Trong thị trường nào thì các doanh nghiệp phải chấp nhận bán theo giá thị trường

Người ta chia thanh ba loại:

Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo “ luật ” mua rẻ bán đắt. Người mua luôn muốn mua được rẻ, ngược lại người bán lại luôn muốn được bán đắt. Sự canh tranh này được thực hiện trong quá trình mặc cả và cuối cùng giá cả được hình thành và hành động bán mua được thực hiện.

Là cuộc cạnh tranh trên cơ sở quy luật cung cầu. Khi một loại hàng hoá dịch vụ nào đó mà mức cung cấp nhỏ hơn nhu cầu tiêu dùng thì cuộc cạnh tranh sẽ trở nên quyết liệt và giá dịch vụ hàng hoá đó sẽ tăng. Kết quả cuối cùng là người bán sẽ thu được lợi nhuận cao, còn người mua thì mất thêm một số tiền. Đây là cuộc cạnh tranh mà những người mua tự làm hại chính mình.

Đây là cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất, nó có ý nghĩa sống còn đối với bất kì một doanh nghiệp nào. Khi sản xuất hàng hoá phát triển, số người bán càng tăng lên thì cạnh tranh càng quyết liệt bởi vì doanh nghiệp nào cũng muốn giành lấy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần của đối thủ và kết quả đánh giá doanh nghiệp nào chiến thắng trong cạnh tranh này là việc tăng doanh số tiêu thụ, tăng thị phần và cùng với đó sẽ là tăng lợi nhuận, tăng đầu tư chiều sâu và mở rộng sản xuất. Trong cuộc chạy đua này những doanh nghiệp nào không có chiến lược cạnh tranh thích hợp thì sẽ lần lượt bị gạt ra khỏi thị trường nhưng đồng thời nó lại mở rộng đường cho doanh nghiệp nào nắm chắc được “ vũ khí ” cạnh tranh và dám chấp nhận luật chơi phát triển.

Người ta chia cạnh tranh thành hai loại:

Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất hoặc tiêu thụ một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó. Trong cuộc cạnh tranh này có sự thôn tính lẫn nhau. Những doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên thị trường. Những doanh nghiệp thua cuộc sẽ phải thu hẹp kinh doanh thậm chí phá sản.

Là sự cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp trong các ngành kinh tế khác nhau, nhằm giành lấy lợi nhuận lớn nhất. Trong quá trình cạnh tranh này, các chủ doanh nghiệp luôn say mê với những ngành đầu tư có lợi nhuận nên đã chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành nhiều lợi nhuận. Sự điều chuyển tự nhiên theo tiếng gọi của lợi nhuận này sau một thời gian nhất định sẽ hình thành nên một sự phân phối vốn hợp lý giữa các ngành sản xuất, để rồi kết quả cuối cùng là, các chủ doanh nghiệp đầu tư ở các ngành khác nhau với số vốn như nhau thì cũng chỉ thu được như nhau, tức là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành.

Người ta chia cạnh tranh thành ba loại:

Là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có rất nhiều người bán, người mua nhỏ, không ai trong số họ đủ lớn để bằng hành động của mình ảnh hưởng đến giá cả dịch vụ. Điều đó có nghĩa là không cần biết sản xuất được bao nhiêu, họ đều có thể bán được tất cả sản phẩm của mình tại mức giá thị trường hiện hành. Vì vậy một hãng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo không có lý do gì để bán rẻ hơn mức giá thị trường. Hơn nữa sẽ không tăng giá của mình lên cao hơn giá thị trường vì nếu thế thì hãng sẽ chẳng bán được gì. Nhóm người tham gia vào thị trường này chỉ có cách là thích ứng với mức giá bởi vì cung cầu trên thị trường được tự do hình thành, giá cả theo thị trường quyết định, tức là ở mức số cầu thu hút được tất cả số cung có thể cung cấp. Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ không có hiện tượng cung cầu giả tạo, không bị hạn chế bởi biện pháp hành chính nhà nước. Vì vậy trong thị trường này giá cả thị trường sẽ dần tới mức chi phí sản xuất.

Nếu một hãng có thể tác động đáng kể đến giá cả thị trường đối với đầu ra của hãng thì hãng ấy được liệt vào “ hãng cạnh tranh không hoàn hảo”... Như vậy cạnh tranh không hoàn hảo là cạnh tranh trên thị trường không đồng nhất với nhau. Mỗi loại sản phẩm có thể có nhiều loại nhãn hiệu khác nhau, mỗi loại nhãn hiệu lại có hình ảnh và uy tín khác nhau mặc dù xem xét về chất lượng thì sự khác biệt giữa các sản phẩm là không đáng kể. Các điều kiện mua bán cũng rất khác nhau. Những người bán có thể cạnh tranh với nhau nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình bằng nhiều cách như : quảng cáo, khuyến mại, những ưu đãi về giá các dịch vụ trước, trong và sau khi mua hàng. Đây là loại hình cạnh tranh rất phổ biến trong giai đoạn hiện nay.

Là cạnh tranh trên thị trường mà ở đó một số người bán một số sản phẩm thuần nhất hoặc nhiều người bán một loại sản phẩm không đồng nhất. Họ có thể kiểm soát gần như toàn bộ số lượng sản phẩm hay hàng hoá bán ra thị trường. Thị trường này có pha trộn lẫn giữa độc quyền và cạnh tranh gọi là thị trường cạnh tranh độc quyền, ở đây xảy ra cạnh tranh giữa các nhà độc quyền. Điều kiện ra nhập hoặc rút lui khỏi thị trường cạnh tranh độc quyền có nhiều trở ngại do vốn đầu tư lớn hoặc do độc quyền về bí quyết công nghệ, thị trường này không có cạnh tranh về giá cả mà một số người bán toàn quyền quyết định giá cả. Họ có thể định giá cao hơn tuỳ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng của từng sản phẩm, cốt sao cuối cùng họ thu được lợi nhuận tối đa. Những nhà doanh nghiệp nhỏ tham gia vào thị trường này phải chấp nhận bán hàng theo giá của nhà độc quyền.

Trong thực tế có thể có tình trạng độc quyền xảy ra nếu không có sản phẩm nào thay thế sản phẩm độc quyền hoặc các nhà độc quyền liên kết với nhau. Độc quyền gây trở ngại cho sự phát triển sản xuất và làm phương hại đến người tiêu dùng. Vì vậy ở mỗi nước cần có luật chống độc quyền nhằm chống lại sự liên minh độc quyền giữa các nhà kinh doanh.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đến cấu trúc thị trường tiếp theo mang tên thị trường độc quyền. Thị trường độc quyền là gì? Thị trường này có đặc điểm gì, ưu nhược điểm ra sao… Tất cả sẽ được đề cập trong bài viết này của Luận Văn 2S. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!

Khái niệm thị trường độc quyền là gì?

Về nguồn gốc, thuật ngữ “độc quyền” bắt nguồn từ ngôn ngữ Hy Lạp cổ đại. Monos, có nghĩa là "duy nhất". Và Poleo, nghĩa là “bán”, hiểu theo một cách đơn giản “Sole Seller - Người bán duy nhất” đề cập đến bất kỳ cá nhân hoặc doanh nghiệp nào là người bán duy nhất trên thị trường.

Thị trường độc quyền (Tiếng Anh: Monopoly) là một cấu trúc thị trường được đặc trưng bởi một người bán duy nhất, bán một sản phẩm duy nhất trên thị trường và có nhiều người mua. Trong thị trường này, người bán không phải đối mặt với sự cạnh tranh, vì họ chính là người bán duy nhất, bán sản phẩm duy nhất không có sản phẩm thay thế và không có đối thủ cạnh tranh. Do đó, thị trường độc quyền là thị trường không cạnh tranh. 

Trong thị trường nào thì các doanh nghiệp phải chấp nhận bán theo giá thị trường
Thị trường độc quyền (Tiếng Anh: Monopoly)

Trong một thị trường độc quyền, các yếu tố như giấy phép của chính phủ, quyền sở hữu tài nguyên, bản quyền, bằng sáng chế, chi phí ban đầu cao... khiến một thực thể trở thành một người bán hàng hóa duy nhất. Tất cả những yếu tố kể trên hạn chế sự gia nhập của những người bán khác trên thị trường. Đồng thời, doanh nghiệp độc quyền cũng sở hữu một số thông tin mà những người bán khác không biết. Các đặc điểm gắn liền với thị trường độc quyền khiến người bán duy nhất trở thành người kiểm soát thị trường cũng như người định giá. Họ có quyền định giá cả và số lượng cho sản phẩm, hàng hóa của mình.

Có thể bạn quan tâm:

Cạnh tranh độc quyền là gì? Đặc điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền

Đặc điểm của thị trường độc quyền

#1 Nhà cung cấp duy nhất

Một thị trường độc quyền được điều tiết bởi một nhà cung cấp duy nhất. Do đó, nhu cầu thị trường đối với một sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ là nhu cầu về sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ do nhà cung cấp đó cung cấp.

#2 Rào cản gia nhập thị trường

Một đặc điểm khác của thị trường độc quyền là rào cản gia nhập. Giấy phép của chính phủ, bằng sáng chế - bản quyền, quyền sở hữu tài nguyên, chi phí đầu tư rất lớn… chính là một số rào cản gia nhập thị trường độc quyền. Khi một nhà cung cấp kiểm soát việc sản xuất và cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định, các công ty khác khó mà có thể tham gia vào thị trường độc quyền. Nếu chính phủ tin rằng sản phẩm hoặc dịch vụ do công ty độc quyền cung cấp là cần thiết cho phúc lợi của công chúng, chẳng hạn như công ty điện lực, viễn thông... không được phép rút lui khỏi thị trường.

#3 Tối đa hóa lợi nhuận

Trong một thị trường độc quyền, công ty tối đa hóa lợi nhuận. Họ có thể đặt giá cao hơn so với mức giá mà họ có thể có trong một thị trường cạnh tranh và kiếm được lợi nhuận cao hơn. Do không có cạnh tranh nên mức giá do công ty độc quyền ấn định sẽ là giá thị trường.

Trong thị trường nào thì các doanh nghiệp phải chấp nhận bán theo giá thị trường
Tối đa hóa lợi nhuận

#4 Sản phẩm độc đáo

Sản phẩm hoặc dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp là duy nhất. Không có sản phẩm thay thế có sẵn trên thị trường.

#5 Phân biệt giá cả

Một doanh nghiệp đang hoạt động trong cấu trúc thị trường này có thể thay đổi giá cả và số lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Sự phân về giá xảy ra khi doanh nghiệp bán cùng một sản phẩm cho những người mua khác nhau với các mức giá khác nhau.

Ví dụ về thị trường độc quyền

Dưới đây là 03 ví dụ về thị trường cạnh tranh độc quyền nổi tiếng nhất trên Thế giới:

 

Công ty Thuốc lá Mỹ

Một ví dụ nổi tiếng khác về sự độc quyền có ý nghĩa lịch sử là Công ty Thuốc lá Mỹ. Công ty này duy trì sự kiểm soát riêng đối với việc cung cấp Thuốc lá trên thị trường. Ban đầu cũng không có quy định của chính phủ. Tuy nhiên, công ty này đã bị phá bỏ sau khi tạo ra quy định chống độc quyền dưới dạng Đạo luật chống độc quyền Sherman. Tòa án tối cao vào năm 1911 đã ra lệnh giải thể Công ty Thuốc lá Mỹ.

Công ty thép Carnegie 

Từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, Công ty thép Carnegie duy trì quyền kiểm soát riêng đối với việc cung cấp thép trên thị trường. Công ty thép Carnegie trong thời kỳ độc quyền đã định giá thép trên toàn quốc một cách hiệu quả mà không có sự cạnh tranh trên thị trường tự do. Ban đầu không có quy định của Chính phủ. Andrew Carnegie đã thành công trong việc tạo ra thế độc quyền trong một thời gian dài trong ngành thép, sau đó JP Morgan nắm quyền sở hữu công ty bằng cách mua lại và hợp nhất công ty này thành US Steel.

Trong thị trường nào thì các doanh nghiệp phải chấp nhận bán theo giá thị trường

Công ty thép Carnegie 

Google

Người ta thậm chí không thể nghĩ ra bố cục internet mà không có Google. Các đối thủ cạnh tranh của Google là Microsoft và Yahoo nhưng họ sở hữu một thị phần rất nhỏ trên thị trường và đồng thời đang có xu hướng giảm. Google kiếm được phần lớn tiền từ quảng cáo và điều có thể thấy rõ là nó kiểm soát 60% doanh thu quảng cáo toàn cầu. Nó tạo ra doanh thu tốt thông qua quá trình thu thập dữ liệu người dùng với theo dõi hoạt động trực tuyến của người dùng và xuất hiện với quảng cáo theo lịch sử tìm kiếm và vị trí của họ. Các nhà quảng cáo nhỏ hơn bị tụt hậu vì họ không có mức dữ liệu người dùng như Google đang có. Vì vậy, Google chắc chắn là một trong những công ty độc quyền lớn nhất hiện nay trên thế giới. 

Ưu - nhược điểm của thị trường độc quyền

Ưu điểm của thị trường độc quyền

Sự ổn định giá cả

Giá cả trong thị trường cạnh tranh thường do các lực lượng cạnh tranh cũng như các lực lượng cung và cầu trên thị trường ấn định. Mặt khác, trong thị trường độc quyền, vì không có cạnh tranh nên chỉ có một người bán hàng hóa trên thị trường. Giá cả do người bán tự định đoạt theo ý muốn của họ và họ có thể thay đổi bất cứ khi nào họ muốn. Do đó, giá của một doanh nghiệp độc quyền vẫn ổn định hơn nhiều so với một thị trường cạnh tranh.

Tạo ra nguồn thu nhập

Mặc dù trên thực tế các doanh nghiệp độc quyền thường là nguồn gây hạn chế cạnh tranh và sự gia nhập của những người bán khác trên thị trường. Tuy nhiên h vẫn được khuyến khích vì các doanh nghiệp độc quyền có thể kiếm được nhiều lợi nhuận. Và do đó, họ trở thành nguồn thu tốt cho chính phủ mang lại lợi ích cho toàn xã hội.

Lợi nhuận

Như đã đề cập tại các phần trước, trong độc quyền chỉ một người bán vận hành và bán hàng hóa cho nhiều người mua. Vậy nên toàn bộ nhu cầu của hàng hóa đó chỉ do một người bán hưởng và kết quả là các công ty độc quyền có thể kiếm được một lượng lớn lợi nhuận đáng kể thông qua việc bán hàng của họ trên thị trường.

Trong thị trường nào thì các doanh nghiệp phải chấp nhận bán theo giá thị trường

Lợi nhuận tối đa trong thị trường độc quyền

Nguồn cung cấp các tiện ích công cộng thiết yếu

Các công ty độc quyền thường do nhà nước kiểm soát và điều hành giúp sản xuất và tạo ra những hàng hóa sẵn có cần thiết và quan trọng đối với các cơ sở công cộng hoạt động trên quy mô lớn nhằm cung cấp hàng hóa và dịch vụ thiết yếu cho người dâ. Có nhiều công ty độc quyền thuộc sở hữu và kiểm soát của chính phủ, chẳng hạn như những công ty cung cấp phương tiện giao thông công cộng, tài nguyên nước và điện...

Khả năng đối mặt với nền kinh tế suy thoái

Bản chất của độc quyền là khi là người bán duy nhất một hàng hóa cụ thể, doanh nghiệp sẽ luôn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng ngay cả trong những tình huống như suy thoái kinh tế, một doanh nghiệp độc quyền có thể tồn tại nhờ nhu cầu nhận người tiêu dùng trên thị trường.

Nhược điểm của thị trường độc quyền

Gây bất lợi cho người tiêu dùng

Tại thị trường độc quyền, toàn bộ quyền cung cấp hàng hóa ở một mức giá nhất định hoặc một chất lượng nhất định nằm trong tay người bán và người tiêu dùng không có bất cứ quyền lực nào. Ngoài ra, tại thị trường này cũng không có các lực lượng cạnh tranh để kiểm soát giá cả và chất lượng hàng hóa sản phẩm. Do đó, cấu trúc thị trường như vậy có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của người tiêu dùng trên thị trường.

Phân biệt giá

Do các công ty độc quyền tự quyết định giá trên thị trường, không lo cạnh tranh, nên người bán thường có xu hướng tính các mức giá khác nhau từ các nhóm người tiêu dùng khác nhau, gây ra sự phân biệt về giá.

Chất lượng hàng hóa

Do không có sự cạnh tranh trên thị trường, một doanh nghiệp độc quyền thường có thể cung cấp hàng hoá có chất lượng thấp hoặc kém hơn để tiết kiệm chi phí sản xuất và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn, do đó gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng.

Các hành vi thương mại không lành mạnh

Ai cũng biết rằng độc quyền thông thường sẽ là một rào cản đối với những người mới gia nhập thị trường. Trong trường hợp độc quyền, để tiếp tục hưởng các lợi ích từ việc trở thành người bán duy nhất trên thị trường và tiếp tục kiếm được lợi nhuận lớn, các công ty độc quyền thường tham gia vào các hành vi thương mại không công bằng để đảm bảo rằng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường bị lật đổ và không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ trên thị trường.

Sự khác nhau giữa thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh độc quyền

Để nhận biết sự khác nhau giữa thị trường cạnh tranh độc quyền và thị trường độc quyền, theo dõi bảng so sánh dưới đây:

Đặc điểm so sánh

Thị trường độc quyền

Thị trường cạnh tranh độc quyền

Ý nghĩa

Độc quyền đề cập đến cấu trúc thị trường nơi mà một người cung cấp bán sản phẩm cho một số lượng lớn người mua.

Cạnh tranh độc quyền là một cấu trúc thị trường trong đó có một số ít người bán cung cấp các sản phẩm khác biệt cho một số lượng lớn người mua.

Bản chất của sản phẩm

Sản phẩm đồng nhất

Có sự khác biệt hóa sản phẩm.

Số lượng người mua và người bán

Có nhiều người mua nhưng chỉ có một người bán.

Có nhiều hơn 1 nhưng số lượng ít người bán trên thị trường và nhiều người mua.

Rào cản gia nhập - rút khỏi thị trường

Việc gia nhập, cũng như rút khỏi một thị trường độc quyền là vô cùng khó khăn.

Tương đối dễ dàng hơn.

Giá của sản phẩm

Giá của sản phẩm do người bán quyết định - hầu như không có bất kỳ sự kiểm soát nào từ phía người mua. Người mua buộc phải chấp nhận giá của người bán.

Người mua có thể có một quyền kiểm soát nhỏ đối với giá của các sản phẩm đó.

Đường cầu

Cầu không co giãn. Đường cầu dốc xuống.

cầu có thể co giãn hoặc không co giãn tùy theo bản chất cạnh tranh. 

Bản chất của sự cạnh tranh

Không có sự cạnh tranh nào về giá cũng như sản phẩm.

Cạnh tranh về sự khác biệt của sản phẩm và chi phí bán hàng. 

Lợi nhuận

Người bán thu về toàn bộ lợi nhuận trên thị trường do không có sự cạnh tranh.

Lợi nhuận trên thị trường được chia cho tất cả người bán.

Hy vọng những kiến thức về cấu trúc thị trường độc quyền được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp tháo gỡ những thắc mắc mà bạn đang gặp phải. Đừng quên dịch vụ viết luận văn thạc sĩ, viết tiểu luận thuê của chúng tôi luôn sẵn sàng khi bạn cần sự trợ giúp nhé!