Trong việc hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp thị trường tiêu thụ là yếu tố có vai trò

A. MỞ ĐẦUI. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀITrong quá trình phát triển vùng kinh tế, chuyên môn hoá và phát triển tổnghợp là hai yếu tố có vai trò hết sức quan trọng, trong đó chuyên môn hoá là nhân tốquyết định hướng phát triển kinh tế của vùng, còn phát triển tổng hợp đóng vai tròlà cơ sở cho việc sản xuất chuyên môn hoá.Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tănglên, các mối liên hệ kinh tế trong vùng ngày càng được thắt chặt hơn thì yêu cầu vềchuyên môn hoá sản xuất ngày càng đòi hỏi cao hơn, các ngành sản xuất chuyênmôn hoá đòi hỏi phải lớn về số lượng, cao về chất lượng và phải đảm bảo được vềmặt thẩm mĩ nhưng giá thành phải hợp lí nhất.Tuy nhiên, xét trên thực tiễn, việc sản xuất chuyên môn hoá ở một vùng kinhtế phải chịu tác động của nhiều yếu tố. Trong đó, có những yếu tố có tác động tíchcực thúc đẩy quá trình sản xuất chuyên môn hoá phát triển nhưng cũng có nhữngyếu tố tác động tiêu cực làm cản trở quá trình sản xuất chuyên môn hoá của vùng.Vì vậy, để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của một số yếu tố đến quá trình chuyênmôn hoá sản xuất, em đã lựa chọn đề tài bài tập lớn: “Những yếu tố ảnh hưởngđên sản xuất chuyên môn hoá của vùng kinh tế” để nghiên cứu.II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU- Có được những khái niệm liên quan về vùng kinh tế, bản chất vùng kinh tếvà các loại vùng kinh tế.- Tìm hiểu được những vấn đề về sản xuất chuyên môn hoá, đặc biệt là cácyếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất chuyên môn hoá của vùng kinh tế.- Có được những định hướng để phát triển sản xuất chuyên môn hoá của vùngkinh tế.- Có được sự liên hệ trong sản xuất chuyên môn hoá vùng kinh tế ở Việt Nam.III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.- Nghiên cứu cơ sở lý luận về vùng kinh tế.- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chuyên môn hoá của vùng kinhtế.- Nghiên cứu những định hướng để phát triên chuyên môn hoá trong vùng.- Liên hệ vào Việt NamIV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU- Phương pháp thu thập tài liệu- Phương pháp phân tích, xử lí tài liệu.- Phương pháp tổng hợp tài liệu.- Phương pháp vận dụng.- Phương pháp báo cáo.V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU1. Đối tượng nghiên cứu- Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chuyên môn hoá2. Phạm vi nghiên cứu- Vùng kinh tế.VI. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀIDo thời gian và trình độ của người nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài chỉ trìnhbày những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chuyên môn hoá của vùng kinh tế màchưa đi sâu vào phân tích cụ thể, chi tiết.B. NỘI DUNGCHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VÙNG KINH TẾ1.1. Khái niệm vùng kinh tếTheo P.M.Alampiep: “Vùng kinh tế là một bộ phận toàn vẹn của nền kinh tếquốc dân, có những ngành sản xuất chuyên môn hoá và những mối lien hệ kinh tếnội bộ chặt chẽ, đồng thời luôn gắn chặt với những phần lãnh thổ khác của đấtnước trên cở sở phân công lao động xã hội theo lãnh thổ”Hay nói cách khác, vùng kinh tế là một phạm vi không gian địa lý nhất định, ởđó, dưới tác động của qui luật kinh tế xã hội chủ nghĩa, các ngành sản xuất kết hợpchặt chẽ với nhau thành một hệ thống kinh tế thống nhất và cân đối: một thể tổnghợp sản xuất – lãnh thổ (không phải là một tổng số các ngành phát triển hỗn độn,tách rời nhau hoặc quan hệ với nhau một cách tuỳ tiện). Mỗi vùng kinh tế khôngchỉ phát triển cân đối trong nội bộ, mà còn phát triển cân đối với các vùng kinh tếkhác của đất nước, khiến cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân là một thể tổng hợp sảnxuất thống nhất phát triển cân đối trên cơ sở một đường lối nhất định.1.2. Chức năng của vùng kinh tế-Chuyên môn hoá sản xuất: Là chức năng kinh tế cơ bản của vùng, là địnhhướng phát triển chủ yếu của vùng. Các ngành sản xuất chuyên môn hoá dựa trênviệc khai thác và sử dụng các tiềm năng thế mạnh đặc thù của vùng để tạo ra khốilượng sản phẩm lớn, chất lượng tốt, giá thành rẻ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thịtrường nội địa và quốc tế.-Phát triển tổng hợp: Là sự kết hợp các ngành sản xuất kinh tế trong vùng, cácngành này có sự phụ thuộc lẫn nhau theo một tỷ lệ nhất định tạo ên sự phối hợpnhịp nhàng, cân đối nhằm thực hiện nhiệm vụ phân công lao động xã hội của nềnkinh tế quốc dân.1.3. Bản chất của vùng kinh tếMuốn tiến hành sản xuất phải căn cứ vào nhu cầu về sản phẩm hàng hóa màxã hội đòi hỏi. Mặt khác, phải căn cứ vào khả năng của vùng.Vùng kinh tế đồng thời chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp nên sản xuấtcủa nó có thể tận dụng được mọi khả năng (trội và tiềm tàng) và ngày càng thỏamãn được mọi nhu cầu (về sản phẩm hàng hóa và sản phẩm tiêu thụ trong vùng).Nghĩa là “sản xuất” tiến tới cân đối với “nhuSản cầu” và “khả năng”.xuấtCân đốiNhucầuKhảnăngHình: Sơ đồ bản chất của vùng kinh tế1.4 Các loại vùng kinh tếCăn cứ vào qui mô, chức năng, mức độ phát triển chuyên môn hoá và pháttriển tổng hợp. Hệ thống các vùng kinh tế trong một nước được phân loại như sau:1.4.1.Vùng kinh tế ngành:Vùng kinh tế ngành là vùng kinh tế được phát triển và phân bố chủ yếu mộtngành sản xuất, ví dụ: Vùng nông nghiệp, vùng công nghiệp. Vùng kinh tế ngànhcũng có đầy đủ hai nội dung cơ bản của vùng kinh tế đó là sản xuất chuyên mônhoá và phát triển tổng hợp.1.4.2. Vùng kinh tế tổng hợp:* Vùng kinh tế lớnVùng kinh tế lớn là các vùng kinh tế tổng hợp cấp cao nhất. Mỗi vùng kinh tếlớn có qui mô lãnh thổ bao trùm trên nhiều tỉnh và thành phố liền kề nhau; cóchung những định hướng cơ bản về chuyên môn hoá sản xuất, với những ngànhchuyên môn hoá lớn có ý nghĩa đối với cả nước; sự phát triển tổng hợp của vùngphong phú, đa dạng. Các vùng kinh tế lớn còn có những mối liên quan chung vềkinh tế - chính trị - quốc phòng.* Vùng kinh tế - hành chínhVùng kinh tế - hành chính là những vùng kinh tế vừa có ý nghĩa, chức năngkinh tế, vừa có ý nghĩa, chức năng hành chính. Mỗi vùng kinh tế - hành chính cómột cấp chính quyền tương ứng: Vừa có chức năng quản lý kinh tế, vừa có chứcnăng quản lý hành chính trên toàn bộ địa bàn lãnh thổ của vùng. Vùng kinh tế hànhchính có 2 loại:+ Vùng kinh tế hành chính tỉnh: với qui mô và số lượng các chuyên môn hóacó hạn, nhưng các mối liên hệ kinh tế bên trong thì chặt chẽ và bền vững, gắn bótrong một lãnh thổ thống nhất cả về quản lý hành chính và kinh tế.+ Vùng kinh tế hành chính huyện: là đơn vị lãnh thổ nhỏ nhất của hệ thốngvùng kinh tế, có mức độ chuyên môn hóa sơ khởi.1.5. Chuyên môn hoá sản xuấtChuyên môn hoá sản xuất là hình thức phân công lao động xã hội và tổ chứchợp lí lao động, phản ánh quá trình tập trung sản xuất những loại sản phẩm riêngbiệt hay những chi tiết của sản phẩm thành những ngành độc lập và những xínghiệp chuyên môn hoá, nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sảnphẩm. Được đặc trưng bởi tính đồng nhất của sản phẩm và quá trình công nghệ,thiết bị và cán bộ chuyên môn nên CMHSX được coi là một đặc trưng của nền kinhtế hiện đại. Tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và kĩ thuật, quản lí, có chuyên mônhoá ngành, chuyên môn hoá xí nghiệp, chuyên môn hoá thành phẩm, chuyên mônhoá chi tiết sản phẩm, chuyên môn hoá giai đoạn công nghệ, vv.CHƯƠNG II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤTCHUYÊN MÔN HOÁ CỦA VÙNG KINH TẾ2.1. Vai trò của sản xuất chuyên hoá đối với phát triển kinh tế vùng.- Chuyên môn hoá sản xuất là dựa vào những điều kiện thuận lợi của vùng vềtự nhiên - kinh tế, xã hội – lịch sử để sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá với chấtlượng tốt, giá thành hạ, cung cấp cho nhu cầu của nhiều vùng khác, cho nhu cầu cảnước và xuất khẩu.- Chuyên môn hoá sản xuất của vùng kinh tế thể hiện nét đặc trưng, độc đáocủa vùng, vai trò, nhiệm vụ của vùng với các vùng khác, cũng như đối với nền kinhtế quốc dân trong một giai đoạn lịch sử nhất định.- Những ngành chuyên môn hoá sản xuất trong vùng được hình thành và pháttriển dựa trên những điều kiện thuận lợi của vùng. Vì vậy những ngành này thườnglà những ngành cho hiệu quả kinh tế cao nhất, quyết định phương hướng sản xuấtchính của vùng và thường là những ngành đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tếvùng.- Trong thực tế, mỗi vùng kinh tế thường có nhiều ngành chuyên môn hoá sảnxuất khác nhau (đặc biệt là vùng kinh tế lớn). Vì vậy cần phải xác định được vai tròvị trí của từng ngành chuyên môn hoá sản xuất trong vùng, cũng như vai trò vị trícủa từng cơ sở chuyên môn hoá sản xuất trong ngành để có phương hướng đầu tưphát triển hợp lý. Để làm được điều đó, người ta thường căn cứ vào một hệ thốngnhiều chỉ tiêu để phân tích trong đó những chỉ tiêu được sử dụng phổ biến là:+ Tỷ trọng giá trị sản phẩm hàng hoá của một ngành sản xuất chuyên môn hoánào đó trong vùng so với toàn bộ giá trị sản phẩm của ngành ấy được sản xuất ra ởtrong vùng trong một năm:S’IVS’IV: giá trị sản phẩm hàng hoá ngành I trong vùngx 100%SIVSIV: giá trị sản phẩm ngành I trong vùng+ Tỷ trọng giá trị sản phẩm hàng hoá của ngành sản xuất chuyên môn hoá nàođó trong vùng so với toàn bộ giá trị sản phẩm hàng hoá của ngành đó được sản xuấtra trên cả nước trong một năm:S’IVS’IV: giá trị sản phẩm hàng hoá ngành I trong vùngx 100%SIN: giá trị sản phẩm ngành I trong cả nướcSIN+ Tỷ trọng giá trị sản phẩm của một ngành sản xuất chuyên môn hoá nào đótrong vùng so với toàn bộ giá trị sản phẩm của ngành đó được sản xuất ra trên cảnước trong một năm (hoặc tỷ số đó về vốn đầu tư hay lao động):SIVSIV: giá trị sản phẩm ngành I trong vùngx 100%SIN: giá trị sản phẩm ngành I trong cả nướcSIV+ Tỷ trọng giá trị sản phẩm của ngành sản xuất chuyên môn hoá nào đó trongvùng so với tổng giá trị sản xuất của toàn vùng:SIVSIV: giá trị sản phẩm ngành I trong vùngx 100%GOV: tổng giá trị sản xuất của toàn vùngGOVKết hợp các chỉ tiêu trên có thể xác định được vai trò vị trí các ngành sản xuấtchuyên môn hoá trong vùng:- Các ngành sản xuất chuyên môn hoá dựa trên việc khai thác và sử dụng tiềmnăng thế mạnh đặc thù cảu vùng để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng tốt,gía thành rẻ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thị trường nội địa và quốc tế.- Các ngành chuyên môn hoá sản xuất tham gia vào hoạt động theo lãnh thổtrong phạm vi không gian của cả nước và quốc tế.- Sản xuất chuyên môn hoá mang lại hiệu quả cao cho vùng và cả nước, trởthành những ngành động lực, thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất khác vàcả nền kinh tế quốc dân.Sự chuyên môn hoá nói lên chức năng sản xuất cơ bản và quyết định phươnghướng sản xuất chủ yếu của vùng trong một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định.Mặt khác, sự chuyên môn hoá của vùng kinh tế nói lên vai trò và vị trí của vùngtrong nền kinh tế phải gánh vác đối với cả nước hay đối với nhiều vùng khác trong một thời gian tương đối dài.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chuyên môn hoá của vùng kinh tế2.1.1. Tài nguyên tự nhiên:Tài nguyên tự nhiên là các vật thể và lực lượng tự nhiên. Ở trình độ phát triểnlực lượng sản xuất nhất định, tài nguyên tự nhiên được sử dụng để thoả mãn nhucầu của xã hội loài người dưới hình thức tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuấtvật chất và không sản xuất vật chất.Các nguồn tài nguyên tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên, vĩnh viễntới quá trình phát triển và phân bố sản xuất các ngành chuyên môn hoá, trong đóchủ yếu là ngành nông nghiệp.a. Đất đai:Trong kinh tế học, đất bao gồm tất cả các tài nguyên có nguồn gốc tự nhiên,chẳng hạn như vị trí địa lý của khu vực đất đai, các tài nguyên khoáng sản dướilòng đất, và thậm chí các thành phần của phổ điện từ. Trong kinh tế học cổ điển nóđược coi là một trong các yếu tố sản xuất, các yếu tố khác là tư bản và sức laođộng.- Trong chuyên môn hoá nông nghiệp, đất là yếu tố quyết định hàng đầu. Lànhân tố tác động trực tiếp hình thành nên những vùng chuyên canh nông nghiệp,tạo nên năng suất và chất lượng cho nông phẩm.Nếu ở những vùng không có điều kiện thuận lợi vượt trội về đất đai thì vùngđó khó có thể hình thành những vùng chuyên canh nông nghiệp.Ví dụ: Ở Việt Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long có đất phù sa màu mỡnên hành thành vùng chuyên canh cây lương thực trong đó chủ yếu là cây lúa nước.Vùng Tây Nguyên, các cao nguyên đất đỏ bazan hình thành nên các vùng chuyêncanh cây cà phê.- Đối với chuyên môn hoá các ngành công nghiệp, đất là địa bàn hoạt độngcông nghiệp, là nơi xây dựng các xí nghiệp, cụm công nghiệp, hình thành nênnhững khu công nghiệp tập trung với các ngành sản xuất chuyên môn hoá.Tuy nhiên, nếu quá trình khai thác tài nguyên đất của con người không hợp lí,đất sẽ bị thoái hoá, bạc màu, mất dinh dưỡng, độ phì của đất giảm xuống. Như vậy,sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất chuyên môn hoá, đặc biệt là trong sản xuấtnông nghiệp.b. Khí hậuKhí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyến,gió các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trongkhoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định.Điều này trái ngược với khái niệm thời tiết về mặt thời gian, do thời tiết chỉđề cập đến các diễn biến hiện tại hoặc tương lai gần. Khí hậu của một khu vực ảnhhưởng bởi toạ độ địa lí, địa hình, độ cao, độ ổn định của băng tuyết bao phủ cũngnhư các dòng nước lưu ở các đại dương lân cận.Khí hậu phân ra các kiểu khác nhau dựa trên các thông số chính xác về nhiệtđộ và lượng mưa. Do vậy, nó có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất chhuyên môn hoácủa vùng.Các vùng kinh tế có sự khác nhau về mặt thờ tiết và khí hậu. Do vậy, ở mỗivùng khác nhau sẽ có những ngành sna xuất chuyên môn hoá khác nhau. Điiêù nàybị chi phối bởi tính đặc thù khí hậu của mỗi vùng.- Nguyên nhân: Mỗi loại sinh vật trong ngành nông nghiệp có khả năng thíchứng với những kiểu khí hậu khác nhau. Chúng có thể sinh trưởng và phát triểnnhanh trong một điều kiện khí hậu phù hợp. Tuy nhiên cũng có một số loại sinh vậtkém thích nghi. Vì vậy, sẽ có loài sinh vật này phù hợp với kiểu khí hậu tương ứngsẽ phát triển nhanh và cho năng suất, chất lượng tốt hình thành nên những vùngchuyên môn hoá nông nghiệp.Ví dụ: Trên thế giới hình thành các loại vùng chuyên canh các loại cây ôn đới,cây cận nhiệt, nhiệt đới…Tuy nhiên trong điều kiện khí hậu thay đổi, khả năng thích nghi của các loàisinh vật ngày càng hạn chế sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất chuyên môn hoácủa vùng.c. Khoáng sảnKhoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ tráiđất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên tố có íchhoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày".Khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng sản.Khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của loài người vàkhai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến môi trườngsống. Một mặt, tài nguyên khoáng sản là nguồn vật chất để tạo nên các dạng vậtchất có ích và của cải của con người. Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyênkhoáng sản thường tạo ra các loại ô nhiễm như bụi, kim loại nặng, các hoá chất độcvà hơi khí độc (SO2, CO, CH4 v.v...).Khoáng sản được phân loại theo nhiều cách:- Theo dạng tồn tại: Rắn, khí (khí đốt, Acgon, He), lỏng (Hg, dầu, nướckhoáng).- Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh (sinh ratrên bề mặt trái đất).- Theo thành phần hoá học: Khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại màu,kim loại quý hiếm), khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý, vật liệu xâydựng), khoáng sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy).2.2.2 Phân công lao động xã hội theo lãnh thổPhân công lao động theo lãnh thổ vừa là cơ sở, vừa là động lực của sự hìnhthành chuyên môn hoá trong vùng kinh tế.Phân công lao động theo lãnh thổ được biểu hiện bằng sự tập trung các loạisản xuất riêng biệt trên một lãnh thổ nhất định, bằng sự chuyên môn hoá sản xuấtcủa dân cư dựa vào những điều kiện và đặc điểm phát triển sản xuất đặc thù, đó làmột vùng kinh tế.Các vùng kinh tế thông qua các mối liên hệ kinh tế, liên kết với nhau trongmột hệ thống phân công lao động theo lãnh thổ thống nhất.Chuyên môn hóa sản xuất là kết quả tất yếu của quá trình phân công lao động.Các hình thức phân công lao động xã hội và tổ chức hợp lí lao động, phản ánh quátrình tập trung sản xuất những loại sản phẩm riêng biệt hay những chi tiết của sảnphẩm thành những ngành độc lập và những xí nghiệp chuyên môn hoá, nhằm tăngnăng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Bởi tính đồng nhất của sảnphẩm, quá trình công nghệ, thiết bị và cán bộ chuyên môn, nên chuyên môn hóasản xuất được coi là một đặc trưng của nền kinh tế hiện đại.Xét trên góc độ doanh nghiệp, thì chuyên môn hóa sản xuất là việc tập trung hoạtđộng của doanh nghiệp vào thực hiện những công việc cùng loại nhất định. Nhữngcông việc cùng loại mà doanh nghiệp thường thực hiện như: chế tạo những sảnphẩm có giá trị sử dụng khác nhau; thực hiện một số giai đoạn công nghệ của quátrình công nghệ sản phẩm; hoàn chỉnh hoặc tập trung chế tạo một số bộ phận, chitiết của sản phẩm hoàn chỉnh… Phân công lao động xã hội càng phát triển, trình độchuyên môn hóa sản xuất của các doanh nghiệp càng cao.Trong điều kiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, sự phân cônglao động giữa các doanh nghiệp để hình thành và phát triển mỗi hình thức chuyênmôn hóa có thể được thực hiện bằng những cách khác nhau như: các doanh nghiệpthoả thuận một cách có tổ chức sự phân công sản xuất và các thị trường sản phẩm;các doanh nghiệp chịu sự điều tiết tự phát của thị trường, qua các quan cạnh tranh,chúng tự tìm ra được những lĩnh vực sản phẩm thị trường của riêng mình. Sự pháttriển chuyên môn hóa sản xuất của mỗi doanh nghiệp là việc doanh nghiệp tậptrung thực hiện những công việc cùng loại nhất định, nhưng không loại trừ việcdoanh nghiệp cũng thực hiện những công việc khác loại. Một doanh nghiệp có trìnhđộ chuyên môn hóa cao khi những công việc cùng loại ấy tạo thành nhiệm vụ kinhdoanh chủ yếu của doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số mà doanhnghiệp thu được.Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ, tất yếu sẽ dẫn tới chuyên môn hoá.Đây là một qui luật tất yếu khách quan, do đó trong phát triển và phân bố sản xuấtcủa đất nước cần nghiên cứu nhận thức qui luật này nhằm phân bố sản xuất theohướng hình thành những vùng sản xuất chuyên môn hoá đưa lại hiệu quả kinh tếcao. Tuy nhiên đi liền với phát triển sản xuất chuyên môn hoá, phải kết hợp pháttriển tổng hợp nền kinh tế của vùng mới có thể khai thác đầy đủ, hợp lý mọi tiềmnăng sản xuất của vùng và hỗ trợ`cho chuyên môn hóa sản xuất của vùng pháttriển.2.2.3. Cơ sở hạ tầngCơ sở hạ tầng là khái niệm gồm nội hàm chứa đựng tất cả các quan hệ sảnxuất và hoạt động thức tiễn liên quan đến vất chất (làm ra, tiêu thụ, vận chuyển, lưuthông, tàng trữ vv), các quan hệ và hoạt động mang tính vật chất.Cơ sở hạ tầng bao gồm:• Trung• Các• Cơtâm công nghiệp, thành phố lớncơ sở sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp quan trọngsở giao thông vận tải2.2.4. Khoa học công nghệKhoa hộc công nghệ là phương thức dùng được đúc kết lại để sản xuất ra vậtchất - sản phẩm. và những việc liên quan đến sản phẩm từ con người làm ra - theonghĩa rộng bao gồm cả các công trình can thiệp vào quá trình tự nhiên của vật chấtbởi con người.Hay nói cách khác, khoa học công nghệ là tập hợp các phương pháp, quytrình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thànhsản phẩm. Như vậy công nghệ là việc phát triển và ứng dụng của các dụng cụ, máymóc, nguyên liệu và quy trình để giúp đỡ giải quyết những vấn đề của con người.Với tư cách là hoạt động con người, công nghệ diễn ra trước khi có khoa họcvà kỹ nghệ. Nó thể hiện kiến thức của con người trong giải quyết các vấn đề thực tếđể tạo ra các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu hoặc quy trình tiêu chuẩn. Việc tiêuchuẩn hóa như vậy là đặc thù chủ yếu của công nghệ. Khái niệm về kỹ thuật đượchiểu là bao gồm toàn bộ những phương tiện lao động và nhưng phương pháp tạo racơ sở vật chất.Khoa học công nghệ có vai trò rất lớn đố với việc sản xuất chuyên môn hoácủa vùng kinh tế:Tiến bộ của khoa học công nghệ ảnh hưởng tới quá trìnhhình thành vùng kinh tế nhiều mặt.Tiến bộ KHCN cũng cho phép cải tạo các vùng đất xấu hoặc đầm lầy thànhnhững vùng canh tác, tạo nên những vùng sản xuất nông nghiệp chuyên môn hoáquan trọng.- Khoa học công nghệ là động lực phát triển chuyên môn hóa các ngành nôngnghiệp, công nghiệp và cả dịch vụ.- Khoa học công nghệ thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấucông nghiệp, đóng vai trò trong việc duy trì, cải tiến và định hướng các ngành sảnxuất chuyên môn hóa trong tương lai.- Khoa học công nghệ thúc đẩy quá trình phân công lao động, làm thay đổisâu sắc phương thức lao động của con người, do vậy ảnh hưởng gián tiếp đếnchuyên môn hóa sản xuất.- Khoa học công nghệ góp phần tăng giá trị sản xuất của các ngành nôngnghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, tác động lớn nhất là ngành công nghiệp.- Khoa học công nghệ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của vùng trên cơ sởkhai thác lợi thế, thế mạnh riêng của từng vùng, từng địa phương.Tuy nhiên, khoa học công nghệ cũng là yếu tố có tác động tiêu cực nêu cácvùng không có chính sách phát triển phù hơp. Tăng cường các ngành sản xuấtchuyên môn hóa đồng nghĩa với việc đòi hỏi không ngừng đầu tư các trang thiết bịhiện đại, các hệ thống máy móc tăng năng suất và chất lượng sản phẩm sẽ tiêu tốnngân sách Nhà nước cho các vùng nhưng hiệu quả kinh tế mang lại không chắcchắn.Mặt khác, ở các nước kém phát triển, việc nhập khẩu ồ ạt các thiết bị khoa họccông nghệ “lỗi thời” (so với các nước đang phát triển) sẽ khiến các nước này cónguy cơ trở thành bãi rác công nghệ.2.2.5.Các mối liên hệ kinh tếa. Mối liên hệ kinh tế nội vùng:Mối liên hệ kinh tế nội vùng phản ánh nhu cầu sản phẩm nội vùng, góp phầnxác định cơ cấu sản xuất tổng hợp của vùng.Khi nói đến mối liên hệ kinh tế nội vùng tức là nói đến mối quan hệ giữa sảnxuất và phát triển tổng hợp. Đó là việc tận dụng hiệu quả mọi khả năng vốn cónhưng mang tính đặc thù của vùng vào việc ưu tiên vào phát triển các ngành sảnxuất chuyên môn hóa.Mối liên hệ kinh tế nội vùng giúp cho vùng có điều kiện đầu tư vào sản xuấtchuyên môn hóa, giúp cho vùng phát triển được lâu bền mà không khiến cho nênkinh tế của vùng trở nên què quặt.b. Mối quan hệ kinh tế liên vùng:Mối liên hệ kinh tế liên vùng phản ánh nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa,góp phần xác định cơ cấu sản xuất chuyên môn hóa của vùng.Mối liên hệ kinh tế liên vùng nghĩa là quan hệ kinh tế giữa các vùng với nhautrong cùng một phạm vi không gian lãnh thổ cấp lớn hơn.Đối với sản xuất chuyên môn hóa, các mối liên hệ kinh tế liên vùng có vai tròhết sức quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu về sản phẩm hàng hóa ngày càngtăng thêm hay giảm bớt, tăng khả năng hỗ trợ sản xuất giữa các vùng vơi nhaugiảm thiểu những rủi ro trong quá trình sản xuất chuyên môn hóa.c. Quan hệ kinh tế đối ngoại:Việc mở rộng quan hệ kinh tế và thương mại với nước ngoài thông qua việcđẩy mạnh các hoạt động xuất - nhập khẩu cũng có ảnh hưởng đến sự hình thành,quy mô và mức độ chuyên môn hóa của vùng kinh tế.Các sản phẩm sản xuất chuyên môn hóa của không chỉ đáp ứng nhu cầu trongvùng, các vùng trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Do vậy, quan hệ kinhtế đối ngoại được ví như là chiếc cầu nối giữa chuyên môn hóa sản xuất và ngườitiêu dùng trên thế giới, góp phần mở rộng thị trường têu thụ cho các sản phẩm củasản xuất chuyên môn hóa của một vùng kinh tế cụ thể.2.2.6. Yếu tố dân cư, dân tộcDân cư có tác động đối với sản xuất chuyên môn hoá thông qua việc phâncông lao động trong từng ngành, từng vùng kinh tế và nhu cầu về sản phẩm hànghoá trên thị trường.Khi nhu cầu của người dân về một loại sản phẩm hàng hoá tăng lên sẽ kéotheo đó là sự gia tăng khối lượng hàng hoá trong các ngành sản xuất chuyên mônhoá, điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất chuyên môn hoá.Ngược lại, khi nhu cầu về sản phẩm hàng hoá đó không còn nữa thì các ngành sảnxuất chuyên môn tạo ra các sản phẩm cũng sẽ không thể tồn tại.Đối với vấn đề dân tộc, tập quán sản xuất đã hình thành và tích luỹ lâu đời củadân bản địa tạo nên những ngành sản xuất chuyên môn hoá với những sản phẩmhàng hoá độc đáo.2.2.7. Yếu tố lịch sử, văn hoáCác làng nghề truyên thống lâu đời góp phần tạo nên những nét đặc sắc trongviệc gìn giữ bản sắc văn hoá của từng vùng, đông thời khi kết hợp với những tiếnbộ của khoa học và công nghệ, tính chuyên môn hoá cao trong khâu sản xuất sẽ tạonên những sản phẩm hàng hoá mang nét riêng biẹt của từng vùng.2.2.8. Yếu tố chính trị - pháp lí.2.2. Yếu tố chính sách phát triểnCác chính sách kinh tế trong từng vùng kinh tế cho phép các vùng ưu tiênphát triển những ngành sản xuất có lợi thế “trội” hơn hẳn các vùng khác hình thànhnên những vùng sản xuất chuyên môn hoá.Chính sách phát triển cũng cho thấy những ưu tiên của Nhà nước trong việcđầu tư vào các ngành được cho là có thể sản xuất chuyen môn hoá mang lại hiệuquẩ các cho nên kinh tế quốc dân nói chung và trong từng vùng cụ thể nói riêng.CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHUYENMÔN HÓA TRONG VÙNG KINH TẾ. LIÊN HỆ VIỆT NAM.3.1. Định hướng phát triển sản xuất chuyên môn hóa trong vùng kinh tế3.1.1. Trong nông nghiệp:Xây dựng và phát triển nền nông nghiệp toàn,gắn với công nghiệp chế biến vàthị trường; hướng tới một nền nông nghiệp sạch, ứng dụng thành công kỹ thuật tiêntiến và công nghệ sinh học vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năngsuất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa;Phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung hóa và chuyên môn hóa sản xuất;tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp.Đầu tư có hiệu quả chương trình kiên cố hoá kênh mương, chương trình cảitạo vùng trũng, phát triển trang trại.- Ưu tiên đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho việc ứng dụng và chuyển giaotiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ sinh học, hình thành các khu sản xuấtnông nghiệp công nghệ cao, hỗ trợ nông dân tìm kiếm thị trường;- Tăng cường quản lí nông nghiệp về giống cây trồng, vật nuôi, đảm bảo antoàn dịch bệnh cho gia súc, gia cầm;- Hình thành các khu sản xuất nông nghiệp tập trung; kiện toàn hệ thống hợptác xã;- Thu hút cá nhân trong và ngoài nước đấu thầu sử dụng đất.3.1.2. Trong công nghiệp:- Tăng cướng ứng dụng khoa học công nghệ vào các ngành sản xuất.3.1.3. Trong quản lý kinh tế vùng- Tái thiết kế tổ chức quản lý theo hướng liên kết dựa trên việc trao đổi ý kiếngiữa các bộ phận và cấp độ tổ chức khác nhau nhằm tối ưu hoá khả năng làm việccủa nhân viên.3.1.4 Trong quan hệ kinh tế đối ngoại- Tăng cường các hoạt động xuất, nhập khẩu, xuất khẩu các mặt hàng “phândị” (khác biệt).- Thu hút đầu tư nước ngoài- Nhập khẩu các3.2. Vấn đề phát triển sản xuất chuyên môn hóa vùng kinh tế ở Việt NamỞ Việt Nam có hai loại vùng kinh tế:Vùng kinh tế ngành: Vùng kinh tế ngành là một vùng ở đó phân bố tập trungmột ngành sản xuất nhất định, ví dụ vùng nông nghiệp, vùng công nghiệp... Vùngkinh tế ngành cũng có tính chất tổng hợp của nó. Trong vùng kinh tế ngành khôngchỉ có các ngành sản xuất chuyên môn hoá mà có cả một cơ cấu phát triển tổng hợpcủa vùng ngành, trong đó các ngành sản xuất chuyên môn hoá là cốt lõi của vùng.Sự hình thành và phát triển của vùng kinh tế ngành cũng là một quá trình phát triểnkhách quan dựa trên sự phân công lao động xã hội theo lãnh thổ. Lực lượng sảnxuất càng phát triển, cơ cấu kinh tế càng phức tạp thì vùng kinh tế ngành sẽ chồngchéo lên nhau, đen xen lẫn nhau và đến một lúc nào đó, hầu như không tồn tại cácvùng kinh tế của một ngành mà chỉ có các vùng kinh tế đa ngành phứctạp với cácsản phẩm phức tạp.Các vùng kinh tế ngành có ý nghĩa quốc gia là cơ sở hoạch định các chínhsách phát triển và phân bố của các ngành, là cơ sở để kết hợp kế hoạch hoá và quảnlý theo ngành và theo lãnh thổ.Vùng kinh tế tổng hợp: Vùng kinh tế tổng hợp là một vùng kinh tế đa ngànhphát triển một cách nhịp nhàng cân đối. Nó là một phần tử cơ cấu của nền kinh tếquốc gia.Sự chuyên môn hoá của vùng kinh tế tổng hợp được quy định bởi các vùngkinh tế ngành tồn tại trong vùng kinh tế ngành tổng hợp mà sự chuyên môn hoá củachúng có ý nghĩa đối với các ngành kinh tế tổng hợp khác.Lực lượng sản xuất càng phát triển, phân công lao động xã hội càng tỉ mỉ vàphân công lao động theo lãnh thổ trong ngành ngày càng sâu sắc sẽ làm cho cơ cấukinh tế của các vùng kinh tế tổng hợp càng thêm phức tạp. Khi đó, sự chuyên mônhoá của các vùng kinh tế tổng hợp trở thành sự chuyên môn hoá của nhiều ngànhkinh tế trong vùng. Số ngành chuyên môn hoá của các vùng kinh tế tổng hợp tănglên không có nghĩa là trình độ chuyên môn hoá của chúng giảm xuống, bởi vì sựchuyên môn hoá của vùng phản ánh mối quan hệ của vùng với nền kinh tế của cảnước hoặc với nhiều vùng kinh tế tổng hợp khác.Vùng kinh tế tổng hợp gồm có hai loại: Vùng kinh tế cơ bản và vùng kinh tếhành chínha. Vùng kinh tế cơ bản: là vùng có diện tích rộng hơn ngành sản xuất chuyênmôn hoá nhiều hơn và sự phát triển tổng hợp của vùng cũng phức tạp hơn so vớivùng kinh tế hành chính. Vùng kinh tế cơ bản chỉ có ý nghĩa và chức năng kinh tế.Do đó tác dụng chủ yếu của vùng kinh tế cơ bản là giúp cho việc nghiên cứu lậpcác chương trình kế hoạch dài hạn về phát triển kinh tế xã hội tầm quốc gia đượcxác đáng, giúp cho việc phân bố hợp lý sản xuất trong cả nước và giữa các vùnggiúp cho việc xây dựng tốt hơn mối liên hệ kinh tế giữa các vùng cũng như trong cảnước và giúp cho việc phối hợp tốt nhất giữa các vùng trong vấn đề khai thác mộtcách có hiệu quả nhâts mọi nguồn tài nguyên, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật...của đất nước, hình thành và điều tiết các cân đối lãnh thổ lớn, định hướng cácchuyển dịch cơ cấu lãnh thổ tầm vĩ mô.b. Vùng kinh tế hành chính là vùng không những có chức năng kinh tế mà còncó chức năng hành chính. Vùng kinh tế hành chính là kết quả của sự thống nhấtgiữa quản lý kinh tế với quản lý hành chính, là những vùng hành chính được xâydựng theo nguyên tắc kinh tế, ranh giới hành chính và kinh tế thống nhất.Do ý nghĩa và chức năng kinh tế của nó, cho nên vùng kinh tế hành chínhcũng có đầy đủ hai nội dung cơ bản của một vùng kinh tế tổng hợp là chuyên mônhoá sản xuất và phát triển kinh tế tổng hợp. Bản thân vùng kinh tế hành chính cũnglà một tổng hợp thể kinh tế xã hội. Do ý nghĩa và chức năng hành chính của nó chonên mỗi vùng kinh tế hành chính cũng là một đơn vị kinh tế trong phân cấp quản lýcó bộ máy, có ngân sách riêng và có thị trường địa phương. Những cơ quan chínhquyền của vùng kinh tế hành chính thi hành chức năng quản lý hành chính đồngthời cùng thực hiện chức năng quản lý kinh tế. Dân số cũng như diện tích của vùngkinh tế - hành chính phải tuỳ thuộc vào khả năng và trình độ quản lý kinh tế vàhành chính, chứ không chỉ phụ thuộc vào yếu tố kinh tế.Hiện nay nước ta được chia thành 8 vùng kinh tế như sau:- Vùng kinh tế Đông bắc Bắc Bộ (gồm 11 tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, CaoBằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, PhúThọ và Bắc Giang)- Vùng kinh tế Tây Bắc ( gồm 4 tỉnh Lai Châu Điện Biên, Sơn La và HoàBình)- Vùng kinh tế đồng bằng sông Hồng (gồm các tỉnh, thành phố Hà Nội,Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam,Ninh Bình, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh)- Vùng kinh tế Bắc Trung Bộ (gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, HàTĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế)- Vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ (gồm thành phố Đà Nẵng và cáctỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận vàBình Thuận)- Vùng kinh tế Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng vàĐắc Nông)- Vùng kinh tế Đông Nam Bộ (bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và cáctỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai)- Vùng kinh tế đồng bằng sông Cửu Long (gồm các tỉnh Long An, TiềnGiang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau,Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp và Hậu Giang)C. KẾT LUẬNCó nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chuyên môn hóa sản xuất của vùng kinh tế.Tuy nhiên, không phải tất cả các yếu tố đều tác động có lợi mà có yếu tố tác độngcả hai mặt (vừa có lợi nhưng đồng thời cũng có hại).Đề tài đã đi vào tìm hiểu những tác động của các yếu tố (tài nguyên tự nhiên,phân công lao đông xã hội trong vùng, cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, quan hệkinh tế, dân cư – dân tộc, lịch sử - văn hóa, chính trị - pháp lí, chính sách phát triểnkinh tế) đối với việc sản xuất chuyên môn hóa trong vùng, có những định hướngphát triển các ngành sản xuất chuyên môn hóa trong điều kiện ảnh hưởng của cácnhân tố nói trên.Chính vì vậy, trong việc phân vùng kinh tế và phát triển các ngành sản xuấtchuyên môn hóa cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để tận dụng tối đa những lợi thếmà các yếu tố trên mang lại, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực nhằm đạthiệu quả kinh tế cao, góp p-hần vào phát triển kinh tế vùng đồng thời thỏa mãn nhucầu của người tiêu dùng, tăng sức cahj tranh trong vùng kinh tế.D. TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Nguyễn Tưởng (chủ biên), Trần Văn Thắng, Phạm Viết Hồng, Lê Ngoãn,trần Thị Cẩm Tú, Giáo trình Địa ly Kinh tế - xã hội đại cương, phần I, II. ĐHSPHuế, 2002, 2003.2. Nguyễn Văn Quang, Phân vùng kinh tế, Nàh xuất bản Giáo Dục, 1981.3. Trang web Sở Tài nguyên và Môi trường.4. Mạng Internet: Google, bing…