Trong nông nghiệp có những loại cây trồng nào

(Chinhphu.vn) - Danh mục loài cây trồng chính gồm: Lúa, ngô, lạc, đậu tương, cà phê, cam, bưởi - đây là đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại dự thảo Thông tư ban hành Danh mục loài cây trồng chính đang được lấy ý kiến góp ý của nhân dân.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, các chỉ tiêu để lựa chọn cây trồng chính, bao gồm: Diện tích, sản lượng, giá trị xuất khẩu, số giống của loài cây trồng đã được công nhận, số đơn vị đang sản xuất, kinh doanh giống cây trồng …

Trên cơ sở kết quả phân tích một số chỉ tiêu của các loài cây trồng, Tổ biên tập xây dựng Thông tư đã thống nhất lựa chọn 07 loài cây trồng gồm: lúa, ngô, lạc, đậu tương, cà phê, bưởi, cam để đưa vào danh mục loài cây trồng chính với các lý do như sau:

Cây lúa là cây lương thực có vai trò quan trọng để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Lúa có diện tích gieo trồng và cho sản lượng lớn. Năm 2018, diện tích đạt 7,57 triệu ha. Sản lượng 43,98 triệu tấn. Xuất khẩu gạo ước đạt 3,03 tỷ USD. Số giống lúa đã được công nhận là: 305 giống.

Hiện nay có nhiều đơn vị thuộc các Viện nghiên cứu công lập, Công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty tư nhân, Trung tâm nghiên cứu giống các tỉnh, Việt Nam tiến hành nghiên cứu, chọn tạo giống lúa (Viện Di truyền Nông nghiệp; Viện Cây lương thực, cây thực phẩm; Viện Bảo vệ thực vật, Trung tâm chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông, Công ty CP giống cây trồng Trung ương; Công ty CP giống cây trồng miền Nam; Viện Lúa ĐBSCL; Công ty TNHH ADI; Công ty THNN Nhiệt Đới; Công ty Cổ phần Tổng công ty giống Thái Bình, Viện KHKTNN Duyên hải Nam Trung Bộ…). Có khoảng 480 đơn vị đang sản xuất, kinh doanh giống lúa.

Cây lúa hiện đang thuộc danh mục giống cây trồng chính theo Quyết định số 58/2004/QĐ-BNN. Chủng loại giống lúa đa dạng, phong phú, cùng với vai trò quan trọng bậc nhất là bảo đảm an ninh lương thực quốc gia nên lúa phải là cây trồng chính.

Cây ngô là cây lương thực quan trọng sau cây lúa, làm thức ăn cho người và cung cấp nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi. Ngô cũng có diện tích gieo trồng và cho sản lượng lớn. Trong năm 2018, diện tích đạt 1,04 triệu ha, sản lượng 4,91 triệu tấn. Số giống ngô đã được công nhận là: 140 giống.

Hiện nay có nhiều đơn vị thuộc các Viện nghiên cứu công lập, Công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty tư nhân nghiên cứu, chọn tạo giống ngô. Có khoảng 100 đơn vị đang sản xuất, kinh doanh giống ngô.

Cây ngô hiện đang thuộc danh mục giống cây trồng chính theo Quyết định số 58/2004/QĐ-BNN, cùng với vai trò quan trọng làm thức ăn cho người và cung cấp nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi nên đề nghị giữ nguyên là cây trồng chính.

Cây lạc: Trong năm 2018, diện tích lạc đạt 195,1 nghìn ha và năng suất bình quân đạt 23,6 tấn/ha và sản lượng đạt gần 459,6 nghìn tấn. Số giống lạc đã được công nhận khoảng 10 giống. Số đơn vị nghiên cứu, chọn tạo, gồm có: Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Cây lương thực, cây thực phẩm và một số đơn vị khác. Số đơn vị sản xuất, kinh doanh: có khoảng 30 đơn vị trên toàn quốc.

Cây lạc hiện đang thuộc danh mục giống cây trồng chính theo Quyết định số 58/2004/QĐ-BNN. Cây lạc có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho người, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nên đề nghị giữ nguyên là cây trồng chính.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quyết định phê duyệt Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030, với 14 loại cây chủ lực gồm: Thanh long, xoài, chuối, vải, nhãn, cam, bưởi, dứa, chôm chôm, sầu riêng, mít, chanh leo, bơ, na.

Tại Đồng Tháp có 04 loại cây ăn quả chủ lực được định hướng phát triển đó là: Xoài, nhãn, cam và mít.

Trong nông nghiệp có những loại cây trồng nào

Xoài là một trong 05 ngành hàng tái cơ cấu nông nghiệp của Đồng Tháp

Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định hướng phát triển khoảng 130.000 – 140.000 ha trồng xoài, sản lượng 1,1 - 1,5 triệu tấn. Các tỉnh sản xuất xoài trọng điểm: Vùng trung du miền núi phía Bắc (Sơn La), vùng Nam Trung bộ (Bình Thuận, Khánh Hòa), vùng Đông Nam bộ (Đồng Nai, Tây Ninh), vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang).

Đối với cây nhãn, ổn định diện tích khoảng 85.000 ha, sản lượng 700.000 – 750.000 tấn. Các tỉnh sản xuất nhãn trọng điểm: Vùng trung du miền núi phía Bắc (Sơn La, Bắc Giang, Tuyên Quang, Lào Cai), vùng Đồng bằng sông Hồng (Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội), vùng Đông Nam bộ (Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu), vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng).

Cây cam được định hướng ổn định diện tích khoảng 100.000 ha, sản lượng 1,2 - 1,3 triệu tấn. Các tỉnh sản xuất cam trọng điểm: Vùng trung du miền núi phía Bắc (Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang), vùng Đồng bằng sông Hồng (thành phố Hà Nội, Hưng Yên), vùng Bắc Trung bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh), vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng).

Đến năm 2030, ổn định diện tích trồng mít khoảng 50.000 ha, sản lượng 600.000 – 700.000 tấn. Các tỉnh sản xuất mít trọng điểm: Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai), Đông Nam bộ (Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh), vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Vĩnh Long, Long An, Đồng Tháp, Hậu Giang).