Trẻ hay dụi mắt vì sao

Dạ xin chào bác sĩ. Cho em hỏi bé trai nhà em được 3 tháng rưỡi nặng 7kg. Buổi tối từ lúc 9h tối đến 7h sáng bé ngủ hay dụi mặt mắt đỏ hết lên . Sáng thức dậy là cái mặt đỏ lên và nổi mực y như lác sữa xong một tiếng sau lặng hết . Hễ bé dụi là bị vậy. Ngủ ban ngày ít dụi hơn ban đêm. Ban đêm trong giấc ngủ bé cũng dụi . Dụi hoài rồi thức luôn. Có khi bé khóc vẻ khó chiu. Ko biết bé buồn ngủ bé dụi hay là sao ạ . Nhờ bác tư vấn giùm . Em cảm ơn ạ.

Theo chúng tôi thì trẻ sơ sinh có rất nhiều bé hay có thói quên dụi mặt mắt, ngáp, trở nên khó chịu và chậm chạp, mỗi khi bé buồn ngủ. Thường giấc ngủ của trẻ rất ngắn và không sâu giấc, nên thói quen này càng thường xuyên hơn. Nếu bé chỉ dụi không kèm theo dấu hiệu bất thường, bé ngủ ngoan, ăn chơi tăng cân bình thường thì mẹ không nên quá lo lắng, tuy nhiên mẹ cần hạn chế quen này của bé. Nếu như mẹ thấy bên cạnh việc bé dụi mặt mắt mà kèm theo một số dấu hiệu như mắt đỏ kèm theo nhèn dử mắt, bé ngủ không ngon giấc, quấy khóc, bú kém, bé gãi liên tục hoặc chà đầu, cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa và kèm theo có mụn nước vỡ ra, da rớm máu thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sỹ bạn nhé!

Click vào đây để đặt câu hỏi của bạn

Khi bé dụi mắt, suy nghĩ đầu tiên của mẹ có lẽ là con đã buồn ngủ. Nhưng đôi khi bé dụi mắt mạnh và quấy khóc làm bạn hết sức lo lắng và nghĩ rằng mắt của bé bị nhiễm trùng? 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ dụi mắt, hầu hết việc trẻ sơ sinh dụi mắt chỉ là phản xạ tự nhiên. Tuy nhiên, không phải lúc nào hành động dụi mắt của trẻ cũng là bình thường.

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi tại sao trẻ sơ sinh hay dụi mắt và biện pháp khắc phục.

1. Tại sao bé hay dụi mắt?

1.1. Buồn ngủ

Khi cảm thấy mệt mỏi và cần đi ngủ, trẻ sẽ có hành động như dụi mắt hoặc ngáp. Nếu mẹ bế bé thì đôi khi bé hay dụi mắt vào người mẹ nữa đấy.

Lúc này bạn nên ru bé, chắc chắn con sẽ ngủ nhanh thôi. 

Bé ngủ vặn mình dụi mắt, khó ngủ cào mắt là phản xạ tự nhiên

Thông thường, mắt sẽ được bảo vệ bởi một màng nước mắt. Khi tiếp xúc với không khí trong thời gian dài khiến cho màng mắt bị khô, mỏi và khó chịu.

Bản năng dụi mắt của bé là để xoa dịu và kích thích nước mắt, khôi phục độ ẩm.

1.3. Có dị vật trong mắt bé

Bé có thể dụi mắt liên tục nếu có thứ gì đó trong đó bay vào mắt. Nó có thể là những hạt bụi, lông mi… Bạn cần lưu ý rằng nếu bé hay chớp mắt hoặc chảy nước mắt cũng có thể là dấu hiệu của việc có dị vật trong mắt trẻ. 

1.4. Thị giác được kích thích

Nếu mẹ thấy bé vẫn tỉnh táo, không ngáp mà vẫn dụi mắt có thể là bé đang bị kích thích thị giác. Đây là một trong những thói quen của trẻ nhỏ khi nhìn thấy một vật gì lạ, màu sắc bắt mắt nào đó.

Sau đó vì nhìn lâu, chăm chú nên mắt bé bị mỏi, bé dịu mắt như một cử chỉ để xoa dịu mắt. Đây là 1 trong những lý do tại sao trẻ sơ sinh hay dụi mắt.

1.5. Kích ứng 

Mắt của trẻ sơ sinh còn khá yếu nên chưa thể ngăn chặn các nguyên nhân gây kích ứng sau: trong phòng đầy bụi, dị ứng các hóa mỹ phẩm, lông thú cưng, trong mùa phấn hoa... khiến mắt của bé bị kích ứng, gây ra các dấu hiệu như đỏ, chảy nước, quấy khóc và dụi mắt.

Mắt bé bị đỏ, sưng có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng, bệnh về mắt

Một lý do khác khiến trẻ dụi mắt có thể là do nhiễm trùng mắt làm viêm giác mạc.

Các triệu chứng cho thấy bé bị nhiễm trùng mắt là sưng hoặc đỏ mắt, chảy dịch, sốt, liên tục khóc. Trong những trường hợp như vậy, tốt hơn hết bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

1.7. Mọc răng

Khả năng này ít xảy ra hơn nhưng vẫn có thể là nguyên nhân khiến bé dụi mắt.

Nếu bé đang trong giai đoạn mọc răng, những chiếc răng hàm trên có thể làm mặt con đau nhức và bé phải dụi mắt để xoa dịu cơn đau.

2. Trẻ dụi mắt nhiều có sao không?

Việc dụi mắt khi mệt mỏi là hoàn toàn bình thường và không có khả năng gây hại, trừ khi bé bị vật gì đó rơi vào mắt.

Trong trường hợp bé dụi mắt kèm thêm các triệu chứng như đỏ mắt, quấy khóc thì có nguy cơ ảnh hưởng đến giác mạc, lúc này bé nên được đưa đi khám bác sĩ.

Trong trường hợp bé bị đỏ mắt, sưng, quấy khóc thì mẹ nên đưa bé đi bệnh viện kiểm tra

Nếu bé dụi mắt nhẹ khi buồn ngủ thì điều này hoàn toàn bình thường, nhưng dụi mắt mạnh có thể gây ra một số rủi ro nhất định. Dưới đây là một số rủi ro khi bé dụi mắt thường xuyên và dùng lực.

3.1. Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Trẻ sơ sinh vốn dĩ rất tò mò và liên tục chạm vào mọi thứ xung quanh, tay trẻ sẽ có nhiều vi khuẩn nếu đụng vào những vật không sạch sẽ. Vì thế, dụi mắt làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

3.2. Thị lực kém hơn về lâu dài

Thường xuyên dụi mắt dẫn đến mỏng mô giác mạc, về lâu dài thị lực kém đi. Mặc dù những ảnh hưởng có thể xảy ra ngay lập tức như nhiễm trùng, nhưng có nhiều khả năng bé lớn lên sẽ bị cận thị.

3.3. Gây thương tổn mắt

Nếu bé dụi mắt mạnh khi có dị vật trong mắt sẽ làm tăng nguy cơ mài mòn giác mạc, có thể gây đau đớn và lâu lành hơn.

4. Cách để ngăn hành động dụi mắt của trẻ

Làm gì để ngăn trẻ dụi mắt

Nếu bé có biểu hiện dụi mắt nhiều lần, bạn cần dùng nước nhỏ mắt chuyên dụng cho trẻ sơ sinh để làm dịu mắt.

Ngoài ra, hãy dùng khăn ướt mềm để lau mắt và mặt để không có vật gì khác xâm nhập vào. Sau đó, dùng bằng khăn sạch ngâm nước ấm để lau mắt cho trẻ

4.2. Bảo vệ mắt bé trong môi trường khói bụi

Nếu gia đình có việc cần phải ra đường bạn hãy bảo vệ mắt bé thật kỳ bằng cách dùng kính chắn bụi cho trẻ sơ sinh hoặc trùm khăn voan. Việc này sẽ giúp ngăn chặn khói bụi, dị vật vướng vào mắt bé.

4.3. Phân tán sự chú ý của bé

Nếu bé định dụi mắt, bạn hãy giữ bàn tay của bé tránh xa khỏi mặt, thay vào đó hãy đưa cho bé một món đồ chơi để bé quên đi việc dụi mắt.

4.4. Cho bé mặc áo tay dài hoặc đeo bao tay

Nếu em bé hay dụi mắt và bạn chưa ngăn chặn hoàn toàn được thì bạn có thể che tay bé bằng những chiếc găng tay sơ sinh. Điều này có tác dụng ngăn chặn tổn thương do móng tay khi bé gãi, dụi mắt.

Ngoài ra, mẹ hãy cắt móng tay cho bé thường xuyên nữa nhé.

Đeo bao tay giúp giảm tổn thương khi bé cào mắt

Nếu bạn cho rằng con mình dụi mắt vì những lý do không phải vì buồn ngủ mà là vì những nguyên nhân gây hại tới mắt bé. Hãy lên lịch kiểm tra với bác sĩ nhi khoa để kịp thời chữa trị.

Bất kỳ dấu hiệu nào của các vấn đề về thị lực ở trẻ em cũng nên đi khám, đặc biệt là trẻ sau 6 tháng tuổi.

Trẻ hay dụi mắt khi ngủ rất phổ biến và cũng không quá nghiêm trọng.

Dù vậy, bạn cũng luôn cần để ý những dấu hiệu của con để sớm phát hiện ra nếu có điều bất thường. Hy vọng bài viết này có thể giúp ba mẹ hiểu hơn về tình trạng bé dụi mắt và tìm ra biện pháp để khắc phục.

Tài liệu tham khảo:

  • Why Is My Baby Rubbing Their Eyes? [1]
  • Baby Rubbing Eyes – Reasons and Prevention [2]

Video liên quan

Chủ Đề