Trình bày đặc điểm đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Động vật sống ở môi trường đới lạnh thường có đặc điểm là?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Sinh học 7 hay và hữu ích do Top lời giải tổng hợp và biên soạn dành cho các bạn học sinh ôn luyện tốt hơn.

Trắc nghiệm:Động vật sống ở môi trường đới lạnh thường có đặc điểm là?

A. Thường hoạt động vào ban đêm.

B. Lông chuyển sang màu trắng vào mùa đông.

C. Móng rộng, đệm thịt dày.

D. Chân cao, dài.

Trả lời:

Đáp án đúng:B. Lông chuyển sang màu trắng vào mùa đông.

Giải thích:

- Động vật sống ở môi trường đới lạnh lông chuyển sang màu trắng vào mùa đông

Hãy cùng Top lời giải trang bị thêm kiến thức của bạn với phần mở rộng vềĐadạng sinh học nhé!

Kiến thức mở rộng về Đa dạng sinh học

- Động vật phân bố rất rộng rãi trên Trái Đất. Ước tính số loài động vật hiện nay được biết có khoảng 1,5 triệu loài. Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài.

- Sự đa dạng về loài được thể hiện bằng sự đa dạng về đặc điểm hình thái và tập tính của từng loài.

- Có sự đa dạng về loài là do khả năng thích nghi cao của động vật đối với các điều kiện sống rất khác nhau trên các môi trường địa lí của Trái Đất như : các môi trường đới lạnh, đới ôn hòa, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, hoang mạc…

- Tuy nhiên ở những môi trường có khí hậu khắc nghiệt [đới lạnh, hoang mạc], độ đa dạng thấp vì chỉ có những loài thích nghi được với điều kiện giá lạnh [môi trường đới lạnh] hoặc quá khô [hoang mạc] tồn tại.

- Còn ở những môi trường nhiệt đới khí hậu nóng ẩm, giới Thực vật phát triển phong phú, nên điều kiện sống đa dạng, tạo điều kiện cho sự thích nghi đa dạng của nhiều loài, số loài lớn, độ đa dạng cao.

1. Đa dạng sinh học động vật ở môi trường đới lạnh

- Ở gần địa cực khí hậu lạnh, băng đóng gần như quanh năm. Mùa hạ rất ngắn, là mùa hoạt động của mọi loài sinh vật. Cây cối thưa thớt, thấp lùn.

- Do khí hậu vô cùng khắc nghiệt nên chỉ có một số ít loài tồn tại, vì có những thích nghi đặc trưng như có bộ lông rậm và lớp mỡ dưới da rất dày để giữ nhiệt cho cơ thể và dự trữ năng lượng chống rét [gấu trắng, hải cẩu, cá voi, chim cánh cụt…].

- Nhiều loài chim, thú có tập tính di cư tránh rét, một số ngủ suốt mùa đông [gấu trắng] để tiết kiệm năng lượng. Nhiều loài [chồn, cáo, cú trắng] về mùa đông có bộ lông màu trắng dễ lẫn với tuyết, che mắt kẻ thù ; về mùa hè bộ lông chuyển sang màu nâu hay xám.

- Kết luận:Đặc điểm của động vật thích nghi với môi trường đới lạnh

* Cấu tạo

- Bộ lông dày: giữ nhiệt cho cơ thể

- Mỡ dưới da dày: giữ nhiệt, dự trữ năng lượng chống rét

- Lông màu trắng [mùa đông]: dễ lẫn vào tuyết, che mắt kẻ thù

* Tập tính:

- Ngủ đông để tiết kiệm năng lượng hoặc di cư tránh rét, tìm nơi ấm áp

- Hoạt động ban ngày [thời tiết ấm hơn, tận dụng được nguồn nhiệt]: chồn, cáo, cú trắng...

2. Đa dạng động vật ở môi trường hoang mạc đới nóng

- Điều kiện khí hậu: rất nóng và khô, vực nước rất hiểm và phân bố rải rác xa nhau.

- Đặc điểm sinh vật:

+ Thực vật nhỏ, xơ xác.

+ Động vật: ít loài và có những đặc trưng đối với khí hậu khô và nóng.

- Đặc điểm của động vật thích nghi với khí hậu khô nóng [hoang mạc]

* Cấu tạo:

- Chân dài: hạn chế ảnh hưởng của cát nóng

- Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày: không bị lún, đệm thịt chống nóng

- Bướu mỡ lạc đà: dự trữ mỡ [nước trao đổi chất]

- Màu lông nhạt, giống màu: giống màu môi trường

* Tập tính:

- Mỗi bước nhảy cao và xa, di chuyển bằng cách quăng thân: hạn chế tiếp xúc với cát nóng.

- Hoạt động vào ban đêm: tránh nóng ban ngày

- Khả năng đi xa tốt, nhịn khát: tìm nguồn nước

3. Đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa

- Số loài động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn hẳn so với tất cả những môi trường địa lí khác trên Trái Đất vì:

+ Môi trường nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng ẩm tương đối ổn định, thích hợp cho sự sống của mọi loài sinh vật.

+ Thuận lợi cho sự phát triển của thực vật quanh năm: cung cấp thức ăn cho các loài động vật ăn cỏ.

+ Tạo điều kiện cho các loài động vật ở vùng nhiệt đới gió mùa thích nghi và chuyên hóa cao đối với những điều kiện sống rất đa dạng.

- Sự đa dạng của các loài động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa thể hiện qua:

+ Đa dạng về số loài

+ Số lượng cá thể trong loài đông

+ Đa dạng về tập tính, hình dạng từng loài.

- Trong sản xuất con người đã tận dụng sự đa dạng của điều kiện môi trường sống như:

Nuôi cá trong ao, hồ

+ Cá mè trắng: sống ở tầng mặt và tầng giữa

+ Cá trắm cỏ: sống ở tầng giữa

+ Cá mè vinh: sống ở tầng giữ và tầng đáy

+ Cá rô, cá chuối: sống ở tầng giữa

+ Cá chép: sống ở tầng đáy

4. Những lợi ích của đa dạng sinh học

- Đa dạng sinh học động vật ở Việt Nam đã được biểu hiện cụ thể ở các nguồn tài nguyên về động vật.

- Nguồn tài nguyên động vật đã cung cấp cho nhân dân ta thực phẩm, sức kéo, dược liệu, sản xuất công nghiệp [da, lông, sáp ong, cánh kiến...], nông nghiệp [thức ăn gia súc, phân bón], có những loài có tác dụng tiêu diệt các loài sinh vật có hại, có giá trị văn hóa [cá cảnh, chim cảnh], giống vật nuôi [gia cầm, gia súc và những động vật nuôi khác...]

- Tài nguyên động vật là tài nguyên chung, có vai trò quyết định tới sự phát triển bền vững của đất nước chúng ta.

5. Nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học

Hiện nay trên Trái Đất được biết khoảng 1,5 triệu loài động vật. Tỉ lệ diệt vong những loài động, thực vật gây ra do con người gấp nghìn lần so với tỉ lệ diệt vong tự nhiên. Những nguyên nhân chủ yếu dần đến sự giám sút độ đa dạng sinh học là :

- Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác, du canh, di dân khai hoang, nuôi trổng thuỷ sản, xây dựng đô thị, làm mất môi trường sống của động vật.

- Sự săn bắt buôn bán động vật hoang dại cộng với việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, việc thải các chất thải của các nhà máy, đặc biệt là khai thác dầu khí hoặc giao thông trên biển.

Để bảo vệ đa dạng sinh học cần có biện pháp cấm đốt. phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắt buôn bán động vật. đầy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.

I. ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT

- Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài. Sự đa dạng về loài được biểu thị bằng đặc điểm hình thái và tập tính của loài.

- Động vật phân bố rất rộng rãi trên Trái Đất do khả năng thích nghi cao của động vật đối với các điều kiện sống rất khác nhau trên các môi trường địa của Trái Đất như: các môi trường đới lạnh, đới ôn hòa, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, hoang mạc …

- Tuy nhiên, ở những môi trường có khí hậu khắc nghiệt [đới lạnh, hoang mạc] độ đa dạng thấp vì chỉ có những loài thích nghi với điều kiện giá lạnh [môi trường lạnh] hoặc quá khô [hoang mạc] tồn tại.

- Môi trường nhiệt đới khí hậu nóng ẩm, giới Thực vật phát triển phong phú, nên điều kiện sống đa dạng tạo điều kiện cho sự thích nghi đa dạng của nhiều loài, số loài lớn, độ đa dạng.

1. Đa dạng động vật ở môi trường đới lạnh

- Điều kiện khí hậu: khắc nghiệt, chủ yếu là mùa đông, thời gian mùa hè ngắn, băng tuyết phủ gần như quanh năm.

- Đặc điểm sinh vật:

+ Thực vật thưa thớt, thấp lùn, chỉ có 1 số loài.

+ Động vật: chỉ có 1 số ít loài tồn tại, có đặc điểm thích nghi với khí hậu lạnh giá [gấu trắng, hải cầu, cá voi, chim cánh cụt …].

- Kết luận: Đặc điểm của động vật thích nghi với môi trường đới lạnh

* Cấu tạo

+ Bộ lông dày: giữ nhiệt cho cơ thể

+ Mỡ dưới da dày: giữ nhiệt, dự trữ năng lượng chống rét

+ Lông màu trắng [mùa đông]: dễ lẫn vào tuyết, che mắt kẻ thù

* Tập tính:

+ Ngủ đông để tiết kiệm năng lượng hoặc di cư tránh rét, tìm nơi ấm áp

+ Hoạt động ban ngày [thời tiết ấm hơn, tận dụng được nguồn nhiệt]: chồn, cáo, cú trắng...

2. Đa dạng động vật ở môi trường hoang mạc đới nóng

- Điều kiện khí hậu: rất nóng và khô, vực nước rất hiểm và phân bố rải rác xa nhau. 

- Đặc điểm sinh vật:

+ Thực vật nhỏ, xơ xác.

+ Động vật: ít loài và có những đặc trưng đối với khí hậu khô và nóng.

- Đặc điểm của động vật thích nghi với khí hậu khô nóng [hoang mạc]

* Cấu tạo:

+ Chân dài: hạn chế ảnh hưởng của cát nóng

+ Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày: không bị lún, đệm thịt chống nóng

+ Bướu mỡ lạc đà: dự trữ mỡ [nước trao đổi chất]

+ Màu lông nhạt, giống màu: giống màu môi trường

* Tập tính:

+ Mỗi bước nhảy cao và xa, di chuyển bằng cách quăng thân: hạn chế tiếp xúc với cát nóng.

+ Hoạt động vào ban đêm: tránh nóng ban ngày

+ Khả năng đi xa tốt, nhịn khát: tìm nguồn nước

3. Đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa

- Số loài động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn hẳn so với tất cả những môi trường địa lí khác trên Trái Đất vì:

+ Môi trường nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng ẩm tương đối ổn định, thích hợp cho sự sống của mọi loài sinh vật.

+ Thuận lợi cho sự phát triển của thực vật quanh năm: cung cấp thức ăn cho các loài động vật ăn cỏ.

+ Tạo điều kiện cho các loài động vật ở vùng nhiệt đới gió mùa thích nghi và chuyên hóa cao đối với những điều kiện sống rất đa dạng.

- Sự đa dạng của các loài động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa thể hiện qua:

+ Đa dạng về số loài

+ Số lượng cá thể trong loài đông

+ Đa dạng về tập tính, hình dạng từng loài.

- Trong sản xuất con người đã tận dụng sự đa dạng của điều kiện môi trường sống như:

Nuôi cá trong ao, hồ

+ Cá mè trắng: sống ở tầng mặt và tầng giữa

+ Cá trắm cỏ: sống ở tầng giữa

+ Cá mè vinh: sống ở tầng giữ và tầng đáy

+ Cá rô, cá chuối: sống ở tầng giữa

+ Cá chép: sống ở tầng đáy

4. Những lợi ích của đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học được biểu hiện ở các nguồn tài nguyên về động vật. Đa dạng sinh học có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống con người và tự nhiên:

- Cung cấp thực phẩm, nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp xuất khẩu: cá basa, tôm hùm …

- Cung cấp nguồn dược phẩm: 1 số bộ phận của động vật có thể được sử dụng làm thuốc

- Cung cấp sức kéo, phân bón: trâu, bò …

- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nhiệp: da, lông, sáp ong, cánh kiến …

- Có giá trị văn hóa: làm cảnh: chim cảnh, cá cảnh …

- 1 số loài có tác dụng tiêu diệt các loài sinh vật có hại

- Cung cấp giống vật nuôi: gia cầm, gia súc và những vật nuôi khác …

- Hình thành các khu du lịch: vườn bách thú …

5. Nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học

- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút độ đa dạng sinh học là:

+ Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị, làm mất môi trường sống của động vật.

+ Săn bắt, buôn bán động vật hoang dại, sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, các chất thải của nhà máy …

- Biện pháp:

+ Nghiêm cấm đốt phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắt buôn bán động vật.

+ Đấy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường

+ Tuyên truyền giáo dục trong nhân dân

+ Thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và tăng độ đa dạng về loài

+ Xây dựng các khu bảo tồn động vật hoang dã và động vật có nguy cơ tuyệt chủng.

Video liên quan

Chủ Đề