Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, giá cả hàng hóa bằng giá trị hàng hóa khi nào

Quy luật giá trị trong kinh tế chính trị Marx-Lenin là quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất hàng hóa, quy định bản chất và là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa, nó quy định mặt chất và sự vận động về mặt lượng của giá trị hàng hoá, theo đó, việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết cũng như trao đổi theo nguyên tắc ngang giá[1]. Trong nền kinh tế thị trường, quy luật giá trị được biểu hiện thông qua giá cả hàng hóa, đó là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, Quy luật giá trị hoạt động thể hiện ở sự vận động của giá cả xoay xung quanh trục giá trị[2].

Mác - người đã nêu ra quy luật về giá trị

Sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên thời gian lao động xã hội cần thiết. Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết có như vậy họ mới có thể tồn tại được. Trong trao đổi, hay lưu thông, phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: Hai hàng hóa được trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau hoặc trao đổi, mua bán hàng hoá phải thực hiện với giá cả bằng giá trị.

Thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa trên thị trường mới thấy được sự vận động của quy luật giá trị. Giá cả là biểu hiệu bằng tiền của giá trị. Giá trị là nội dung, cơ sở của giá cả. Do đó, giá cả phụ thuộc vào giá trị. Tuy nhiên, trên thị trường, giá cả còn chịu ảnh hưởng của quy luật cung - cầu, cạnh tranh, lưu thông tiền tệ. Sự tác động của các yếu tố đó làm cho giá trị và giá cả không đồng nhất với nhau mà tách rời nhau. Sự vận động của giá cả của các hàng hóa trên thị trường sẽ lên, xuống xoay quanh giá trị. Cơ chế tác động của quy luật giá trị thể hiện cả trong trường hợp giá cả bằng giá trị, cả trong trường hợp giá cả lên xuống xung quanh giá trị và giá trị như cái trục của giá cả. Đối với một hàng hóa, giá cả có thể chênh lệch với giá trị nhưng đối với toàn bộ hàng hóa, tổng giá cả bằng tổng giá trị của chúng.

Trong nền sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị có các tác động sau:

Điều tiết sản xuất, lưu thông

Quy luật giá trị điều tiết sản xuất hàng hóa được thể hiện trong hai trường hợp sau:

  • Nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và lãi cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động. Mặt khác, những người sản xuất hàng hóa khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng.
  • Nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tình hình đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi, ở ngành khác lại có thể tăng lên. Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này.

Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tác động điều tiết lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp hơn đến nơi có giá cả cao hơn, và do đó, góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.

Kích thích cải tiến

Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.

Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Vậy người sản xuất hàng hóa nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi và càng thấp hơn càng lãi. Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hóa cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm... nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất.

Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu người sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống.

Phân hóa sản xuất

Quy luật này phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành giàu, nghèo. Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết [theo giá trị] sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê lao động trở thành ông chủ.

Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ sở ra đời của chủ nghĩa tư bản.

  • Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác – Lê nin [tái bản], Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2005
  • Kinh tế Chính trị Mác – Lênin [in lần thứ hai có sửa chữa, bổ sung], Vũ Anh Tuấn, Phạm Quang Phân, Tô Đức Hạnh, Nhà xuất bản Tổng hợp, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007
  • 100 câu hỏi và bài tập kinh tế chính trị Mác – Lênin [tái bản lần thứ 5], An Như Hải, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, năm 2008
  • Chính trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo – Chủ biên: Lê Thế Lạng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2004 [tái bản có bổ sung, sửa chữa]

  1. ^ Tác động của quy luật kinh tế thị trường đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
  2. ^ Lưu thông hàng hóa trong điều kiện vừa chống dịch Covid-19 vừa tuân thủ các quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Quy_luật_giá_trị&oldid=67327661”

Câu hỏi:

Nội dung của quy luật giá trị được biểu hiện như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?

Lời giải:

– Trong sản xuất, quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra từng hàng hóa phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra từng hàng hóa đó; và tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất tổng hàng hóa phải phù hợp với tổng thời gian lao động xã hội cần thiết của tổng hàng hóa đó.

– Trong lưu thông, trên thị trường việc trao đổi hàng hóa cũng phải dựa theo nguyên tắc ngang giá.

Cùng Top lời giải ôn lại kiến thức liên quan nhé!

1.Nội dung của quy luật giá trị

1.1.Nội dung khái quát:

Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.

1.2.Biểu hiện: Trong sản xuất và trong lưu thông

Trong sản xuất: quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa đó phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết.

Trong lưu thông: việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc ngang giá.

- Đối với một hàng hóa, giá cả của một hàng hóa có thể bán cao hoặc thấp so với giá trị của nó nhưng bao giờ cũng phải xoay quanh trục giá trị hàng hóa.

-Đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội,quy luật giá trị yêu cầu: tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.

2. Vai trò của quy luật giá trị

Quy luật GT có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế [đặc biệt là với các chủ thể sản sản xuất] điều này được thể hiện thông qua các điểm sau:

– Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa như thế nào?

Điều tiết sản xuất tức là điều hoà, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác lộng này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường dưới tác động của quy luật cung - cầu.

*Nếu cung nhỏ hơn cầu, thì giá cả lớn hơn giá trị, nghĩa là hàng hóa sản xuất ra có lãi, bán chạy. Giá cả cao hơn giá trị sẽ kích thích mở rộng và đẩy mạnh sản xuất để tăng cung; ngược lại cầu giảm vì giá tăng.

*Nếu cung lớn hơn cầu, sản phẩm sản xuất ra quá nhiều so với nhu cầu, giá cả thấp hơn giá trị, hàng hóa khó bán, sản xuất không có lãi. Thực tế đó, tự người sản xuất ra quyết định ngừng hoặc giảm sản xuất; ngược lại, giá giảm sẽ kích thích tăng cầu, tự nó là nhân tố làm cho cung tăng.

*Cung cầu tạm thời cân bằng; giá cả trùng hợp với giá trị. Bề mặt nền kinh tế người ta thường gọi là “bão hòa”.

Tuy nhiên nền kinh tế luôn luôn vận động, do đó quan hệ giá cả và cung cầu cũng thường xuyên biến động liên tục.

Như vậy, sự tác động trên của quy luật giá trị đã dẫn đến sự di chuyển sức lao động và tư liệu sản xuất giữa các ngành sản xuất khác nhau. Đây là vai trò điều tiết sản xuất của quy luật giá trị.

+ Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua diễn biến giá cả trên thị trường. Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, do đó làm cho lưu thông hàng hoá thông suốt.

Như vậy, sự biến động của giả cả trên thị trường không những chỉ rõ sự biến động về kinh tế, mà còn có tác động điều tiết nền kinh tế hàng hoá.

– Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo những gì ?

Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo hao phí lao động cá biệt của mình bằng hoặc thấp hơn hao phí lao động xã hội.

Trong một nền kinh tế có nhiều nhà sản xuất khác nhau, vì có những điều kiện sản xuất khác nhau, kiến thức khác nhau, trang bị kỹ thuật khác nhau… nên cóhao phí lao động cá biệt khác nhau.

Nếu ai có hao phí lao động các biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội thì sẽ thu được lợi nhuận cao.

Ngược lại ai có hao phí lao động cá biệt cao hơn hao phí lao động xã hội thì sẽ lỗ vốn.

Dẫn đến, các nhà sản xuất phải tìm cáchhạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình xuống bằng hoặc thấp hơn hao phí lao động xã hộibằng các biện pháp nhưcải tiến kỹ thuật, đầu tư thiết bị máy móc hiện đại, nâng cao tay nghề cho công nhân, phân bổ nguồn lực hiệu quả…

Từ đó nâng cao năng suất lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế vàThúc đẩy lực lượng sản xuất của toàn xã hội phát triển.

– Tại sao quy luật giá trị có tác động phân hóa giàu nghèo?

Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó phát tài, giàu lên nhanh chóng. Họ mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn đến phá sản trở thành nghèo khó.

3.Vận dụng quy luật giá trị

a.Về phía nhà nước

- Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

-Điều tiết thị trường, nâng cao sức cạnh tranh, thu nhiều lợi nhuận.

b.Về phía công dân

-Phấn đấu giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, thu nhiều lợi nhuận.

-Chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng và ngành hàng sao cho phù hợp với nhu cầu.

-Đổi mới kĩ thuật – công nghệ, hợp lí sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng hàng hóa.

4. Bài tập về quy luật giá trị

Bài 1:Tại sao quy luật giá trị lại có tác động điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa? Cho ví dụ để minh họa?

Trả lời:

– Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua giá cả trên thị trường.

– Ví dụ: Hiện nay các mặt hàng nông sản trồng theo phương pháp truyền thống cho năng suất thấp, giá cả không ổn định và người nông dân phải lấy công làm lãi. Tuy nhiên, phương pháp áp dụng kĩ thuật khoa học vào sản xuất, đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn quốc tế, năng suất và sản lượng cao, giá cả ổn định và đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Do vậy, mô hình sản xuất truyền thống dần thu hẹp, mô hình sản xuất hiện đại ngày càng phát triển.

Bài 2:Tại sao quy luật giá trị lại có tác động kích thích lực lượng sản xuất phát triển và làm cho năng suất lao động tăng lên?

Trả lời:

– Hàng hóa được sản xuất ra có giá trị cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường lại được trao đổi mua bán theo giá trị xã hội của hàng hóa.

– Trong điều kiện đó, người sản xuất, kinh doanh muốn không bị phá sản, đứng vững và chiến thắng trên thương trường để thu được nhiều lợi nhuận, họ phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề của người lao động; hợp lí hóa sản xuất, thực hành tiết kiệm.

– Việc cải tiến kĩ thuật lúc đầu còn lẻ tẻ, về sau mang tính phổ biến trong xã hội. Kết quả là làm cho kĩ thuật, lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội được nâng cao.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề