Trình bày học thuyết tiến hóa của Đacuyn

sinh học 12 Nguyên nhân và cơ chế tiến, học thuyết Đacuyn

Bài 25. HỌC THUYẾT ĐACUYN

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức.

- Nêu được các luận điểm cơ bản của thuyết tiến hóa của Đacuyn.

- Nêu được những đóng góp và những tồn tại của Đacuyn.

So sánh được CLTN và CLNT theo quan điểm của Đacuyn.

  1. Kĩ năng: Phân tích, so sánh, phán đoán, khái quát hóa.
  2. Thái độ: Giải thích được tính đa dạng và sự tiến hóa của sinh giới ngày nay.
  3. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Giáo án, SGK, Tranh phóng to hình 25.1, 25.2 SGK.

- Học sinh: SGK, đọc trước bài học.

III..PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp tìm tòi

  1. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
  2. Ổn định tổ chức lớp học:
  3. Kiểm tra bài cũ: Hãy đưa ra những bằng chứng chứng minh các loài sinh vật ngày nay đều có chung nguồn gốc?
  4. Bài mới.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

* Tìm hiểu học thuyết Đacuyn.

GV: Đacuyn đã quan sát được những gì trong chuyến đi vòng quanh thế giới của mình và từ đó rút ra được điều gì để xây dựng học thuyết tiến hóa? Từ quan sát này Đacuyn đã rút ra được điều gì về vai trò của yếu tố di truyền?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời.

GV: Đacuyn đã giải thích nguyên nhân, cơ chế tiến hóa, sự hình thành đặc điểm thích nghi và sự hình thành loài mới như thế nào?

HS: Dựa vào thông tin SGK, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xet và bổ sung để hoàn thiện kiến thức.

GV: Tồn tại trong học thuyết của Đacuyn?

HS: Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

GV: Yêu cầu HS quan sát hình 25.1 SGK

 Đacuyn đã giải thích như thế nào về nguồn gốc các giống cây trồng, vật nuôi?

HS: Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.

II. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA ĐACUYN.

1. Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa.

- Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm Biến dị cá thể: các cá thể của cùng một tổ tiên mặc dù giống với bố mẹ nhiều hơn những cá thể không họ hàng nhưng chúng vẫn khác biệt nhau về nhiều đặc điểm.

- Nguyên nhân tiến hóa: Do tác động của CLTn thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.

- Cơ chế tiến hóa: Sự tích lũy di truyền các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của CLTN.

- Chọn lọc tự nhiên: Thực chất là sự phân hó khả năng sống sót của các cá thể trong quân thể. Kết quả của quá trình CLTN tạo nên loài sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường.

2. Ưu và nhược điểm trong học thuyết Đacuyn.

* Ưu điểm:

- Ông cho rằng các loài đều được tiến hóa từ tổ tiên chung.

- Sự đa dạng hay khác biệt giữa các loài sinh vật là do các loài đã tích lũy được các đặc thích nghi với các môi trường khác nhau.

* Hạn chế:

-  Chưa hiểu được nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị.

-  Chưa thấy được vai trò của cách li đối với việc hình thành loài mới.

- So sánh 2 học thuyết tiến hóa của Lamac và Đacuyn?

- Trình bày sự khác biệt giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo?

 - Ôn tập trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK.

- Đọc trước bài 26.

      Nội dung chính của học thuyết Đacuyn:

      - Các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn [đấu tranh sinh tồn] và do vậy chỉ có một số ít cá thể được sống sót qua mỗi thế hệ.

      - Quá trình CLTN đã chọn lọc những cá thể có biến dị di truyền thích nghi tốt hơn thì có khả năng sống sót và sinh sản cao hơn. Theo thời gian, số lượng cá thể có các biến dị thích nghi sẽ tăng lên và số lượng cá thể có các biến dị không thích nghi sẽ ngày càng giảm.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Hãy chỉ ra những hạn chế trong học thuyết Lamac.

Xem đáp án » 25/03/2020 3,517

Trình bày sự khác biệt giữa CLTN và chọn lọc nhân tạo

Xem đáp án » 25/03/2020 3,208

Câu nào trong số các câu dưới đây nói về CLTN là đúng với quan niệm của Đacuyn?

    a] CLTN thực chất là sự phân hoá về khả năng sống sót của các cá thể.

    b] CLTN thực chất là sự phân hoá về khả năng sinh sản của các cá thể.

    c] CLTN thực chất là sự phân hoá về mức độ thành đạt sinh sản của các cá thể có các kiểu gen.

    d] CLTN thực chất là sự phân hoá về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể.

Xem đáp án » 25/03/2020 3,205

Nêu những khác biệt giữa học thuyết Đacuyn với học thuyết Lamac.

Xem đáp án » 25/03/2020 1,675

Hãy trình bày các luận điểm chính của học thuyết Lamac.

Xem đáp án » 25/03/2020 715

Câu 2: Trang 112 - sgk Sinh học 12

Hãy trình bày nội dung chính của học thuyết Đacuyn.


Câu 2: 

  • Các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn [Đacuyn gọi là đấu tranh sinh tồn] và do vậy chỉ một số ít cá thể sinh ra được sống sót qua mỗi thế hệ.
  • Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, những cá thể sinh vật nào có biến dị di truyền giúp chúng thích nghi tốt hơn dẫn đến khả năng sống sót và khả năng sinh sản hơn cá thể khác thì những cá thể đó sẽ để lại nhiều con hơn cho quần thể. Theo thời gian, số lượng cá thể có các biến dị thích nghi sẽ ngày một tăng và số lượng cá thế các biến dị không thích nghi sẽ ngày một giảm. Đacuyn gọi quá trình này là CLTN
  • Quá trình CLTN về cơ bản cũng giống như quá trình chọn giống vật nuôi cây trồng của con người


Trắc nghiệm hóa học 12 bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

Từ khóa tìm kiếm Google: học thuyết Đacuyn, nội dung của học thuyết Đacuyn, câu 2 bài 25 sinh học 12, giải câu 2 bài 25 sinh học 12

Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục với chuyên đề tiến hóa hóa với nội dung về Học thuyết Đacuyn, qua đó các em cần nắm được : 

  • Nêu được những luận điểm cơ bản của học thuyết Đacuyn: vai trò của các nhân tố biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng  đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc chung của các loài.
  • Trình bày được nguyên nhân, kết quả và khuyết điểm của học thuyết Đacuyn

* Quan điểm của Đacuyn về tiến hóa bao gồm biến dị, di truyền và chọn lọc.

1. Biến dị và di truyền

  • Biến dị cá thể là sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài xuất hiện trong quá trình sinh sản.

Biến dị cá thể xuất hiện một cách riêng lẻ và không có hướng xác định.

Biến dị cá thể là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chọn giống và tiến hóa.

  • Biến dị đồng loạt là những biến dị xuất hiện do sự tác động của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của các cơ quan ⇒ ít có ý nghĩa đối với tiến hóa.
  • Di truyền là cơ sở cho sự tích lũy các biến đổi nhỏ thành những biến đổi lớn.

2. Chọn lọc tự nhiên

a] Nguyên nhân của tiến hóa 

Nguyên nhân của tiến hóa theo Đacuyn là sự đấu tranh sinh tồn.

b] Cơ chế tiến hóa

Chọn lọc tự nhiên gồm hại mặt là đào thải những cá thể mang đặc điểm kém thích nghi, mang biến dị có hại cho chính cơ thể sinh vật và tích lũy những biến dị có lợi cho chính cơ thể sinh vật.

Thực chất của chọn lọc tự nhiên là phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong loài.

Khả năng sống sót: Khả năng đấu tranh sinh tồn, khả năng chống chịu với điều kiện môi trường...

Khả năng sinh sản: Khả năng mang thai, khả năng giao phối...

c] Kết quả của chọn lọc tự nhiên

  • Hình thành các đặc điểm thích nghi:
    • Do biến dị phát sinh ngẫu nhiên và vô hướng.
    • Áp lực của chọn lọc tự nhiên: tích lũy các biến dị có lợi và đào thải các biến dị có hại.
  • Hình thành loài mới:
    • Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, các cá thể mang biến dị có lợi sẽ sống sót và sinh sản ưu thế, dẫn tới hình thành loài mới từ loài gốc ban đầu, có trải qua nhiều dạng trung gian bằng con đường phân li tính trạng.

3. Cống hiến và hạn chế của Đacuyn

a] Cống hiến

  • Phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc, gồm chọ lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
  • Giải thích khá thành công sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sih vật.
  • Chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay đều bắt nguồn từ một tổ tiên chung.

b] Hạn chế

  • Chưa phân được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.
  • Chưa giải thích được cơ chế di truyền của các biến dị.

Video liên quan

Chủ Đề