Thiệt hại và cách xác định thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự do hành vi gây ra thiệt hại phát sinh giữa các chủ thể, bên có hành vi trái pháp luật phải bồi thường cho bên bị thiệt hại.

Trong trường hợp này, trách nhiệm được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ của bên gây thiệt hại phải bồi thường cho bên bị thiệt hại.

Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý, chúng ta thấy rằng, mỗi người sống trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, không thể vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì chính người đó phải chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất cho người khác được hiểu là bồi thường thiệt hại.

Theo quan điểm của TS. Nguyễn Minh Oanh – giảng viên khoa pháp luật Dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra”.
Theo tác giả Đỗ Chinh: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra”.

Quan điểm khác lại cho rằng: “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự của bên có lỗi [cố ý hoặc vô ý] gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, thân thể, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác. Trong đó, bên vi phạm và gây thiệt hại có nghĩa vụ bù đắp toàn bộ thiệt hại mà bên bị vi phạm phải gánh chịu”.

Trong khoa học Luật Dân sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu “Là một bộ phận hợp thành của chế định trách nhiệm dân sự; là quan hệ pháp luật dân sự phát sinh giữa chủ thể gây thiệt hại và chủ thể bị thiệt hại; là biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với chủ thể có hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại cho chủ thể khác”.

Qua những quan điểm trên, tác giả cũng đưa ra khái niệm về trách nhiệm Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì? như sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự phát sinh khi một người có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.

1. Xác định Thiệt hại về tài sản

Đ589 quy định về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được BTTH bao gồm:

“Tài sản bị mất, tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại, các tài sản khác do pháp luật quy định”

– Tài sản bị mất là trường hợp tài sản rời khỏi chủ sở hữu mà không thể tìm lại được. Đây là trường hợp TS bị thiệt hại hoàn toàn không thể khắc phục được, do đó người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ giá trị tài sản . Xác định giá trị tài sản cần lưu ý cần lưu ý xác định giá trị tài sản bị mất theo giá thị trường tại thời điểm tòa án giải quyết [ Theo K1 Đ45 Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2009].

Nhưng trên đây chỉ là cách giải quyết đối với tài sản cùng loại. Nếu tài sản bị mất là tài sản đặc định thì việc định giá tài sản phải được tiến hành bởi cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền trong việc định giá tài sản. Khi giải quyết việc bồi thường đối với tài sản bị mất thì cũng cần phải xem xét đến yếu tố cũ, mới, độ hao mòn của tài sản.

– Tài sản bị hủy hoại là những TS bị thiệt hại nặng, không thể phục hồi chức năng như ban đầu. Việc xác định thiệt hại đối với TS bị hủy hoại giống như trường hợp tài sản bị mất.

– TS bị hư hỏng là những TS bị hỏng hóc 1 hoặc nhiều bộ phận, làm giảm hay mất khả năng sử dụng TS. Theo K2 Đ45 luật BTNN năm 2009 thì đối với TS bị hư hỏng việc bồi thường được xác định theo 2 TH:

+ Nếu tài sản bị hư hỏng có thể khắc phục, sửa chữa lại được thì thiệt hại được xác định là chi phí cần thiết, hợp lý, bỏ ra để khôi phục, sửa chữa TS. Những chi phí này được tính theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường.

+ Nếu tài sản hư hỏng đến mức không thể sửa chữa, khôi phục được thì thiệt hại được xác định giống với TH TS bị mất.

– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác TS [hoa lợi, lợi tức đáng ra chủ sở hữu có thể khai thác từ TS. Hoặc là lợi ích mà chủ sở hữu TS không thể khai thác được tài sản trong thời gian sửa chữa, khắc phục.

– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

– Các thiệt hại khác do pháp luật quy định.

Việc BTTH do tài sản bị xâm phạm có thể được thực hiện bằng việc thỏa thuận giữa các bên, Có thể bồi thường bằng các cách như: bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc bằng việc thực hiện 1 công việc…

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì ? Khái niệm và Quy định

Tổng đài tư vấn pháp luật 02466565366

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì. Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì và làm thế nào để xác định mức bồi thường?

Video liên quan

Chủ Đề