Trong tiếng Anh có từ meat Trước đây chỉ thực phẩm nói chung ngày này chỉ thịt đây là hiện tượng


Thuần chay (hay veganism trong tiếng Anh) là một phong cách sống không sử dụng sản phẩm từ động vật, chủ yếu trong chế độ ăn là ăn chay hoàn toàn và mở rộng với những sản phẩm khác như thời trang và mỹ phẩm và được cho là khởi nguồn từ triết lý phản đối việc động vật bị coi như hàng hóa. Một người thực hiện chế độ ăn chay hoàn toàn hoặc triết lý chay hoàn toàn được gọi là Vegan (phiên âm tiếng việt là Vi-gần hay đọc thô là Vê-gan). Có những cách gọi riêng để phân biệt giữa những người theo chế độ ăn chay khác nhau. Chế độ ăn chay hoàn toàn còn được biết đến với tên gọi "chay tuyệt đối", chế độ này yêu cầu không dùng các sản phẩm như thịt, trứng và sản phẩm từ sữa và các sản phẩm từ động vật. Một Vegan yêu động vật, còn được biết đến với tên gọi "người ăn chay yêu động vật", là một người không chỉ có chế độ ăn chay hoàn toàn mà còn đi xa hơn nữa bằng việc áp dụng triết lý chay hoàn toàn vào nhiều mặt cuộc sống của họ, và họ phản đối việc sử dụng động vật cho bất kỳ mục đích gì. Một cách gọi nữa là "Thuần chay bảo vệ môi trường" ám chỉ việc tránh sử dụng sản phẩm từ động vật bởi vì việc công nghiệp hóa chăn nuôi hiện đang gây hại cho môi trường và không đem lại sự ổn định lâu dài cho xã hội.[9]

Trong tiếng Anh có từ meat Trước đây chỉ thực phẩm nói chung ngày này chỉ thịt đây là hiện tượng
Thuần chay
Trong tiếng Anh có từ meat Trước đây chỉ thực phẩm nói chung ngày này chỉ thịt đây là hiện tượng

Trong tiếng Anh có từ meat Trước đây chỉ thực phẩm nói chung ngày này chỉ thịt đây là hiện tượng
Trong tiếng Anh có từ meat Trước đây chỉ thực phẩm nói chung ngày này chỉ thịt đây là hiện tượng

Theo chiều kim đồng hồ từ trên bên trái:
Bánh pizza Seitan; cải Brussels quay, đậu hũ và pasta;
cocoa–avocado brownie; tỏi tây và đậu với bánh bao.

Phát âm tiếng Anh/ˈvɡənɪzəm/ VEE-gə-niz-əmMiêu tảLoại bỏ việc sử dụng các sản phẩm động vật, đặc biệt trong chế độ ănNhững người đề xuất sớm nhấtRoger Crab (1621–1680)[1]
Johann Conrad Beissel (1691–1768)[2]
James Pierrepont Greaves (1777–1842)[3]
Sylvester Graham (1794–1851)[4]
Amos Bronson Alcott (1799–1888)[5]
Sarah Bernhardt (1844–1923)[6]
Donald Watson (1910–2005)[7]Thuật ngữ được tạo ra bởiDonald Watson, tháng 11 năm 1944[8]Những người thuần chay nổi bậtDanh sách những người thuần chay

Học viện Dinh Dưỡng Hoa Kỳ, Chuyên Gia Dinh Dưỡng Canda,[10] Hội đồng Nghiên cứu Ý Tế và Sức khỏe Úc,[11] Bộ Y tế New Zealand,[12] Đại Học Y tế Harvard và Hiệp Hội Dinh Dưỡng Anh Quốc[13] cho rằng một chế độ ăn chay hoàn toàn được tính toán cẩn thận sẽ phù hợp với mọi độ tuổi, bao gồm cả lúc trẻ vẫn còn sơ sinh và khi một người đang mang thai. Tuy nhiên Hiệp Hội Dinh Dưỡng Đức thì không khuyến cáo việc trẻ sơ sinh, thanh thiếu niên hoặc người có thai và cho con bú thực hiện chế độ ăn chay hoàn toàn này. Hiên nay vẫn còn thiếu bằng chứng về việc thực hiện chế độ ăn chay hoàn toàn sẽ giúp giảm thiểu những hội chứng chuyển hóa (hội chứng chuyển hóa là cách nói ngắn gọn chỉ những bệnh tiểu đường, huyết áp cao và thừa cân), nhưng một số bằng chứng chỉ ra rằng thực hiện chế độ ăn chay hoàn toàn có thể giúp giảm cân, đặc biệt trong một khoảng thời gian ngắn.[14][15] Chế độ ăn chay hoàn toàn thường có xu hướng giàu các chất xơ dietary, ma-giê, axit folic, vitamin C, vitamin E, sắt và hóa chất thực vật; và có xu hướng thiếu năng lượng, chất béo bão hòa, cholesterol, axit béo Omega-3 liên kết dài, vitamin D, calci, kẽm và vitamin B12. Khi loại trừ toàn bộ sản phẩm từ động vật, một người theo chế độ ăn chay hoàn toàn (Vegan) có thể gặp phải những chứng thiếu chất mà sẽ làm mất đi những lợi ích sức khỏe và có thể gặp phải những vấn đề sức khỏe trầm trọng.[16][17] Một số chứng thiếu chất này chỉ có thể cải thiện bằng cách sử dụng thực phẩm bổ sung hoặc đồ ăn được tăng thêm chất dinh dưỡng thường xuyên.[18] Việc bổ sung vitamin B12 phải được chú ý đặc biệt bởi vì thiếu loại vitamin này có thể dẫn đến những bệnh về máu và tổn thương đến hệ thần kinh.[17][19][20]

Donald Watson là người đặt ra cách gọi "Vegan" này vào năm 1944 khi ông đồng sáng lập ra Hiệp Hội Vegan. Lúc đầu ông sử dụng cách gọi này để chỉ "những người ăn chay không tiêu thụ sản phẩm từ sữa động vật".[21][22] Dù vậy, đến tháng 5 năm 1945, những người ăn chay hoàn toàn bắt đầu việc tránh tiêu thụ các sản phẩm như "trứng, mật ong, sữa động vật, bơ và phô mai". Từ năm 1951, hiệp hội của ông định nghĩa cách gọi này là "một cá thể không lạm dụng động vật để sinh tồn".[23] Thuần chay bắt đầu được chú ý rộng rãi vào năm 2010 và đặc biệt nửa năm sau đó.[24][25][26] Nhiều cửa hàng Vegan đã được khai trương và hiện nay, tại những siêu thị và nhà hàng trên thế giới bạn có thể tìm thấy nhiều lựa chọn vegan hơn.

Cách gọi "Vegetarian (trong tiếng Anh)" đã được sử dụng từ khoảng năm 1839 để chỉ một chế độ ăn bao gồm rau củ.[27] Nguồn gốc của từ này bắt nguồn từ từ vegetable [28] (rau củ trong tiếng Anh) và hậu tố -arian (để chỉ một "người ủng hộ, người tin đạo" trong từ humanitarian).[29] Từ này đầu tiên được biết đến nhờ công của diễn viên kiêm nhà văn và người theo chủ nghĩa bãi nô Fanny Kemble, khi bà viết từ này vào cuốn Nhật Ký tại Nhà ở đồn điền Georgia những năm 1838-1839.

Lịch sử

Chủ nghĩa ăn chay bắt nguồn từ thời văn minh sông Ấn từ năm 3300 đến 1300 trước công nguyên ở tiểu lục địa Ấn Độ,[30][31][32] đặc biệt là ở vùng phía bắc và phía tây Ấn cổ đại.[33] Những người ăn chay thuở sơ khai được biết đến như:" những triết gia người Ấn Mahavira và Acharya Kundakunda, nhà thơ Valluvar, hoàng đế Ấn Độ Chandragupta Maurya và Ashoka; Các triết gia Hy Lạp như Empedocles, Theophrastus, Plutarch, Plotinus, và Porphyry; và nhà thơ Ovid người La Mã và nhà soạn kịch Seneca.[34][35]" Nhà hiền triết Hy Lạp Pythagoras được cho là có ủng hộ một kiểu chay tuyệt đối,[36][37] nhưng ta có khá ít chi tiết về cuộc đời của ông nên hiện nay vẫn xảy ra tranh cãi về việc ông có ủng hộ ăn chay nói chung hay không.[38] Ông gần như chắc chắn cấm những học trò của mình ăn đậu[38] và mặc đồ len.[38] Endoxus của Cnidus, một học trò của Archytas và Plato, viết rằng "Pythagoras giống như một người với sự trong trắng đặc biệt và ông phản đối rất gay gắt việc giết và những người giết động vật đến mức ông không chỉ tránh ăn động vật, mà thậm chí còn giữ khoảng cách với những đầu bếp và thợ săn".[38] Một trong những Vegan được biết đến sớm nhất là nhà thơ al-Ma'arri người Ả rập (năm 973 - 1057).[39] Những tranh luận của họ được dựa trên sức khỏe, luân hồi của linh hồn, thiết bị chăn nuôi, và phong cảnh - tán thành bởi Porphyry trong De Abstinentia ab Esu Animalium ("Bàn về kiêng ăn động vât" viết vào năm 268-270)- nói rằng nếu con người đáng được hưởng công lý, thì động vật cũng vậy.[34]

Chủ nghĩa ăn chay được coi là một phong trào lớn vào thế kỷ 19 ở Anh và Mỹ.[40] Một số ít người ăn chay đã kiêng toàn bộ đồ ăn từ động vật.[41] Vào năm 1813, nhà thơ Percy Bysshe Shelley đăng tải Chỉ Dẫn Cho Chế Độ Ăn Tự Nhiên, ủng hộ việc "kiêng thực phẩm từ động vật và những đồ uống có cồn", vào năm 1815, William Lambe, một nhà vật lý trị liệu tại Luân Đôn, tuyên bố rằng "chế độ ăn uống chỉ có nước và rau củ" của ông ấy có thể chữa mọi loại bệnh từ bệnh lao đến mụn trứng cá.[42] Lambe gọi thực phẩm từ động vật là "đảo loạn thói quen", và tranh luận rằng "ăn sữa và ăn thịt chỉ là một nhánh của hệ thống này và chúng phải tồn tại hoặc đổ vỡ cùng nhau".[43] Sylvester Graham tạo ra chế độ ăn không có thịt Graham - chủ yếu là hoa quả, rau củ, nước, và bánh mì tự làm tại nhà với bột giã nhuyễn - trở nên phổ biến như một cách phục hồi sức khỏe vào những năm 1830 ở Hoa Kỳ.[44] Một vài cộng đồng Vegan đã được thành lập quanh khoảng thời gian này. Ở bang Massachusetts, Amos Bronson Alcott, cha đẻ của tiểu thuyết gia Louisa May Alcott, đã mở một Temple School vào năm 1834 và Fruitlands vào năm 1844,[45] và ở Anh, James Pierrepont Greaves sáng lập ra Concordium, và một cộng đồng Vegan ờ Alcott House tại Ham Common, vào năm 1838.[46][46]

Hiệp hội những người ăn chay

 

Fruitlands, một cộng đồng vegan tồn tại không lâu thành lập bởi Amos Bronson Alcott ở Harvard, Massachusetts vào năm 1844.

 

Mahatma Gandhi, Hội Người Ăn Chay, London, 20 Tháng 11 Năm 1931, với Henry Salt ở phía bên phải của ông

Vào năm 1843, thành viên của Alcott House thành lập the British and Foreign Society for the Promotion of Humanity and Abstinence from Animal Food [47](tạm dịch tiếng việt là: Hiệp Hội Anh Quốc và Quốc tế ủng hộ Tính Con người và Kiêng Thực Phẩm Động Vật), dẫn đầu bời Sophia Chichester, một nhà hảo tâm giàu có tại Alcott House.[48] Alcott House cũng giúp thành lập Hiệp Hội Người Ăn Chay Anh, mà sau đó họp mặt lần đầu tiên vào năm 1847 ở Ramsgate, Kent.[49] Được tờ báo Medical Times and Gazette ở Luân Đôn đăng tải vào năm 1884:

Có hai kiểu người ăn chay - một là ăn chay tuyệt đối, thành viên của kiểu này từ chối tiêu thụ bất kỳ sản phẩm nào từ đông vật; và một kiểu ăn chay thường, thành viên của kiểu này sẽ không kiêng ăn trứng, cá và sẽ uống sữa. Hiệp Hội Người Ăn Chay có đa số người thuộc về kiểu thông thường.[41]

Trong một bài báo của cuốn Society Magazine, có tiêu đề Vegetarian Messenger (tạm dịch tiếng Việt: Sứ Giả của Người Ăn Chay),vào năm 1851 thảo luận về những lựa chọn khác của giày da và đề cập đến sự tồn tại của Vegan, những người từ chối sử dụng sản phẩm từ động vật, không chỉ trong chế độ ăn của họ.[50] Trong một đăng tập bởi Henry S. Salt vào năm 1886 là A Plea for Vegetarianism and Other Essays (tạm dịch tiếng việt là Lời Khẩn Thiết Của Chủ nghĩa Ăn Chay và Những Cố Gắng Khác), ông quả quyết rằng "Sự thật là hầu hết - không phải toàn bộ - các nhà cải cách dinh dưỡng thừa nhận rằng họ cho vào trong chế độ ăn của họ những sản phẩm từ động vật như sữa, bơ, phô mai, và trứng...".[51] Cuốn The Hygeian Home Cook-book (tạm dịch tiếng Việt: Nấu ăn tại nhà với nữ thần sức khỏe") xuất bản năm 1874 của tác giả Russell Thacher Trall là một trong những cuốn sách dạy nấu ăn cho Vegan đầu tiên tại Hoa Kỳ.[52] Cuốn sách bao gồm nhiều công thức nấu ăn "không bao gồm sữa, đường, muối, men bánh, axit, chất kiềm, dầu mỡ, hoặc bất kỳ gia vị nào".[52] Một cuốn sách dạy nấu ăn Vegan thủa đầu khác nữa là, No Animal Food: Two Essays and 100 Recipes (tạm dịch tiếng Việt: Không Ăn Đông Vật: 2 Bài Văn và 100 Công Thức) của Rupert H. Wheldon được xuất bản tại Luân Đôn vào năm 1910.[53] Hoạt đông tiêu thụ sữa dông vật và trứng đã trở thành đề tài tranh luận trong thập kỷ tiếp theo. Họ thường xuyên thảo luận về chúng trong Vegitarian Messenger, nó chỉ ra rằng có nhiều người ăn chay phản đối Thuần chay.[54][55]

Trong một chuyến thăm Luân Đôn vào năm 1931 của Mahatma Gandhi - ông đã là thành viên ủy ban quản trị Hiệp Hội Người Ăn Chay khi ông sống ở Luân Đôn từ năm 1888 đến 1891 - đã phát biểu trước Hiệp Hội rằng họ phải quảng bá chế độ ăn không có thịt vì tính luân lý, chứ không phải vì sức khỏe.[56][57] Một người ăn chay chỉ kiêng thịt (Lacto-vegetarians) hiểu biết được tính luân lý khi trở thành một người ăn chay hoàn toàn (vegan) nhưng họ coi một chế độ ăn chay hoàn toàn là không thể thực hiện được và họ lo lắng rằng nó sẽ trở thành một trở ngại trong việc phổ biến chủ nghĩa ăn chay nếu những người ăn chay hoàn toàn (vegan) rơi vào những môi trường xã hội mà xung quanh họ không có những sản phẩm không từ động vật nào. Việc trên trở thành một chủ đề chính tại Hiệp Hội Người Ăn Chay, mà vào năm 1935 họ phát biểu rằng: "Những người ăn chay chỉ kiêng thịt, nói chung, sẽ không khuyến cáo việc sử dụng những sản phẩm từ sữa động vật trừ những trường hợp có lý do cá nhân".[58]

Khởi Nguồn của Vegan (1944)

External images

The Vegan News
first edition, 1944
Donald Watson
front row, fourth left, 1947[59]

Vào tháng 8 năm 1944, một vài thành viên của Hiệp Hội Người Ăn Chay yêu cầu rằng một phần trên tờ báo của họ phải dành cho những chủ nghĩa ăn chay không tiêu thụ sản phẩm từ sữa (non-dairy vegetarianism). Khi yêu cầu này bị từ chối, Donald Watson[60], thư ký của chi nhánh tại Leicester, thiết kế một tờ báo phát hành mỗi quý (4 tháng 1 lần) vào tháng 11 năm 1944, có giá hai đồng tuppence[61] (một đồng tuppence có giá 1 phần 120 bảng anh). Ông đặt tên cho tờ báo này là The Vegan News (tạm dịch tiếng Việt: Báo Người Ăn Chay Hoàn Toàn). Ông đã tự mình chọn từ Vegan dựa theo 3 chữ cái đầu và hai chữ cái cuối của từ "vegitarian" [62][63] bởi vì theo ông: "Tên này mới nổi bật, nó ám chỉ khởi nguồn và sự kết thúc của từ vegetarian", nhưng khi hỏi những người đọc tờ báo của ông rằng họ có nghĩ ra một cái tên khác hợp hơn để chỉ những người ăn chay không tiêu thụ sản phẩm từ sữa. Họ chỉ ra rất nhiều từ như allvega, neo-vegetarian, dairyban, vitan, benevore, sanivores, và beaumangeur. (những từ trên đều là tên gọi và không thể dịch ra tiếng Việt).[64][65]

Số đầu tiên của tờ báo này nhận được tới hơn 100 thư phản hồi, bao gồm cả thư của George Bernard Shaw, người quyết tâm không ăn trứng và các sản phẩm từ sữa động vật.[54] Hiệp Hội Vegan mới tổ chức buổi họp mặt đầu tiên vào đầu tháng 11 tại Atic Club, Số 144 đường High Holborn, Luân Đôn. Những người tham dự là Donald Watson[60], Elsie B. Shrigley[66], Fay K. Henderson, Alfred Hy Haffenden, Paul Spencer và Bernard Drak, cùng với quan sát viên Mme Pataleewa (Barbara Moore, một kỹ sư có dòng máu lai Nga-Anh).[67] Ngày Quốc tế Vegan diễn ra vao mùng 1 tháng 11 để đánh dấu sự thành lập của Hiệp Hội và tháng 11 được Hiệp Hội coi là Tháng Quốc tế Vegan.[68]

 

Barbara Moore tham dự cuộc họp mặt đầu tiên của Hiệp Hội Vegan dưới tư cách quan sát viên.

The Vegan News sau đó đổi tên thành The Vegan vào tháng 11 năm 1945, vào lúc đó có 500 người đăng ký.[69] Tờ báo này đăng những công thức nấu ăn và một "danh sách trao đổi" những sản phẩm không từ động vật, như là kem đánh răng, kem đánh giày, văn phòng phẩm và keo dính.[70] Những cuốn sách Vegan được xuất bản, bao gồm những Công Thức Nấu Ăn Cho Vegan (Vegan Recipes) bởi Fay K. Henderson và Aids to a Vegan Diet for Children (tạm dịch tiếng Việt: Hỗ trợ một Chế Độ Ăn Chay cho Trẻ Em) viết bởi Kathleen V. Mayo.[71]

HIệp Hội Vegan sớm phát biểu rõ rằng họ từ chối việc sử dụng động vật cho bất kỳ mục đích gì, không chỉ trong chế độ ăn. Vào năm 1947, Watson viết rằng: "Hiệp Hội Vegan phản đối việc tin rằng con người để có thể tồn tại thì họ phải lạm dụng những động vật mà có cảm xúc giống như con người...." Từ năm 1948, trên mặt báo The Vegan ta sẽ đọc được dòng chữ "Ủng Hộ Phong cách Sống Không Lạm Dụng Động Vật", vào năm 1951, hiệp hội công bố định nghĩa của họ cho từ veganism là "một cá thể không nên lạm dụng động vật để sinh tồn".[72][73] Vào năm 1956, phó chủ tịch hiệp hội là Leslie Cross, thành lập Hiệp Hội Sữa Hạt (Plantmilk Society); vào năm 1965, dưới tên gọi Plantmilk Ltd sau đó đổi thành Plamil Foods, bắt đầu sản xuất một trong những loại sữa đậu nành được phân phối phổ biến nhất phương Tây.[74]

Hiệp Hội Vegan đầu tiên tại Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1948 bởi Catherine Nimmo và Rubin Abramowitz ở bang California, người phân phối báo của The Vegan của Watson.[75][76] Vào năm 1960, H. Jay Dinshah thành lập Hiệp Hội Vegan Hoa Kỳ (American Vegan Socierty, AVS), hiệp hội này liên kết tư tưởng Thuần chay với tư tưởng ahimsa, nghĩa là "bất hại" trong tiếng Phạn.[77][78][78] Dựa theo Joanne Stepaniak, từ vegan đuợc đăng tải độc lập vào năm 1962 bởi Oxford Illustrated Dictionary, cuốn từ điển định nghĩa vegan là "một người ăn chay không tiêu thụ bơ, trứng, phô mai, hay sữa động vật".[79]

Vào những năm 1960 và 1970, một phong trào thực phẩm chay trở thành một phần của văn hóa phản kháng tại Hoa Kỳ mà chúng tập trung vào chế độ ăn, môi trường, và việc mất tin tưởng vào những công ty sản xuất thực phẩm, dẫn đến gia tăng quan tâm đến việc trồng vườn organic.[80][81] Một trong những cuốn sách được viết bởi người ăn chay có ảnh hưởng nhất thời đại là cuốn Chế độ ăn cho một Hành Tinh Nhỏ (Diet for a Small Planet) của Frances Moore Lappé đuợc viết vào năm 1971.[82] Cuốn sách này bán tới hơn 3 triệu bản và đề xướng việc "nhảy xuống khỏi đỉnh chuỗi thức ăn"[83]

Trong những thập kỷ tiếp theo có một nghiên cứu bởi nhóm nhà khoa học và bác sĩ tại Hoa Kỳ, bao gồm nhà vật lý trị liệu Dean Ornish, Caldwell Esselstyn, Neal D. Barnard, John A. McDougall, Michael Greger, và nhà hóa sinh T. Colin Campbell, người tranh luận rằng chế độ ăn xoay quanh mỡ động vật và đạm đông vật, như chế độ ăn hiện tại ở phương Tây, gây hại cho sức khỏe.[84] Họ sản xuất một series sách khuyến khích chế độ

ộ ăn chay hoàn toàn hay chế độ ăn c không hoàn toànhay, bao gồm những cuốn The McDougall Plan (1983)ởi ơi McDougall, Diet for a New America (1987) bởi John Robbin, trong sách này liên kết việc ăn thịt với gây hại cho môi trường, và Chương Trình Phục Hồi Bệnh Tim Mạch của Dr. Dean Ornish (Program for Reversing Heart Disease)(1990).[85] Vào năm 2003, hai hiệp hội dinh dưỡng lớn ở Bắc Mỹđã chỉ ra rằng chế độ ăn chay hoàn toàn được íinh toán cẩn thậnsẽ phù hợp cho mọi lứa tuổi..[86][87] Sau sự kiện này là sự ra mắt của bộ phim Earthling (2005), The China Study (2005) của Campbell, Skinny Bitch (2005) của Rory Freedman và Kim Barnouin, Eating Animals (2009) của Jonathan Safran Foer, và bộ phim Forks over Knives (2011).[88]

Vào những năm 1980, Thuần chay trở thành một hệ tư tưởng và được cho là gắn liền với tiểu văn hóa nhạc rock, đặc biệt nhạc rock mạnh tại Hoa Kỳ;[89] và nhạc rock anarcho tại Anh Quốc.[90] Sự liên tưởng này vẫn tiếp tục đến thế kỷ 21,bằng chứng là những sự kiện nhạc rock cho vegan nổi lên lóc tróc như là Fluff Fest tại Châu Âu.[91][92]

Xu thế

Chế độ ăn chay hoàn toàn bắt đầu trở thành xu thế vào những năm thập niên 2010,[26][93][94] đặc biệt vào nửa sau.[26][95] Tờ The Economist tuyên bố rằng năm 2019 là "Năm của Vegan".[96] Nghị Viện Châu Âu định nghĩa từ vegan cho những nhãn dán thực phẩm vào năm 2010, và bắt buộc dán nhãn vào năm 2015.[97] Nhưng chuỗi nhà hàng bắt đầu hướng tới những sản phẩm thân thiện với vegan trên menu của họ và những siêu thịt tăng thêm những lựa chọn thực phẩm vegan chế biến sẵn.[98]

Thị trường thịt-chay thế giới tăng thêm 18% trong khoảng năm 2005 và 2010,[99] và trong Hoa Kỳ thì tăng 8% trong khoảng năm 2012 và 2015, đến 553 triệu đô một năm.[100] The Vegetarian Butcher (De Vegetarische Slager), là cửa hàng bán thịt-chay đầu tiên được biết đến, khai trương tại Hà Lan vào năm 2010,[99][101] trong khi cửa hàng bán thịt-chay đầu tiên tại Hoa Kỳ, là Herbivorous Butcher, khai trương tại Minneapolis vào năm 2016.[100][102] Từ năm 2017, hơn 12500 nhà hàng bắt đầu bán sản phẩm của Beyond Meat và Impossible Foods (hai thương hiện làm thịt-chay tại Mỹ) bao gồm cửa hiệu của chuỗi nhà hàng Carl's Jr. bày bán Beyond Burgers và Burger King phục vụ Impossible Whoppers. Doanh số của những loại thịt-làm-từ-rau-củ đã tăng trưởng hơn 37% trong hai năm qua.[103]

Vào năm 2017, Hiệp Hội Dinh Dưỡng Trường Học Hoa Kỳ tìm thấy rằng 14% các khu trường học trên khắp đất nước phục vụ bữa ăn chay hoàn toàn tại trường so với 11.5% vào năm 2016,[104] phản ánh được một sự thay đổi đang diễn ra trên nhiều phần của thế giới bao gồm cả Brazil và Anh Quốc.

Đến năm 2016, 49% Người Mỹ đang tiêu thụ sữa hạt, và 91% vẫn tiêu thụ sữa động vật.[105] Tại Anh Quốc, thị trường sữa hạt tăng đến 155% trong vòng 2 năm, từ 36 triệu lít vào năm 2011 đến 92 triệu vào năm 2013.[106] Tại Anh Quốc tăng tới 185% mặt hàng Vegan mới giữa năm 2012 và 2016.[95] Vào năm 2011, siêu thị chay hoàn toàn đầu tiên tại Châu Âu xuất hiện ở Đức: Siêu thị Vegilicious ở Dortmund và siêu thị Veganz ở Berlin.[107][107]

Vào năm 2017, Thuần chay nổi lên tại Hồng Kông và Trung Quốc, đặc biệt với những bạn trẻ.[108] Thị trường vegan của Trung Quốc được đánh giá là sẽ tăng trưởng hơn 17% giữa năm 2015 và 2020,[108][109] và được kỳ vọng là "tỷ lệ tăng trưởng nhanh nhất trên toàn thế giới trong cùng khoảng thời gian trên".[108] Điều này vượt qua tỷ lệ tăng trưởng kỳ vọng ở thị trường vegan tăng trưởng lớn thứ hai và thứ 3 thế giới trong cùng khoảng thời gian là Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (10,6%) và Úc (9,6%).[110][111] Tính tổng số, năm 2016, số người tiêu thụ là Vegan lớn nhất toàn cầu với 9% tổng số người theo chế độ ăn chay hoàn toàn là vùng Châu Á Thái Bình Dương.[112] Vào năm 2013, Lễ hội Tháng 10 ở Munich - một sự kiện sử dụng rất nhiều thịt - bày bán những món ăn chay hoàn toàn lần đầu tiên trong vòng 200 năm lịch sử của lễ hội này.[113]

Vào năm 2018, cuốn sách The End of Animal Farming viết bởi Jacy Reese Anthis tranh luận rằng chủ nghĩa chay hoàn toàn sẽ thay thế toàn bộ thực phẩm từ động vật vào năm 2100.[114] Cuốn sách này được đề cao tại tờ The Guardian,[115] The New Republic,[116] và Forbes, cùng với những tờ báo và tạp chí khác.[117]

 

Siêu Thị Veganz tại Berlin, Siêu thị Vegan đầu tiên tại Châu Âu

  •   Australia: Úc đứng đầu thế giới trong việc tìm kiếm cụm từ Vegan trên phương tiện tìm kiếm thế giới Google trong khoảng giữa năm 2015 và giữa 2016.[117][cần nguồn tốt hơn] Một nghiên cứu bởi Euromonitor International kết luận rằng thị trường thức phẩm đóng gói cho vegan tại Úc sẽ tăng mỗi năm 9.6% trong khoảng năm 2015 và 2020, việc này sẽ làm nước Úc trở thành thị trường vegan phát triển nhanh thứ ba sau Trung Quốc và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập.[118][119]
  •   Austria: Vào năm 2013, tờ báo Kurier ước lượng rằng 0.5% dân số Áo làm theo Thuần chay, và tại thủ đô, Vienna, là 0.7%.[120]
  •   Bỉ: Trong một nghiên cứu online bởi iVOX vào năm 2016, chỉ ra rằng, cứ 1000 người nói tiếng Hà Lan sống tại Flanders và Brussels từ 18 tuổi trở lên thì có 0.3% là Vegan.[121]
  •   Canada: Vào năm 2018, một cuộc khảo sát ước lượng rằng 2.1% dân số Canada trên 18 tuổi tự nhận rằng họ là một vegan.[122]
  •   Đức: Đến năm 2016, dữ liệu ước lượng rằng những người theo chế độ ăn chay hoàn toàn tại Đức là giữa khoảng 0.1% và 1% của tổng dân số (khoảng từ 81,000 đến 810,000 người)[123]
  •   India: Trong một cuộc khảo sát sức khỏe toàn quốc vào năm 2005-06, 1,6% số người được khảo sát cho biết rằng họ chưa bao giờ tiêu thụ sản phẩm từ động vật. Thuần chay được biết đến nhiều nhất tại bang Gujarat (4,9%) và Maharashtra (4.0%).[124]
  •   Israel: 5% dân số (tối đa 300,000 người) người sống tại Israel nói rằng họ là Vegan vào năm 2014, điều này biến đất nước Israel thành đất nuớc có tỷ lệ Vegan cao nhất theo đầu người.[125] Một cuộc khảo sát vào năm 2015 bởi Globes and Israel Channel 2 News cũng chỉ ra con số tương tự là 5% số người Israel là vegan.[126] Thuần chay đã gia tăng trong những người Israel Ả Rập.[127] Quân đội Israel đã cho thành lập một đội đặc biệt cho những người lính là vegan vào năm 2015, bao gồm cả việc cấp cho loại giầy không làm từ da và lông thú.[128] Thuần chay cũng đơn giản hóa việc làm theo những điều dạy là không được ăn thịt và uống sữa của Do Thái Giáo.
  •   Italy: Báo cáo cho thấy có khoảng 0.6 đến 3% người Ý là vegan đến năm 2015.[129]
  •   Hà Lan: Vào năm 2018, Hiệp Hội Thuần chay Hà Lan (Nederlandse Vereniging voor Veganisme) ươc lượng có tới hơn 100,000 Vegan người Hà Lan (0,59%), dựa trên tỷ lệ gia tăng thành viên của họ.[130]
  •   Romania: Những người tin đạo của nhà thờ Romanian Orthodox sẽ kiêng ăn vào những dịp đặc biệt dựa theo lịch của nhà thờ và hầu hết trong năm. Trong truyền thống của Orthodox của người Romania, những người sùng đạo sẽ kiêng việc tiêu thụ sản phẩm từ động vật trong những thời gian trên. Kết quả là, thực phẩm vegan có rất nhiều tại các cửa hàng và nhà hàng; nhưng, những người Romania có lẽ sẽ không quen với chế độ ăn chay hoàn toàn suốt cả đời.[131]
  •   Thụy Điển: 4% dân số nước này nói họ là vegan trong một cuộc khảo sát bởi Domoskop vào năm 2014.[132]
  •   Thụy Sĩ:Công ty nghiên cứu thị trường DemoSCOPE ước lượng vào năm 2017, 3 phần trăm dân số Thụy Sĩ là vegan.[133]
  •   United Kingdom: Tại Vương Quốc Anh, nơi mà thị trường đậu hũ và thịt-chay đáng giá £786.5 triệu bảng anh vào năm 2012, trong một nghiên cứu bởi chinh phủ vào năm 2007, 2% dân số nói rằng họ là vegan.[134] Trong một nghiên cứu vào năm 2016 bởi Ipsos MORI được ủy quyền bởi Hiệp Hội Vegan, khảo sát gần 10,000 người độ tuổi từ 15 hoặc hơn trên khắp England, Scotland, và Wales, chỉ ra rằng 1.05% là vegan; Hiệp Hội Vegan ước lượng rằng 542,000 người tại Anh hiện đang thực hiện chế độ ăn chay hoàn toàn.[135] Dựa theo một cuộc khảo sát vào năm 2018 bởi Comparethemarket.com, số người thừa nhận họ là vegan tại Vương Quốc Anh đã tăng lên hơn 3,5 triệu, tức khoảng 7% tổng dân số, và lo lắng về môi trường là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng này.[136] Dù vậy, vẫn có nghi ngờ về con số gia tăng được đưa ra bởi Hiệp Hội Vegan Vương Quốc Anh, sau khi họ tự khảo sát; Hiệp Hội Vegan chỉ ra rằng vào năm 2018, có tới 600,000 Vegan tại Great Britain (1,16%), và con số này tăng mạnh một cách không thể tin được so với con số trước.[137][138] Vào năm 2020, Thuần chay yêu đông vật được bảo vệ dưới Đạo Luật Bình Đẳng 2010 (Equality Act 2010), có nghĩa là các thành viên chính phủ không được phép phân biệt những người theo Thuần chay.[139]
  •   Hoa Kỳ: Ước lượng số vegan tại Hoa Kỳ trong quá khứ có nhiều con số như 2% (bởi Gallup, 2012) đến 0.5% (bởi Faunalytics, 2014).[140] Dựa theo con số sau, 70% số người áp dụng chế độ ăn chay hoàn toàn đã bỏ không theo nữa.[141][142] Dù vậy, trong Top Trends in Prepared Foods 2017, một báo cáo bởi GlobalData, ước lượng rằng "6% người tiêu dùng Hoa Kỳ thừa nhận rằng họ là vegan, tăng từ con số 1% vào năm 2014".[143] Dựa theo BBC, Người Mỹ gốc phi có gấp 3 tỷ lệ trở thành vegan và người ăn chay hơn hẳn những người mỹ khác. Họ trích dẫn một nghiên cứu bởi Pew Research center, trong đó nêu rằng 8% số người Mỹ gốc Phi hiện đang là những người ăn chay tuyệt đối và người ăn chay, so với 3% cộng đồng chung.[142]

 

Thịt-chay tại Veganz, một siêu thị vegan tại Berlin

Logos

Vegan Society sunflower:
certified vegan, no animal testing

PETA bunny:
certified vegan, no animal testing

Leaping bunny:
no animal testing, might not be vegan

Trong khi vegan nói chung sẽ kiêng sử dụng sản phẩm động vật, nhưng có nhiều cách mà những sản phẩm từ động vật được sử dụng, và khác biệt trên từng cá nhân và tổ chức thừa nhận họ theo Thuần chay, họ có lẽ sử một số lượng sản phẩm từ động vật một cách giới hạn bởi vì triết lý, ý nghĩa hoặc những lo lắng khác. Triết gia Gary Steiner tranh luận rằng, việc trở thành một người ăn chay hoàn toàn và sống chay hoàn toàn là không thể, bởi vì việc sử dụng động vật và sản phẩm từ động vật đã "đi sâu và không thể xóa bỏ khỏi xã hội loài người".

Animal Ingredients A to Z (2004) và Veganissimo A to Z (2013) cho một danh sách nguyên liệu có thể là bắt nguồn từ động vật. Logo Hoa Hướng Dương của Hiệu Hội Vegan Anh Quốc và Logo Thỏ của PETA có nghĩa là sản phẩm đó thân thiện với Vegan, sản phẩm này không được thử trên dộng vật. Logo Thỏ Nhảy cho biết rằng sản phẩm này không thử trên động vật, nhưng có thể nó không thân thiện với Vegan. Hiệu Hội Vegan đặt tiêu chuẩn cho một sản phẩm để được đánh giá thân thiện với vegan là sản phẩm này không có sản phẩm từ động vật, và những nguyên liệu và thành phẩm cuối của sản phẩm này không được phép thử trên động vật bởi nhà sản xuất hoặc bởi bất kỳ ai có quyền sản xuất. Trên trang web của hiệp hội có một danh sách những sản phẩm đã chứng nhận vegan, cũng như danh sách Choose Cruelty Free của Úc (CCF). Hiệp Hội Vegan Anh Quốc sẽ chứng nhận một sản phẩm chỉ khi sản phẩm đó hạn chế sử dụng động vật đến mức xa nhất có thể và thực tiễn, như việc thử trên động vật, nhưng họ thừa nhận rằng có những lúc sẽ không thể không sử dụng động vật, một vấn đề được chú ý vào năm 2016 khi Vương Quốc Anh cho ra mắt hộp mỡ giá 5 bảng.

Thịt, trứng và sản phẩm từ sữa động vật

 

Phương pháp của các nhà máy chăn nuôi hiện được cho là một phương pháp vô đạo đức đối với hầu hết vegan.

Giống như những người ăn chay, vegan cũng không ăn thịt (bao gồm thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thịt chim, thịt thú săn, hải sản). Điểm khác biệt chính giữa chế độ ăn chay và chế độ ăn chay hoàn toàn là chế độ ăn chay hoàn toàn loại trừ trứng và các sản phẩm từ sữa động vật. Những vegan yêu động vật kiêng những sản phẩm này bởi vì họ lo rằng việc sản xuất những sản phẩm này gây ra việc động vật phải chịu đựng đau đớn và chết non. Trong quá trình sản xuất trứng, hầu hết gà con giống đực bị tiêu hủy bởi vì chúng không thể đẻ trứng. Để lấy sữa từ bò, những con bò cái bị bắt mang thai để có thể sản xuất sữa; chúng bị bắt mang thai suốt khoảng 3 đến 7 năm cho đến khi chúng bị giết. Bò con giống cái bị chia rẽ với mẹ chúng trong vòng 24 giờ sau khi ra đời, được cho uống sữa thay sữa mẹ để chúng có thể sản xuất sữa cho con người tiêu thụ. Hầu hết bò con giống đực sẽ bị giết ngay sau khi sinh, và bị gửi đi làm thịt.

Trang phục

Nhiều mặt hàng quần áo được làm từ động vật như lụa, len (các loại len cừu khác), lông thú, ngọc trai, phẩm nhuộm có nguồn gốc là động vật, da, da rắn, hoặc các loại sản phẩm da khác và các loại sản phẩm từ động vật khác. Trong khi một dietary vegan có lẽ sẽ sử dụng sản phẩm từ động vật là quần áo, xà phòng, và những thứ tương tự, thì Thuần chay yêu động vật không chỉ chay hoàn toàn ở mặt ăn uống mà còn cả mặt trang phục và từ chối việc động vật bị biến thành hàng hóa nói chung. Hầu hết đồ da được làm từ da bò. Một số vegan coi rằng việc mua đồ da, đặc biệt đồ da bò, là đang hỗ trợ tài chính cho ngành công nghiệp thịt. Những vegan có thể sẽ mặc đồ và sử dụng những phụ kiện dược làm từ nguồn gốc không-có-động-vật như cây gai, vải lanh, cotton, canvas, polyester, da nhân tạo (pleather), cao su và nhựa. Những sản phẩm thay thế da có thể làm từ những nguyên liệu như cork, piña (từ dứa), xương rồng, và da nấm. Một số trang phục cho vegan, đặc biệt sản phẩm thay thế da, được làm từ petroleum, nên đã bị chỉ trích vì quá trình sản xuất chất này gây hại cho môi trường.

Xà Phòng

 

Xà phòng cho vegan, được làm từ dầu Oliu; xà phòng thường được làm từ mỡ động vật.

Những Vegan thay thế sản phẩm chăm sóc bản thân hay dọn dẹp nhà cửa thân thiện với vegan ví dụ như chỉ nha khoa được làm từ sợi tre. Những nguyên liệu từ động vật có mặt ở khắp mọi nơi bởi vì chúng khá rẻ. Sau khi động vật bị thịt, phần còn thừa được đưa vào quá trình tái chế và một số nguyên liệu đó, đặc biệt là mỡ, được sử dụng để làm xà phòng.

Những nguyên liệu từ đông vật thông thường gồm có: Mỡ trong xà phòng; glycerine làm từ collagen, được sử dụng như thành phần giữ ẩm và mượt trong rất nhiều sản phẩm chăm sóc tóc, dưỡng ẩm, bọt cạo râu, xà phòng, kem đánh răng; Ianolin từ lông cừu thường tìm thấy trong son môi và dưỡng ẩm; axit stearic là một nguyên liệu thường thấy trong kem rửa mặt, bọt cạo râu và xà phòng, (dưới dạng glycenrine, có thể làm ra từ cây, nhưng chúng thường được làm từ động vật); Axit lactic, một axit alpha-hydroxy được chế biến từ sữa động vật, được sử dụng để dưỡng ẩm; allantoin-từ cây comfrey hay nước đái bò- được tìm thấy trong xà phòng, dưỡng ẩm và kem đánh răng; và carmine từ côn trùng, ví dụ như rệp son giống cái, được sử dụng trong thức ăn và mỹ phẩm để có màu đỏ và màu hồng.

Beauty Without Cruelty (Đẹp Nhưng Không Tàn Nhẫn), được thành lập như một quỹ từ thiện vào năm 1959, là một trong những nhà sản xuất và đánh giá những sản phẩm chăm sóc không có nguồn gốc từ động vật.

Sản phẩm từ côn trùng

Những nhóm vegan khác nhau bất đồng thuận về sản phẩm từ côn trùng. Cả Hiệp Hội Vegan và Hiệp Hội Vegan Hoa Kỳ đều không cho rằng, mật ong, lụa, và những sản phẩm từ côn trung khác là phù hợp cho vegan sử dụng. Một số vegan tin rằng việc lạm dụng sức lao động của ong và thu hoạch nguồn năng lượng của chúng là bất nhân, và những quy trình nuôi ong thương mại có thể làm tổn thương và thậm chí giết chết ong. Sản phẩm từ côn trùng có thể được định nghĩa rộng hơn, bởi vì những con ong nuôi thương mại đó được sử dụng để thụ phấn cho hơn 100 loại rau củ khác nhau.

Thức ăn cho thú nuôi

Bởi vì những tổn hại mà thức ăn cho thú nuôi được làm từ động vật gây ra cho môi trường và những vegan đòi hỏi tính nhân đạo, một số vegan mở rộng triết lý sống của họ vào cả chế độ ăn của thú nuôi. Điều này hoàn toàn là sự thật đối với chó và mèo, bởi vì thức ăn cho thú nuôi thân thiện với vegan cũng đầy đủ chất dinh dưỡng và có mặt rông rãi, chẳng hạn như là Vegepet. Việc áp dụng chế độ ăn chay hoàn toàn cho cả thú nuôi này đã găp phải chỉ trích và một số lo ngại, đặc biệt chế độ ăn chay hoàn toàn cho mèo bởi vì chúng là động vật ăn thịt. Chế độ ăn chay hoàn toàn cho thú nuôi là dinh dưỡng đầy đủ so với chế độ ăn xoay quanh thịt cho chó và mèo. Một nghiên cứu vào năm 2015 chỉ ra rằng 6 trong 24 thương hiệu thức ăn thú nuôi thân thiện vegan không đạt điều kiện về nhãn dán cho việc đầy đủ amino acid của Association of American Feed Control Officials (AAFCO).

Những sản phẩm khác

Một lo lắng lớn nhất đối với những người ăn chay mọi chế độ là về thuốc thang, vì thường được thử lâm sàng trên động vật để đảm bảo hiệu quả và an toàn, và có thể sẽ có nguyên liệu từ động vật, chẳng hạn như lactose, gelatine, hoặc stearates. Có lẽ sẽ không có thay thế nào khác cho những loại thuốc theo đơn này hoặc những loại thuốc thay thế này không phù hợp, ít hiệu quả hơn, hoăc có nhiều tác dụng phụ hơn. Thí nghiệm trên động vật cũng được sử dụng để đánh giá độ an toàn của vắc xin, phụ gia, mỹ phẩm, sản phẩm dọn dẹp nhà cửa, chất hóa học làm việc, và nhiều thứ khác. Những Vegan có thể tránh sử dụng một số loại vắc xin; ví dụ như vắc xin cúm, thường được nuôi trong trứng gà. Một loại thay thế cho vắc xin này có hiệu quả tương đương là, Flublok, có mặt rộng rãi trên đất Hoa Kỳ.

Hoa quả và rau củ, kể cả từ những nông trại organic, thường sử dụng phân của động vật để làm phân bón. Loại phân này có thể được mua từ những trại chăn nuôi công nghiệp và có lẽ sẽ liên quan đến vấn đề đạo đức của vegan hoặc vấn đề môi trường. "Những người theo Thuần chay" chỉ sử dụng rau củ được trồng với phân trộn.

Bản mẫu:Cookbook-inline

Chế độ ăn chay hoàn toàn dựa trên ngũ cốc và những loại hạt, và cây họ đậu khác (đặc biệt là đậu), hoa quả, rau củ, nấm ăn được, và hạt cứng.

 

Đậu phụ ấm (soybean curd) với sốt tỏi.

Đậu nành

Những sản phẩm không có thịt được làm từ đậu tương (đậu hũ), hoặc mì căn là những nguồn đạm từ thực vật, thường dưới dạng sốt rau củ, thịt băm, và burgers rau củ. Ta thường thấy những món ăn làm từ đậu nành trong chế độ ăn chay hoàn toàn bởi vì đậu nành là một nguồn đạm. Chúng thường được tiêu thụ dưới dạng sữa đậu nành và đậu hũ, làm từ sữa đậu nành trộn với chất làm đông. Đậu phụ có nhiều loại, phụ thuộc theo lượng nước trong nó, từ đậu phụ giòn, hơi giòn, siêu giòn để hầm và rán hoạc mềm hoặc mịn để làm salad, món tráng miệng hoặc nước uống. Đậu nành cũng được ăn dưới dạng bánh và textured vegetable protein (TVP); hay còn được gọi là textured soy protein (TSP), cái này thường được sử dụng đề làm sốt pasta.

Sữa hạt, phô mai, mayonnaise

Sữa hạt- ví dụ như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa hạt điều, sữa gạo, sữa hemp, và sữa dừa- thường đuợc sử dụng thay thế cho sữa bò "hoặc dê". Sữa đậu nành cung cấp khoảng 7g chất đạm mỗi 240ml, so với 8g chất đạm mỗi 240ml sữa bò. Sữa hạnh nhân cung cấp năng lượng, carbohyrates, và chất đạm thấp hơn. Sữa đậu nành không nên được dùng để thay thế sữa mẹ cho trẻ em. Trẻ em không cho bú được nên được cho uống sữa công thức, thường được làm từ sữa bò hoặc đậu nành. Sữa đậu nành cho trẻ em thường được biết đến với tên gọi sữa đậu nành công thức cho sơ sinh hoặc SBIF (soy-based infant formula)

Bơ và bơ thực vật có thể được thay thế với những sản phẩm thân thiện với vegan. Phô mai Vegan được làm từ hạt, ví dụ như hạt vừng và hạt hướng dương; hạt cứng, ví dụ như hạt điều, hạt thông, và hạt hạnh nhân; và đậu nành, dầu dừa, men dinh dưỡng, bột năng và gạo, cùng với những nguyên liệu khác; và có thể tái tạo lại kiểu tan chảy khi cho vào nấu của phô mai làm từ sữa. Men dinh dưỡng là thay thế phổ biến đề có vị của phô mai trong những công thức nấu ăn cho vegan. Những thay thế cho phô mai thường có thể làm tại nhà, bao gồm những loại làm từ hạt cứng, như hạt điều.

Thay thế trứng

 

Đậu phụ có thể được sử dụng để thay thế trứng

Đến năm 2019 tại Hoa Kỳ, có rất nhiều loại trứng thân thiện vegan để thay thế, bao gồm những sản phẩm sử dụng để làm scrambled, bánh kem, bánh quy, và bánh vòng. Baking powder, đậu phụ mềm, khoai tây xay nhuyễn, chuối, hạt lanh, và aquafaba từ đậu gà cũng có thể sử dụng để thay thế trứng.

Thuần chay ăn sống

Thuần chay ăn sống là sự kết hợp của Thuần chay với các món ăn có thể ăn sống, loại trừ toàn bộ các sản phẩm từ động vật và nhưng món ăn phải nấu với nhiệt độ trên 48 °C. Một chế độ ăn chay hoàn toàn ăn sống bao gồm có rau củ, hoa quả, hạt cứng, ngũ cốc và giá, hạt, rau biển. Có nhiều loại chế độ ăn uống khác, bao gồm cả chủ nghĩa chỉ ăn hoa quả.

Dinh dưỡng

Chất đạm

 

Cơm và đậu là một kiểu ăn kết hợp để lấy đạm phổ biến giữa những vegan.

Chất đạm hình thành từ sự kết hợp của amino acid. Những vegan hấp thu toàn bộ chất đạm của họ từ thực vật, đối với động vật ăn tạp thì là 3 phần 4, còn đối với những người ăn chay có ăn trứng và sản phẩm từ sữa nhưng không ăn cá thì là một nửa. Nguồn đạm từ thực vật bao gồm cây họ đậu vi dụ như đậu nành (tiêu thụ dưới dạng đậu phụ, bánh đậu, textured vegetable protein, sữa đậu nành, và edamame), đậu hà lan, đậu phụng, đỗ đen, và đậu gà (đậu gà thường được ăn dưới dạng xay nhuyễn); ngũ cốc ví dụ như diêm mạch, gạo lứt, bắp ngô, lúa mạch, gạo bulgur, và lúa mì (lúa mì thường được ăn dưới dạng bánh mì và mì căn); và hạt cứng và hạt. Những kết hợp giàu những amino acid thiết yếu bao gồm gạo và đậu, bắp ngô và đậu, và hummus (làm từ đậu gà xay nhuyễn) và bánh tiêu.

Đậu nành và diêm mạch được biết đến như loại đạm đầy đủ bởi vì chúng thường có đủ lượng hay thậm chí nhiều hơn lượng những amino acid thiết yếu đối với con người. Mangels et al. viết rằng tiêu thụ theo recommended dietary allowance (RDA) là chất đạm - 0,8g/kg trọng lượng cơ thể- dưới dạng đậu nành sẽ đáp ứng đủ yêu cầu về amino acid. Vào năm 2012, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ quy định rằng chất đạm từ đậu nành (đậu phụ) có thể thay thế chất đạm từ thịt trong Chương Trình Ăn Ban Trú Tại Trường Toàn Quốc (National School Lunch Program).

Hiệp Hội Dinh Dưỡng Hoa Kỳ nói vào năm 2009 rằng việc tiêu thụ thực phẩm thực vật trong vòng một ngày có thể cung cấp đẩy đủ amino acid thiết yếu cho một người trưởng thành, có nghĩa là bổ sung thêm đạm vào bữa ăn là không cần thiết. Mangels et al. viết rằng có rất ít lý do để khuyến cáo những vegan gia tăng thêm lượng chất đạm; nhưng để cẩn thận, họ khuyến cáo tăng 25% lượng đạm so với RDA cho người trưởng thành, đến 1g/kg của trọng lượng cơ thể.

Vitamin B12

 

Súp miso tahini gồm có gạo lứt, củ cải, bí, và nori (một loại rong biển ăn được). Nori đã được coi như một nguồn B12, nhưng Học viện Dinh Dưỡng tuyên bố vào năm 2016 rằng nori không cung cấp đủ lượng vitamin này. Những vegan cần phải thường xuyên tiêu thụ thực phẩm bổ xung có B12 hoặc thực giẩm gia tăng dinh dưỡng.

Vitamin B12 là một vi khuẩn cần thiết cho việc phân tách tế bào, kết hợp và trưởng thành của hồng cầu, tạo ra DNA, và sự hoat động ổn định của dây thần kinh. Việc thiếu B12 có thể dẫn đến megaloblastic anaemia và tổn thương hệ thần kinh, và, nếu khong được điều trị sớm, có thể dẫn đến tử vong. Chế độ ăn chay rất giàu folacin có thể che giấu những triệu chứng bệnh máu khi thiếu vitamin B12, vậy nên nó có thể không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi những triệu chứng về thần kinh ở giai đoạn cuối rõ ràng, và sẽ không thể điều trị, như chứng tâm thần không ổn định, sa sút trí tuệ và, thỉnh thoảng, teo thần kinh thị giác. Những vegan đôi lúc thất bại trong việc hấp thu đủ viitamin B12 từ trong chế độ ăn bởi vì trong những thưc phẩm không được tăng chất dinh dưỡng, chỉ có những thực phâm có nguồn gốc từ động vật là có đủ lượng B12. Nguồn tốt nhất là những thực phẩm nhai lại. Những người ăn chay cũng có nguy cơ bị thiếu B12, cũng như những người cao tuổi và những người có tiền sử bênh. Trong một nghiên cứu năm 2013 tìm ra rằng "những người ăn chay phát triển chứng thiếu B12 hay hết B12 bất kể tình trạng, nơi sống, tuổi tác, loại chế độ ăn chay. Những Vegan phải cân đo đong đếm cẩn thận để đảm bảo hấp thu đủ lượng vitamin này, bao gồm việc thường xuyên tiêu thụ thực phẩm bổ sung có B12.

B12 có trong tự nhiên chỉ có thể được tạo ra bởi một số vi khuẩn và vi khuẩn cổ; Động vật, Nấm, hoặc thực vật không thể tạo ra B12. Nó được tổng hợp bởi một số vi khuẩn trong đường ruột trong cơ thể con người và một số động vật khác, nhưng loài người không thể hấp thu B12 được tạo trong đường ruột của chính mình, bởi vì nó được làm ở phần ruột già và rất xa ruột non, nơi mà việc hấp thụ chất B12 xảy ra. Động vật nhai lại, ví dụ như bò và cừu, hấp thu B12 được tạo ra bởi vi khuẩn trong đường ruột của chúng.

Động vật dự trữ vitamin B12 trong ruột và các cơ và một số loài chuyển vitamin này vào trứng và sữa của chúng; đây là nguyên do mà thịt, gan, trứng và sữa là những nguồn B12.

Người ta có khuyến cáo rằng nori (một loại rong biển ăn được), tempeh (thưc phẩm đậu nành lên men), và nutritional yeast co lẽ là một nguồn vitamin B12. Vào năm 2016, Học viện Dinh Dưỡng thông báo rằng nori, thưc phẩm lên men (ví dụ như tempeh), tảo, chlorella algae, và unorttiified nutritional yeast không có đủ lượng vintamin B12 và những vegan cần phải thường xuyên tiêu thụ thực phẩm bổ sung có B12, không thì có thể dẫn đến thiếu vitamin B12, đã được minh chứng trong những nghiên cứu trên những tre sơ sinh,trẻ em được bố mẹ cho ăn như vegan, và người lớn.

Vitamin B12 thường được sản xuất thông qua viêc lên men một cách công nghiệp của nhiều loại vi khuẩn, tao ra một loại cyanocobalamin, được sử dụng để sản xuất nguyên liệu co trong những thực phẩm bổ sung. Dòng Pseudomonas denitrificans được sử dụng rất phổ biến đến năm 2017. Chúng được nuôi trong một hộp đựng có sucrose, yeast extract, va một số muối metallic. Để gia tăng sản xuất, chúng được cho thêm sugar beet molasses, hoặc, ít được sử dụng hơn là, với choline. Một số thương hiệu sản xuất B12 đã được đánh giá là thân thiện với vegan.

Calci

 

Phô mai Vegan

Calci cần thiết để giữ sức khỏe của xương và một số chưc năng trao đổi chất, bao gồm hoạt động của co bắp, co cơ và giãn mạch, trao đổi tín hiệu thần kinh, tín hiệu tế bào, và bài tiết nội tiết tố. Chín-mươi-chín phần trăm của lượng calci trong cơ thể được lưu giữ ở xương và răng. Những thực phẩm giàu calci có thể là sữa-hạt gia tăng dinh dưỡng, cải xoăn, và tỏi sống.

Một báo cáo vào năm 2007 do Oxford cohort of the EuropeanProspective Investigation into Cancer and Nutrition, được bắt đầu vào nam 1993, khuyến cáo rằng những vegan gia tăng nguy cơ bị gãy xương so với những người ăn thịt và người ăn chay thường, có lẽ bởi vì những vegan ít hấp thu calci. Nghiên cứu chỉ ra rằng những vegan tiêu thụ ít nhất 525 mg calci mỗi ngày có nguy cơ bị gãy xương tương tự như các nhóm còn lại. Một nghiên cứu vào năm 2009 chỉ ra bone mineral density (BMD) trên những vegan là 94% trong những người ăn tạp.

Vitamin D

Sắt

 

Oatmeal vói blueberries, hạt hạnh nhân nướng và sữa hạnh nhân; một gói oatmeal ăn liền chứa 8.2 mg (1/8gr) sắt.

Axit béo Omega 3, iod

Hiệu quả sức khỏe

 

Sản phẩm thân thiện Vegan trong một siêu thị (Oceanside, California, 2014)

Hiên tại vẫn thiếu bằng chứng về việc chế độ ăn chay hoàn toàn có những hiệu quả bảo vệ chống lại hội chứng chuyển hóa. Chế độ ăn chay hoàn toàn có thể giúp giảm cân, đặc biệt trong thời gian ngắn. Có một số bằng chứng không quả quyết liên kết việc ăn chay hoàn toàn với giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư. Chế độ ăn chay hoàn toàn không có lợi ích khác với những chế độ ăn khác khi nói về hạn chế huyết áp cao.

Loại trừ toàn bộ sản phẩm từ động vật tang nguy cơ bị thiếu vitamin B12 và D, calci, và axit béo omega 3. Thiếu vitamin B12 xảy ra trên 80% những người ăn chay hoàn toàn không tiêu thụ thực phẩm bổ sung vitamin B12. Những người ăn chay hoàn toàn gặp phải nguy cơ có bone mineral density thấp khi không tiêu thụ thực phẩm bổ sung. Thiếu vitamin B12 gây cản trở sự hoạt động bình thường của hệ thần kinh.

Tổ chức chuyên nghiệp và chính phủ

Học viện Dinh Dưỡng Hoa Kỳ và Chuyên Gia Dinh Dương Canada tuyên bố rằng chế độ ăn chay hoàn toàn có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi, bao gồm cả thai kỳ và khi cho con bú. Họ chỉ ra rằng chế độ ăn chay thường có thể phổ biến hơn với thanh thiếu niên với những chứng khó ăn, nhưng việc áp dụng chế độ ăn chay hoàn toàn có thể che đậy chứng bệnh chứ không gây ra bệnh. Hội đồng Nghiên cứu Ý Tế và Sức khỏe Úc cũng tương tự nhận diện một chế độ ăn chay hoàn toàn được tính toán kỹ lưỡng là phù hợp với mọi lứa tuổi, cũng như Bộ Y tế New Zealand, Vụ Y tế Anh Quốc, Tổ chức Dinh Dưỡng Anh Quốc, Hiệp Hội Dinh Dưỡng Úc, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Mayo Clinic, Hiệp Hội Khoa Nhi Canada, và Tổ chức Tim Mạch và Đột Quỵ Canada. Trong Eatwell Plate của Vụ Y tế Anh Quốc cho phép chê độ ăn hoàn toàn thực vật, cũng như trong MyPlate của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). USDA cho phép đậu phụ thay thế thịt trong Chương Trình Ăn Trưa Trương Học Hoa Kỳ (National School Lunch Program).

Hiệp Hội Dinh Dưỡng Đức không khuyến khích áp dung chế độ ăn chay hoàn toàn cho trẻ so sinh, trẻ em va thành thiếu niên, hoặc cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú. Hiệu Hội Dinh Dưỡng Hoa Kỳ tuyên bố rằng "chế độ ăn thực vật không chỉ đầy đủ dinh dưỡng nhưng cũng là một cách để giảm nguy cơ găp phải những chứng bệnh mãn tính. Kaiser Permanente, tổ chức ý tế lớn nhất tại Hoa Kỳ, đã viết, "Nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn thực vật có chi phí rất rẻ, ít nguy cơ can thiệp vào việc giảm chỉ số cân năng, huyết áp, HbA1C, và nồng độ cholesterol. Chúng cũng có thể giảm thiểu số thuốc cần cho việc chữa trị bệnh man tính và giảm tỷ lệ tử vong của bệnh tim chứng thiếu máu cục bộ. Học viện Nghiên cứu Ung Thư Hoa Kỳ tuyên bố rằng, "Khi tập chung vào một số chế độ ăn chay, chế độ ăn chay hoàn toàn cho thấy chúng bảo vệ bạn chống lại các bệnh ung thư noi chung.

Thai kỳ, trẻ sơ sinh và trẻ em

Học Viên Dinh Dưỡng và Cac nhà dinh dưỡng Canada cho rằng một chế đọ ăn chay và ăn chay hoàn toàn được tính toán cẩn thận là "phù hợp cho một cá thể trong suốt các trạng thái của vòng đời, bao gồm thai kỳ, cho con bú, so sinh, trẻ em, và thanh thiếu niên và cho những vận động viên". Hiệp Hội Dinh Dưỡng Đức thì cân nhắc cẩn thận về việc áp dụng chế độ ăn chay hoàn toàn cho người có thai và cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ em, và thanh thiếu niên. Hiệp Hội Khoa Nhi Canada đứng ở vị trí "một chế độ ăn chay và chay hoàn toàn được tính toán cẩn thận với chú y hơp lý đến yếu tố dinh dưỡng có thể cung cấp một phong cách sông khỏe thay thế phù hơp cho mọi độ tuổi từ bào thai, sơ sinh, trẻ con, và sự phát triển của thanh thiếu niên. Họ khuyến cáo răng cần phải chú ý về lượng dinh dưỡng tiêu thụ, đặc biệt là chất đạm và vitamin B12 và D, axit béo thiết yếu, sắt, kẽm, và calci.

 

Lợn, cũng như gà và bò, thường bị hạn chế vận động.

 

Paul Watson, người thành lập Hiệp Hội Bảo Tồn Sea Shepherd

Một nghiên cứu của các nhà tâm lý Canada chỉ ra rằng những người theo Thuần chay được đánh giá tiêu tực như những nhóm thiểu số. Vegan được đánh giá tiêu cực hơn người ăn chay thường và vegan nam giới bị đánh giá tiêu cực hơn vegan nữ giới. Những người áp dụng chế độ ăn chay hoàn toàn bởi vì lý do sức khỏe được đánh giá tốt hơn những người theo Thuần chay vì yêu động vật hoăc vì quyền động vật.

Một nghiên cứu trên 300 người, nghiên cứu nếu một người nhắc một người ăn thịt là chúng đến từ động vật. Nghiên cứu cho thấy sự gia tăng lo lăng khi an thịt và cũng dẫn tới viêc đánh giá vegan ít tiêu cực hơn.

Những nghiên cứu trên thường xuyên trên những vegan cảm thấy bị phân biệt bởi những người ăn thịt. Có những người ăn thịt không muốn trở thành vegan bởi vì họ sợ bị bêu xấu.

Những thành kiến tiêu cực về vegan này một số lần được gọi là vegaphobia (tạm dịch: lũ điên ăn rau). Cảm giác tích cực về những vegan cũng tồn tại, nhưng: bởi vì chế độ ăn của họ, họ có thể được đánh giá là có dạo đức tốt. Họ cũng có thể được đánh giá là ít tính nam giới nhưng có kỷ luật.

Phương tiện truyền thông

Vào năm 2011, một phân tích truyền thông chỉ ra rằng Thuần chay và vegan bị nhạo báo bởi truyền thông nước Anh, hoặc được cho là khó và không thể theo nổi. Vegan thường được cho là những người tu hành khổ hạnh, những người thích khổ, người đa cảm, hoặc trong một số trường hợp, những người có quan điểm cực đoan quá khích. Nghiên cứu này tìm ra trong 397 bài viết, 20% có tính trung lập, tối đa 5% là tích cực và 75% là tiêu cực về vegan. Vào năm 2018, một chủ bút ẩm thực Anh Quốc bị đuổi việc bởi vì thông điệp mà anh ta nêu lên là "Giết chết vegan từng đứa một"

Trên mạng xã hội, một số vegan cũng bị tấn công bởi vì lựa chọn chỉ quan hệ tình dục với những vegan khác.

Lý do

Thái độ tiêu cực với vegan phổ biến với những người bảo thủ hoặc tư tưởng cánh phải, đặc biệt là tư tưởng cánh phải cực đoan. Đối với những người trung thành với tư tưởng cánh hữu, ăn thịt không chỉ là một sự vui sướng, và đó cũng là một phần thái độ của họ với cuộc sống. Vậy nên, những người chỉ ra rằng không cần ăn thịt cũng sống được được coi như một đe đọa tới cách sống của họ. Một cuộc khảo sát trên 1000 người chỉ ra rằng vegan được coi la một đe dọa với chủ yếu những người cao tuổi vào những người có giáo dục thấp và những người ăn thịt.

Có một cách nhìn cuộc sống gắn liền với số đông cũng dẫn tới việc đánh giá vegan tiêu cực hơn.

Tại một số đất nước, vegan có một số quyền lựa chọn ăn uống và bảo vệ hợp pháp chống lại phân biệt.

  • Ở Bồ Đào Nha, bắt đầu từ năm 2017, những căn tin công cộng và quán cà phê tại các trường học, nhà tù và dịch vụ công cộng bắt buộc phải phục vụ ít nhất một món chay trong mỗi một bữa ăn.
  • Tại Vương Quốc Anh, một phiên tòa năm 2020 quy định nêu rằng người sử dụng lao động không được phân biệt những vegan yêu động vật, dựa theo Đạo Luật Công Bằng 2010 (Equality Act 2010).
  • Tại Đức, những người sử dụng lao động cho mục đích công cộng thường xuyên phục vụ một bữa phụ tại căng tin. Cảnh Sát và Quân đội Đức được yêu cầu phải phục vụ bữa ăn vegan tới những người làm là vegan, hoặc trợ cấp tài chính cho họ.
  • Tại Ontario, một tinh của Canada, có báo cáo là Thuần chay yêu động vật được bảo vệ dưới Đạo Luật Nhân quyền Ontario, trong một sửa đổi vào năm 2015 bởi Ủy ban Nhân quyền Ontario.

 

Graffiti Vegan một hình chữ V trong vòng tròn tại Lisbon, Portugal.

Nhiều biểu tượng đã được tạo ra để tượng chưng cho Thuần chay. Một số được sử dụng để đóng gói sản phẩm tiêu thụ, bao gồm trade mark của Hiệp Hội Vegan va logo của the Vegan Action, để chỉ dẫn sản phẩm này không bao gồm nguyên liệu từ động vật. Nhiều loại biểu tượng cũng được sử dụng bởi thành viên của cộng đồng vegan để tượng trưng cho danh tính của họ và trong quá trình hoạt động quyền động vật ví dụ như lá cờ vegan.

Trong phim tài liệu Cowspiracy ước lượng rằng một vegan, trong vòng một năm, sẽ giúp tiết kiệm 1,5 triệu lít nước, 6.607 kg ngũ cốc, 1.022 mét vuông đất phủ rừng, 3.322 kg CO2, và 365 mạng sống động vật so với chế đô ăn uống trung bình tại Hoa Kỳ. Dưa trên một nghiên cứu năm 2016, nếu mọi người dân ở Mỹ chuyển sang chế độ ăn chay hoàn toàn, thì Mỹ sẽ tiết kiệm được 208.2 tỷ Đô trực tiếp chi cho y tế, 40.5 tỷ Đô gián tiếp chi cho ý tế, 40.5 ty Đô chi cho việc bảo vệ môi trường, và 289.1 tỷ Đô tiết kiệm tổng thể đến năm 2050. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu mọi người trên Trái Đất chuyển sang chế độ ăn chay hoàn toàn, nền kinh tế thế giới sẽ tiết kiệm được 684.4 tỷ Đô chi trưc tiếp cho y tế, 382.6 tỷ Đô chi gián tiếp cho y tế, 569.5 tỷ Đô chi cho bảo vệ môi tường và 1.63 nghìn tỷ Đô tiết kiệm tổng thể đên năm 2050.

Trong cuốn sách xuất bản năm 2015 Doing Good Better, William MacAskill nêu rằng:

Những nhà kinh tế đã tìm ra cách mà, trung bình, một người tiêu thụ ảnh hưởng số lượng sản phẩm từ động vật bằng cách từ chối mua sản phẩm đó. Họ ước lượng, trung bình, nếu một người từ chối mua 1 quả trứng, quá trình sản xuất trứng sẽ mất đi 0.91 quả; nếu bạn từ chối mua 3 lít sữa, quá trình sản xúat sẽ mất đi 2 lít. Những sản phẩm khác nằm đâu đó trong: những nhà kinh tế ước lượng nếu bạn từ chối mua nửa cân bò, quá trình sản xuất bò sẽ giảm đi 3 lạng; nếu bạn từ chối mua nửa cân lợn, quá trình sản xuất sẽ giảm đi 4 lạng; nêu bạn tư chối mua nửa cân gà, quá trính sản xuất sẽ giảm đi 4 lạng.

  • Ngày Thuần Chay Thế Giới
  • Ăn chay
  • Ăn kiêng
  • Ăn hoa quả
  • Chế độ ăn trái cây
  • Chế độ ăn lành mạnh

  1. ^ Records of Buckinghamshire, Volume 3, BPC Letterpress, 1870, p. 68.
  2. ^ Karen Iacobbo, Michael Iacobbo, Vegetarian America: A History, Greenwood Publishing Group, 2004, p. 3.
  3. ^ J. E. M. Latham, Search for a New Eden, Fairleigh Dickinson University Press, 1999, p. 168.
  4. ^ Rynn Berry, "A History of the Raw-Food Movement in the United States" in Brenda Davis and Vesanto Melina (eds.), Becoming Raw: The Essential Guide to Raw Vegan Diets, Book Publishing Company, 2010, p. 9ff.
  5. ^ James D. Hart, "Alcott, Amos Bronson", in The Oxford Companion to American Literature, Oxford University Press, 1995, p. 14.
  6. ^ Iacobbo and Iacobbo 2004, p. 132.
  7. ^ George D. Rodger, "Interview with Donald Watson", Vegetarians in Paradise, ngày 11 tháng 8 năm 2004; George D. Rodger, "Interview with Donald Watson", ngày 15 tháng 12 năm 2002 (abridged version later published in The Vegan).
  8. ^ Donald Watson, "The Early History of the Vegan Movement", The Vegan, Autumn 1965, 5–7; Donald Watson, Vegan News, first issue, November 1944.
  9. ^ Watson, Paul (ngày 21 tháng 9 năm 2010). “Sea Shepherd's Paul Watson: 'You don't watch whales die and hold signs and do nothing'”. The Guardian (Phỏng vấn). Phóng viên Michael Shapiro. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2018. Stop eating the ocean. Don't eat anything out of the ocean – there is no such thing as a sustainable fishery. If people eat meat, make sure it's organic and isn't contributing to the destruction of the ocean because 40 percent of all the fish that's caught out of the ocean is fed to livestock – chickens on factory farms are fed fish meal. And be cognizant of the fact that if the oceans die, we die. Therefore our ultimate responsibility is to protect biodiversity in our world's oceans.

    Matthew Cole, "Veganism", in Margaret Puskar-Pasewicz (ed.), Cultural Encyclopedia of Vegetarianism, ABC-Clio, 2010 (239–241), 241.
  10. ^ “Healthy Eating Guidelines for Vegans”. Dietitians of Canada. ngày 27 tháng 11 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2018. A healthy vegan diet can meet all your nutrient needs at any stage of life including when you are pregnant, breastfeeding or for older adults.
  11. ^ “Government recognises vegan diet as viable option for all Australians” (Thông cáo báo chí). Vegan Australia. ngày 12 tháng 7 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2013 – qua News International.
  12. ^ “Eating for Healthy Vegetarians” (PDF). The New Zealand Ministry of Health. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2019.
  13. ^ Garton, Lynne (tháng 10 năm 2017). “Food Fact Sheet (Vegetarian Diets)” (PDF). British Dietetic Association. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2018. Well-planned vegetarian diets are appropriate for all stages of life and have many benefits.
  14. ^ Turner-McGrievy, Gabrielle; Harris, Metria (ngày 2 tháng 8 năm 2014). “Key Elements of Plant-Based Diets Associated with Reduced Risk of Metabolic Syndrome”. Current Diabetes Reports. 14 (9): 524. doi:10.1007/s11892-014-0524-y. PMID 25084991. S2CID 27455153.
  15. ^ Huang, Ru-Yi; Huang, Chuan-Chin; Hu, Frank B.; Chavarro, Jorge E. (ngày 3 tháng 7 năm 2015). “Vegetarian Diets and Weight Reduction: a Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials”. Journal of General Internal Medicine. 31 (1): 109–116. doi:10.1007/s11606-015-3390-7. PMC 4699995. PMID 26138004.
  16. ^ Di Genova, Tanya; Guyda, Harvey (tháng 3 năm 2007). “Infants and children consuming atypical diets: Vegetarianism and macrobiodics”. Paediatrics & Child Health. 12 (3): 185–188. doi:10.1093/pch/12.3.185. PMC 2528709. PMID 19030357.
  17. ^ a b Rizzo G, Laganà AS, Rapisarda AM, La Ferrera GM, Buscema M, Rossetti P, và đồng nghiệp (2016). “Vitamin B12 among Vegetarians: Status, Assessment and Supplementation”. Nutrients (Review). 8 (12): 767. doi:10.3390/nu8120767. PMC 5188422. PMID 27916823.
  18. ^ Melina V, Craig W, Levin S (2016). “Position of the Academy of Nutrition and Dietetics: Vegetarian Diets”. J Acad Nutr Diet. 116 (12): 1970–1980. doi:10.1016/j.jand.2016.09.025. PMID 27886704. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2019. Fermented foods (such as tempeh), nori, spirulina, chlorella algae, and unfortified nutritional yeast cannot be relied upon as adequate or practical sources of B-12.39,40 Vegans must regularly consume reliable sources— meaning B-12 fortified foods or B-12 containing supplements—or they could become deficient, as shown in case studies of vegan infants, children, and adults.
  19. ^ Hannibal, L; Lysne, V; Bjørke-Monsen, A. L.; Behringer, S; Grünert, S. C.; Spiekerkoetter, U; Jacobsen, D. W.; Blom, H. J. (2016). “Biomarkers and Algorithms for the Diagnosis of Vitamin B12 Deficiency”. Frontiers in Molecular Biosciences. 3: 27. doi:10.3389/fmolb.2016.00027. PMC 4921487. PMID 27446930.
  20. ^ Gille, D; Schmid, A (tháng 2 năm 2015). “Vitamin B12 in meat and dairy products”. Nutrition Reviews (Review). 73 (2): 106–15. doi:10.1093/nutrit/nuu011. PMID 26024497.
  21. ^ Watson, Donald (tháng 11 năm 1944). “Issue No. 1”. The Vegan News. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2019.
  22. ^ Watson, Donald (tháng 2 năm 1945). “Issue No. 2”. The Vegan News. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2019.
  23. ^ Leslie Cross, "Veganism Defined", The Vegetarian World Forum, 5(1), Spring 1951.
  24. ^ “Vegan Diets Become More Popular, More Mainstream”. CBS News. Associated Press. ngày 5 tháng 1 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2018.

    Nijjar, Raman (ngày 4 tháng 6 năm 2011). “From pro athletes to CEOs and doughnut cravers, the rise of the vegan diet”. CBC News. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2018.

    Molloy, Antonia (ngày 31 tháng 12 năm 2013). “No meat, no dairy, no problem: is 2014 the year vegans become mainstream?”. The Independent. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2018.
  25. ^ “Vegan Diets Become More Popular, More Mainstream”. CBS News. Associated Press. ngày 5 tháng 1 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2018.

    Nijjar, Raman (ngày 4 tháng 6 năm 2011). “From pro athletes to CEOs and doughnut cravers, the rise of the vegan diet”. CBC News. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2018.

    Molloy, Antonia (ngày 31 tháng 12 năm 2013). “No meat, no dairy, no problem: is 2014 the year vegans become mainstream?”. The Independent. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2018.
  26. ^ a b c Tancock, Kat (ngày 13 tháng 1 năm 2015). “Vegan cuisine moves into the mainstream – and it's actually delicious”. The Globe and Mail. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2018.

    Crawford, Elizabeth (ngày 17 tháng 3 năm 2015). “Vegan is going mainstream, trend data suggests”. FoodNavigator-USA. William Reed Business Media. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2018.

    Oberst, Lindsay (ngày 18 tháng 1 năm 2018). “Why the Global Rise in Vegan and Plant-Based Eating Isn't A Fad (600% Increase in U.S. Vegans + Other Astounding Stats)”. Future of Food. Food Revolution Network. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2018.

    Jones-Evans, Dylan (ngày 24 tháng 1 năm 2018). “The rise and rise of veganism and a global market worth billions”. WalesOnline. Media Wales. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2018.
  27. ^ Rod Preece, Sins of the Flesh: A History of Ethical Vegetarian Thought, Vancouver: University of British Columbia Press, 2008, 12.
  28. ^ “Definition of VEGETABLE”. www.merriam-webster.com.
  29. ^ Davis, John (ngày 1 tháng 6 năm 2011). “The Vegetus Myth”. VegSource. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2018. Vegetarian can equally be seen as derived from the late Latin 'vegetabile' – meaning plant – as in Regnum Vegetabile / Plant Kingdom. Hence vegetable, vegetation – and vegetarian. Though others suggest that 'vegetable' itself is derived from 'vegetus'. But it's very unlikely that the originators went through all that either – they really did just join 'vegetable+arian', as the dictionaries have said all along.
  30. ^ Bajpai, Shiva (2011). The History of India – From Ancient to Modern Times. Himalayan Academy Publications (Hawaii, USA). ISBN 978-1-934145-38-8.
  31. ^ Spencer, Colin (1996). The Heretic's Feast: A History of Vegetarianism. Fourth Estate Classic House. tr. 33–68, 69–84. ISBN 978-0874517606.
  32. ^ Tähtinen, Unto. Ahimsa: Non-violence in Indian tradition. London: [1976], Rider and Company (1976).
  33. ^ Singh, Upinder (2008). A History of Ancient and Early medieval India: from the Stone Age to the 12th century. New Delhi: Pearson Education. tr. 137. ISBN 9788131711200.
  34. ^ a b Dombrowski, Daniel A. (tháng 1 năm 1984). “Vegetarianism and the Argument from Marginal Cases in Porphyry”. Journal of the History of Ideas. 45 (1): 141–143. doi:10.2307/2709335. JSTOR 2709335. PMID 11611354.

    Daniel A. Dombrowski, The Philosophy of Vegetarianism, University of Massachusetts Press, 1984, 2.
  35. ^ For Thiruvalluvar, see G. U. Pope, "Thirukkural English Translation and Commentary", W.H. Allen, & Co, 1886, 160.
  36. ^ Kahn, Charles H. (2001). Pythagoras and the Pythagoreans: A Brief History. Indianapolis, Indiana and Cambridge, England: Hackett Publishing Company. tr. 9. ISBN 978-0-87220-575-8.
  37. ^ Cornelli, Gabriele; McKirahan, Richard (2013). In Search of Pythagoreanism: Pythagoreanism as an Historiographical Category. Berlin, Germany: Walter de Gruyter. tr. 168. ISBN 978-3-11-030650-7.
  38. ^ a b c d Zhmud, Leonid (2012). Pythagoras and the Early Pythagoreans. Windle, Kevin; Ireland, Rosh biên dịch. Oxford, England: Oxford University Press. tr. 200, 235. ISBN 978-0-19-928931-8.
  39. ^ Margoliouth, D. S. (ngày 15 tháng 3 năm 2011). “Art. XI.—Abu'l-'Alā al- Ma'arrī's Correspondence on Vegetarianism”. Journal of the Royal Asiatic Society of Great Britain & Ireland. 34 (2): 289–332. doi:10.1017/s0035869x0002921x. JSTOR 25208409.
  40. ^ James Gregory, Of Victorians and Vegetarians, I. B. Tauris, 2007.
  41. ^ a b "International Health Exhibition", The Medical Times and Gazette, ngày 24 tháng 5 năm 1884, 712.
  42. ^ James C. Whorton, Crusaders for Fitness: The History of American Health Reformers, Princeton: Princeton University Press, 2014, 69–70: "Word of these cures of pimples, consumption, and virtually all ailments in between was widely distributed by his several publications ..."

    Percy Bysshe Shelley, A Vindication of Natural Diet, London: F. Pitman, 1884 [1813]; William Lambe, Joel Shew, Water and Vegetable Diet, New York: Fowler's and Wells, 1854 [London, 1815].
  43. ^ Lambe 1854, 55, 94.
  44. ^ Andrew F. Smith, Eating History, New York: Columbia University Press, 2013, 29–35 (33 for popularity); Whorton 2014, 38ff.
  45. ^ Hart 1995, 14; Francis, Fruitlands: The Alcott Family and their Search for Utopia, 2010.
  46. ^ a b J. E. M. Latham, Search for a New Eden, Madison: Fairleigh Dickinson University Press, 1999, 168.
  47. ^ Axon, William E. A. (tháng 12 năm 1893). “A Forerunner of the Vegetarian Society”. Vegetarian Messenger. Manchester, England: Vegetarian Society: 453–55. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2018 – qua International Vegetarian Union.
  48. ^ Latham, Jackie (tháng 9 năm 1999). “The political and the personal: the radicalism of Sophia Chichester and Georgiana Fletcher Welch”. Women's History Review. 8 (3): 469–487. doi:10.1080/09612029900200216. PMID 22619793.
  49. ^ Grumett, David; Muers, Rachel (2010). Theology on the Menu: Asceticism, Meat and Christian Diet. Routledge. tr. 64. ISBN 978-1-135-18832-0.
  50. ^ "History of Vegetarianism: The Origin of Some Words", International Vegetarian Union, ngày 6 tháng 4 năm 2010.
  51. ^ Stephens, Henry Salt (1886). “5: Sir Henry Thompson on "Diet."”. A Plea for Vegetarianism and Other Essays . tr. 57.
  52. ^ a b Smith, Andrew F. (2015). Savoring Gotham: A Food Lover's Companion to New York City. Oxford University Press. p. 617. ISBN 978-0-19-939702-0
  53. ^ Rupert Wheldon, No Animal Food, New York and New Jersey: Health Culture Co., 1910.[cần số trang]
  54. ^ a b Donald Watson, "The Early History of the Vegan Movement", The Vegan, Autumn 1965, 5–7; Donald Watson, Vegan News, first issue, November 1944.
  55. ^ Leneman, Leah (1999). “No Animal Food: The Road to Veganism in Britain, 1909-1944”. Society & Animals. 7 (3): 219–228. doi:10.1163/156853099X00095.
  56. ^ Gandhi, Mahatma (ngày 20 tháng 11 năm 1931). “The Moral Basis of Vegetarianism”. EVU News (Speech). London, England (xuất bản 1998). 1998 (1): 11–14. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2018 – qua International Vegetarian Union and London Vegetarian Society.
  57. ^ Wolpert, Stanley (2002). Gandhi's Passion: The Life and Legacy of Mahatma Gandhi. Oxford University Press. tr. 21–22, 161. ISBN 978-0-19-515634-8.
  58. ^ Leneman, Leah (1999). “No Animal Food: The Road to Veganism in Britain, 1909-1944”. Society & Animals. 7 (3): 219–228. doi:10.1163/156853099X00095.
  59. ^ "11th IVU World Vegetarian Congress 1947", Stonehouse, Gloucestershire, International Vegetarian Union.
  60. ^ a b “Donald Watson”.
  61. ^ Watson, Donald (ngày 15 tháng 12 năm 2002). “Interview with Donald Watson” (PDF) (Transcript). Phóng viên George D. Rodger. The Vegan Society. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2018. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)

    Watson, Donald (ngày 11 tháng 8 năm 2004). “24 Carrot Award: Donald Watson”. Vegetarians in Paradise (e-Zine). 6 (10). Phóng viên George D. Rodger. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2018. I invited my early readers to suggest a more concise word to replace 'non-dairy vegetarian.' Some bizarre suggestions were made like 'dairyban, vitan, benevore, sanivore, beaumangeur', et cetera. I settled for my own word, 'vegan', containing the first three and last two letters of 'vegetarian'—'the beginning and end of vegetarian.' The word was accepted by the Oxford English Dictionary and no one has tried to improve it.
  62. ^ Watson, Donald (ngày 15 tháng 12 năm 2002). “Interview with Donald Watson” (PDF) (Transcript). Phóng viên George D. Rodger. The Vegan Society. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2018. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)

    Watson, Donald (ngày 11 tháng 8 năm 2004). “24 Carrot Award: Donald Watson”. Vegetarians in Paradise (e-Zine). 6 (10). Phóng viên George D. Rodger. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2018. I invited my early readers to suggest a more concise word to replace 'non-dairy vegetarian.' Some bizarre suggestions were made like 'dairyban, vitan, benevore, sanivore, beaumangeur', et cetera. I settled for my own word, 'vegan', containing the first three and last two letters of 'vegetarian'—'the beginning and end of vegetarian.' The word was accepted by the Oxford English Dictionary and no one has tried to improve it.
  63. ^ Lowbridge, Caroline (ngày 30 tháng 12 năm 2017). “Veganism: How a maligned movement went mainstream”. BBC News. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2018.
  64. ^ Watson, Donald (ngày 15 tháng 12 năm 2002). “Interview with Donald Watson” (PDF) (Transcript). Phóng viên George D. Rodger. The Vegan Society. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2018. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)

    Watson, Donald (ngày 11 tháng 8 năm 2004). “24 Carrot Award: Donald Watson”. Vegetarians in Paradise (e-Zine). 6 (10). Phóng viên George D. Rodger. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2018. I invited my early readers to suggest a more concise word to replace 'non-dairy vegetarian.' Some bizarre suggestions were made like 'dairyban, vitan, benevore, sanivore, beaumangeur', et cetera. I settled for my own word, 'vegan', containing the first three and last two letters of 'vegetarian'—'the beginning and end of vegetarian.' The word was accepted by the Oxford English Dictionary and no one has tried to improve it.
  65. ^ Watson, Donald (ngày 15 tháng 12 năm 2002). “Interview with Donald Watson” (PDF) (Transcript). Phóng viên George D. Rodger. The Vegan Society. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2018. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)

    Watson, Donald (ngày 11 tháng 8 năm 2004). “24 Carrot Award: Donald Watson”. Vegetarians in Paradise (e-Zine). 6 (10). Phóng viên George D. Rodger. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2018. I invited my early readers to suggest a more concise word to replace 'non-dairy vegetarian.' Some bizarre suggestions were made like 'dairyban, vitan, benevore, sanivore, beaumangeur', et cetera. I settled for my own word, 'vegan', containing the first three and last two letters of 'vegetarian'—'the beginning and end of vegetarian.' The word was accepted by the Oxford English Dictionary and no one has tried to improve it.
  66. ^ “Elsie Shrigley”, Wikipedia (bằng tiếng Anh), 29 tháng 4 năm 2021, truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2021
  67. ^ Richard Farhall, "The First Fifty Years: 1944–1994", iii (full names of members on following pages), published with The Vegan, 10(3), Autumn 1994, between pp. 12 and 13.
  68. ^ “World Vegan Month”. The Vegan Society. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2018. Every November we celebrate World Vegan Day and World Vegan Month, as well as the formation of The Vegan Society.
  69. ^ The Vegan, 1(5), November 1945; for 500, The Vegan, 10(3), Autumn 1994, iv.
  70. ^ For an example of the vegan trade list, The Vegan, 2(2), Summer 1946, 6–7.
  71. ^ Joanne Stepaniak, The Vegan Sourcebook, McGraw Hill Professional, 2000, 5; The Vegan, Autumn 1949, 22.
  72. ^ Cole, Matthew (2014). “'The greatest cause on earth': The historical formation of veganism as an ethical practice”. Trong Taylor, Nik; Twine, Richard (biên tập). The Rise of Critical Animal Studies: From the Margins to the Centre. Routledge. tr. 203–224. ISBN 978-1-135-10087-2.
  73. ^ Cross, Leslie (1951). “Veganism Defined”. The Vegetarian World Forum. 5 (1): 6–7.
  74. ^ Ling, Arthur (Autumn 1986). “The Milk of Human Kindness”. Vegan Views (Phỏng vấn). 37 (Autumn 1986). Phóng viên Harry Mather. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2018. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)

    “Arthur Ling, Plamil”. Plamil Foods. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2018.

    "The Plantmilk Society", The Vegan, X(3), Winter 1956, 14–16.
  75. ^ Stepaniak 2000, 6–7; Linda Austin and Norm Hammond, Oceano, Arcadia Publishing, 2010, 39.
  76. ^ Dinshah, Freya (2010). “American Vegan Society: 50 Years” (PDF). American Vegan. 2. Vineland, NJ: American Vegan Society. 10 (1 (Summer 2010)): 31. ISSN 1536-3767. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2018.
  77. ^ Dinshah, Freya (2010). “American Vegan Society: 50 Years” (PDF). American Vegan. 2. Vineland, NJ: American Vegan Society. 10 (1 (Summer 2010)): 31. ISSN 1536-3767. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2018.
  78. ^ a b Stepaniak 2000, 6–7; Preece 2008, 323.
  79. ^ Stepaniak 2000, 3.
  80. ^ Iacobbo, Karen and Michael Iacobbo. "Chapter 9: Peace, Love, and Vegetarianism: The Counterculture of the 1960s and 1970s", In Vegetarian America: A History. Westport: Praeger, 2004.
  81. ^ Andrew F. Smith, Eating History, New York: Columbia University Press, 2013, 197; Wright 2015, 34.
  82. ^ Aubrey, Allison (ngày 22 tháng 9 năm 2016). “If You Think Eating Is A Political Act, Say Thanks To Frances Moore Lappe”. NPR.
  83. ^ Frances Moore Lappé, Diet for a Small Planet: How to Enjoy a Rich Protein Harvest by Getting Off the Top of the Food Chain, Friends of the Earth/Ballantine, 1971; Smith 2013, 197.
  84. ^ For health professionals' interest in vegetarian diets in the last quarter of the 20th century: Donna Maurer, Vegetarianism: Movement or Moment?, Temple University Press, 2002, 23; for Ornish and Barnard, 99–101.

    For McDougall: Karen Iacobbo, Michael Iacobbo, Vegetarians and Vegans in America Today, Greenwood Publishing Group, 2006, 75.

    For Ornish, Campbell, Esselstyn, Barnard, and Greger: Kathy Freston, Veganist, Weinstein Publishing, 2011. Ornish, from 21; Campbell, 41; Esselstyn, 57; Barnard, 73; Greger, 109.
  85. ^ For McDougall Plan: Iacobbo and Iacobbo 2006, 75; for Robbins: Wright 2015, 35, and Preece 2008, 327; for Ornish: Maurer 2002, 99–101.
  86. ^ Sabaté, Joan (tháng 9 năm 2003). “The contribution of vegetarian diets to health and disease: a paradigm shift?”. The American Journal of Clinical Nutrition. 78 (3): 502S–507S. doi:10.1093/ajcn/78.3.502S. PMID 12936940.
  87. ^ American Dietetic Association; Dietitians of Canada (tháng 6 năm 2003). “Position of the American Dietetic Association and Dietitians of Canada: Vegetarian diets”. Journal of the American Dietetic Association. 103 (6): 748–765. doi:10.1053/jada.2003.50142. PMID 12778049.
  88. ^ For Freedman and Barnouin: Wright 2015, 104; for Earthlings: Wright 2015, 149.

    For Campbell and Esselstyn: Gupta, Sanjay (ngày 25 tháng 8 năm 2011). “Gupta: Becoming heart attack proof”. CNN. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2018.

    For Eating Animals: Yonan, Joe (ngày 22 tháng 11 năm 2009). “Book Review: Eating Animals by Jonathan Safran Foer”. The Washington Post. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2018.

    For Esselystyn and Forks over Knives: Martin, David S. (ngày 25 tháng 11 năm 2011). “The 'heart attack proof' diet?”. CNN. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2018.
  89. ^ Haenfler, Ross (2006). Straight Edge: Hardcore Punk, Clean Living Youth, and Social Change. Rutgers University Press. tr. 53, 427–8. ISBN 978-0-8135-3851-8.
  90. ^ Tilbürger, Len; Kale, Chris P. (2014). 'Nailing Descartes to the Wall': animal rights, veganism and punk culture (Zine). Active Distribution. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2018 – qua The Anarchist Library.
  91. ^ Kuhn, Gabriel (2010). Sober Living for the Revolution: Hardcore Punk, Straight Edge, and Radical Politics. PM Press. tr. 137. ISBN 978-1604860511. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2017.
  92. ^ Sanna, Jacopo (ngày 20 tháng 9 năm 2017). “The Sincere and Vibrant World of the Czech DIY Scene”. Bandcamp. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2018. Every year, at the end of July, the small and grassy airport of Rokycany, a small Czech town a few miles east of Plzeň, fills with people for a gathering called Fluff Fest. Attendance is a summer ritual for many European fans of punk, hardcore, crust, and screamo. Featuring more than a hundred bands, tons of vegan food, a fanzine library, and various workshops, Fluff Fest has established itself as the main DIY hardcore punk event in Europe, growing every year since its inaugural edition in 2000.
  93. ^ “Vegan Diets Become More Popular, More Mainstream”. CBS News. Associated Press. ngày 5 tháng 1 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2018.

    Nijjar, Raman (ngày 4 tháng 6 năm 2011). “From pro athletes to CEOs and doughnut cravers, the rise of the vegan diet”. CBC News. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2018.

    Molloy, Antonia (ngày 31 tháng 12 năm 2013). “No meat, no dairy, no problem: is 2014 the year vegans become mainstream?”. The Independent. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2018.
  94. ^ Nick Pendergrast, "Environmental Concerns and the Mainstreaming of Veganism", in T. Raphaely (ed.), Impact of Meat Consumption on Health and Environmental Sustainability, IGI Global, 2015, 106.
  95. ^ a b Hancox, Dan (ngày 1 tháng 4 năm 2018). “The unstoppable rise of veganism: how a fringe movement went mainstream”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2018.
  96. ^ Parker, John. “The year of the vegan”. The Economist. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2019.
  97. ^ "European Parliament legislative resolution of ngày 16 tháng 6 năm 2010", European Parliament: "The term 'vegan' shall not be applied to foods that are, or are made from or with the aid of, animals or animal products, including products from living animals."
  98. ^ Rynn Berry, "Veganism", The Oxford Companion to American Food and Drink, Oxford University Press, 2007, 604–605
  99. ^ a b Burt, Kate (ngày 18 tháng 5 năm 2012). “Is this the end of meat?”. The Independent. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2018.
  100. ^ a b Shah, Allie (ngày 8 tháng 1 năm 2016). “Nation's first vegan butcher shop to open in Minneapolis Jan. 23”. Star Tribune. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2018. The Herbivorous Butcher is scheduled to open on Jan. 23 [2016] in northeast Minneapolis. [...] The opening of a vegan butcher shop is yet another sign of the rise of fake meat in American diets. Since 2012, sales of plant-based meat alternatives have grown 8 percent, to $553 million annually, according to the market research firm, Mintel.
  101. ^ Walraven, Michel (ngày 14 tháng 9 năm 2011). “Vegetarian butchers make a killing”. Radio Netherlands Worldwide. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2018. The first Vegetarian Butcher shop opened its doors in October 2010 in The Hague. Now, less than a year later, there are 30 spread all over the country. The display counter of these shops challenges even a staunchly carnivorous stomach not to rumble; the fake meat products are almost indistinguishable from the real thing.
  102. ^ Locker, Melissa (ngày 7 tháng 1 năm 2016). “A Vegan 'Butcher Shop' Is Opening in Minnesota”. TIME. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2018.

    Gajanan, Mahita (ngày 29 tháng 1 năm 2016). “The Herbivorous Butcher: sausage and steak – but hold the slaughter”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2018. The Walches soon took their products on the road, selling them at farmers’ markets and breweries across the midwest, before returning to Minneapolis and opening the Herbivorous Butcher on 23 January [2016]. More than 5,000 patrons visited the shop on its opening weekend.
  103. ^ Adele Peters (ngày 18 tháng 9 năm 2019). “Think fake burgers are just for vegetarians? 95% of Impossible Foods' customers are meat eaters”. Fast Company. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2019. Since 2017, more than 12,500 chain restaurant locations have begun offering Beyond Meat and Impossible Foods products. Carl's Jr. outlets offer Beyond Burgers. Burger King outlets begin serving Impossible Whoppers. 37% The amount plant-based meat sales in the U.S. grew in the past two years.
  104. ^ Povich, Elaine S. (ngày 30 tháng 9 năm 2019). “Vegan School Lunches Expand Despite Opposition From Meat Industry”. Stateline. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2020.
  105. ^ “US sales of dairy milk turn sour as non-dairy milk sales grow 9% in 2015”. Mintel. tháng 4 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2018. The continued popularity of non-dairy milk is troubling for the dairy milk category with Mintel research revealing that half (49 percent) of Americans consume non-dairy milk, including 68 percent of parents and 54 percent of children under age 18. What's more, seven in 10 (69 percent) consumers agree that non-dairy milk is healthy for kids compared to 62 percent who agree that dairy milk is healthy for kids. [...] While an overwhelming majority of Americans consume dairy milk (91 percent), it is most commonly used as an addition to other food (69 percent), such as cereal, or as an ingredient (61 percent). Just 57 percent of consumers drink dairy milk by itself.
  106. ^ Khomami, Nadia (ngày 8 tháng 2 năm 2015). “From Beyoncé to the Baftas, vegan culture gets star status”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2018. In 2012 there were an estimated 150,000 vegans in the UK, a number thought to have increased dramatically. Mintel's 2014 report on the market for dairy drinks, milk and cream, showed the non-dairy market jumping from 36m litres in 2011 to 92m litres in 2013, an increase of 155%. Plant-based, non-dairy foods are worth £150.6m a year and sales of soya-based alternatives to yoghurt are rising by 8% year on year.
  107. ^ a b Wandel, Hannah (ngày 10 tháng 3 năm 2011). Witkop, Nathan (biên tập). “Europe's first vegan supermarket opens in Dortmund”. Deutsche Welle. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2018.
  108. ^ a b c Moon, Louise (ngày 28 tháng 10 năm 2017). “Inside Hong Kong's growing appetite for veganism”. Hong Kong (Health & Environment). South China Morning Post. Alibaba Group. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2018. In contrast, Hong Kong residents in 2015 consumed the highest amount of meat and seafood in the world, at 140 kg per capita, a study by global market research company Euromonitor found. Yet in the five years from 2015 to 2020, China's vegan market is expected to rise by more than 17 per cent – marking the fastest growth rate internationally in that period and offering proof the trend has filtered into the region in recent years.
  109. ^ White, Victoria (ngày 24 tháng 5 năm 2016). “Euromonitor launches new Ethical Labels database”. New Food. Russell Publishing. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2018. The top three fastest growing vegan markets between 2015 and 2020 are China at 17.2 percent, United Arab Emirates at 10.6 percent, and Australia at 9.6 percent.

    “Sales growth of the vegan market between 2015 and 2020 worldwide, by country”. Euromonitor International. tháng 5 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2018 – qua Statista. According to the report, China was projected to be the fastest growing market for vegan products between 2015 and 2020, with a growth rate of 17.2 percent. As of 2016, Asia Pacific held the largest share of vegan consumers globally, with approximately nine percent of people following a vegan diet in this area. [...] China, the United Arab Emirates and Australia were forecast to be the fastest growing markets for vegan products between 2015 and 2020. Australia's vegan market was projected to have a growth rate of 9.6 percent during the period considered.
  110. ^ White, Victoria (ngày 24 tháng 5 năm 2016). “Euromonitor launches new Ethical Labels database”. New Food. Russell Publishing. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2018. The top three fastest growing vegan markets between 2015 and 2020 are China at 17.2 percent, United Arab Emirates at 10.6 percent, and Australia at 9.6 percent.

    “Sales growth of the vegan market between 2015 and 2020 worldwide, by country”. Euromonitor International. tháng 5 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2018 – qua Statista. According to the report, China was projected to be the fastest growing market for vegan products between 2015 and 2020, with a growth rate of 17.2 percent. As of 2016, Asia Pacific held the largest share of vegan consumers globally, with approximately nine percent of people following a vegan diet in this area. [...] China, the United Arab Emirates and Australia were forecast to be the fastest growing markets for vegan products between 2015 and 2020. Australia's vegan market was projected to have a growth rate of 9.6 percent during the period considered.
  111. ^ Cormack, Lucy (ngày 4 tháng 6 năm 2016). “Australia is the third-fastest growing vegan market in the world”. The Sydney Morning Herald. Fairfax Media. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2018. The Brewers are an example of the increasing move towards veganism in Australia, now the third-fastest growing vegan market in the world, after the United Arab Emirates and China. Data from market researcher Euromonitor International has shown Australia's packaged vegan food market is currently worth almost $136 million, set to reach $215 million by 2020.
  112. ^ White, Victoria (ngày 24 tháng 5 năm 2016). “Euromonitor launches new Ethical Labels database”. New Food. Russell Publishing. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2018. The top three fastest growing vegan markets between 2015 and 2020 are China at 17.2 percent, United Arab Emirates at 10.6 percent, and Australia at 9.6 percent.

    “Sales growth of the vegan market between 2015 and 2020 worldwide, by country”. Euromonitor International. tháng 5 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2018 – qua Statista. According to the report, China was projected to be the fastest growing market for vegan products between 2015 and 2020, with a growth rate of 17.2 percent. As of 2016, Asia Pacific held the largest share of vegan consumers globally, with approximately nine percent of people following a vegan diet in this area. [...] China, the United Arab Emirates and Australia were forecast to be the fastest growing markets for vegan products between 2015 and 2020. Australia's vegan market was projected to have a growth rate of 9.6 percent during the period considered.
  113. ^ Guttman, Amy (ngày 4 tháng 10 năm 2013). “Meat-Drenched Oktoberfest Warms To Vegans”. The Salt. NPR. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2018. The culinary cornerstones of the Munich festival, which runs this year from Sept. 21 to Oct. 6, include roast pork, ham hock, and weisswurst—a white sausage that complements the 40 different types of local beer. But this year, breaking with a 200-year-old tradition, Oktoberfest is catering to vegans. Claudia Bauer of the Munich City Council, which organizes the festival, says the move is a sign of the times.
  114. ^ Reese, Jacy (ngày 6 tháng 11 năm 2018). The End of Animal Farming: How Scientists, Entrepreneurs, and Activists are Building an Animal-Free Food System. Boston: Beacon Press. ISBN 9780807039878.
  115. ^ Reese, Jacy (ngày 16 tháng 11 năm 2018). “There's no such thing as humane meat or eggs. Stop kidding yourself”. The Guardian. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2020.
  116. ^ Riederer, Rachel (ngày 13 tháng 2 năm 2019). “The Future of Meat Is Vegan”. The New Republic. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2020.
  117. ^ a b Banis, Davide (ngày 27 tháng 11 năm 2018). “New Book Draws Detailed Roadmap Of How We Can End Animal Farming”. Forbes. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2020.
  118. ^ White, Victoria (ngày 24 tháng 5 năm 2016). “Euromonitor launches new Ethical Labels database”. New Food. Russell Publishing. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2018. The top three fastest growing vegan markets between 2015 and 2020 are China at 17.2 percent, United Arab Emirates at 10.6 percent, and Australia at 9.6 percent.

    “Sales growth of the vegan market between 2015 and 2020 worldwide, by country”. Euromonitor International. tháng 5 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2018 – qua Statista. According to the report, China was projected to be the fastest growing market for vegan products between 2015 and 2020, with a growth rate of 17.2 percent. As of 2016, Asia Pacific held the largest share of vegan consumers globally, with approximately nine percent of people following a vegan diet in this area. [...] China, the United Arab Emirates and Australia were forecast to be the fastest growing markets for vegan products between 2015 and 2020. Australia's vegan market was projected to have a growth rate of 9.6 percent during the period considered.
  119. ^ White, Victoria (ngày 24 tháng 5 năm 2016). “Euromonitor launches new Ethical Labels database”. New Food. Russell Publishing. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2018. The top three fastest growing vegan markets between 2015 and 2020 are China at 17.2 percent, United Arab Emirates at 10.6 percent, and Australia at 9.6 percent.

    “Sales growth of the vegan market between 2015 and 2020 worldwide, by country”. Euromonitor International. tháng 5 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2018 – qua Statista. According to the report, China was projected to be the fastest growing market for vegan products between 2015 and 2020, with a growth rate of 17.2 percent. As of 2016, Asia Pacific held the largest share of vegan consumers globally, with approximately nine percent of people following a vegan diet in this area. [...] China, the United Arab Emirates and Australia were forecast to be the fastest growing markets for vegan products between 2015 and 2020. Australia's vegan market was projected to have a growth rate of 9.6 percent during the period considered.
  120. ^ Barbara Reiter, Anita Kattinger, "Total Vegan", Kurier, ngày 28 tháng 5 năm 2013.
  121. ^ (tiếng Hà Lan) "Minder vlees eten steeds meer ingeburgerd", Vilt, ngày 16 tháng 2 năm 2016.
  122. ^ “Most vegans, vegetarians in Canada are under 35: Survey”.
  123. ^ Richter M, Boeing H, Grünewald-Funk D, Heseker H, Kroke A, Leschik-Bonnet E, Oberritter H, Strohm D, Watzl B for the German Nutrition Society (DGE) (ngày 12 tháng 4 năm 2016). “Vegan diet. Position of the German Nutrition Society (DGE)” (PDF). Ernahrungs Umschau. 63 (4): 92–102. Erratum in: 63(05): M262. doi:10.4455/eu.2016.021.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  124. ^ Agrawal, Sutapa; Millett, Christopher J; Dhillon, Preet K; Subramanian, SV; Ebrahim, Shah (2014). “Type of vegetarian diet, obesity and diabetes in adult Indian population”. Nutrition Journal. 13 (1): 89. doi:10.1186/1475-2891-13-89. PMC 4168165. PMID 25192735.
  125. ^ Sales, Ben (ngày 17 tháng 10 năm 2014). “Israelis growing hungry for vegan diet”. Tel Aviv: Jewish Telegraphic Agency. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2018 – qua The Times of Israel.

    Avivi, Yuval (ngày 6 tháng 3 năm 2014). “Is Tel Aviv's vegan craze here to stay?”. Al-Monitor. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2018. Another poll, published by the Panels Institute in advance of the new season of the reality cooking show 'Master Chef' in January 2014 found that 8% of Israelis define themselves as vegetarians and 5% as vegans. In that same poll, 13% of the respondents said that they are considering adopting a vegan or vegetarian lifestyle in the near future, while almost 25% said that they had reduced their meat consumption in the last year.

    Cohen, Tova (ngày 21 tháng 7 năm 2015). “In the land of milk and honey, Israelis turn vegan”. Reuters. Tel Aviv. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2018. A study prepared for the Globes newspaper and Israel's Channel Two found 5 percent of Israelis identify as vegan and 8 percent as vegetarian while 13 percent are weighing going vegan or vegetarian. In 2010 just 2.6 percent were vegetarian or vegan.
  126. ^ “Veganism in Israel (Society & Culture: Veganism)”. The Jewish Virtual Library. AICE. tháng 2 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2018. Israel is home to the largest percentage of vegans per capita in the world. Approximately 5 percent of Israelis (approximately 300,000) are vegans according to a 2015 survey by Globes and Israel's Channel 2 News, compared to 2 percent of U.S. and U.K. citizens and only 1 percent of Germans. Hence, it’s not surprising that more than 400 certified vegan restaurants can be found in Tel Aviv alone.
  127. ^ Shpigel, Noa (ngày 13 tháng 9 năm 2015). “Veganism on the Rise Among Israeli Arabs”. Haaretz. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2018.
  128. ^ Kamin, Debra (tháng 12 năm 2015). “Big in Israel: Vegan Soldiers”. The Atlantic. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2018. The IDF is also issuing leather-free combat boots and wool-free berets to soldiers who register as vegan, so they can march into battle knowing that no living creature has been harmed in their provisioning. (What happens during battle is, of course, harder to control.)

    Cheslow, Daniella (ngày 10 tháng 12 năm 2015). “As More Israelis Go Vegan, Their Military Adjusts Its Menu”. The Salt. NPR. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2018. The Israeli military, it turns out, was surprisingly eager to help. A military spokesman tells The Salt that vegans serve in all capacities, including as combat soldiers. Vegan soldiers wear wool-free berets and leather-free boots, and they get an additional stipend to supplement their food, the military says.
  129. ^ (tiếng Ý) Vera Schiavazzi, "Addio carne e pesce: in aumento il popolo dei vegetariani e vegani in Italia", La Repubblica, ngày 2 tháng 10 năm 2015.
  130. ^ (tiếng Hà Lan) NVV, "Vegan jaaroverzicht 2017" Lưu trữ 2018-06-12 tại Wayback Machine, 2018.
  131. ^ “What Vegan Travelers Need to Know about Dining in Romania”. Huffington Post. ngày 14 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2018.
  132. ^ Molloy, Antonia (ngày 24 tháng 3 năm 2014). “One in ten Swedes is vegetarian or vegan, according to study”. The Independent. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2018. In the poll conducted by Demoskop, six per cent of respondents said they were vegetarians, while four per cent said they were vegans. The highest prevalence was seen among 15–34 year-olds, with 17 per cent describing themselves as vegetarian or vegan.
  133. ^ “Veg-Umfrage 2017” (bằng tiếng Đức). swissveg. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2019.
  134. ^ "Would you describe yourself as a vegetarian or vegan?" Lưu trữ 2012-04-05 tại Wayback Machine, Survey of Public Attitudes and Behaviours toward the Environment, Department for Environment, Food and Rural Affairs, 2007, table 210, question F7, 481: 81 respondents out of 3,618 said they were vegans.
  135. ^ “Find out how many vegans are in Great Britain”. The Vegan Society. ngày 17 tháng 5 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2018. There are over half a million vegans in Britain—at least 1.05% of the 15 and over population*—new research commissioned by The Vegan Society in partnership with Vegan Life magazine, has found. At least 542,000 people in Britain are now following a vegan diet and never consume any animal products including meat, fish, milk, cheese, eggs and honey. This is a whopping increase since the last estimate of 150,000 ten years ago, making veganism one of Britain's fastest growing lifestyle movements. [...] *There are 51 million people in England, Scotland and Wales aged 15 and over.
  136. ^ Petter, Olivia (ngày 3 tháng 4 năm 2018). “Number of vegans in UK soars to 3.5 million, survey finds”. Indy/Eats. The Independent. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2018. [A]ccording to a new survey by comparethemarket.com, there has been a significant spike in the number of people going vegan in the UK since 2016, with more than 3.5 million Brits now identifying as such. The research means that seven per cent of Great Britain's population are now shunning animal products altogether for life less meaty—and cheesy. [...] Supported by Gresham College professor Carolyn Roberts, the research suggests that environmental concerns are largely responsible for edging people towards a vegan diet, as Brits strive to reduce their carbon footprint.
  137. ^ “Veganism Skyrockets To 7% Of UK Population, Says New Survey”. ngày 2 tháng 4 năm 2018.
  138. ^ “Statistics”.
  139. ^ CNN, Amy Woodyatt, Rob Picheta and Robert Iddiols. “Vegans deserve same legal protection as religious people, UK judge rules”. CNN. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2020.
  140. ^ Newport, Frank (ngày 26 tháng 7 năm 2012). “In U.S., 5% Consider Themselves Vegetarians”. Gallup. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2018. Vegetarianism in the U.S. remains quite uncommon and a lifestyle that is neither growing nor waning in popularity. The 5% of the adult population who consider themselves to be vegetarians is no larger than it was in previous Gallup surveys conducted in 1999 and 2001. The incidence of veganism is even smaller, at a scant 2% of the adult population.
  141. ^ "Study of Current and Former Vegetarians and Vegans", Faunalytics, December 2014, 4; "How Many Former Vegetarians and Vegans Are There?", Faunalytics, ngày 2 tháng 12 năm 2014.
  142. ^ a b https://www.bbc.com/news/amp/world-us-canada-53787329
  143. ^ Neff, Michelle (ngày 27 tháng 6 năm 2017). “6 Percent of Americans Now Identify as Vegan – Why This Is a Huge Deal for the Planet”. One Green Planet. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2018.

    “Top Trends in Prepared Foods 2017: Exploring trends in meat, fish and seafood; pasta, noodles and rice; prepared meals; savory deli food; soup; and meat substitutes”. Research and Markets. tháng 6 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2018 – qua Report Buyer. Consumers' diets are diverse, and while most claim not to follow a specific diet, there is a gradual shift occurring in response to health trends. Interestingly, 44% of consumers in Germany follow a low-meat diet, which is a significant increase from 2014 (26%). Similarly, 6% of US consumers now claim to be vegan, up from just 1% in 2014.  
  144. ^ “Basic Report: 01077, Milk, whole, 3.25% milkfat, with added vitamin D”. United States National Agricultural Library. United States Department of Agriculture. tháng 5 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2018.
  145. ^ “Basic Report: 16222, Soymilk (all flavors), unsweetened, with added calcium, vitamins A and D”. United States National Agricultural Library. United States Department of Agriculture. tháng 5 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2018.
  146. ^ “Full Report (All Nutrients): 45179305, Silk, almondmilk, unsweetened original, UPC: 025293001701”. Label Insight. ngày 25 tháng 6 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2018 – qua United States Department of Agriculture.

  • The Vegan Society
  • Veganism.com
  • Anchay.vn - Official IVU Member in Vietnam

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thuần_chay&oldid=68688812”