Hoàn cảnh dẫn đến sự ra đời của Quốc tế cộng sản là gì

Quốc tế cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh nào?

  • In bài này
  • Gửi Email bài này

Chi tiết Chuyên mục: Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới [1918 - 1939]

- Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản là một yêu cầu khách quan và bức thiết của phong trào công nhân và cách mạng thế giới lúc này. Những tiền đề dẫn tới sự ra đời của Quốc tế Cộng sản là thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của nhiều đảng Cộng sản.

- Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã có công lao to lớn trong việc thành lập Quốc tế Cộng sản.

- Ngày 2-3-1919, Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản [gọi tắt là Quốc tế II] đã khai mạc ở Mat-xco-va. Đây là một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

[Nguồn: trang 89 sgk Lịch Sử 8:]

Trình bày hoàn cảnh ra đời và hoạt động của Quốc tế Cộng sản [1919 - 1923].

Thứ bảy - 26/06/2021 16:23

Trình bày hoàn cảnh ra đời và hoạt động của Quốc tế Cộng sản [1919 - 1923]. Các nghị quyết của Đại hội II và VII đã ảnh hưởng đến phong trào cách mạng Việt Nam như thế nào ?

tải xuống [3]

Hướng dẫn làm bài

  1. Hoàn cảnh ra đời :
+ Trong cao trào cách mạng [1918 - 1923] các Đảng Cộng sản đã được thành lập ở nhiều nước như Đức, Áo, Hunggari, Ba Lan, Phần Lan. Sự phát triển của phong trào cách mạng ở châu Âu nói riêng cũng như trên thế giới nói chung đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo đường lối đúng đắn.
+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự tồn tại của Nhà nước Xô viết là điều kiện
thuận lợi để thực hiện yêu cầu đó.
  1. Hoạt động của Quốc tế Cộng sản :
Với những hoạt động tích cực của Lê-nin và Đảng Bônsêvích Nga, tổ chức Quốc tế Cộng sản đã được thành lập ngày 2/3/1919 tại Mát-xcơ-va.
Trong thời gian tồn tại từ 1919 đến 1943, Quốc tế Cộng sản đã tiến hành 7 lần đại hội, đế ra đường lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kỳ phát triển của cách mạng thế giới.
+ Đại hội lần II [1920] giữ một vị trí nổi bật trong lịch sử hoạt động của Quốc tế Cộng sản với Luận cương về vai trò của Đảng Cộng sản, Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” do V.I.Lê-nin khởi thảo.
+ Đại hội lần VII [1935], Quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ nguy cơ chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các đảng Cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các mặt trận thống nhất công nhân nhằm mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh.
Năm 1943, nhận thấy sự tồn tại và hoạt động của mình không phù hợp với tình hình mới, Quốc
tế Cộng sản tuyên bố giải tán.
* Vai trò của Quốc tế Cộng sản : có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.
  1. Ảnh hưởng của các nghi quyết của Đại hội II và VII đến phong trào cách mạng Việt Nam :
Tiêu biểu là hai đại hội:
+ Đại hội II [1920] thông qua Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa do Lê-nin khởi xướng.
Tác động: Giữa tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Luận cương của Lê-nin, điều này đã giúp Nuyễn Ái Quốc khẳng định muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản, do đó ngày 25/12/1920 tại đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, người đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và trở thành đảng viên cộng sản. Sự kiện này đánh dấu Nguyễn
Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì bế tắc đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.
+ Đại hội VII [1935] chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các Đảng cộng sản tích cực đấu tranh thành lập Mặt trận thống nhất nhằm mục tiêu chống phát xít chống chiến tranh.
Tác đông: Đoàn đại biểu Đảng cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu đã tham dự Đại hội VII. Sau khi về nước, tháng 7/1936, ông đã chủ trì Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương ở Thượng Hải [Trung Quốc] - dựa trên nghị quyết của Đại hội VII và căn cứ tình hình cụ thể của Việt Nam đã định ra đường lối và phương pháp đấu tranh mới, thay đổi chủ
trương : chuyển sang hình thức đấu tranh công khai hợp pháp và nửa hợp pháp với mục tiêu đòi tự do dân chủ, cơm áo, hòa bình. Bùng nổ phong trào dân chủ trong những năm 1936 - 1939 tại Việt Nam.

Quốc tế cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh nào?

Đề bài

Quốc tế cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 89 để trả lời.

Lời giải chi tiết

- Cao trào cách mạng 1918-1923 phát triển mạnh mẽ. Nhiều Đảng Cộng sản được thành lập: Đảng Cộng sản Hung-ga-ri [1918] Đảng Cộng sản Đức [1918], Đảng Cộng sản Pháp [1920], Đảng Cộng sản Anh [1920], Đảng Cộng sản I-ta-lia-a [1921],…

- Sự phát triển của cao trào cách mạng đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo cách mạng theo đường lối đúng đắn.

- Ngày 2-3-1919, Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản khai mạc tại Mát-xcơ-va.

Loigiaihay.com

  • Qua sơ đồ [Hình 62 - sgk trang 90] em có nhận xét gì về tình hình sản xuất ở Anh và Liên Xô trong những năm 1929 - 1931?

    Qua sơ đồ [Hình 62 - sgk trang 90] em có nhận xét gì về tình hình sản xuất ở Anh và Liên Xô trong những năm 1929 - 1933 ?

  • Nêu tác động của khủng hoảng kinh tế đối với nước Đức?

    Nêu tác động của khủng hoảng kinh tế đối với nước Đức ?

  • Vì sao nhân dân Pháp đánh bại được chủ nghĩa phát xít ở Pháp?

    Vì sao nhân dân Pháp đánh bại được chủ nghĩa phát xít ở Pháp ?

  • Hãy nêu tình hình chung của các nước tư bản châu Âu trong những năm 1918 - 1929.

    Hãy nêu những nét chung của tình hình châu Âu trong những năm 1918 - 1929.

  • Quốc tế cộng sản đã có đóng góp như thế nào cho phong trào cách mạng thế giới năm 1929 - 1943?

    Quốc tế cộng sản đã có đóng góp như thế nào cho phong trào cách mạng thế giới năm 1929 - 1943 ?

  • Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?

    - Muốn chiếm nước ta, biến nước ta thành thuộc địa của chúng

  • Tại sao Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất [1874]?

    - Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp, không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.

  • Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương

    Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương

  • Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất [1873]

    Tóm tắt mục 2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất [1873]

Hoàn cảnh nào cơ bản nhất dẫn đến sự ra đời của Quốc tế cộng sản?

10/11/2020 533

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Câu Hỏi:

Hoàn cảnh nào cơ bản nhất dẫn đến sự ra đời của Quốc tế cộng sản?

A. Cao trào cách mạng dâng cao ở các nước thuộc châu Âu dẫn đến sự thành lập các đảng cộng sản ở nhiều nước. B. Chính quyền tư sản đàn áp khủng bố phong trào của quần chúng. C. Những hoạt động tích cực của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga. D. Quốc tế thứ hai giải tán.

Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm Sử 8 bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới [1918-1939]

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: A

Giải thích: Sự phát triển của các phong trào cách mạng ở các nước châu Âu đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo cách mạng. CHính vì vậy, quốc tế cộng sản đã ra đời.

Lựu [Tổng hợp]

Báo đáp án sai

Đang xử lý...

Cảm ơn Quý khách đã gửi thông báo.

Quý khách vui lòng thử lại sau.

Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?

Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền và là chính đảng duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam theo Hiến pháp.

– Cơ quan cao nhất của Đảng là Đại hội Đại biểu toàn quốc, nơi sẽ bầu ra Ban Chấp hành Trung ương giữa các kỳ Đại hội Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng là cơ quan tối cao quyết định các vấn đề của Đảng. Sau Đại hội, Trung ương sẽ bầu ra Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương và bầu một Ủy viên Bộ Chính trị làm Tổng Bí thư.

– Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam:

+ Vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng lên Nhà nước và xã hội: Căn cứ quy định tại Điều 4 – Hiến pháp Việt Nam năm 2013 “ Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

+ Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền tại Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội, chính trị của Nhà nước này, đảng viên là những người nắm giữ các cương vị chủ chốt trong các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Tuyên truyền

Cập nhật lúc 04:42 ngày 17/12/2019

1. Bối cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam

1.1. Bối cảnh quốc tế

Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc. Các nước tư bản đế quốc thực hiện chính sách: bên trong tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài gia tăng các hoạt động xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc làm đời sống nhân dân lao động trên thế giới trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.

Năm 1917, với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác -Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người; là ánh sáng soi đường cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Tháng 3 năm 1919, Quốc tế Cộng sản [Quốc tế III] ra đời đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

1.2. Bối cảnh trong nước

- Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và từng bước thiết lập bộ máy thống trị, biến nước ta từ một quốc gia phong kiến thành “một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác”. Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi.

Về chính trị, thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội, đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, đó là một chính sách chuyên chế điển hình, chúng đàn áp đẫm máu các phong trào và hành động yêu nước của người Việt Nam, mọi quyền tự do bị cấm. Chúng chia rẽ ba nước Đông Dương, chia Việt Nam thành ba kỳ [Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ] và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng.

Về kinh tế, thực dân Pháp cấu kết với giai cấp địa chủ để thực hiện chính sách bóc lột tàn bạo, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; ra sức vơ vét tài nguyên, cùng nhiều hình thức thuế khóa nặng nề, vô lý; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.

Về văn hóa, thực dân Pháp tiến hành chính sách ngu dân, chúng bưng bít, ngăn cản ảnh hưởng của văn hóa tiến bộ trên thế giới, khuyến khích văn hóa độc hại, xuyên tạc lịch sử, giá trị văn hóa Việt Nam và dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu.

- Sự phân hóa giai cấp và mâu thuẫn xã hội diễn ra ngày càng gay gắt

Phần lớn giai cấp địa chủ cấu kết với thực dân Pháp ra sức bóc lột nông dân; một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau. Các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội Việt Nam đều mang thân phận người dân mất nước và đều bị thực dân áp bức, bóc lột, chèn ép nên đều căm phẫn thực dân Pháp. Do đó, mẫu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam lúc này, không chỉ là mâu thuẫn giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ và phong kiến, mà đã nảy sinh mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược.

- Các cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh của quần chúng chống thực dân Pháp xâm lược diễn ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng về đường lối cách mạng

Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các cuộc khởi nghĩa và các phong trào đấu tranh của nhân dân ta diễn ra liên tục và mạnh mẽ. Tuy nhiên do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại. Phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến như phong trào Cần Vương đã chấm dứt với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo [1896]; phong trào nông dân Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài 30 năm cũng không giành được thắng lợi. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại,… Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.

Trích: Đề cương tuyên truyền 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

  • Bản in

CÁC TIN KHÁC

  • Định nghĩa mới nhất về ca bệnh COVID-19: Thế nào được coi là F0?
  • Tuổi nghỉ hưu, lương hưu của người lao động năm 2022 sẽ thay đổi như thế nào?
  • Phát huy truyền thống đại đoàn kết, huy động sức mạnh của toàn dân tộc, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
  • Cách doanh nghiệp đăng kí online để được giảm mức đóng Bảo hiểm thất nghiệp
  • Các bước làm thủ tục online để nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116

Video liên quan

Chủ Đề