Thông thường, chị em luộc thịt lợn lên đều thấy hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, chắc chắn sẽ có những lần mà các mẹ mua đúng miếng thịt có "mùi hôi" khó chịu, ăn không được mà vứt cũng chẳng xong. Tại sao lại như vậy nhỉ? 1. Tại sao thịt luộc có mùi hôi? Mùi hôi của thịt lợn chính là do con vật đó đã bị nhiễm vi sinh vật, tức là chúng đã chết trước khi giết mổ hoặc bảo quản quá lâu, sai cách dẫn đến bị vi khuẩn tấn công. Ở nhiệt độ thấp thì những con vi khuẩn này không phát triển được nhưng nhiệt độ cao khoảng 37-38 độ C là chúng sinh sôi kinh khủng. Chị em có thể tự nhận thấy điều này khi làm thử nghiệm nhỏ tại nhà. Chỉ cần mua 2 miếng thịt cùng lọai ngay khi vừa mổ xong. 1 miếng để trong tủ lạnh 2-5 độ C thì để đến 3 ngày sau vẫn không bị hôi (do vi khuẩn gây thối gây bệnh không phát triển được), 1 miếng để ở ngòai (nhiệt độ thường) thì đến 10h sáng, tức là chỉ 4 tiếng sau là đã bốc mùi nồng nặc rồi. Và tất nhiên, mùi khó chịu này còn "lan tỏa" hơn khi nó được đun sôi lên. Khi thịt tiêu thụ không hết, phải bán vào buổi chiều trong nhiệt độ thường, một số người bán hàng phải dùng thủ thuật như ướp hàn the, muối diêm… để đánh lừa cảm quan người tiêu dùng là thịt vẫn còn màu tươi và không có mùi gì.Một công nghệ mà dân buôn thịt sử dụng để biến thịt ôi thành tươi là nhúng thịt trong nước có pha chất tẩy đường. Chỉ cần mua chút ít tẩy đường về hòa vào nước, nhúng thịt vào, để ráo, chiều lại đi bán tiếp thì thịt vẫn tươi rói nhé. Tuy nhiên, khi mua về, cắt vào bên trong, chị em sẽ thấy thịt nhũn nhão, rỉ dịch và có mùi. Còn nếu đun lên nấu là bốc lên mùi hôi không chịu được. 2. Tại sao luộc thịt lại có bọt nổi lên? Các mẹ có bao giờ thắc mắc tại sao trong nồi nước luộc thịt của mình thường có bọt nổi lên không? Nhiều người khẳng định hiện tượng này là do thịt có chứa chất tạo nạc hoặc đã bị ôi thiu. Số khác lại cho rằng đó là điều hoàn toàn bình thường vì chất đạm trong thịt khi đun sôi lên thì kết tủa tạo ra bọt... Thực ra, các chuyên gia dinh dưỡng lý giải rằng, hiện tượng nổi bọt khi luộc thịt lợn (hoặc hầm xương) có thể coi là do một phần chất bẩn có trong thịt, xương. Chất bất này là do quá trình giết mổ, vận chuyển, bảo quản chứ không thể khẳng định là thịt có nhiễm chất hóa học được. Đặc biệt, lí do cũng xuất phát từ cả thức ăn chăn nuôi và môi trường sống nữa. Trước kia, khi lợn gà chưa được nuôi bằng thức ăn công nghiệp, chúng ta ăn thịt thường có mùi thơm đặc trưng, khi chế biến, thịt cũng ít khi có hiện tượng nổi váng bọt như hiện nay. Tuy nhiên, ngày nay, phần vì do môi trường ô nhiễm bụi bẩn, phần do người dân không còn nuôi lợn theo lối truyền thống mà bằng các thức ăn công nghiệp nên chất lượng thịt cũng giảm đi rõ rệt. Đặc biệt, khi chế biến làm thức ăn, miếng thịt thường tiết ra những chất bẩn, điển hình là bọt nâu nổi váng nên người nội trợ cần phải chú ý loại bỏ nó đi. 1. Không nên chần thịt khi luộc Các chuyên gia giải thích rằng, đây là việc làm hoàn toàn không có tác dụng loại bỏ hóa chất trong thịt. Ngược lại, chúng còn khiến thịt ngấm hóa chất nguy hại hơn. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên của Viện Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho biết, khi cho vào nước đun sôi để chần, thịt sẽ bị biến tính co lại nên càng làm cho nó hấp thu các hóa chất và chất bẩn nhiều hơn, do đó thịt càng trở nên độc. Cụ thể: “Nếu cho thịt vào nước đun sôi, nhiệt độ cao khiến các protein bề mặt bên ngoài thịt đóng vón lại, các chất bên trong không thôi ra được, tương tự các chất độc cũng đóng vón lại. Điều này rất không tốt và là cách làm sai lầm mà nhiều người mắc phải”, PGS.TS Thịnh khẳng định. Theo chuyên gia, cách hữu hiệu nhất để loại bỏ chất bẩn và hóa chất có trong thịt lợn đó là sau khi mua về, bà nội trợ nên sơ chế rửa lại bằng nước sạch nhiều lần dưới vòi nước đang chảy. Ngoài ra, bà nội trợ cũng có thể dùng một ít muối hòa tan trong nước để rửa thịt vì nước muối loãng cũng có tác dụng loại bỏ các chất bẩn ra khỏi thịt.