Thủ tục print a, b cho kết quả trên màn hình là

Giải Bài Tập Tin Học 11 – Bài 18: Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con giúp HS giải bài tập, giúp cho các em hình thành và phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông:

  • Sách Giáo Viên Tin Học Lớp 11

1. Cách viết và sử dụng thủ tục

a) Cấu trúc của thủ tục

procedure [(danh sách tham số)]; [] Begin [] End;

Phần đầu thủ tục: Gồm tên dành riêng procedure, tiếp theo là tên thủ tục. Danh sách tham số có thể có hoặc không có.

Phần khai báo : Dùng để xác định các hằng, kiểu, biến và cũng có thể xác định các chương trình con khác được sử dụng trong thủ tục.

Dãy câu lệnh : Đực viết giữa cặp tên dành riêng begin và end tạo thành thân của thủ tục.

b) Ví dụ về thủ tục

Ví dụ 1: Viết thủ tục vẽ hình chữ nhật có dạng như sau

******* * * *******

Chiều dài là 7 chiều rộng là 3.

Procedure Ve_Hcn; Begin Writeln(‘*******’); Writeln(‘* *’); Writeln(‘*******’); End;

Để sử dụng thủ tục này ta gọi Ve_Hcn;

Ví dụ 2: Viết thủ tục vẻ hình chữ nhật với chiều dài và chiều rộng được tùy chỉnh.

Procedure Ve_Hcn(chdai,chrong:integer); Var I,j:integer; Begin For i:=1 to chdai do write(‘*’); Writeln; For j:=1 to chrong-2 do Begin Write(‘*’); For i:=1 to chdai-2 do write(‘ ’); Writeln(‘*’); End; For i:=1 to chdai do write(‘*’); End;

Để sử dụng thủ tục này ta gọi Ve_Hcn(a,b);

Khi gọi thủ tục, các tham số hình thức được thay bằng các tham số thực sự tương ứng là các giá trị cụ thể gọi là các tham số giá trị (tham trị) (Ví dụ: chdai,chrong được gọi là tham trị).

Khi gọi thủ tục Ve_Hcn(a,b) tham số chdai được thay bằng giá trị hiện thời của biến a,tham số chrong được thay bởi giá trị hiện thời của biến b. Trong lệnh gọi thủ tục, các tham số hình thức được thay bằng các tham số thực sự tương ứng là tên biến chứa dữ liệu ra được gọi là tham số biến (hay tham biến).

Để phân biệt tham biến và tham trị, Pascal sử dụng từ khóa var để khai báo những tham biến.

Ví dụ :

Nếu không sử dụng tham biến:

program dientro; uses crt; var a,b:integer; procedure hoandoi(x,y:integer); var TG:integer; begin TG:=x; x:=y; y:=TG; end; begin clrscr; a:=5; b:=10; writeln(a:6,b:6); hoandoi(a,b); writeln(a:6,b:6); readkey; end.

Kết quả:

Hai số không hề hoán đổi cho nhau

Thủ tục print a, b cho kết quả trên màn hình là

Sử dụng tham biến :

program dientro; uses crt; var a,b:integer; procedure hoandoi(var x,y:integer); var TG:integer; begin TG:=x; x:=y; y:=TG; end; begin clrscr; a:=5; b:=10; writeln(a:6,b:6); hoandoi(a,b); writeln(a:6,b:6); readkey; end.

Kết quả:

Thủ tục print a, b cho kết quả trên màn hình là

Khi nào dùng tham biến: Khi ta muốn thay đổi giá trị các tham số truyền vào thì tra sẽ sử dụng tham biến.

2. Cách viết và sử dụng hàm

Điểm khác nhau cơ bản giữa thủ tục và hàm là việc thực hiện luôn trả về giá trị kết quả thuộc kiểu xác định và giá trị đó được gán cho tên hàm.

Hàm có cấu trúc tương tự như thủ tục, tuy nhiên chỉ khác nhau phần đầu.

Function []:;

Trong đó kiểu dữ liệu chỉ có thể là integer, real, char, Boolean, string.

Khác với thủ tục, trong thân hàm phải có lệnh gán giá trị cho tên hàm:

:=;

Ví dụ 1:

Viết chưng tình thực hiện việc rút gọn một phân số , trong đó có sử dụng hàm tính ước chung lớn nhất của hai số nguyên.

program rutgon; uses crt; var TuSo,MauSo,a:integer; function UCLN(x,y:integer):integer; var sodu:integer; begin while y<>0 do begin sodu:=x mod y; x:=y; y:=sodu; end; UCLN:=x; end; begin clrscr; write('Nhap vao tu so va mau so '); readln(TuSo,MauSo); a:=UCLN(TuSo,MauSo); if a>1 then begin TuSo:=TuSo div a; MauSo:=MauSo div a; end; writeln(TuSo:5,MauSo:5); readkey; end.

Kết quả:

Thủ tục print a, b cho kết quả trên màn hình là

Trong chương trình này, các biến TuSo, MauSo và a là các biến toàn cục, còn biến sodu là biến cục bộ.

Sử dụng hàm

Việc sử dụng hàm tương tự với việc sử dụng các hàm chuẩn, khi viết lệnh gọi gồm tên hàm và tham số thực sự tương ứng với các tham số hình thức.

Lệnh gọi hàm có thể tham gia vào biểu thức như một toán hạng và thậm chí là tham số của lời gọi hàm, thủ tục khác.

Ví dụ:

A:=6*UCLN(TuSo,MauSo)+1;

Ví dụ 2. Viết chương trình tìm giá trị nhỏ nhất trong ba số có sử dụng hàm tìm số nhỏ nhất trong hai số.

Phân tích:

Do chỉ được sử dụng hàm tìm giá trị nhỏ nhất trong hai số. Nên ta sẽ làm như sau:

Đầu tiên sẽ tìm giá trị nhỏ nhất trong 2 số, Sau đó dùng kết quả này làm tham số cho hàm tìm giá trị nhỏ nhất với giá trị này và số còn lại.

program vdu2; uses crt; var a,b,c:real; function Min(a,b:real):real; begin if a

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Giải Bài Tập Tin Học 11 – Bài 7: Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản giúp HS giải bài tập, giúp cho các em hình thành và phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông:

    • Sách Giáo Viên Tin Học Lớp 11

    Để khởi tạo giá trị ban đầu cho biến, ta có thể dung lệnh gán để gán một giá trị cho biến.

    Ví dụ:

    Ta muốn lưu giá trị số lượng táo ban đầu trong giỏ. Ta có thể gán sltao:=5;

    Vậy nếu ta số lượng táo trong giỏ ban đầu không phải là 5 thì sao?

    Không lẽ nếu thay đổi giá trị ban đầu chúng ta phải thay đổi trong code. Điều này là bất khả thi vì không phải lúc nào chúng ta cũng được cung cấp source code.

    Chính vì hạn chế như vậy thư viện của các ngôn ngữ lập trình cung cấp một số chương trình dung để đưa dữ liệu vào và đưa dữ liệu ra.

    – Những chương trình đưa dữ liệu vào: Cho phép đưa dữ liệu từ bàn phím hoặc từ đĩa và gán cho biến, làm cho chương trình linh hoạt hơn.

    – Những chương trình đưa dữ liệu ra: Dùng để đưa các kết quả tính toán ra màn hình, in ra giấy hoặc lưu trên đĩa.

    Các chương trình đưa dữ liệu vào và ra đó được gọi chung là các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản.

    1.Nhập dữ liệu từ bàn phím

    Việc nhập dữ liệu từ bàn phím được thực hiện bằng thủ tục chuẩn:

    Read();

    Hoặc

    Readln();

    Trong đó danh sách biến vào là một hoặc nhiều tên biến đơn (trừ biến kiểu boolean). Trong trường hợp nhiều biến thì các tên biến được viết các nhau bởi dấu phẩy.

    Khi nhập giá trị cho nhiều biến, những giá trị này được gõ cách nhau bởi ít nhất một dấu cách hoặc kí tự xuống dòng (Nhấn Enter). Lưu ý khi nhập cho biến kiểu nào thì ta phải nhập đúng định dạng cho kiểu đó.

    Ví dụ:

    Readln(a1, a2, a3)

    Trong đó a1, a2, a3 là các biến nguyên.

    Khi đó ta nhập 2.0 3 4 rồi nhấn Enter là sai.

    Ta phải nhập là 2 3 4 rồi Enter hoặc 2 3 Enter 4 rồi nhấn Enter đều được.

    2. Đưa dữ liệu ra màn hình

    Để đưa dữ liệu ra màn hình, Pascal cung cấp thủ tục chuẩn:

    Write();

    Hoặc

    Writeln();

    Trong đó danh sách kết quả ra có thể là tên biến đơn biểu thức hoặc hằng. Các xâu thường được dùng để tách các kết quả hoặc đưa ra chú thích. Các phần trong kết quả ra được viết cách nhau bởi dấu phẩy.

    Sự khác nhau giữa write và writeln là write dữ con trỏ trên cùng một dòng và writeln đưa con trỏ đến đầu dòng mới.

    Ví dụ:

    Writeln('chao mung ban'); Writeln('den voi pascal');

    Thủ tục print a, b cho kết quả trên màn hình là

    write('chao mung ban'); Write('den voi pascal');

    Thủ tục print a, b cho kết quả trên màn hình là

    3. Kết hợp vào ra để làm viết một chương trình hoàn chỉnh.

    Ví dụ: Viết chương trình in ra bạn có bao nhiêu chiếc kẹo trong túi.

    Program vi_du; Uses crt; Var sokeo:integer; Begin Clrscr(); Write('nhap so keo trong tui cua ban'); Readln(sokeo); Writeln('so keo trong tui cua ban la :', sokeo); Readkey(); End.

    Thủ tục readkey để dừng màn hình cho người dung có thể quan sát kết quả của chương trình đưa ra trên màn hình.

    Lưu ý:

    + Các thủ tục readln và writeln có thể không có tham số.

    + Trong thủ tục write và writeln, sau mỗi kết quả ra có thể quy cách như sau

    Với biến thực: write (biến thực:độ rộng: số chữ số thập phân);

    (Tương tự với writeln).

    Ví dụ :

    Writeln(1.234567:5:2); Writeln(345:6); Writeln(123456789); Ta có kết quả như sau:

    Thủ tục print a, b cho kết quả trên màn hình là

    Số 1.234567 lấy 2 chữ số thập phân và độ rộng là 5 (Dóng độ rộng với dòng số 3).

    Số 345 có độ rộng là 6 (Dóng độ rộng với dòng số 3).