Trẻ biếng ăn sinh lý bao lâu

Biếng ăn sinh lý là tình trạng thường gặp ở trẻ khi bước vào các giai đoạn phát triển tự nhiên của cơ thể. Cùng AVAKids tìm hiểu cách khắc phục trẻ biếng ăn sinh lý trong bài viết sau đây. 

1Biếng ăn sinh lý là gì?

Biếng ăn ở trẻ được chia thành 3 dạng gồm biến ăn bệnh lý, biếng ăn tâm lý và biếng ăn sinh lý. Trong đó, biếng ăn bệnh lý xảy ra khi trẻ bị bệnh làm cho cơ thể mệt mỏi và chán ăn; biếng ăn tâm lý là do trẻ sợ hãi mỗi khi bị la mắng hoặc thúc ép ăn. 

Vậy biếng ăn sinh lý là gì? Biếng ăn sinh lý là tình trạng trẻ chán ăn, ăn uống ít hơn bình thườngkhông do bệnh lý thực thể nào gây ra. Tình trạng này thường xuất hiện khi trẻ bước vào giai đoạn biến đổi thể chất theo chu kỳ phát triển tự nhiên như mọc răng, tập bò, tập đi

Biếng ăn sinh lý không do bệnh lý thực thể nào gây ra

2Biếng ăn sinh lý kéo dài bao lâu?

Biếng ăn sinh lý diễn ra nhanh chóng, chỉ kéo dài từ 1 đến 2 tuần và hiếm khi ảnh hưởng tới sức khỏe. Sau khoảng thời gian này, cơ thể trẻ đã thích nghi được với các giai đoạn chuyển đổi và sẽ ăn uống trở lại bình thường. 

Tuy nhiên, biếng ăn sinh lý kéo dài liên tục trong nhiều tháng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Lúc này, ba mẹ cần theo dõi và liên hệ bác sĩ để được tư vấn.

Bài viết liên quan: Trẻ bị vàng da nguyên nhân là do vỡ hồng cầu trong máu

3Các giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ

Các giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ bao gồm:

  • Giai đoạn 3 - 4 tháng tuổi: Đây là thời điểm trẻ ngóc đầu và bắt đầu biết lật. Ở giai đoạn này, trẻ mải mê, tò mò tìm hiểu mọi thứ xung quanh. Điều này làm cho trẻ khó ngủ và biếng ăn hơn.
  • Giai đoạn 6 tháng tuổi: Đây là giai đoạn trẻ tập ăn dặm và bắt đầu làm quen với nhiều thức ăn mới lạ. Biếng ăn sinh lý ở trẻ 6 tháng tuổi có thể xảy ra khi trẻ chỉ thích ăn dặm bỏ bú sữa hay từ chối ăn dặm chỉ bú sữa hoặc cả hai.
  • Giai đoạn 9 - 10 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu tập đi và tập đứng. Bởi vậy những bữa ăn không còn thu hút trẻ, khiến trẻ chán ăn.
  • Giai đoạn 16 - 18 tháng tuổi: Giai đoạn này trẻ thường tìm tòi và khám phá mọi thứ xung quanh nên tỏ ra hờ hững với việc ăn hay không hứng thú với thức ăn.
  • Giai đoạn 2 - 3 tuổi: Trẻ bắt đầu đi nhà trẻ, mầm non. Trẻ tiếp xúc môi trường mới cùng chế độ ăn uống thay đổi đã tác động không nhỏ tới tâm lý, khiến trẻ biếng ăn.

Trẻ ngóc đầu và biết lật thường rơi vào giai đoạn biếng ăn sinh lý

Bên cạnh đó, một số giai đoạn khác trong quá trình phát triển của trẻ cũng có khả năng gây ra chứng biếng ăn sinh lý. Đó là giai đoạn trẻ mọc răng, trẻ thay đổi môi trường sống [chuyển chỗ ở, sang nước ngoài định cư] hoặc có người chăm sóc mới.

Có thể bạn quan tâm: Dậy thì sớm có thể dẫn đến trầm cảm ở trẻ

4Dấu hiệu trẻ biếng ăn sinh lý

Để nhận biết trẻ biếng ăn sinh lý, mẹ hãy dựa vào những dấu hiệu sau đây:

  • Đối với trẻ đang bú mẹ: Trẻ đột ngột bú ít hơn bình thường, không thức dậy bú đêm, không chủ động đòi bú hoặc từ chối bú mẹ.
  • Đối với trẻ ăn cơm, bột ăn dặm: Trẻ chỉ ăn một số món, nhất quyết không chịu thử món mới; thường xuyên bỏ bữa, từ chối thức ăn hoặc nếu ăn thì cũng chỉ rất ít; không tập trung vào đồ ăn dù mẹ đã chịu khó thay đổi món ăn.
  • Trẻ quấy khóc khi ăn, ngậm hoặc phun thức ăn.
  • Trẻ hiếu động, nghịch ngợm, thích tìm tòi khám phá mọi thứ mà không quan tâm tới thức ăn.
  • Trẻ bỗng nhiên đứng cân hoặc sụt cân dù không bị bệnh.

5Hướng xử lý biếng ăn sinh lý ở trẻ

Tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ là hoàn toàn tự nhiên, bình thường. Vì thế, ba mẹ không nên lo lắng quá mức. Thay vào đó, ba mẹ hãy quan tâm nhiều hơn đến bữa ăn của trẻ để sao cho kích thích trẻ ăn nhiều nhất có thể. 

Ba mẹ có thể thử áp dụng một số biện pháp sau để giảm tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ:

  • Chia nhỏ bữa ăn: Giảm lượng thức ăn trong bữa chính và tăng số lượng bữa ăn trong ngày. Điều này giúp trẻ ăn vừa phải và không cảm thấy bị nhồi nhét quá nhiều thức ăn trong một lúc.
  • Ưu tiên lựa chọn những món ăn mềm, lỏng và dễ tiêu hóa như cháo, canh, súp, trứng, cá,... đặc biệt là các món trẻ thích ăn.
  • Trang trí món ăn bắt mắt, hấp dẫn giúp kích thích vị giác, trẻ ăn nhiều hơn.
  • Tăng lượng sữa và bữa ăn phụ: Nếu trẻ không ăn nhiều trong bữa chính thì có thể cho trẻ uống thêm sữa và bổ sung các bữa ăn phụ như sữa chua, bánh quy, phô mai, sữa hạt, sữa trái cây,...
  • Không cho trẻ xem tivi hoặc điện thoại trong khi ăn mà hãy cho trẻ ngồi ăn chung cùng gia đình. Mẹ có thể đưa ra lời động viên hoặc khuyến khích trẻ ăn như “Con ăn hết nửa chén rồi, giỏi lắm!”, “Mẹ con mình cùng thi, xem ai ăn xong trước nhé!”.
  • Không thúc ép trẻ ăn bằng cách dọa nạt hoặc quát mắng. Bởi việc quát nạt, đánh mắng chỉ tác động đến tâm lý khiến trẻ sợ ăn, từ đó biến chứng thành biếng ăn tâm lý rất khó khắc phục. Thay vào đó, ba mẹ hãy kiên nhẫn và thoải mái trong mỗi bữa ăn của con.

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giúp trẻ ăn ngon

6Gợi ý thực đơn cho trẻ biếng ăn

Nếu ba mẹ vẫn còn đang băn khoăn không biết nên cho trẻ biếng ăn sinh lý ăn gì thì có thể tham khảo thực đơn dưới đây:

Giờ Thứ 2 - Thứ 5 Thứ 3, 6 và CN Thứ 4 - Thứ 7
7 giờ Cháo thịt lợn Cháo trứng Cháo cá
10 giờ Cháo thịt gà, nước cam Cháo tôm, đu đủ xay Cháo thịt bò, 1 trái chuối
14 giờ Bú mẹ hoặc 200ml sữa Bú mẹ hoặc 200ml sữa Bú mẹ hoặc 200ml sữa
16 giờ Súp thịt bò khoai tây, xoài xay Súp đậu xanh bí đỏ, 1 trái chuối Súp thịt gà khoai tây, nước cam
19 giờ Cháo gan Cháo thịt lợn Cháo tôm
21 giờ Bú mẹ hoặc 200ml sữa Bú mẹ hoặc 200ml sữa Bú mẹ hoặc 200ml sữa

Xem thêm: 

  • Tay chân miệng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác, cần ghi nhớ những dấu hiệu này
  • Chảy nước mũi là dấu hiệu nguy hiểm của bệnh sốt phát ban
  • Trẻ bị tiêu chảy nếu khô da ba mẹ phải đưa đến bệnh viện ngay

7Đôi lời từ AVAKids

Nhìn chung, giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ sẽ nhanh chóng đi qua. Vì thế, ba mẹ đừng quá lo lắng mà nên chăm sóc trẻ đúng cách. Hãy chế biến món ăn một cách khoa học, phù hợp với sở thích của trẻ để mang đến những thực đơn ngon miệng, bổ dưỡng. Từ đó, khắc phục chứng biếng ăn sinh lý ở trẻ dễ dàng.

Các bài viết của Vũ Trụ Bỉm Sữa/ AVAKids chỉ mang tính tham khảo, không có tính chất thay thế chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. 

Ngọc Thanh tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Anh Thư

Làm sao biết bé biếng ăn sinh lý?

Không chịu ăn hết khẩu phần hoặc bữa ăn thường kéo dài hơn 30 phút..
Ăn ít hơn 1⁄2 khẩu phần ăn theo tuổi..
Ngậm thức ăn trong miệng lâu không chịu nuốt..
Từ chối không ăn, chạy trốn hoặc khóc lóc khi thấy thức ăn..
Có phản ứng buồn nôn khi nhìn thấy thức ăn..

Biếng ăn sinh lý ở trẻ 3 tháng tuổi kéo dài bao lâu?

Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 3 tháng tuổi biếng dài bao lâu? Theo thống kê, biếng ăn sinh lý ở3 tháng tuổi thường diễn ra từ 1 – 2 tuần và hiếm khi ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ biếng ăn sinh lý kéo dài tới vài tháng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng về chiều cao và cân nặng.

Bé 7 tháng tuổi biếng ăn phải làm sao?

Đối với trẻ 7 tháng tuổi biếng ăn do gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu thì mẹ nên sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu cho bé như khoai lang, chuối,.. đặc biệt là sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột.

Bé 11 tháng tuổi biếng ăn phải làm sao?

4.1. Để con “được” đói. ... .
4.2. Cho trẻ ăn nhiều bữa. ... .
4.3. Không ép trẻ ăn. ... .
4.4. Tập cho bé biếng ăn thói quen tự lập khi ăn. ... .
4.5. Giới hạn thời gian ăn sẽ giúp bé hết biếng ăn. ... .
4.6. Đa dạng thực đơn cho trẻ biếng ăn. ... .
4.7. Khen ngợi khi trẻ biếng ăn ăn tốt. ... .

Chủ Đề