Thi 30 điểm vẫn không đỗ đại học năm 2022

Đừng để điểm cao mà cuối cùng lại trượt đại học chỉ vì không kịp thời nắm vững các thay đổi trong tuyển sinh đại học 2022.

Theo thông tin trên trang Tuoitre, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 sẽ tổ chức một đợt duy nhất vào các ngày 7, 8 và 9/7. Thí sinh sẽ hoàn thành 4/5 bài thi để xét tốt nghiệp và có thể sử dụng kết quả để xét tuyển đại học. Riêng về việc đăng ký xét tuyển đại học, Bộ GDĐT cũng đã công bố 6 thay đổi trong tuyển sinh đại học 2022. Thí sinh năm nay cần nắm kỹ, để tránh các em bị trượt vô nghĩa do làm sai với quy định mới.

Năm 2022, việc đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển CĐ, ĐH phải thực hiện trên Cổng thông tin của Bộ GD-ĐT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia. Ảnh: Tấn Thạnh, NLĐ

Mấy nay trên dưới gia đình em rôm rả chuyện thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học nhiều lắm mọi người. Năm nay, tính luôn họ hàng thì có đến 4 em đang học lớp 12. Hơn 2 tháng nữa thôi là 4 em sẽ “lên thớt”, bước vào kỳ thi quan trọng của cuộc đời.

Để hỗ trợ thêm cho các em, anh chị trong nhà thường lên mạng đọc tin tức, tìm hiểu thông tin để nhắc nhở kịp thời. Thấy trên trang Nguoilaodong có thông tin về thay đổi trong tuyển sinh đại học năm nay, em gửi hết cho 4 em xem, đồng thời cũng xin chia sẻ lại đây cho phụ huynh nào cần.

1. Đăng ký hoàn toàn trên trực tuyến

Điều này thì chắc các em đã được nhắc nhở ở trường, năm nay không đăng ký xét tuyển đại học bằng phiếu viết tay nữa. Thay vào đó là đăng ký online để đảm bảo độ chính xác. Các em sẽ đăng ký xét tuyển trên Cổng thông tin của Bộ GD-ĐT. Hoặc đăng ký qua hệ thống dịch vụ công quốc gia.

Thời gian đăng ký xét tuyển đại học tách rời với thời gian đăng ký tốt nghiệp THPT. Cổng đăng ký xét tuyển được mở xuyên suốt từ lúc kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT cho đến khi có kết quả, kể cả thời gian chấm phúc khảo [trong vòng 35 ngày].

Thí sinh có thể đăng ký sau khi thi tốt nghiệp, lúc này các em phần nào biết được điểm số, từ đó có thể sắp xếp nguyện vọng phù hợp, đảm bảo tỷ lệ đậu cao hơn.

Các chuyên gia khuyên thí sinh cần lưu tâm khi nộp hồ sơ xét tuyển. Ảnh: Đ.N.T, Thanh Niên

2. Sắp xếp nguyện vọng đăng ký

Các em cần lưu ý khi sắp xếp nguyện vọng, nguyện vọng 1 là cao nhất, cũng là ngành nguyện vọng các em muốn vào nhất. Khi tiến hành lọc kết quả, hệ thống sẽ tự động lọc lần lượt các nguyện vọng từ trên xuống. Nguyện vọng nào đủ điều kiện sẽ chốt đậu luôn. Nếu các em để nguyện vọng mình muốn vào nhất xuống phía dưới thì sẽ có thể mất lượt, trượt ngành mong muốn.

3. Có thể xét tuyển bằng nhiều phương thức

Ngoài xét tuyển đại học bằng kết quả thi tốt nghiệp, các em có thể chọn xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực ĐHQG, xét tuyển học bạ. Lưu ý là các em phải đọc thật kỹ tiêu chí, yêu cầu xét tuyển của trường đại học, ngành xét tuyển. Tránh trường hợp như một số em đủ điểm tốt nghiệp nhưng điểm học bạ không đạt hoặc thiếu chứng chỉ tiếng Anh theo yêu cầu nhà trường thì vẫn sẽ bị đánh trượt.

4. Chú ý điểm học bạ

Một trong những thay đổi là kết quả học tập lớp 10, 11, 12 sẽ được cập nhật lên cơ sở dữ liệu ngành. Các trường đại học sẽ truy cập vào học bạ điện tử để xem xét thêm. Do đó, việc cố gắng học tập, chú ý điểm học bạ là rất cần thiết.

5. Chỉ cộng điểm ưu tiên cho thí sinh tốt nghiệp trong năm 2022

Thí sinh ở khu vực [KV] 1 được cộng 0,75 điểm, KV2 nông thôn được cộng 0,5 điểm, KV2 được cộng 0,25 điểm, KV3 không được cộng. Cách tính điểm ưu tiên năm 2022 dự kiến vẫn được giữ nguyên như các năm trước. Tuy nhiên, điểm cộng ưu tiên theo khu vực chỉ được áp dụng cho thí sinh thi tốt nghiệp năm nay. Những thí sinh đã tốt nghiệp từ năm 2021 trở về trước sẽ không được cộng điểm ưu tiên.

6. Thí sinh không xác nhận nhập học sớm

Năm nay, Bộ GDĐT đưa ra quy định các trường đại học không được xác nhận nhập học sớm [theo thông tin trên Baodongnai]. Tất cả cần theo lịch trình chung của Bộ, các trường chỉ được phép công bố thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển lên hệ thống trước khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Thí sinh đã dự tuyển vào các trường theo phương thức xét tuyển sớm vẫn phải tiếp tục đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ GDĐT và sẽ được công nhận trúng tuyển theo nguyện vọng cao nhất. Điều này sẽ hạn chế tối đa thí sinh ảo, trúng tuyển ảo.

Thí sinh nộp hồ sơ nhập học vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2019 - 2020. Ảnh: Đào Ngọc Thạch, Thanh Niên

Thay đổi tuyển sinh 2022 sẽ đảm bảo tính công bằng, khách quan, chính xác cho các em. Điều hay ở đây là các em có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ và đăng ký xét tuyển. Không có cập rập như các năm để rồi hối hận. Nhiều chuyên gia tuyển sinh đưa ra lời khuyên hữu ích cho thí sinh là “không nên vội vàng” để không bị mất đi những “cơ hội vàng” trúng tuyển.

Cho nên cứ từ từ mà suy nghĩ, nguyện vọng nào mình thực sự muốn đậu, muốn vào học và phù hợp kinh tế gia đình, theo đuổi lâu dài thì mình đưa lên đầu tiên. Còn những nguyện vọng nào thích ít hơn hoặc không đủ điều kiện thì nên xếp xuống dưới. Đây là lựa chọn mang tính quyết định tương lai, nên phải thật cẩn thận, nghĩ kỹ rồi đăng ký vẫn chưa muộn nhé các em.

Thông tin tham khảo Tuổi Trẻ online, Báo Đồng Nai, Người Lao Động

Tuần vừa qua, khi hàng loạt trường đại học trên cả nước công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2021, mạng xã hội xuất hiện một cơn bão chia sẻ về điểm đỗ đại học cao chót vót, tôi có lúc hoang mang tự hỏi: Nếu quay lại mấy chục năm trước cũng như hôm nay, phụ huynh chúng ta có qua được cửa ải này không?

"Đỗ đại học", trong một thời gian rất dài đã từng là niềm tự hào lớn lao với mỗi cá nhân cũng như với gia đình sĩ tử. Đỗ vào được một trường đại học danh tiếng xứng đáng để gia đình mổ lợn khao làng. Nhưng, ấy là chuyện của ngày xưa.

Nay, cơ hội học đại học đã trở nên rộng mở hơn với các bạn trẻ. Đó là một điều đáng mừng. Tuy nhiên, với việc gần đây xuất hiện không ít trường hợp đạt mỗi môn 9 điểm hay tổng 3 môn 30 điểm cũng không đỗ đại học, quả thực khiến người lớn chúng ta sửng sốt và xót xa cho con em mình.

Ở kỳ tuyển sinh năm nay, có trường đưa ra mức điểm chuẩn lên tới 30,5 điểm. Với mức điểm trên, rõ ràng là không thể có chuyện thí sinh có điểm vượt khung đến 10 điểm rưỡi hay 11 điểm cho một môn thi nào đó được. Muốn trúng tuyển, ngoài việc thi đạt điểm cao thì thí sinh còn phải được cộng thêm điểm ưu tiên.

Điều này sẽ dẫn đến trường hợp, thí sinh có hoàn cảnh bình thường, sống ở thành phố kể cả thi 3 môn đều đạt 10 điểm cũng… trượt! Liệu có công bằng với các em không? Đề thi tốt nghiệp THPT với kỳ vọng "dùng 2 trong 1" để xét tuyển đại học, nhưng 30 điểm cũng không đỗ, vậy có phải điểm thi đang trở nên… vô nghĩa, như một trò đùa? Câu hỏi này tôi không trả lời được, xin dành cho lãnh đạo các trường đại học và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Đây là kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học đầu tiên dưới thời tân Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và tôi nghĩ, Bộ trưởng Sơn có đủ kiến thức và kinh nghiệm để đánh giá hiệu quả của đợt tuyển sinh năm 2021 này.

Được biết, bài thi THPT năm nay nhìn chung được điều chỉnh dễ hơn so với những năm trước đây. Thế nhưng dễ thì dễ chung, vậy phải chăng những trường đưa ra điểm chuẩn càng cao càng là trường "top"?

Nêu quan điểm về vấn đề này, theo PGS. Tạ Hải Tùng - Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đâu đó đã xuất hiện hiện tượng "lạm phát" điểm chuẩn - một số trường vì muốn điểm tuyển sinh phục vụ công tác truyền thông đã đặt điểm chuẩn rất cao. Hay nói thẳng ra, đẩy điểm chuẩn lên cũng là một cách PR thông minh cho nhà trường!? Trường được lợi, vậy quyền lợi thí sinh ở đâu? Ai bảo vệ các em?

Ông Tùng cho hay, dù kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức nghiêm túc, nhưng rõ ràng các trường, đặc biệt các trường top trên - như Đại học Bách khoa Hà Nội - sẽ dần dần hạn chế sử dụng điểm của kỳ thi này trong xét tuyển, vì ý nghĩa thi tốt nghiệp đã làm giảm tính phân loại năng lực thí sinh.

Với tinh thần tự chủ đại học, mỗi trường có tính toán và cách tuyển sinh riêng của họ. Tuyển sinh dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ là một trong nhiều phương thức xét tuyển, bên cạnh phương thức xét tuyển thẳng từ học bạ phổ thông, quy đổi điểm chứng chỉ quốc tế như SAT, ACT, IELTS... hay tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực riêng.

Tuy nhiên, nếu thi tốt nghiệp đã không còn vai trò quan trọng, không được các trường tin tưởng về mức độ phân loại năng lực thí sinh, vậy mục tiêu "2 trong 1" rốt cuộc có ý nghĩa gì?

Vai trò cầm trịch của Bộ GD-ĐT ở đâu trong những tình huống trớ trêu: điểm tối đa vẫn trượt đại học? Hay là các trung tâm khảo thí muốn làm gì cũng được, kể cả với mục đích PR? Còn các em học sinh không còn cách nào khác sẽ phải tự chịu trách nhiệm, không liên quan đến vai trò của cơ quan chủ quản?!

Video liên quan

Chủ Đề