Thuốc điều trị rối loạn canxi trong suy thận mạn

Cường cận giáp thứ phát ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ

Bệnh thận mạn tính là một trong những vấn đề sức khỏe nổi cộm trên toàn thế giới, bệnh thận mạn tính có thể dẫn đến bệnh thận giai đoạn cuối và đây là nguyên nhân tăng nguy cơ bệnh tim mạch, suy tim và tăng chi phí điều trị. Trong nhóm bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối cần lọc máu chu kỳ thì vấn đề rối loạn calci, phospho máu [bệnh cường cận giáp thứ phát] rất thường gặp và là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống trên nhóm bệnh nhân này.

Cường cận giáp thứ phát là bệnh lý xuất hiện từ giai đoạn sớm của quá trình suy thận, ba nguyên nhân chính dẫn đến cường cận giáp thứ phát ở bệnh nhân suy thận mạn là hạ calci máu, giảm vitamin D trong máu và ứ trệ phosphate máu. Trong tiến trình suy thận, nồng độ Calci huyết thanh sẽ giảm dần, khi nồng độ calci giảm sẽ dẫn đến giảm tác dụng ức chế lên tế bào chính tuyến cận giáp, do đó tuyến cận giáp sẽ tăng tổng hợp hormon PTH. Bên cạnh đó, tăng phosphate máu có tác dụng kích thích trực tiếp tuyến cận giáp tăng tổng hợp PTH, và gián tiếp thông qua ức chế men 1-α-hydroxylase ở thận, dẫn đến giảm tổng hợp calcitriol, do đó giảm calci máu và tăng tiết PTH, hậu quả cuối cùng là tăng sản tuyến cận giáp.

Ở giai đoạn sớm, các triệu chứng thường rất nghèo nàn, giai đoạn muộn có thể gặp một số dấu hiệu như sau: ngứa da, đau xương, yếu cơ gốc chi, rạn xương, gãy xương, biến dạng lồng ngực, gù vẹo cột sống… . Ngoài ra còn có các biểu hiện do lắng đọng calci ngoài xương như lắng đọng calci ở các cấu trúc tim mạch, đặc biệt là các van tim, vôi hóa mạch máu, lắng đọng calci dưới da… Những triệu chứng này gây rất nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.

Bệnh nhân khi được chẩn đoán bệnh cường cận giáp thứ phát cần được điều trị để giảm các triệu chứng và hạn chế biến chứng. Một số biện pháp có thể thực hiện như : thực hiện chế độ ăn nghèo phospho sớm ngay từ giai đoạn đầu của suy thận mạn tính, bổ sung calci nhằm dự phòng hạ calci máu, sử dụng thuốc gắp phospho [như calcium carbonate, renagel, fosrenol…], điều chỉnh calci trong dịch lọc của bệnh nhân thận nhân tạo… . Trong đó, việc ăn hạn chế phospho rất quan trọng và người bệnh có thể tự kiểm soát tại nhà. Lượng phospho bổ sung trong ngày giới hạn trong khoảng 800- 1000mg, phospho có nhiều trong các thực phẩm như sữa, sữa chua, phomai, đậu đỗ, hạt dẻ, bánh mì, ngũ cốc, nội tạng động vật, hải sản, đồ uống nhẹ [đặc biệt là coca cola]…

Như vậy, bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ cần được quan tâm một cách đúng đắn về việc phát hiện và điều trị sớm bệnh lý cường cận giáp thứ phát thông qua việc đánh giá cân bằng Calci- phospho 1 lần /tháng, để kiểm soát tốt bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Nắm vững được vấn đề này, các bác sỹ tại khoa Nội thận- Tiết niệu bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã có kế hoạch tư vấn cụ thể cho người bệnh suy thận ở giai đoạn sớm. Đồng thời xây dựng kế hoạch điều trị cho những bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu kỳ đã có biến chứng rối loạn Calci- Phospho máu bằng các cách như: tư vấn chế độ ăn, bổ sung calci đường uống hoặc tiêm [truyền], sử dụng quả lọc có hệ số siêu lọc cao… . Tới đây, khoa Nội thận – Tiết niệu cũng có kế hoạch triển khai kỹ thuật thẩm tách siêu lọc bù dịch trực tiếp từ dịch lọc [kỹ thuật HDF online], kỹ thuật này sẽ có được những hiệu quả đáng kể trong việc kiểm soát rối loạn Calci- Phospho cho người bệnh.

Hình ảnh: Một số thực phẩm giàu phospho

Hủy xương bàn tay trong cường tuyến cận giáp

Ngày đăng: 14/05/2018

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Bài viết mới nhất

Giới thiệu khoa Ngoại tổng hợp

14/04/2022 / benhvienducgiang

Địa chỉ liên hệ: Tầng 7 nhà B Quá trình thành lập và phát triển: Khoa Ngoại tổng hợp được thành lập từ tháng 03 năm 2008 trên cơ sở chia tách từ Khoa Ngoại chung của Bệnh viện đa khoa Đức Giang. Có 37 giường bệnh trong

Đơn nguyên cơ xương khớp

06/04/2022 / benhvienducgiang

Đơn nguyên Cơ xương khớp được thành lập từ tháng 7 năm 2017, trực thuộc khoa Nội tổng hợp.

Giới thiệu khoa Hồi sức tích cực chống độc

01/04/2022 / benhvienducgiang

Khoa Hồi sức tích cực chống độc được thành lập từ năm 2005 do được tách ra từ liên khoa: Hồi sức cấp cứu - Nhi. SĐT liên hệ: [024]38772432

Giới thiệu khoa Khám bệnh

14/04/2022 / benhvienducgiang

Là bệnh viện hạng I của Sở Y Tế, với phương châm Khoa Khám Bệnh bệnh viện đa khoa Đức Giang là cửa ngõ đón tiếp người bệnh, tạo sự thoải mái nhất cho BN khi đi khám bệnh, bệnh viện đã đầu tư cơ sở hạ tầng khám bệnh có thể nói hiện đại bậc nhất trong các bệnh viện thuộc Sở Y Tế Hà Nội, thoáng mát, sạch sẽ, đông ấm, hè mát, tiện nghi đầy đủ.

Giới thiệu phòng Phòng Tổ chức cán bộ

30/03/2022 / benhvienducgiang

1. Tên phòng: Phòng Tổ chức cán bộ- Số điện thoại: 02348272075- Địa chỉ liên hệ: Phòng A710, tầng 7 nhà A, Bệnh viện đa khoa Đức Giang, 54 phố Trường Lâm, phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội2. Lịch sử phát triển:* Thành lập:+

Tin đã đăng

Giới thiệu phòng Phòng Tổ chức cán bộ

30/03/2022

Khoa Truyền nhiễm

30/03/2022

Phòng Chỉ đạo tuyến

14/04/2022

Nếu bạn mắc suy thận mạn tính có nghĩa là thận của bạn dần mất chức năng lọc các chất độc hại và dịch dư thừa khỏi máu của bạn. Bệnh tuy nghiêm trọng nhưng nếu được điều trị tốt có thể làm chậm lại sự tiến triển.


Chúng tôi có ở đây những nghiên cứu cập nhật nhất về suy thận mạn tính và những chuyên gia thảo luận về vấn đề này. Bạn cũng có thể sử dụng những thông tin này để bàn luận cùng với bác sỹ của bạn và cùng đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho bạn.

Suy thận mạn tính có nghĩa là thận của bạn mất dần chức năng lọc các chất độc hại ra khỏi máu của bạn. 

Không có biện pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn suy thận mạn tính. Nhưng việc điều trị có thể giúp làm chậm tiến triển của bệnh và cải thiện các triệu chứng, hạn chế nguy cơ các biến chứng. Và hiệu quả điều trị sẽ khá tốt nếu bạn được điều trị sớm.

Điều trị nguyên nhân

Điều trị nguyên nhân gây suy thận mạn là then chốt. Đối với phần lớn các bệnh nhân đó là kiểm soát chặt chẽ đường máu và huyết áp bằng các thuốc và chế độ ăn uống, luyện tập, giảm cân, thay đổi thói quen sinh hoạt. Như vậy sẽ giúp làm chậm các tổn thương.

Điều trị huyết áp

Tăng huyết áp vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của suy thận mạn. Tăng huyết áp xuất hiện một phần là do lượng dịch tăng lên trong máu cũng như các mô cơ quan của bạn vì thận mất chức năng thải dịch [nước]. Nếu như không được điều trị, huyết áp tăng sẽ tiếp tục hủy hoại thận của bạn cũng như dẫn tới các bệnh lý tim mạch khác.

Hầu hết bệnh nhân được kê thuốc kiểm soát huyết áp. Bác sỹ có thể sẽ kê cho bạn thuốc huyết áp thuộc nhóm ức chế men chuyển [UCMC] hoặc ức chế thụ thể [UCTT]. Những thuốc này không chỉ hạ huyết áp mà còn làm tăng chức năng cho thận. Nếu thuốc không hiệu quả hoặc một số lý do nào đó mà bạn không thể dùng thuốc, các nhóm thuốc tăng huyết áp khác sẽ được kê.

Thầy thuốc của bạn có thể có mục đích hạ huyết áp của bạn xuống dưới mức bình thường nếu bạn không có bệnh thận khác. Nhiều nghiên cứu cho thấy điều này sẽ bảo vệ thận của bạn.

Kiểm soát Cholesterol

Suy thận mạn tính là một yếu tố nguy cơ dẫn tới các bệnh lý tim mạch. Thầy thuốc có thể kê cho bạn thuốc Statin giúp làm giảm nguy cơ này. Thuốc giúp làm giảm các cholesterol xấu, khiến chúng không thể bám vào thành các mạch máu của bạn gây nên các vấn đề về tắc nghẽn mạch máu.

Điều trị các vấn đề gây nên bởi suy thận

Suy thận mạn tính có thể gây nên các vấn đề trên toàn cơ thể bạn. Dưới đây, chúng tôi sẽ nói về một số vấn đề chung, và cách điều trị. Bạn sẽ thường xuyên phải làm xét nghiệm máu và nước tiểu trước khi mọi chuyện trở nên nguy hiểm.

- Ứ dịch: Dịch có thể tích tụ trong cơ thể bạn nếu thận không làm việc tốt. Điều này có thể làm chân bạn sưng lên [phù chân], cũng như làm cho huyết áp tăng cao. Nếu thận của bạn không làm việc hiệu quả, thuốc lợi tiểu sẽ giúp bạn thải bớt nước trong cơ thể qua đường nước tiểu. Thầy thuốc cũng sẽ dặn bạn hạn chế ăn muối và uống nước mỗi ngày.

- Thiếu máu : Thiếu máu là tình trạng bạn có số lượng tế bào hồng cầu ít hơn bình thường. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và khó thở. Thiếu máu rất thường gặp ở bệnh nhân suy thận mạn do thận không sản xuất đủ một chất có tên là erythropoietin [EPO].

EPO giúp duy trì quá trình tạo hồng cầu bình thường của cơ thể. Việc điều trị bao gồm tiêm một chất có hoạt động giống EPO [gọi là chất kích thích sinh EPO]. Sắt cũng quan trọng cho quá trình tạo máu. Chính vì vậy nếu bạn có lượng sắt trong máu thấp, bạn nên được bổ sung viên sắt hoặc tiêm sắt bổ sung.

Yếu xương: Vitamin D, phospho, và canxi là những nguyên tố giúp cho xương khỏe mạnh. Nếu thận của bạn bị tổn thương, việc cung cấp những chất này sẽ bị ảnh hưởng và gây nên các vấn đề khác. Đặc biệt, nếu nồng độ canxi trong máu bạn quá thấp, làm kích thích sản xuất hormone tuyến cận giáp [PTH]. PTH gây nên mất canxi từ xương của bạn và dần dần theo thời gian xương sẽ biến dạng và các khớp sưng nề.

Để ngăn chặn những vấn đề này, nhiều bệnh nhân suy thận mạn được bổ sung canxi và vitamin D. Một số bệnh nhân cũng hạn chế phosphor trong khẩu phần ăn của họ, và điều này làm tăng lượng canxi cần thiết cho xương. Cũng có thể bạn sẽ được kê một số thuốc được gọi là gắn phosphate, với mục đích làm giảm số lượng phosphate trong máu của bạn.

Dư thừa acid: Nếu thận của bạn không thể loại bỏ hoàn toàn acid khỏi cơ thể bạn có thể rơi vào tình trạng toan chuyển hóa. Thường không có triệu chứng rõ ràng. Nhưng nếu trong máu dư thừa acid sẽ dẫn tới một số vấn đề như loạn nhịp tim, co giật, hôn mê. Nếu các xét nghiệm cho thấy máu của bạn có quá nhiều acid, bạn sẽ được điều trị với các thuốc kháng acid được gọi là muối bicarbonate [banking soda].

Quá nhiều Kali: Nếu thận của bạn làm việc không hiệu quả, kali có thể tăng lên trong máu và dẫn tới tình trạng tăng Kali máu. Nếu không được điều trị có thể dẫn tới rối loạn nhịp tim, ngừng tim và các vấn đề khác liên quan tới thần kinh cơ.

Bác sỹ có thể sẽ quan tâm nhiều tới nồng độ Kali và khuyến cáo bạn hạn chế Kali trong bữa ăn. Bạn cũng có thể được kê lợi tiểu hoặc một số loại thuốc khác để cơ thể không bị quá tải dịch và Kali. Nếu tình trạng tăng Kali của bạn trở nên nghiêm trọng, bạn cần nhập viện cấp cứu và xử trí kịp thời.

Giảm protein: Khi tình trạng thận trở nên xấu hơn, ngày càng nhiều protein mất qua nước tiểu. Điều này có nghĩa nếu không đủ protein nuôi dưỡng cơ thể, bạn sẽ bị sút cân. Thầy thuốc có thể có lời khuyên cho bạn về vấn đề này.

Điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối

Nếu tình trạng thận của bạn ngày một xấu đi, cho tới khi bạn còn lại dưới 15% chức năng thận bình thường, bạn đã đi vào suy thận giai đoạn cuối. Điều này có nghĩa là cơ thể của bạn không còn đủ chức năng để lọc bỏ các chất độc và dịch dư thừa, lúc này bạn cần được lọc máu hoặc ghép thận.

Thầy thuốc sẽ bàn luận với bạn trước khi chức năng thận đi vào giai đoạn cuối. Vì vậy bạn sẽ có thời gian để lên kế hoạch cho lựa chọn của mình.

Xem thêm bài viết về suy thận mạn tính phần 1

PGS.TS. Trần Hồng Nghị

Khoa Nội Thận Khớp - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Video liên quan

Chủ Đề