Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến dưới chân núi Kim Phụng

Đăng bởi Mẫu Văn · 06/10/2020


Hướng dẫn

Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng sông Hương qua đoạn trích: “trong những dòng sông đẹp ở các nước… dưới chân núi Kim Phung”” [Ai đã đặt tên cho dòng sông?]

I. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của nhà văn.

– Giới thiệu tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, đoạn trích thể hiện vẻ đẹp độc đáo của sông Hương ở khúc thượng nguồn.

II. Thân bài:

Sông Hương trong cái nhìn đầy mê đắm của Hoàng Phủ Ngọc Tường hiện lên sống động giống như một người con gái Huế, mang trong nó cả sức sống, tâm hồn, tính cách rất riêng. Dưới cái nhìn của nhà văn, dòng sông được tái hiện với cả góc nhìn không gian địa lý [địa chất], góc nhìn với bề sâu của văn hóa lịch sử, gắn bó thiết tha với thành phố Huế.

  • Cảm nhận vẻ đẹp của dòng sông Hương ở vùng thượng nguồn trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
  • Cảm nhận vẻ đẹp của dòng sông Hương khi chảy vào thành phố Huế trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

* Vẻ đẹp của dòng sông Hương ở khúc thượng nguồn được thể hiện trong đoạn trích:

+ Điểm đặc biệt đầu tiên, đó là một dòng sông “chung thủy”, nó chỉ thuộc về một thành phố duy nhất, thành phố Huế.

+ Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của dòng sông hiện lên qua hàng loạt hình ảnh so sánh đầy ấn tượng: Dòng sông như cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại, như bản trường ca của rừng già.

+ Đồng thời, nhà văn sử dụng hàng loạt động từ, tính từ mạnh như rầm rộ, mãnh liệt, cuộn xoáy, phóng khoáng, man dại, bản lĩnh, gan dạ, tự do, trong sáng… để khắc họa vẻ đẹp trẻ trung đầy sức sống của dòng sông.

+ Vẻ đẹp mê đắm, trữ tình của dòng sông được thể hiện qua hình ảnh so sánh, ẩn dụ “người mẹ phù sa của nền văn hóa xứ sở”.

+ Các vẻ đẹp đó tuy đối lập mà thống nhất, quyện hòa để tạo nên vẻ đẹp đầy bí ẩn, cuốn hút của dòng sông ở khúc thượng nguồn. Nó như một quãng đời trẻ trung, sôi nổi của tuổi thanh xuân người con gái, hoàn toàn khác biệt với gương mặt trầm mặc, dịu dàng khi sông Hương về với Huế.

* Nghệ thuật biểu hiện:

+ Cách miêu tả tinh tế tài hoa qua những hình ảnh nhân hóa, đối lập làm nổi bật vẻ đẹp của dòng sông.

+ Hình ảnh sáng tạo, câu văn dài mà khúc chiết, nhịp nhàng, nhiều biện pháp tu từ hợp lý đã gợi lên những liên tưởng kỳ thú, hấp dẫn.

+ Giọng văn nhẹ nhàng, ngọt ngào, mê đắm, thể hiện sự say mê của nhà văn với vẻ đẹp của quê hương xứ sở.

– Nhận xét về cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn:

+ Dòng sông mang trong mình vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của người con gái Huế, vừa mạnh mẽ sôi nổi, vừa đằm thắm, dịu dàng.

+ Dòng sông không chỉ được miêu tả với góc nhìn địa lí với những đặc trưng địa chất, địa mạo, nhà văn còn quan sát nó dưới góc nhìn văn hóa, lịch sử. Gắn thủy trình của dòng sông với lịch sử hình thành của nền văn hóa xứ sở.

+ Phải là một con người có vốn tri thức sâu rộng về địa lý, lịch sử, văn hóa, đặc biệt là phải có một tình yêu thiết tha, mãnh liệt với dòng sông Hương, với thành phố Huế, với quê hương xứ sở, nhà văn mới có được góc nhìn mới mẻ, độc đáo đến vậy.

III. Kết bài:

Nghệ thuật liên tưởng độc đáo, sử dụng từ ngữ đặc sắc, văn phong tao nhã, lối hành văn súc tích đã giúp Hoàng phủ ngọc Tường rất thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng sông Hương. Qua đoạn trích ta cảm nhận được niềm tự hào tha thiết của tác giả với vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế cũng như đất nước.

Theo Thegioivanmau.com

Chủ đề: Ai đã đặt tên cho dòng sôngCảm nhậncon ngườidòng sônggiới thiệuHoàng Phủ Ngọc Tườngngười mẹquê hươngtình yêu

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »

  • Câu 2: 

        Trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân có đoạn:Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả:

    - Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì.

    Thế là thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.”

    “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả:

    - Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy.”

    [“Vợ nhặt” – Kim Lân, SGK Ngữ văn 12, tập 2]

    Anh [chị] hãy phân tích hình tượng người vợ nhặt qua hai lần miêu tả trên. Từ đó, nhận xét về sự thay đổi của nhân vật này.

  •           Đọc văn bản sau:

     Nếu có thể đo xương máu tiền nhân

    Trường Sơn ngút ngàn dễ gì so được

    Bao người mẹ, người vợ, người em – nước mắt

    Hồng Hà, Cửu Long đâu thể sánh cùng

    Bão trường chinh ào ạt mấy ngàn năm…

    Ào ạt mấy ngàn năm châu thổ

    Những bờ đê chắn lũ, ngăn thù

    Cùng bọc trứng trăm con đi muôn ngả

    Vẫn thắm lòng dưa hấu chốn biển xa

    Ào ạt mấy ngàn năm… Thánh Gióng

    Mới lên ba đã giáp sắt, tre ngà

    Câu thơ thần nhuộm đỏ sông Như Nguyệt

    Đỏ Bạch Đằng cuồn cuộn sóng bể xa     

    Mấy ngàn năm… Vọng Phu xứ Bắc

    Phụ Tử bùi ngùi doi đất trời Nam

    Những cuộc chia ly, những vành khăn trắng

    Chẳng nguôi ngoai dù xác giặc chất chồng

    Chẳng thể dịu nỗi Rạch Gầm, Xoài Mút

    Hiền Lương, Khâm Thiên, Sơn Mỹ, Thổ Chu

    Máu Vị Xuyên, Gạc Ma bầm chát

    Vạn nghĩa trang hương khói nguyện cầu

    Ôi Tổ quốc, biên cương chưa yên giấc

    Đêm quặn lòng máu thịt Hoàng Sa

    Ngày đỏ mắt Trường Sa giông bão

    Lại bút, gươm giữ cõi, xây nhà.

                                                   [Tổ quốc, Nguyễn Thế kỷ, //thanhnien. vn/van-hoa]

    Câu 4. Anh/ chị rút ra thông điệp gì từ bài thơ trên?

  • Đọc văn bản sau:

     Nếu có thể đo xương máu tiền nhân

    Trường Sơn ngút ngàn dễ gì so được

    Bao người mẹ, người vợ, người em – nước mắt

    Hồng Hà, Cửu Long đâu thể sánh cùng

    Bão trường chinh ào ạt mấy ngàn năm…

    Ào ạt mấy ngàn năm châu thổ

    Những bờ đê chắn lũ, ngăn thù

    Cùng bọc trứng trăm con đi muôn ngả

    Vẫn thắm lòng dưa hấu chốn biển xa

    Ào ạt mấy ngàn năm… Thánh Gióng

    Mới lên ba đã giáp sắt, tre ngà

    Câu thơ thần nhuộm đỏ sông Như Nguyệt

    Đỏ Bạch Đằng cuồn cuộn sóng bể xa     

    Mấy ngàn năm… Vọng Phu xứ Bắc

    Phụ Tử bùi ngùi doi đất trời Nam

    Những cuộc chia ly, những vành khăn trắng

    Chẳng nguôi ngoai dù xác giặc chất chồng

    Chẳng thể dịu nỗi Rạch Gầm, Xoài Mút

    Hiền Lương, Khâm Thiên, Sơn Mỹ, Thổ Chu

    Máu Vị Xuyên, Gạc Ma bầm chát

    Vạn nghĩa trang hương khói nguyện cầu

    Ôi Tổ quốc, biên cương chưa yên giấc

    Đêm quặn lòng máu thịt Hoàng Sa

    Ngày đỏ mắt Trường Sa giông bão

    Lại bút, gươm giữ cõi, xây nhà.

                                                   [Tổ quốc, Nguyễn Thế kỷ, //thanhnien. vn/van-hoa]

    Câu 3. Nêu tác dụng của điệp ngữ “ào ạt mấy ngàn năm” trong bài thơ.

  • Đọc văn bản sau:

     Nếu có thể đo xương máu tiền nhân

    Trường Sơn ngút ngàn dễ gì so được

    Bao người mẹ, người vợ, người em – nước mắt

    Hồng Hà, Cửu Long đâu thể sánh cùng

    Bão trường chinh ào ạt mấy ngàn năm…

    Ào ạt mấy ngàn năm châu thổ

    Những bờ đê chắn lũ, ngăn thù

    Cùng bọc trứng trăm con đi muôn ngả

    Vẫn thắm lòng dưa hấu chốn biển xa

    Ào ạt mấy ngàn năm… Thánh Gióng

    Mới lên ba đã giáp sắt, tre ngà

    Câu thơ thần nhuộm đỏ sông Như Nguyệt

    Đỏ Bạch Đằng cuồn cuộn sóng bể xa     

    Mấy ngàn năm… Vọng Phu xứ Bắc

    Phụ Tử bùi ngùi doi đất trời Nam

    Những cuộc chia ly, những vành khăn trắng

    Chẳng nguôi ngoai dù xác giặc chất chồng

    Chẳng thể dịu nỗi Rạch Gầm, Xoài Mút

    Hiền Lương, Khâm Thiên, Sơn Mỹ, Thổ Chu

    Máu Vị Xuyên, Gạc Ma bầm chát

    Vạn nghĩa trang hương khói nguyện cầu

    Ôi Tổ quốc, biên cương chưa yên giấc

    Đêm quặn lòng máu thịt Hoàng Sa

    Ngày đỏ mắt Trường Sa giông bão

    Lại bút, gươm giữ cõi, xây nhà.

                                                   [Tổ quốc, Nguyễn Thế kỷ, //thanhnien. vn/van-hoa]

    Câu 2. Bài thơ nhắc đến những tác phẩm tự sự dân gian nào?

  •           Đọc văn bản sau:

     Nếu có thể đo xương máu tiền nhân

    Trường Sơn ngút ngàn dễ gì so được

    Bao người mẹ, người vợ, người em – nước mắt

    Hồng Hà, Cửu Long đâu thể sánh cùng

    Bão trường chinh ào ạt mấy ngàn năm…

    Ào ạt mấy ngàn năm châu thổ

    Những bờ đê chắn lũ, ngăn thù

    Cùng bọc trứng trăm con đi muôn ngả

    Vẫn thắm lòng dưa hấu chốn biển xa

    Ào ạt mấy ngàn năm… Thánh Gióng

    Mới lên ba đã giáp sắt, tre ngà

    Câu thơ thần nhuộm đỏ sông Như Nguyệt

    Đỏ Bạch Đằng cuồn cuộn sóng bể xa     

    Mấy ngàn năm… Vọng Phu xứ Bắc

    Phụ Tử bùi ngùi doi đất trời Nam

    Những cuộc chia ly, những vành khăn trắng

    Chẳng nguôi ngoai dù xác giặc chất chồng

    Chẳng thể dịu nỗi Rạch Gầm, Xoài Mút

    Hiền Lương, Khâm Thiên, Sơn Mỹ, Thổ Chu

    Máu Vị Xuyên, Gạc Ma bầm chát

    Vạn nghĩa trang hương khói nguyện cầu

    Ôi Tổ quốc, biên cương chưa yên giấc

    Đêm quặn lòng máu thịt Hoàng Sa

    Ngày đỏ mắt Trường Sa giông bão

    Lại bút, gươm giữ cõi, xây nhà.

                                                   [Tổ quốc, Nguyễn Thế kỷ, //thanhnien. vn/van-hoa]

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.


Xem thêm »

Video liên quan

Chủ Đề