không biết xin lỗi. Nếu không, sự thù hằn sẽ chi phối hành vi của bạn, nó có thể lệch lạc và khiến người khác hiểu sai, mất lòng tin vào bạn.

Tha thứ có nghĩa là hãy để mọi thứ qua đi

Chỉ khi chúng ta tha thứ thì chúng ta mới có thể đối diện được với quá khứ, không để quá khứ ảnh hưởng đến tương lai của chúng ta. Điều đó không có nghĩa là chúng ta quên sạch quá khứ và những nỗi đau, chỉ là chúng ta mở đường cho những cảm xúc mới, trải nghiệm mới.

Kim Minh [Theo Brightside]

Tha thứ là gì?

Tha thứ là cảm giác của con người khi bạn chấp nhận bỏ qua lỗi lầm của người khác để giúp mọi người nhận ra lỗi sai của mình và giúp bản thân bạn trở nên mạnh mẽ hơn. Khi đã có thể cho lỗi sai của một ai đó đồng nghĩa với việc chúng ta đã bình tĩnh nhìn nhận lại sự việc và nhận ra những bài học, kinh nghiệm mà vấn đề đó mang đến cho mình.

Học cách tha thứ cho người khác chính là tha thứ cho chính mình.

Học cách tha thứ cho người khác chính là liều thuốc để bạn giảm bớt gánh nặng và thoải mái hơn.

👉 Xem thêm:Cách đối nhân xử thế: 5 nguyên tắc đơn giản và thiết thực

Tại sao nên tha thứ – Những lý do nên tha thứ cho người khác

Tại sao nên tha thứ? Đây là câu hỏi của rất nhiều bạn khi gặp phải những tổn thương trong các mối quan hệ với mội ai đó. Trong bạn luôn tồn tại những dằn vặt, đấu tranh giữa việc nên tha thứ và cảm xúc của bản thân. Việc có nên tha thứ cho ai đó hay không là quyền quyết định của bạn. Nhưng nếu bạn bạn đang phân vân thì có thể thực sự bạn nên tha thứ cho họ. Vậy tại sao nên tha thứ cho những lỗi lầm của họ? Dưới đây là một vài lý do tại sao bạn nên tha thứ cho ai đó ngay cả khi phần nào đó của bạn không muốn.

Tóm Tắt Nội dung

  • Tại sao nên tha thứ?
    • 1. Tha thứ là sự giải thoát bản thân
    • 2. Bạn là con người Mạnh mẽ
    • 3. Tha thứ vì những điều tốt đẹp hơn.
    • 4. “Tôi đã từng được người khác tha thứ?”
    • 5. Tại sao nên tha thứ? Bởi vì tôi còn mối quan hệ khác
    • 6. Sức khỏe của bạn là lý do bạn nên tha thứ.
  • Tạm kết về chủ đề tại sao nên tha thứ.
    • Bài viết liên quan

Tại sao ta phải học cách để tha thứ?

Bài học cuộc sống Blog Khởi Nghiệp

Trong các khóa học Wake Up, tôi thường hướng dẫn các học viên của mình ghi chép một số phương pháp để THA THỨ. Buổi học đó, khi tôi yêu cầu học viên lấy giấy bút để ghi, ai cũng thực hiện một cách nghiêm túc.

Khi tôi nhắc từng lời trong khoảng không gian gần như không còn âm thanh nào khác ngoài chính giọng tôi đang nói và tiếng bút chạy trên giấy đó, tôi chợt thấy có một học viên không viết gì cả. Cô ấy ngồi gần hàng ghế đầu, chỉ nhìn tôi và hai người bên cạnh.

Tôi hỏi cô: Tại sao bạn không ghi những phương pháp này, biết đâu nó hữu dụng?

Cô ấy trả lời: “Tôi không cần phải học cách tha thứ, bởi tôi không có ai để băn khoăn xem có nên tha thứ hay không. Tôi đã quên họ lâu rồi.”

Quên, chính là một trong số những cách tha thứ. Khi ta quên, tức là ta đã tha thứ rồi. Sự lãng quên thật khủng khiếp với cuộc sống này, nhưng đồng thời với việc học cách ghi nhớ, ta lại học cách lãng quên.

Có một câu rất hay : “Người ta nói xấu bạn ư? Tốt. Nghĩa là người ta còn nhớ đến bạn.

Bạn nghĩ mình sẽ cảm thấy thế nào nếu một ai đó không còn nhớ đến bạn nữa. Bạn không còn tồn tại trong tâm trí họ, dù chỉ là một chút. Bạn đã hoàn toàn bị xóa sổ khỏi một người đã từng quen biết bạn, đã từng nhớ thương bạn?

Bạn có thực sự muốn mình bị lãng quên không?

Bạn có thực sự muốn lãng quên ai đó, điều gì đó không?

Ở đây, tôi không nói đến khía cạnh lãng quên sự vật, hiện tượng một cách tự nhiên, theo cách trí não của bạn làm việc, theo cách mà tuổi tác đã làm với tất cả chúng ta. Sự lãng quên tự nhiên là sự tự sàng lọc thông tin của cơ thể. Tôi muốn nói đến việc lãng quên có chủ ý, có phương pháp. Vậy thì tại sao bạn lại phải học cách lãng quên. Hay nói chính xác phải là: Tại sao bạn lại phải học cách để tha thứ?

Tôi không đánh đồng việc lãng quên với sự tha thứ. Tôi chỉ muốn nói rằng ở một vài khía cạnh, chúng khá giống nhau. Tha thứ thường được hiểu theo nghĩa: “Ồ, tôi đã quên chuyện đó rồi.” Tha thứ hầu như được hiểu theo nghĩa bạn đã mang trong lòng mình một nỗi mất mát, một sự tổn thương nào đó, mà nó cần được hóa giải bởi chính bạn đối với người đã gây tổn thương cho bạn.

Trong cuộc sống, bạn không thể tránh được việc bị tổn thương bởi ai đó, và cũng không tránh khỏi việc bạn làm ai đó tổn thương. Vậy tại sao bạn phải tha thứ?

Đôi khi ta cứ lầm tưởng việc tha thứ là việc làm để giúp đỡ người khác. Đó là một lối tư duy, mà theo tôi là rất tai hại. Bản chất của việc tha thứ là chúng ta đang giúp đỡ chính mình.

Hãy hình dung: Một người nào đó vô tình đi qua cuộc đời bạn với một sự vật hiện tượng nào đó và họ vô tình làm cho bạn tổn thương. Thậm chí có một vài người đã không biết họ đã làm tổn thương bạn.

Những người cố ý, hoặc vô tình làm bạn tổn thương thì đã đi rồi, cùng với công việc thường ngày của họ. Nhưng còn bạn, trong khi đó, ban cứ ở một chỗ, mắc kẹt trong mớ bòng bong vết thương lòng. Bạn cứ đau khổ, dằn vặt mỗi ngày. Bạn cứ băn khoăn xem có nên tha thứ hay không. Có nên tha thứ hay không tha thứ?

Bản chất của việc tha thứ là chúng ta đang giúp đỡ chính mình.

Bạn có biết rằng: Trong khi bạn còn đang bận băn khoăn xem có nên tha thứ cho việc làm của những người khiến bạn tổn thương hay không, thì những người đó lại chẳng bận tâm gì, họ vẫn sống vui vẻ với những việc thường ngày. Còn bạn, bạn mỗi lúc một hao mòn tâm trí vì vết thương đó. Bạn không nhận ra hay sao: Rõ ràng, việc băn khoăn mỗi ngày khiến cho bạn mỏi mệt đầu tiên.

Bạn chính là người chịu hậu quả của việc mang nặng nỗi niềm đầu tiên, chứ không phải ai khác. Còn người khiến bạn tổn thương, đau đớn, có thể có người nhớ, có thể họ chẳng nhớ gì về việc họ làm khiến bạn đau đớn như thế nào. Nên hiểu đúng về việc tha thứ là liều thuốc cho chính mình chứ không phải cho người khác.

Chúc bạn hạnh phúc trong cuộc sống, bình an trong tâm hồn!

Mr.Why Phạm Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm:

Này tuổi 35 gặp khó khăn đừng có nản hãy gắng chờ đến tuổi 50 vì giông bão qua đi là lúc thanh bình

9 bài học ý nghĩa từ chiếc xe đạp: Điều quan trọng nhất là bạn luôn phải giữ thăng bằng, để giữ được thăng bằng, bạn phải giữ mình không ngừng vận động”

[Infografic] Quyền năng sử dụng thời gian của CEO trên thế giới: Kẻ tầm thường chỉ lo tìm cách giết thời gian, còn người có tài thì tìm mọi cách tận dụng nó

[Infografic] Thói quen của những người giàu có nhất thế giới – 88% trong số đó dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đọc sách

Danh mục

  • Phát triển cá nhân
  • Bài học cuộc sống
  • Kiến thức kinh doanh
  • Gương thành công
  • Chia sẻ cuối tuần
  • Video

Nổi bật

  • Nếu muốn “thảnh thơi” về tiền bạc, đừng quên 3 nguyên tắc sau đây
  • Muốn thoát nghèo trước 40 tuổi, hãy lắng nghe lời khuyên của tỷ phú Lý Gia Thành: “Bạn cho rằng tiền không thể mua được hạnh phúc? Đó là vì bạn chẳng có tiền mà thôi!
  • Đừng bao giờ hối tiếc những gì đã qua trong quá khứ, bởi ở thời điểm ấy đó mới chính là những gì bạn muốn
  • Những bài học kinh doanh và cuộc sống mà tôi đã học được…
  • 14 nguyên tắc cơ bản để bớt “ngu” đi – khôn ngoan hơn

Bài viết mới

  • Nếu muốn “thảnh thơi” về tiền bạc, đừng quên 3 nguyên tắc sau đây
  • Muốn thoát nghèo trước 40 tuổi, hãy lắng nghe lời khuyên của tỷ phú Lý Gia Thành: “Bạn cho rằng tiền không thể mua được hạnh phúc? Đó là vì bạn chẳng có tiền mà thôi!
  • ĐẶT CHO MỖI ĐỒNG TIỀN TIẾT KIỆM MỘT MỤC ĐÍCH
  • Người không kiểm soát được bản thân cũng sẽ không kiểm soát được tiền tài
  • 5 thói quen khiến bạn làm mãi vẫn nghèo, còn những người giàu lại không bao giờ mắc phải

Video

  • Đàn Ông Và Câu Chuyện “Sống Chung Với Mẹ Chồng”
  • Có tình yêu nào trên thế gian này lớn hơn tình mẹ?
  • Vlog 1 – Khóa học Wake Up
  • VTV3- Chuyện Bên Ly Cà Phê: Con Cái Là Tài Sản Vô Giá
  • 4 từ nguy hiểm khiến bạn mãi nghèo

Các bước

Phần 1

Phần 1 của 3:

Đối phó với Cảm xúc tiêu cực

  1. 1

    Nhận ra rằng tức giận là có hại. Tha thứ người đã làm điều xấu với bạn là liều thuốc đắng khó nuốt. Phản ứng đầu tiên của bạn có thể là tiếp tục tức giận và chê trách người làm bạn đau khổ. Mặc dù điều này là tự nhiên, nhưng cứ tiếp tục tổn thương và giận dữ khiến bạn còn đau khổ hơn người bạn căm ghét. Vì lý do này, tha thứ là điều cần thiết – không phải vì người khác, mà vì bản thân bạn.[1]

    • Giữ mối thù hằn có thể làm hỏng các mối quan hệ tương lai với người khác, gây ra trầm cảm hoặc nóng nảy, và có thể cô lập bạn với người khác.[2]

  2. 2

    Quyết định tha thứ. Sự tha thứ đòi hỏi phải có quyết định tỉnh táo và chủ động để vứt bỏ những tiêu cực và cố gắng bước tiếp trong cuộc sống. Nó không đến một cách tự nhiên hay dễ dàng. Nhưng tha thứ là điều bạn phải làm.[3]

    • Thông thường, mọi người bảo rằng họ "không thể" tha thứ cho người đã làm điều sai trái với họ. Họ tin rằng việc bỏ qua những cảm xúc tổn thương và phản bội là điều không thể. Thế nhưng, họ không nhận ra rằng tha thứ là một sự lựa chọn. Khi bạn chọn tha thứ cho người khiến mình tổn thương, người có lợi nhiều nhất từ quyết định này chính là bạn.

  3. 3

    Giải tỏa cơn giận. Buông bỏ tất cả cảm xúc tiêu cực mà bạn dành cho người đó. Cho phép bản thân được khóc, đấm vào bao cát, đi ra ngoài và hét lên, hoặc bất cứ thứ gì giúp bạn giải tỏa những cảm xúc tồi tệ này.[4] Nếu không, chúng sẽ gây nhức nhối và làm bạn đau khổ hơn.

    • Hãy nhớ rằng, bạn không làm điều này để làm dịu lương tâm của người khác hay bỏ qua hành động của họ. Bạn làm điều này để bản thân được hồi phục và tiến về phía trước.

  4. 4

    Giữ vững quan điểm. Cố gắng có được góc nhìn mới bằng cách lùi lại một bước và xem xét vấn đề theo hướng khách quan. Có phải người đó cố tình làm tổn thương bạn? Có phải đó là sự việc vượt ngoài tầm kiểm soát của anh ấy? Anh ấy có cố gắng xin lỗi và bù đắp cho bạn? Cố gắng xem xét mọi thứ và bình tĩnh phân tích sự việc. Nếu bạn có thể hiểu được tại sao và làm thế nào lại xảy ra điều này, thì việc tha thứ sẽ dễ dàng hơn.

    • Tự hỏi bản thân một cách thành thật rằng bạn đã bao lần phạm lỗi với người khác và được tha thứ. Nhớ lại cảm giác đó ra sao, và bạn đã cảm thấy nhẹ nhõm và biết ơn như thế nào khi người khác tha thứ cho bạn. Điều đó giúp bạn nhớ rằng chúng ta cũng đôi khi vô tình làm tổn thương người khác. [5]

  5. 5

    Trò chuyện với ai đó. Nói chuyện với người bạn tin tưởng sẽ giúp bạn giải quyết cảm xúc của mình và có được cái nhìn công bằng. Bỏ mọi thứ ra khỏi người giúp bạn cảm thấy như vừa trút đi một gánh nặng. Một người bạn, người thân gia đình, hay bác sĩ trị liệu có thể thông cảm lắng nghe và cho bạn bờ vai để khóc.

    • Mặc dù bạn có thể được khuyên nói chuyện với người có vấn đề với bạn, hãy chờ đến khi bạn bình tĩnh và đã suy nghĩ kỹ về cảm xúc của mình. Điều này giúp bạn thoát khỏi người đó và những thiệt hại về sau của mối quan hệ.[6]

  6. 6

    Tìm cách tích cực để thể hiện bản thân. Điều này sẽ giúp bạn giải tỏa những cảm xúc tiêu cực và vượt qua vấn đề. Thử đọc một cuốn tạp chí hay viết thư, dùng những phương pháp sáng tạo như vẽ và làm thơ, nghe hoặc viết nhạc, chạy bộ hoặc nhảy. Làm những việc giúp bạn giảm căng thẳng và khiến bạn cảm thấy tốt hơn.

    • Giải quyết tích cực những cảm xúc của bạn sẽ làm bạn ý thức hơn về vấn đề cần phải đối mặt. Đây là chìa khóa để nhận ra và giải quyết cảm xúc tiêu cực, hơn là phớt lờ chúng.[7]

  7. 7

    Tìm kiếm nguồn cảm hứng từ người khác. Đọc và nghe câu chuyện của những người đã trải qua sự tha thứ, trong những tình huống thậm chí còn tệ hơn bạn. Họ có thể là người lãnh đạo tinh thần, nhà trị liệu, thành viên gia đình, hoặc đơn giản là người viết về trải nghiệm của họ. Những điều này sẽ cho bạn hy vọng và sự kiên định.

  8. 8

    Cho thời gian. Sự tha thứ không phải đến chỉ bằng một cái búng tay. Nó đòi hỏi phải có sự bình tĩnh, kiên định, lòng trắc ẩn và, trên tất cả, thời gian. Tha thứ là điều có thể thực hiện được, mỗi ngày, từng chút một. Hãy nhớ rằng, không ai đến cuối đời vẫn còn nghĩ "Mình đáng lẽ phải tức giận lâu hơn". Sau cùng, tình yêu, sự cảm thông và sự tha thứ là những gì quan trọng nhất.

    • Không có một điều kiện thuận lợi nào về thời gian cho việc tha thứ. Bạn có thể thấy bản thân mình đã giữ hận thù trong nhiều năm, và rồi nhận ra bạn cần nói chuyện với người đó. Hãy lắng nghe bản năng của mình.[8]

Phần 2

Phần 2 của 3:

Đối mặt với Người làm Tổn thương Bạn

  1. 1

    Đừng vội đưa ra bất kỳ kết luận nào. Không đưa ra những phán xét vội vã là điều quan trọng khi đối mặt với người đã làm tổn thương bạn. Nếu bạn hành xử vội vàng, bạn có thể nói hoặc làm những điều bạn sẽ hối hận. Cần có thời gian để xử lý những gì bạn biết và thu thập thông tin trước khi hành động.[9]

    • Cho dù người làm tổn thương bạn là bạn thân hay thành viên gia đình, cũng đừng phản ứng quá mạnh. Hãy nghĩ về quá khứ của bạn với người đó và cho dù đó là một lần phạm lỗi hay thói quen. Đảm bảo bạn suy nghĩ một cách bình tĩnh và hợp lý trước khi nói bất cứ điều gì mà bạn không thể lấy lại hoặc khiến người đó hoàn toàn rời khỏi cuộc đời bạn.

  2. 2

    Yêu cầu gặp mặt người gây tổn thương cho bạn. Đề nghị gặp ở nơi riêng tư. Cần làm rõ rằng điều này không nhất thiết phải có nghĩa là mọi thứ đã trở lại bình thường giữa hai bạn, mà là bạn đã sẵn sàng nghe người đó nói trước khi tiến về phía trước. Nói với họ rằng bạn đã sẵn sàng nghe các khía cạnh khác của câu chuyện.

  3. 3

    Lắng nghe câu chuyện ở phía của người đó. Khi nghe câu chuyện của người đó, cố gắng ngồi xuống và để họ nói. Không cắt ngang hoặc phủ nhận họ. Nếu mối quan hệ của bạn với người đó có nguy cơ bị đe dọa, thì điều tối thiểu nhất bạn có thể làm là lắng nghe.[10]

    • Tình hình rõ ràng là tùy thuộc vào bạn, bạn nên cho mình cơ hội lắng nghe câu chuyện ở phía của người khác. Bạn có thể ngạc nhiên bởi những gì được biết, và nếu không có gì khác, bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn về những gì sẽ làm sau đó.

  4. 4

    Có được sự cảm thông. Cố gắng thông cảm khi đối mặt với người gây tổn thương cho bạn. Đặt bản thân bạn vào hoàn cảnh của người đó và tự hỏi mình sẽ làm gì khi trong hoàn cảnh tương tự. Bạn sẽ cư xử khác chứ?[11]

    • Cố gắng hiểu động cơ và mục đích của người đó là gì. Có phải người đó cố tình làm tổn thương bạn? Hay họ chỉ cố tỏ ra như vậy? Hay chỉ đơn giản là sự bất cẩn của họ?

  5. 5

    Đừng nổi nóng. Khi nói với người làm bạn tổn thương, đừng nói hay làm những điều không thể lấy lại được. Mắng nhiếc giận dữ và nói những lời xỉ vả hay buộc tội người đó có thể làm bạn cảm thấy khá hơn, nhưng sẽ không giúp ích cho mối quan hệ về lâu dài. Điều đó gây phản tác dụng và có thể phá hủy mối quan hệ của hai bạn mãi mãi.[12]

    • Giữ bình tĩnh khi đối mặt với người khiến bạn tổn thương. Tránh nói những lời buộc tội khi nói chuyện với người đó. Thay vì nói "Bạn làm tôi cảm thấy…" hãy nói "Tôi cảm thấy…" Thở sâu và nếu họ nói bất kỳ điều gì khiêu khích bạn, cố đếm đến mười trước khi đáp lại.

  6. 6

    Nói với người đó cảm xúc của bạn. Khi đã có thời gian để bình tĩnh và suy nghĩ thấu đáo, giải thích rõ ràng cho người đó, với thái độ bình tĩnh và thận trọng, rằng hành động của họ đã làm tổn thương bạn và khiến bạn cảm thấy như thế nào. Điều này rất quan trọng, nếu không bạn sẽ bùng phát cơn giận và nổi nóng với người đó, và làm cho việc tha thứ trở thành điều không thể. Cho người đó biết điều này ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai bạn như thế nào, đặc biệt nếu nó là quan hệ tình cảm.[13]

    • Khi đã bày tỏ hết cảm xúc của mình một cách rõ ràng, điều quan trọng là bạn sẽ tiến về phía trước. Nếu bạn đã quyết định tha thứ cho những gì người đó đã làm, bạn không thể nuôi dưỡng quá khứ đau buồn đó mỗi khi cãi nhau hoặc nhắc đi nhắc lại với họ.

  7. 7

    Đừng cố hơn thua. Khi có ý định tha thứ, điều quan trọng là bạn nên bỏ qua những ý định hơn thua hay trả thù người làm tổn thương bạn. Cố gắng tranh thiệt hơn sẽ chỉ khiến nhiều người tổn thương hơn, kể cả bạn. Bạn cần là người mạnh mẽ, cố gắng tha thứ và tiến về phía trước. Nếu có thể, cố gắng xây dựng lại niềm tin và mối quan hệ của bạn. Điều này đặc biệt quan trọng nếu đây là xung đột với người thân.[14] Bạn cần giải quyết sự căng thẳng trong gia đình, vì bạn sẽ phải gặp mặt người đó trong thời gian dài.

    • Ví dụ như nếu bạn thân lừa dối bạn, bạn sẽ chẳng giải quyết được gì nếu lừa dối lại họ. Bạn chỉ gây thêm đau khổ và thù hằn. Hai cái sai không làm nên một cái đúng. Sự tha thứ của bạn sẽ không giá trị nếu nó đến sau khi bạn đã trả thù người đó.

  8. 8

    Cho người đó biết bạn đã tha thứ cho họ. Nếu người đó cầu xin sự tha thứ, họ sẽ rất biết ơn và cảm thấy nhẹ nhõm khi bạn có thể tiếp tục xây dựng mối quan hệ này. Nếu người đó không xin tha thứ, thì ít nhất bạn có thể gạt nó sang một bên và bước tiếp trong cuộc sống.[15]

    • Hãy nhớ rằng tha thứ cho người khác không nhất thiết phải có nghĩa là mọi thứ sẽ trở lại bình thường giữa hai bạn. Nếu bạn cảm thấy người đó có thể làm bạn tổn thương nhiều lần hoặc nghĩ bạn không thể tin họ nữa, không sao cả. Chỉ cần làm rõ với người đó là được. Điều này có vẻ dễ hơn với mối quan hệ tình cảm đã chấm dứt, vì hai bạn hầu như sẽ không phải gặp lại nhau thường xuyên. Nhưng sẽ khó làm điều đó hơn với mối quan hệ gia đình, vì hai bạn sẽ phải gặp mặt nhau nhiều.

Phần 3

Phần 3 của 3:

Tiến về Phía trước

  1. 1

    Tìm hiểu xem bạn muốn gì. Điều quan trọng là hiểu rằng cho dù bạn đã tha thứ cho người đó, nhưng bạn không nhất thiết để họ quay lại cuộc sống của mình. Quyết định xem bạn có muốn xây dựng lại mối quan hệ hay để người đó ra đi. Để làm được điều này, bạn cần suy nghĩ thật kỹ và thấu đáo về mối quan hệ của hai người. Liệu có xứng đáng để xây dựng lại hay không? Liệu người đó có làm tổn thương bạn lần nữa nếu bạn quay lại với họ?[16]

    • Trong một số trường hợp, như mối quan hệ bạo hành hay người đó đã lừa dối bạn nhiều lần, thì sẽ an toàn và lành mạnh khi để người đó đi khỏi cuộc đời bạn mãi mãi.

  2. 2

    Tập trung về tương lai. Khi bạn đã quyết định tha thứ, bạn cần quên đi quá khứ và tập trung vào tương lai. Nếu bạn cho rằng mối quan hệ này đáng được hàn gắn lại, bạn có thể từ từ bắt đầu tiến về phía trước. Hãy cho người đó biết rằng cho dù họ đã làm tổn thương bạn, nhưng bạn vẫn yêu quý và muốn có họ trong cuộc sống.[17]

    • Nếu bạn vẫn giữ quá khứ không tốt đẹp trong lòng, bạn sẽ không bao giờ thật sự tha thứ hoặc tiến về phía trước. Hãy nhìn vào mặt tích cực và xem tình hình này như một cơ hội để làm lại từ đầu. Đó có thể là những gì mà mối quan hệ của bạn cần.

  3. 3

    Xây dựng lại niềm tin. Có thể sẽ khó để xây dựng lại niềm tin khi bạn đã bị tổn thương. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải tin vào chính mình - tin vào sự phán xét và khả năng của bạn để đưa ra quyết định đúng đắn. Sau đó bạn có thể gây dựng lại niềm tin với người đó.

    • Thực hiện cam kết để có thể hoàn toàn cởi mở và thành thật với nhau về mọi thứ. Điều này cần có thời gian. Niềm tin không thể có được ngày một ngày hai. Bạn cần cho người đó thời gian để tạo dựng niềm tin ở bạn.

  4. 4

    Lập danh sách những điều tích cực. Cố gắng nhìn vào mặt tốt của vấn đề bằng cách lập danh sách những điều tích cực mà bạn có được từ trải nghiệm này. Chúng có thể là: nhận ra khả năng thấu hiểu và tha thứ, rút ra bài học giá trị từ cuộc sống về niềm tin, hay có mối quan hệ khắng khít hơn với người đã phạm sai lầm với bạn vì hai bạn đã cùng vượt qua thử thách.

    • Nếu bạn cứ nhớ về tổn thương và đau khổ mà người kia gây ra cho bạn, đừng để những suy nghĩ ở mãi trong đầu.[18] Nếu làm vậy, bạn có thể phải nhìn lại quá khứ để tìm câu trả lời. Đừng xem điều này như một lý do khác để tức giận. Thay vào đó, hãy xem nó như một cơ hội chữa lành vết thương.

  5. 5

    Nhớ rằng bạn đã làm đúng. Đôi khi sự tha thứ sẽ chẳng có ý nghĩa gì đối với người đó và đôi khi mối quan hệ không thể hàn gắn được. Thậm chí khi tình hình không thể tự giải quyết theo cách bạn hy vọng, hãy nhớ rằng bạn đã làm đúng. Tha thứ là hành động cao quý, và bạn sẽ không phải hối hận vì nó.

    • Nhớ rằng tha thứ là một quá trình. Tha thứ cho người khác bằng lời nói không làm nó trở thành hiện thực. Bạn cần phải thực hiện điều đó, từng chút một, mỗi ngày. Tuy nhiên, nói ra điều đó sẽ giúp bạn vững vàng hơn về quyết định của mình.

Video liên quan

Chủ Đề