Trong những năm 1950 - 1973 liên xô tiếp tục công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh nào

1. Hoàn cảnh

Chịu nhiều thiệt hại nặng nề sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Chiến tranh khiến nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại 10 năm.

2. Biện pháp

Đề ra kế hoạch 5 năm nhằm khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1946 – 1950)

3. Thành tựu

Hoàn thành thắng lợi, vượt mức trước thời hạn 9 tháng

  • Công nghiệp: tăng 73%
  • Nông nghiệp: vượt mức trước chiến tranh
  • Khoa học kĩ thuật: 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền về bom nguyên tử của Mĩ

Liên Xô từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX  [edit]

1. Chủ trương

Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của CNXH bằng việc thực hiện các kế hoạch dài 5 năm.

2. Phương hướng

  • Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
  • Thâm canh trong sản xuất nông nghiệp
  • Đẩy mạnh tiến bộ KH-KT
  • Tăng cường sức mạnh quốc phòng

3. Thành tựu

  • Kinh tế: tăng trưởng mạnh mẽ, trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ.
  • Khoa học - kĩ thuật: phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957), phóng tàu “Phương Đông” có người lái vào vũ trụ (1961), mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của con người.
  • Đối ngoại: thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước XHCN.

4. Ý nghĩa

  • Chứng tỏ tính  ưu việt của CNXH ở mọi lĩnh vực xây dựng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, củng cố an ninh quốc phòng.
  • Tạo thế cân bằng chiến lược giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Sự khủng hoảng, tan rã của Liên Xô [edit]

1. Hoàn cảnh

  • Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ dẫn tới cuộc khủng hoảng thế giới, đòi hỏi các nước phải tiến hành cải cách kinh tế - xã hội.
  • Liên Xô không tiến hành cải cách → Đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện

2. Quá trình cải tổ

  • Tháng 3-1985: Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo, đề ra đường lối cải tổ
  • Mục đích: khắc phục sai lầm, thiếu sót, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, xây dựng CNXH theo đúng bản chất

3. Hệ quả

  • Đất nước lâm vào khủng hoảng và rối loạn
  • 19-08-1991: đảo chính lật đổ Goóc-ba-chốp nhưng thất bại
  • 21-12-1991: 11 nước Cộng hòa tuyên bố độc lập, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (thường gọi tắt là SNG)
  • 25-12-1991: Goóc-ba-chốp từ chức, Liên Xô chính thức tan rã.

Nguyên nhân tan rã của Liên Xô [edit]

  • Đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí.
  • Không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật
  • Chậm sửa đổi cải cách, khi cải cách lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt
  • Bị các thế lực thù địch chống phá.


Page 2

    • Trong những năm 1950 - 1973 liên xô tiếp tục công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh nào
      👉 HƯỚNG DẪN THI THỬ Trang

    • Trong những năm 1950 - 1973 liên xô tiếp tục công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh nào
      ĐỀ THI THỬ 01 (Đã kết thúc)

    • ĐỀ THI THỬ 02 (Đã kết thúc)

    • ĐỀ THI THỬ 03 (Đã kết thúc)

    • ĐỀ THI THỬ SỐ 4 (Mở vào 20h30 thứ 7 ngày 15/5) Trang

    • ĐỀ THI THỬ SỐ 5 (Đã kết thúc) Trang

    • ĐỀ THI THỬ SỐ 6 (Đang mở) Trang

      CHÚ Ý: Kể từ đề thi thử số 4, các em sử dụng điện thoại di động sẽ làm bài trực tiếp trên App Hocbaionha, hoặc ở giao diện "Nhà của tôi" trên web tại địa chỉ https://my.hocbaionha.com
      Các em CẦN vào App Store, Google Play cài đặt App để làm bài, và xem phần Hướng dẫn ở đầu khóa học nhé.

5/28/2021 8:29:09 AM

Thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới của Việt Nam hơn 90 năm qua không những được nhân dân ta ghi nhận, mà còn được cộng động quốc tế đánh giá cao. Nhưng, vẫn có một số phần tử xấu cho rằng, đổi mới đến nay đã hết động lực, vậy nên từ sau Đại hội XIII không đổi mới nữa, hoặc nếu có đổi mới thì chính là thay đổi về chế độ chính trị mà thôi.

Đây là một loại luận điệu hết sức nguy hiểm, chống phá trắng trợn của các thế lực thù địch, muốn lái Việt Nam đi theo con đường khác. Chúng ta có đủ luận cứ để bác bỏ luận điệu sai trái đó.

Mục tiêu nhất quán của Đảng và nhân dân ta là đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của cách mạng Việt Nam hơn 90 năm qua. Trong gần một thế kỷ đấu tranh, lao động, sáng tạo, Đảng và nhân dân ta đã từng bước nhận thức đầy đủ hơn, hình dung rõ ràng hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Chúng ta thực hiện mục tiêu, lý tưởng đó trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức. Song dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng đã đưa đất nước ta vượt qua khó khăn, đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và khởi xướng đường lối đổi mới, mở cửa hội nhập với thế giới.

30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991 (bổ sung phát triển năm 2011) và 35 năm đổi mới: “đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đây là niềm tự hào, là động lực, là nguồn lực quan trọng, là niềm tin để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững đất nước”1. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hình thành, phát triển; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được đẩy mạnh; kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, quy mô và tiềm lực kinh tế đất nước tăng lên. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, phát triển con người, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được coi trọng và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các chính sách, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, chính sách dân tộc, tôn giáo được thực hiện có kết quả. Chính trị xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đạt nhiều thành tựu nổi bật. Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, dân chủ xã hội chủ nghĩa được tăng cường. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có nhiều tiến bộ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn; tổ chức bộ máy lập pháp, hành pháp và tư pháp ngày càng được hoàn thiện. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả rõ rệt. Nhìn một cách tổng thể, mọi lĩnh vực trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước được thực hiện một cách đồng bộ, mạnh mẽ, hiệu quả, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng lòng ủng hộ, tin tưởng, bạn bè quốc tế tín nhiệm.

Bản chất và nhiệm vụ của công cuộc đổi mới. Đổi mới là một cuộc vận động mang tính cách mạng, khoa học, thay cái cũ bằng cái mới tốt hơn. Không phải bây giờ, mà trong suốt quá trình cách mạng, chúng ta luôn thực hiện; song, công cuộc đổi mới lần này mang tính toàn diện, tổng thể, sâu sắc, liên tục, được chuẩn bị bài bản, theo cách thức của ta và cân nhắc từng bước đi cụ thể, chắc chắn. Đổi mới đồng bộ, hài hòa giữa kinh tế và chính trị, với mục tiêu giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đổi mới để phát triển, đồng nghĩa với phát triển, nhưng là sự phát triển trong thế ổn định, theo đúng định hướng và con đường chúng ta đã chọn. Có người khuyên ta: cần tư nhân hóa nhanh hơn, hội nhập thương mại nhanh hơn, phá giá đồng tiền mạnh hơn. Lời khuyên đó dẫu có chân thành thì chúng ta cũng không thể làm theo. Bởi, hơn ai hết, chúng ta hiểu rõ tình hình thực tế của đất nước và đặc biệt quan trọng là: thực hiện đổi mới nhưng có nguyên tắc, đổi mới nhưng giữ vững bản chất chế độ xã hội. Chúng ta thực hiện bước chuyển từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường, nhưng Nhà nước phải quản lý và điều hành theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng thả nổi thị trường; đổi mới để phát triển kinh tế, nhưng sự phát triển đó phải đi đôi với thực hiện công bằng xã hội, khắc phục tình trạng phân hóa giàu nghèo. Toàn bộ công cuộc đổi mới gắn với mở cửa, hội nhập và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là để thực hiện chiến lược phát triển nhanh và bền vững; xây dựng và tăng cường lực lượng sản xuất, củng cố và phát triển quan hệ sản xuất phù hợp; nâng tầm đất nước lên trình độ mới, tầm cao mới. Vậy nên đổi mới chính là để hướng tới chủ nghĩa xã hội, để hiện thực quá độ lên chủ nghĩa xã hội ngày càng được xác lập rõ ràng hơn. Đổi mới như một dòng chảy vận động liên tục cả guồng máy xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, phát động, lãnh đạo, tổ chức thực hiện từ Đại hội VI của Đảng (năm 1986) đến nay.

Về động lực, nguồn lực của đổi mới. Nếu quan niệm động lực, nguồn lực là những yếu tố tạo nên sức mạnh thúc đẩy sự phát triển, thì động lực của đổi mới bao gồm nhiều yếu tố có thể nhận biết được.

Một là, yếu tố khơi nguồn động lực của đổi mới chính là việc định hướng, phát động đúng thời điểm. Chúng ta xác định đổi mới phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là định hướng đúng vừa hợp thời, hợp quy luật, hợp lòng dân, vừa có sự chắc chắn, vững tin. Chuẩn bị kỹ và phát động đổi mới đúng lúc, đồng thời với mở cửa hội nhập nên chúng ta luôn chủ động, sáng tạo trong mọi tình huống. Do vậy, chúng ta đứng vững và phát triển trong khi cải tổ, cải cách ở Liên Xô và Đông Âu bị thất bại.

Hai là, những thành quả của sự nghiệp đổi mới 35 năm qua tiếp thêm luồng sinh khí mới, tăng thêm động lực, tạo cho đất nước ta thế mới, lực mới, gia tốc mới. Thế mới, lực mới là tổng hợp những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội, là kết quả của việc phát triển mọi mặt với sự thông thoáng trong nước và mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài. Gia tốc mới là khả năng vượt trội, là độ tăng trưởng liên tục ở mức khá cao, tạo đà cho giai đoạn kế tiếp. Thế, lực, gia tốc mới tạo ra tầm vóc và khả năng mới của đất nước. Đó không chỉ là khả năng đất nước vươn tầm mà còn là năng lực mới mạnh mẽ để tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp đổi mới phát triển.

Ba là, yếu tố quyết định là động lực và những nguồn lực trong nước. Động lực quan trọng phục vụ và thúc đẩy công cuộc đổi mới là tổng hợp các nguồn lực trong nước, bao gồm không chỉ có vốn, tài sản đã tích lũy được mà còn là tài nguyên chưa đưa vào sử dụng, là lợi thế về địa kinh tế, địa chính trị và quan trọng hơn hết là nguồn lực con người, bao gồm cả sức lao động trí tuệ và tinh thần gắn với truyền thống văn hóa dân tộc. Trong các nguồn lực đó, nguồn lực về tài nguyên là khá phong phú; nguồn lực về đất đai, vị trí địa lý là khá thuận lợi; nguồn lực về truyền thống là sâu sắc, đặc thù; nguồn lực về con người và trí tuệ vô cùng to lớn.

Bốn là, những nguồn lực từ bên ngoài là yếu tố quan trọng; nếu biết cách tranh thủ sẽ tạo nên động lực cho công cuộc đổi mới đất nước. Nguồn lực bên ngoài bao gồm: vốn, kỹ thuật - công nghệ, kinh nghiệm quản lý, chất xám, tinh hoa văn hóa nhân loại. Trên cơ sở phải phát huy mọi nguồn lực trong nước, chúng ta có đầy đủ điều kiện để có thể thu hút nguồn lực bên ngoài. Với việc mở rộng nhiều hình thức, có bước đi, biện pháp và chính sách ưu đãi thích hợp, sẽ khuyến khích mạnh mẽ việc hợp tác về kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Đặc biệt là thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

Năm là, sự phù hợp giữa “ý Đảng” và “lòng dân” là động lực mang tính quyết định đối với sự nghiệp đổi mới. Động lực đó bắt nguồn từ năng lực sáng tạo, bản lĩnh trí tuệ của Đảng và nhân dân ta, thể hiện ở trình độ đoán định, nắm bắt những yếu tố và những vấn đề của thời cuộc, dự kiến đúng tình huống, xác định đường đi nước bước rõ ràng, sẵn sàng tạo lập và nắm bắt thời cơ, khắc phục nguy cơ, vượt qua thách thức đưa đất nước đi lên. Do đổi mới phù hợp giữa “ý Đảng” và “lòng dân”, nên khi Đảng ta phát động, nhân dân nhiệt tình hưởng ứng tạo thành động lực to lớn thực hiện có hiệu quả sự nghiệp đổi mới đất nước.

Thành tựu của sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới đất nước của Việt Nam sáng tỏ như ban ngày, không thế lực đen tối nào có thể che phủ được. Đến nay, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 343 tỉ USD, trong tốp 40 nền kinh tế lớn của thế giới và đứng thứ 4 trong ASEAN; GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt trên 3.500 USD; nằm trong tốp 10 quốc gia tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới và là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Nhận xét về Việt Nam, tờ báo cánh tả People’s World của Mỹ, ngày 25/01/2021 cho rằng: “Sở dĩ Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam thu hút sự chú ý của quốc tế vì Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ trên trường quốc tế, trở thành quốc gia hùng mạnh cả về kinh tế và ngoại giao”. Tờ The Straits Times nhật báo tiếng Anh, được xuất bản tại Singapore, ngày 22/02/2021 khẳng định: “Vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế đã gia tăng trong những năm gần đây. Trên cương vị Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2020, Việt Nam đã dẫn dắt tổ chức khu vực này vào thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng Covid-19 và giúp kinh tế toàn khu vực (RCEP) vượt qua vạch đích để ký được hiệp định. Việt Nam cũng là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021”. Đài truyền hình KBS của Hàn Quốc bình luận: “Việt Nam sau một thời gian lao khổ, hôm nay đứng dậy sáng lòa cùng nhân loại. Việt Nam ngẩng cao đầu, tự hào hòa đồng và đi lên cùng nhân loại”.

Rõ ràng là toàn bộ sự nghiệp cách mạng gần một thế kỷ của Đảng và nhân dân ta không chỉ đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, mà còn tiếp tục được đẩy mạnh với những nguồn lực phong phú, hết sức to lớn, trong đó có những nguồn lực không bao giờ cạn. Hành trình của sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới phù hợp “ý Đảng” và “lòng dân” đã và đang kết hợp tất cả ba yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Đó là động lực lớn nhất, yếu tố cơ bản nhất tạo nên những thành tựu mới to lớn hơn nữa thực hiện mục tiêu, lý tưởng cao cả: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là câu trả lời đanh thép của chúng ta.

GS, TS. VŨ VĂN HIỀN, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương
_______________

1 - ĐCSVN – Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb CTQG, H. 2021, tr. 103 - 104.