Thực trạng học tiếng Anh ở Việt Nam

Trong tham luận trình bày trước Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam hôm 11/12, Nguyễn Trâm Anh, sinh viên năm hai ngành Giáo dục tiểu học của Đại học Vinh [Nghệ An], khẳng định ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công cho bất kỳ ai. Thế nhưng, năng lực ngoại ngữ của sinh viên hiện nay quá thấp.

Nữ sinh Đại học Vinh dẫn số liệu khảo sát từng được công bố, điểm bình quân sinh viên năm nhất dao động 220-245/900 điểm TOEIC. Với mức này, sinh viên cần khoảng 480 tiết để đạt được 450-500 điểm, mức mà rất nhiều doanh nghiệp coi là tối thiểu để chấp nhận hồ sơ xin việc.

Còn theo khảo sát của câu lạc bộ tiếng Anh thuộc Đại học Vinh, chỉ 48,3% sinh viên tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu về tiếng Anh. "Vậy 51,7% còn lại không đạt yêu cầu làm sao có thể đạt hiệu quả trong công việc mà xã hội cần", Trâm Anh đặt câu hỏi.

Một thực trạng khác cũng phổ biến ở tất cả đại học, cao đẳng là trình độ, năng lực tiếng Anh của sinh viên không đồng đều, có sự khác biệt khá lớn.

Nguyễn Trâm Anh trình bày tham luận tại đại hội hôm 11/12. Ảnh: Trung ương Đoàn

Nhiều lý do khiến sinh viên không thể nâng cao trình độ tiếng Anh

Quảng cáo

Được học tiếng Anh từ bậc tiểu học cho tới khi lên đại học, chưa kể việc học thêm ở các trung tâm Anh ngữ, nhưng nhiều sinh viên khi xin việc không đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng, khả năng giao tiếp tiếng Anh. Nữ sinh Đại học Vinh đưa ra bốn lý do cho thực trạng trên.

Thứ nhất, chương trình học ngoại ngữ quá nặng về ngữ pháp và văn phạm, trong khi việc luyện phản xạ và giao tiếp không được chú trọng. Sinh viên Việt Nam nắm chắc ngữ pháp tiếng Anh nhưng lại không thể biến chúng thành công cụ để giao tiếp được. "Ngữ pháp chỉ là nền tảng để luyện những kỹ năng khác như nghe, nói, đọc, viết giống như học đi đôi với hành", Trâm Anh nhận định.

Thứ hai, sự không đồng đều về năng lực sử dụng tiếng Anh giữa các sinh viên trong cùng lớp dẫn đến tình trạng sinh viên ở trình độ sơ cấp theo không kịp, còn ở trình độ cao hơn lại cảm thấy nhàm chán. Điều này gây khó khăn cho cả giảng viên và sinh viên trong quá trình dạy và học.

Thứ ba, sinh viên thiếu tự tin và không vượt qua được sức ỳ của bản thân. Theo Trâm Anh, đây chính là "hòn đá tảng" trong nhận thức của mỗi sinh viên. Nhiều bạn ngại nói vì sợ sai, sợ bị chê cười, dần dần trở nên khép mình trong các giờ học tiếng Anh. Nhiều bạn còn chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ.

Một số khác lại có tư tưởng "đứng núi này trông núi nọ", cảm thấy bản thân yếu môn tiếng Anh nên chuyển sang học ngôn ngữ khác "dễ hơn" mà không nhận thức được rằng không ngôn ngữ nào dễ học khi bản thân không chăm chỉ và không có phương pháp học phù hợp.

Quảng cáo

Cuối cùng, Trâm Anh cho rằng môi trường học tập cũng là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp tiếng Anh. Hiện sinh viên chỉ sử dụng tiếng Anh trong giờ học bắt buộc, còn hầu như bị bỏ quên trong các hoạt động khác. Trong khi việc học ngoại ngữ chỉ cần một thời gian không sử dụng là có thể bị quên.

Cần có sự thay đổi từ cả nhà trường, giảng viên và sinh viên

Thấu hiểu được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ, Trâm Anh cho rằng sinh viên phải có ý thức tự nâng cao năng lực của bản thân, từ đó xây dựng động cơ, phương pháp học tập thích hợp.

Nhà trường cần nghiên cứu xem việc dạy và học ngoại ngữ là môn học chính, tăng số lượng tín chỉ; tổ chức nhiều cuộc hội thảo, giao lưu giữa sinh viên trong, ngoài trường và với sinh viên quốc tế nếu có điều kiện. Giảng viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo cho sinh viên động lực học tập.

"Dạy và học với mục đích phục vụ cho công việc thực tế chứ không phải chỉ để thi cử và điểm số", Trâm Anh nhấn mạnh.

Nữ sinh này cũng cho rằng nhà trường cùng tổ chức Đoàn, hội các cấp cần tạo môi trường giao tiếp thường xuyên cho sinh viên, tránh để xảy ra việc kiến thức chỉ nằm lại trên bài thi, không sử dụng thực tế, như: tổ chức nhiều chương trình, nhiều cuộc thi liên quan đến ngoại ngữ, thành lập câu lạc bộ tiếng Anh...

Là sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, Trâm Anh vẫn dành ba buổi một tuần tham gia lớp học ở câu lạc bộ của trường và dành thời gian tự học tiếng Anh. Em cho biết đang chú trọng phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, trau dồi khả năng đọc, viết văn bản tiếng Anh để bổ trợ cho ngành học và công việc trong tương lai.

Không có tiếng nước ngoài nào là ngôn ngữ thứ hai, thứ ba

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Hương Giang [Hải Phòng] về ý kiến công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết Hiến pháp năm 2013 quy định ngôn ngữ chính của Việt Nam là tiếng Việt và các dân tộc ít người có quyền dùng ngôn ngữ của mình. Do vậy ngôn ngữ chính thức của Việt Nam là tiếng Việt, không có tiếng nước ngoài nào là ngôn ngữ thứ hai, thứ ba.

Phó thủ tướng cho rằng việc biết ngoại ngữ là rất quan trọng cho học tập và công việc, đặc biệt trong thời đại cách mạng 4.0. Tùy vào điều kiện, niềm đam mê, mỗi bạn trẻ có thể lựa chọn ngoại ngữ khác nhau chứ không chỉ là tiếng Anh.

NGUYỄN THỊ TUYẾT
Trường Đại học Hải Phòng

Nhận bài ngày 20/11/2019. Sửa chữa xong 24/11/2019. Duyệt đăng 25/11/2019.
Tóm tắt
Abstract: The paper focuses on the current situation of teaching ESP [English for Specific Purposes]  at universities and some solutions to improve the efficiency of ESP teaching for students.
Keywords: Situation of teaching, ESP.

1. Mở đầu
Đất nước Việt Nam đang chuyển mình, tích cực hội nhập vào nền kinh tế thế giới trên mọi phương diện, vấn đề dạy và học Tiếng Anh trong chương trình giáo dục ở nước ta hiện nay, được nhà nước và xã hội rất quan tâm và chú trọng. Nhiều cuộc hội thảo, cải cách đã được tổ chức và thực hiện ở các bậc học về những vấn đề như: nội dung chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng giáo viên, trang thiết bị, tài liệu giảng dạy, cải cách phương pháp kiểm tra, đánh giá và công nhận trình độ người học theo định hướng Chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, những nỗ lực này chưa đáp ứng được yêu cầu của một xã hội ngày một năng động và thay đổi thường xuyên như hiện nay. Do vậy, nhiều vấn đề cần được xem xét một cách cụ thể và chi tiết hơn, trong đó có vấn đề dạy và học Tiếng Anh ở bậc đại học nói chung và đặc biệt là việc giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành ở các trường đại học nói riêng.
Kết quả khảo sát thực địa của Viện Hàn lâm quốc gia Hoa Kỳ năm 2006 có phần nhận xét về phương pháp dạy và học đại học của Việt Nam như sau: “Phương pháp giảng dạy không hiệu quả, quá phụ thuộc vào các bài thuyết trình và ít sử dụng các kỹ năng học tích cực, kết quả là có ít sự tương tác giữa sinh viên [SV] và giảng viên trong và ngoài lớp học; quá nhấn mạnh vào ghi nhớ kiến thức theo kiểu thuộc lòng mà không nhấn mạnh vào việc học khái niệm hoặc học ở cấp độ cao [như phân tích và tổng hợp], dẫn đến hậu quả là học hời hợt thay vì học chuyên sâu; SV học một cách thụ động”[5].
Hơn nữa, việc dạy và học Tiếng Anh chuyên ngành [English for Specific Purposes] nói riêng vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của hình thức giáo dục theo hướng thi cử. Hầu hết SV đều coi trọng kết quả bài thi hơn là khả năng sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ giao tiếp năng động. Theo Tiến sĩ Hoàng Văn Vân mục đích của việc học một ngôn ngữ là có thể sử dụng nó để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của bản thân với một người khác bằng ngôn ngữ đó [7]. Tuy nhiên, SV hầu hết chưa hiểu được mục đích quan trọng này.
Do vậy, nhiều SV làm bài thi viết tiếng Anh có điểm cao nhưng kỹ năng giao tiếp chưa đạt yêu cầu dẫn đến việc chưa đáp ứng được mong muốn, nhu cầu của các nhà tuyển dụng khi tốt nghiệp đại học.
2. Tiếng Anh chuyên ngành và thực trạng giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành cho SV
Thực tế, việc giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành không nằm ngoài mục tiêu phát triển đầy đủ 4 kỹ năng ngôn ngữ [nghe, nói, đọc, viết] cho học viên như nền tảng tiếng Anh cơ sở [General English]. Tuy nhiên, tiếng Anh chuyên ngành dành cho mục đích chuyên nghiệp, mục đích cụ thể, tập trung sự chú ý của người học theo các yêu cầu ngôn ngữ và giao tiếp trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Từ thập niên 50 của thế kỷ 20, việc giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành ở các nước tiên tiến đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển với một số đầu sách điển hình cùng các cách tiếp cận khác nhau từ cơ bản đến chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực [2]. Ví dụ các giáo trình như “English for Banking and Finance” cho SV ngành Tài chính ngân hàng, “English for Economics” cho SV ngành Kinh tế, “Be My Guest”, “English for Tourism” cho SV ngành du lịch, hoặc “English for Accounting” cho SV ngành Kế toán,..
Có thể nói vấn đề chính của giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành là xây dựng cho SV kỹ năng giao tiếp và sử dụng văn bản chuyên ngành tiếng Anh trong lãnh vực mà họ được đào tạo. Xét về chương trình và mục tiêu đào tạo, việc dạy kiến thức Tiếng Anh chuyên ngành cùng với việc phát triển kỹ năng giao tiếp là cần thiết. Bởi lẽ, theo chương trình đào tạo SV đã được học một số học phần Tiếng Anh cơ bản và được lĩnh hội các kiến thức nền về lĩnh vực chuyên ngành qua các học phần bằng tiếng mẹ đẻ. Nhưng qua bài thi hết học phần Tiếng Anh chuyên ngành hàng năm và qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp bằng tiếng Anh với các SV học xong học phần Tiếng Anh chuyên ngành, người viết với tư cách là giảng viên giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành nhiều năm nhận thấy khả năng giao tiếp cơ bản, đặt câu đơn giản của phần lớn các SV này rất yếu. Nhiều lớp thậm chí có trên 50% SV trong một lớp học không đạt điểm qua học phần. Rất nhiều em sử dụng cấu trúc, thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh như cấu trúc tiếng Việt và việc phát âm các từ, đặc biệt là các từ chuyên ngành của SV không đúng. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan và đã được người viết đưa ra sau đây như là một số bất cập điển hình:
- Thời lượng cho các học phần Tiếng Anh cơ sở trong năm thứ nhất ở đại học không nhiều, chưa đủ để bồi đắp kiến thức ngôn ngữ cho SV sẵn sàng học học phần Tiếng Anh chuyên ngành do một số lượng lớn SV đầu vào đại học có vốn tiếng Anh quá kém. Các trường đại học thường áp dụng theo quy định chung và lập chương trình đào tạo cho các học phần Tiếng Anh cơ sở chỉ là 8 tín chỉ. Nếu SV không tự giác tích cực tự học thêm ngoài giờ trên lớp thì sẽ không thể đạt yêu cầu về các kỹ năng ngôn ngữ để có thể học tiếp học phần Tiếng Anh chuyên ngành. Trên thực tế, nhiều SV khi học học phần Tiếng Anh chuyên ngành vẫn còn nợ các học phần Tiếng Anh cơ sở. Điều này cản trở nhiều cho việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức cũng như kỹ năng ngôn ngữ cuả SV trong việc giảng dạy học phần Tiếng Anh chuyên ngành.
- Một thực tế là SV trong một lớp học đến từ nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh - đa số từ các huyện, xã, vùng nông thôn với điều kiện học tập khác nhau nên tất yếu có sự phân hóa đa dạng về trình độ và kỹ năng sử dụng tiếng Anh [English competence]. Đó là chưa kể đến động cơ học tập khác nhau của các em. Nhiều SV chưa nhận thức đươc tầm quan trong của ngoại ngữ tiếng Anh là chìa khóa xin việc và thành công sau này. Điều này có nghĩa là với cùng một nội dung và phương pháp giảng dạy nhưng mức độ tiếp thu và thực hành của từng SV trong một lớp học chuyên ngành có sự chênh lệch, khác biệt lớn. Do đó một số khó khăn phát sinh trong quá trình dạy và học là không thể tránh khỏi. 
- Mặt khác, sĩ số lớp học phần Tiếng Anh chuyên ngành quá đông thường hơn 50 SV. Do vậy, việc chú ý quan tâm phát triển ngôn ngữ của giảng viên trong giờ học đối với từng SV là rất hạn chế. Giảng viên phải giành một thời gian khá nhiều để ổn định trật tự, và việc quản lý và bao quát tất cả SV, đặc biệt SV ngồi cuối lớp là khó khăn lớn đối với người dạy. Do vậy, nhiều SV không có cơ hội thực hành, phát triển kỹ năng ngôn ngữ, nhất là đối với SV thụ động, nhút nhát tự ti về kiến thức ngôn ngữ bản thân. Mà số lượng SV này thường không phải là ít do xuất phát điểm về hoàn cảnh và trình độ của SV như đã nói ở phần trên.
- Thời lượng cho các học phần Tiếng Anh chuyên ngành không nhiều, phần lớn là 2 tín chỉ [30 tiết], chỉ có một số ít ngành số tín chỉ này lên tới 3 đến 5 như các ngành kinh tế hay du lịch. Việc cung cấp kiến thức mới song song với việc luyện tập kỹ năng sẽ phiến diện, nhất là đối với SV không chủ động tìm tòi, nghiên cứu tài liệu trước và sau giờ học, mặc dù giáo viên giảng dạy đã luôn cố gắng tận dụng tối đa việc hướng dẫn cho SV tự học, thực hành, luyện tập ngoài giờ học trên lớp.
 - Cơ sở vật chất giành cho các lớp học Tiếng Anh chuyên ngành còn hạn chế, chưa có phòng chuyên biệt, chưa được trang bị đầy đủ hệ thống máy chiếu, mà điều này thực sự cần thiết cho việc minh họa các hoạt động hay thuật ngữ chuyên ngành trong giờ dạy. SV sẽ dễ tiếp thụ khái niệm, kiến thức và ghi nhớ nhanh hơn, say mê với bài giảng thông qua các hình ảnh sinh động và thực tế.
3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành                       
Từ những thực tế trên và trong khả năng hiểu biết của tác giả, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành như sau:
3.1. Trước hết việc phân loại trình độ đầu vào cho SV là rất cần thiết. Điều này giúp người dạy có thể thiết kế bài giảng trọng tâm hơn, tổ chức các hoạt động ngôn ngữ được tốt hơn. Bản thân SV với cùng trình độ sẽ có tâm lý học tập trung hơn, dễ dàng chia sẻ, trao đổi kiến thức, thực hành ngôn ngữ một cách nhiệt tình hơn. Điều này giúp giờ học ngôn ngữ đạt hiệu quả cao.
3.2. Trong điều kiện hiện tại của các trường đại học thì việc đảm bảo các lớp học phần Tiếng Anh chuyên ngành với sĩ số dưới 30 SV là hợp lý, mặc dù theo nghiên cứu của Tony Dudley-Evans, Maggie Jo St John một nhóm học Tiếng Anh chuyên ngành lý tưởng chỉ 6 đến 8 người học [1].
Với sĩ số lớp học trung bình 30 SV, theo kinh nghiệm của người viết đã giảng dạy gần 20 năm trong trường đại học ở Việt Nam, giáo viên có thể quản lý và tổ chức các hoạt động lớp học hiệu quả. Do vậy, người học có cơ hội thực hành giao tiếp, tham gia các dạng bài tập luyện ngôn ngữ trên lớp, người dạy nắm bắt, hiểu rõ trình độ, tâm lý của SV phát triển qua từng tiết học để có phương pháp giảng dạy phù hợp cho mỗi một SV trong lớp học của mình. Phương pháp lấy người học làm trung tâm có thể áp dụng hiệu quả với lớp học này. Đặc biệt với giờ học Tiếng Anh chuyên ngành đòi hỏi SV phải tham gia tích cực, lĩnh hội không những kiến thức về chuyên ngành của mình, mà còn phải hiểu những kiến thức đó bằng ngôn ngữ tiếng Anh, tham gia các hoạt động giao tiếp với những thuật ngữ chuyên ngành, thì phương pháp này thực sự tạo điều kiện cho SV tập trung, chủ động phát triển giao tiếp ngôn ngữ đích.
3.3. Theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các trường đại học công lập có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính và nhiều trường đại học đã thực hiện tự chủ thí điểm theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ đã có những thành công nhất định [3]. Đồng thời với chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo là chương trình đào tạo tăng cường môn Ngoại ngữ đối với giáo dục đại học, hy vọng rằng trong thời gian tới việc tự chủ phân bố thời lượng học tập và giảng dạy Tiếng Anh nói chung, cũng như tiếng Anh chuyên ngành nói riêng sẽ được các trường đại học chủ động điều chỉnh, chú trọng gia tăng số lượng tín chỉ hay mô-đun cho tiếng Anh chuyên ngành cùng với việc tự chủ đầu tư, chi phí nhanh và kịp thời để trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học Tiếng Anh chuyên ngành. Đây thực sự sẽ là bước đột phá đúng đắn giúp cho các trường đại học có thể nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ, trình độ giao tiếp tiếng Anh cho SV tốt nghiệp, tạo điều kiện cho họ dễ dàng bắt kịp hội nhập kinh tế toàn cầu, nhờ đó tăng vị thế của trường đại học.
4. Kết luận
Thực tế về trình độ giao tiếp tiếng Anh của SV tốt nghiệp đại học đang là hồi chuông cảnh báo về chương trình và phương pháp đào tạo ở các trường đại học. Ông Michael Lương - giám đốc kỹ thuật của Intel Việt Nam đã nói: “ kết quả học tập phải áp dụng được các khái niệm có tính lý thuyết vào ứng dụng thực tế…Một SV “toàn diện” có bảng điểm cao vẫn chưa đủ, phải có kỹ năng giao tiếp …” Và ông đề nghị trong cải tiến chất lượng giáo dục đại học, cần “cách mạng về chương trình giảng dạy, trong đó chú ý tiếng Anh vì giao tiếp tiếng Anh của SV quá yếu”[6].
Những kiến nghị nêu trên chắc hẳn kéo theo những phát sinh về kinh phí đào tạo và nguồn nhân lực. Nhưng thiết nghĩ, với chủ trương đổi mới tự chủ trong quản lý giáo dục ở các trường đại học của Chính phủ, cùng với quyết tâm tìm kiếm hiệu quả trong việc dạy và học Tiếng Anh chuyên ngành, chúng ta phải có một số thay đổi, trong đó có thay đổi nhận thức. Việc đề xuất ý tưởng thực ra chỉ là bước khởi đầu. Nhưng việc nhận thức đầy đủ của chúng ta và của SV về toàn bộ quá trình dạy và học Tiếng Anh nói chung và tiếng Anh chuyên ngành nói riêng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và theo hướng cải cách giáo dục đại học, mới là vấn đề chính./.

Tài liệu tham khảo
1.Nguồn://books.google.com.vn/books?id=FY5ChNRKtxwC&pg=PA65&hl=vi&source=gbs_selected_pages&cad=3#v=onepage&q&f=false [Developments in English for Specific Purposes].
2. Nguồn: //text.123doc.org/document/841898-tai-lieu-mot-so-suy-nghi-ve-viec-giang-day-tieng-anh-chuyen-nganh-hien-nay-pptx.htm
3.Nguồn://thukyluat.vn/vb/nghi-dinh-43-2006-nd-cp-quy-dinh-quyen-tu-chu-tu-chiu-trach-nhiem-thuc-hien-nhiem-vu-to-chuc-bo-may-bien-che-va-tai-chinh-2c31.html
4. Hutchinson, Tom & Waters, Alan, English for Specific Purposes: A learner-centered approach, Publishing house Cambridge University, 1987.
5. Ngô Tứ Thành, Cần đổi mới cách giảng dạy ở đại học. Nguồn: dantri.com.vn, ngày 12/3/2010.
6. Tuoi Tre Newspaper 07/01/2008.
7. Van H Van, The current situation and issues of the Teaching of English in Viet Nam, Japanese, 2008.

Video liên quan

Chủ Đề