Tổ chức iso có bao nhiêu ban và tiểu ban năm 2024

Công nghệ thông tin là một trong những lĩnh vực phổ biến và có tính ứng dụng cao, do vậy việc áp dụng các tiêu chuẩn ISO trong lĩnh vực này hứa hẹn sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Trong phạm vi bài viết ISO là gì này, hãy cùng Viettel IDC đi tìm hiểu về khái niệm tiêu chuẩn ISO là gì, cũng như một số tiêu chuẩn ISO đáng chú ý trong lĩnh vực công nghệ nhé.

Tổ chức iso có bao nhiêu ban và tiểu ban năm 2024

ISO là gì? 6 tiêu chuẩn ISO nổi bật trong lĩnh vực công nghệ

ISO là gì?

Nhắc đến ISO là gì thường chúng ta sẽ nghĩ ngay đến các tiêu chuẩn hóa quốc tế. Vậy cụ thể tiêu chuẩn ISO là gì? Vai trò của ISO là gì? Trước tiên hãy cùng Viettel IDC đi tìm hiểu về khái niệm ISO là gì nhé. Về cơ bản, ISO (hay International Organization for Standardization) là một tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế được thành lập 23/2/1947 và có nhiệm vụ là thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp được triển khai rộng rãi trên toàn thế giới. Khái niệm về tiêu chuẩn ISO là gì sẽ đặt ra các quy tắc được chuẩn hóa quốc tế nhằm giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động phát triển bền vững, tạo ra các năng lực nâng cao giá trị của doanh nghiệp hay tổ chức trong mọi lĩnh vực thuộc sản xuất, thương mại hay dịch vụ,... Bạn thấy đấy khái niệm ISO là gì chỉ đơn giản như vậy thôi.

Vậy nhiệm vụ chính của tiêu chuẩn ISO là gì? Có thể hiểu, vai trò cũng như nhiệm vụ chính của ISO là thúc đẩy sự phát triển về vấn đề tiêu chuẩn hoá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hay hợp tác. Với những lợi ích và tính hiệu quả của việc áp dụng các tiêu chuẩn ISO, ngày nay người ta càng mở rộng phạm vi áp dụng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp không phân biệt loại hình, quy mô và sản phẩm nào cả. Tựu chung lại sau khi hiểu được chỉ số ISO là gì, bạn sẽ thấy nhiệm vụ nổi bật nhất của ISO chính là thúc đẩy, hoàn thiện doanh nghiệp và tạo các tiềm lực mở rộng.

6 tiêu chuẩn ISO đáng chú ý trong lĩnh vực công nghệ

Tiêu chuẩn ISO 9001

Khi tìm hiểu về ISO là gì thì chắc hẳn bạn đã từng bắt gặp tiêu chuẩn ISO 9001 - tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý chất lượng. “Sứ mệnh” của tiêu chuẩn ISO 9001 là đưa ra các chuẩn mực xây dựng hệ thống quản lý chất lượng một cách khoa học và hợp lý nhằm kiểm soát các rủi ro, ngăn ngừa lỗi, sản xuất/cung cấp sản phẩm hay dịch vụ chất lượng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Và đây cũng là lý do chính giải thích cho câu hỏi vì sao ISO 9001 là tiêu chuẩn được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Tiêu chuẩn ISO 14001

ISO 14001 - Tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường (EMS) là tiêu chuẩn tiếp theo mà chúng tôi muốn chia sẻ đến độc giả trong bài viết ISO là gì này. Việc áp dụng tiêu chuẩn này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp và các tổ chức giảm tác động lên môi trường, và đặc biệt nó có thể áp dụng ở bất kỳ doanh nghiệp nào, ở mọi quy mô, mọi lĩnh vực. Việc hiểu ISO là gì và đạt được chứng nhận ISO 14001 là một yếu tố quan trọng để tăng thêm sự uy tín, bằng cách chứng minh rằng sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể đáp ứng mong đợi bảo vệ môi trường của khách hàng. Đặc biệt, đối với một số ngành công nghiệp, tiêu chuẩn ISO 14001 thậm chí có thể là một yêu cầu pháp lý bắt buộc để có được sự hợp tác.

Tiêu chuẩn ISO/IEC 27001

Đương nhiên một trong những tiêu chuẩn ISO không thể không nhắc tới khi tìm hiểu về ISO là gì chính là tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 - Hệ thống quản lý bảo mật thông tin. Tiêu chuẩn này sẽ đưa ra các quy tắc bảo mật thông tin và đánh giá sự tuân thủ đối với các bộ phận bên trong một doanh nghiệp, từ đó xây dựng các quy trình bảo mật thông tin mà đối tác, khách hàng cần phải tuân thủ khi làm việc với doanh nghiệp.

Tổ chức iso có bao nhiêu ban và tiểu ban năm 2024

ISO là gì? Những lợi ích nổi bật của tiêu chuẩn ISO 27001

\>> Xem thêm: 6 lợi ích của chứng nhận ISO 27017:2015 đối với dịch vụ điện toán đám mây

Tiêu chuẩn ISO 20000

Có thể bạn chưa biết nhưng khi tìm hiểu về ISO là gì, bạn sẽ thấy chứng nhận ISO/IEC 20000 là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên dành cho hệ thống quản lý dịch vụ công nghệ thông tin (ITIL). Tiêu chuẩn được xuất bản thành hai thành phần bao gồm: ISO/IEC 20000-1 xác định những yêu cầu cần thiết cho sự phát triển và thực hiện một hệ thống quản lý IT, và ISO/IEC 20000-2 giải thích thực hành tốt nhất về vấn đề quản lý dịch vụ. Tiêu chuẩn này giúp định hướng áp dụng dịch vụ IT và hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh hơn là nhu cầu về công nghệ.

Tiêu chuẩn ISO 22301

ISO 22301 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý kinh doanh liên tục. Nhiệm vụ chính của tiêu chuẩn ISO là gì? Với tiêu chuẩn ISO 22301 sẽ có nhiệm vụ là quản lý rủi ro kinh doanh nhằm bảo vệ doanh nghiệp của bạn trước nguy hiểm tiềm tàng như: thời tiết khắc nghiệt, hỏa hoạn, lũ lụt, thảm họa tự nhiên, trộm cắp, hay sự tấn công của khủng bố,...

Tiêu chuẩn ISO 45001

Tiêu chuẩn ISO cuối cùng là Viettel IDC muốn chia sẻ đến độc giả trong bài viết ISO là gì này là ISO 45001. Đây là một hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, cung cấp các tiêu chí và khuôn khổ để cải thiện an toàn lao động, giảm thiểu những rủi ro tại nơi làm việc cùng như tạo điều kiện làm việc an toàn hơn.

\>> Xem thêm: Gợi ý TOP 3 nhà cung cấp dịch vụ cho thuê máy chủ Server uy tín

Lời kết

Thực tế khi hiểu rõ về chỉ số ISO là gì và tầm quan trọng của ISO là gì, bạn sẽ thấy các tiêu chuẩn ISO đều được thực hiện một cách tự nguyện và không bắt buộc. Tuy nhiên, việc áp dụng các tiêu chuẩn ISO sẽ giúp doanh nghiệp, tổ chức nâng cao năng suất và khả năng quản lý hệ thống chất lượng cũng được cải thiện hơn.

Hy vọng rằng, bài viết này của Viettel IDC sẽ giúp bạn hiểu hơn về ISO là gì. Đáng chú ý, dịch vụ Cloud Server VMware tại Viettel IDC được xây dựng trên hệ thống Data Center đạt tiêu chuẩn quốc tế với hàng loạt các chứng chỉ ISO như ISO 9001:2015, ISO 27001:2013,