Trùng kiết lị và trùng sốt rét có hại như thế nào với sức khỏe con người

Trùng kiết lị và trùng sốt rét nguy hiểm thế nào?

Trùng kiết lị [Entamoeba histolytica] giống trùng biến hình, chỉ khác là chân giả rất ngắn và sinh sản nhanh hơn.Ở môi trường tự nhiên, bào xác có thể tồn tại được 9 tháng, nó cũng có thể bám vào cơ thể ruồi hoặc nhặng để truyền qua thức ăn gây bệnh cho nhiều người. Đến đường ruột, trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác, gây ra các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hóa chúng và sinh sản rất nhanh.Bệnh nhân đau bụng đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhày như nước mũi. Đó là triệu chứng bệnh kiết lị.

Trùng kiết lị

Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu tại đó, gây ra chảy máu Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm cho người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiếm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời.

Chúng ký sinh ở thành ruột con người và hủy hoại hồng cầu gây bệnh nguy hiểm cho con người.

Triệu chứng của bệnh, đó là:

Đang "lên đỉnh" bỗng chảy máu mũi nửa tiếng không hết, lý giải của bác sĩ còn bất ngờ hơn
Phụ nữ sở hữu nốt ruồi 4 vị trí này dễ yểu mệnh, cuộc đời dễ rơi vào tình trạng ba chìm bảy nổi

Bệnh lị a-mip ruột thường gặp nhất, xảy ra do trùng kiết lị vào ruột vào nuốt hồng cầu ở đó. Bệnh nhân đau bụng vặt, hay đi ngoài cho phân có lẫn máu và chất nhày như nước mũi. Nếu điều trị không đúng, bệnh dễ tái phát và gây apxe gan



Trùng kiết lỵ là tác nhân chính gây bệnh kiết lị

Bệnh lị a-mip gan biểu hiện ở dạng viêm gan dẫn đến gan hóa mủ. Dấu hiệu của bệnh là gan to sốt cao, nhiệt độ chênh lệch nhau nhiều. Gan hóa mủ có thể gây tràn mủ màng phổi và gây áp-xe phổi.

Cách phòng ngừa:

Làm điều 'sung sướng' này mỗi trưa, cẩn thận kẻo chết sớm
5 loại quả dễ gây tăng cân, ăn càng nhiều thân thể càng "phì nhiêu"

- Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chính, uống sôi.

- Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.



- Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.

- Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

Cô gái xấu hổ với bạn trai vì “phần dưới” lộ ra khỏi đồ lót phải cầu cứu bác sĩ
Thêm 6 thứ này vào cốc nước uống mỗi ngày giúp đánh tan mỡ bụng, thải độc gan thận

Trùng sốt rét

Khi muỗi cái Anopheles spp đốt người có bệnh sốt rét các thể ký sinh trùng sốt rét trong máu sẽ được hút vào dạ dày của muỗi, nhưng chỉ có các thể giao bào là tiếp tục phát triển được. Vài phút sau khi vào dạ dày muỗi, có hiện tượng thoát roi [exflagellation] ở giao bào đực để cho ra 4 – 8 tiểu giao tử [microgamete], trong khi giao bào cái trở thành đại giao tử [macrogamete]. Quá trình phát triển từ giao bào cho ra tiểu giao tử và đại giao tử hoàn thành trong vòng 20 phút trong dạ dày muỗi. Một tiểu giao tử sẽ xâm nhập vào một đại giao tử và một hợp tử [zygote] được hình thành [trứng thụ tinh].



Trùng kiết lị và trùng sốt rét là mầm mống gây bệnh nguy hiểm

Trong vòng 18 – 24 giờ trứng này sẽ trở thành một trứng di động [ookinete], đi xuyên qua vách dạ dày muỗi và phát triển thành một trứng nang [oocyst] nằm ở mặt ngoài và dưới lớp màng bao dạ dày có kích thước từ 40 – 55 µm. Trứng nang phát triển thành nang thoa trùng [sporocyst], chứa hàng ngàn thoa trùng [sporozoit] trong đó. Nang thoa trùng sẽ vỡ ra, các thoa trùng tự do sẽ hướng về tuyến nước bọt của muỗi và tập trung trong tuyến nước bọt. Khi muỗi đốt người, thoa trùng sẽ theo nước bọt mà xâm nhập vào cơ thể người để tiếp tục chu kỳ phát triển trong người. Người ta đã ước tính là mỗi lần muỗi đốt có khoảng ít hơn 100 thoa trùng xâm nhập vào người.

Thời gian ký sinh trùng phát triển trong muỗi lâu khoảng 1 – 2 tuần, tùy thuộc vào nhiệt độ của môi trường bên ngoài. Nhiệt độ môi trường bên ngoài càng cao thì thời gian ký sinh trung phát triển trong muỗi càng ngắn. Nhiệt độ bên ngoài thấp hơn 16◦C thì Plasmodium vivax sẽ không phát triển trong muỗi [18◦C đối với Plasmodium falciparum], cũng như nếu nhiệt độ cao quá 45◦C thì ký sinh trùng sẽ ngưng phát triển.

Trên đây là những chia sẻ về những tác hại mà trùng kiết lị và trùng sốt rét gây ra với sức khỏe con người. Các bạn hãy chú ý giữ gìn sức khỏe và có chế độ ăn uống lành mạnh để phòng tránh hai loại trùng nguy hiểm này.

Nêu tác hại của trùng kiết lị, sốt rét đối với sức khỏe con người?

Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu ở đó, gây chảy máu. Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa chạy kịp thời.

Trùng sốt rét gây bệnh sốt rét cho người:

+ Gây thiếu máu: Do ký sinh trùng vào trong máu nên chúng phá vỡ hàng loạt hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, da xanh, môi thâm, mệt mỏi, gầy yếu.

+ Gan to, lách to.

+ Trẻ em bị mắc bệnh sốt rét cơ thể còi cọc chậm lớn, kém thông minh.

+ Phụ nữ có thai mắc sốt rét dễ gây sảy thai, đẻ non hoặc khi sinh nở dễ mắc phải những tai biến.

Thống kê tìm kiếm

Bài viết liên quan

  • So sánh dinh dưỡng của trùng sốt rét và trùng kiết lị?
  • Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kết lị giống nhau và khác nhau như thế nào nào?
  • Dinh dưỡng và sinh sản của thủy tức
  • Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?
  • Để phòng chống bệnh sốt rét ta phải làm gì?
  • Kể tên một số động vật nguyên sinh gây bệnh cho người và cách truyền bệnh.
  • Đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay
  • Giun gây cho trẻ em phiền toái nào? Do thói quen nào ở trẻ mà giun khép kín được vòng đời.
Xem thêm: Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm

Bài 2 trang 25 SGK Sinh học 7

Đề bài

Trùng kiết lị có hại như thế nào với sức khoẻ con người ?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại Trùng kiết lị

Lời giải chi tiết

Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu tại đó, gây ra chảy máu. Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm cho người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiếm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời.

Loigiaihay.com

  • Bài 3 trang 25 SGK Sinh học 7

    Giải bài 3 trang 25 SGK Sinh học 7. Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi ?

  • Bài 1 trang 25 SGK Sinh học 7

    Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống nhau và khác nhau như thế nào ?

  • Thảo luận nhóm và ghi kết quả vào bảng sau.

    Thảo luận nhóm và ghi kết quả vào bảng sau:

  • Đánh dấu [✓] vào ô trống ứng với ý trả lời đúng cho các câu hỏi sau.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 23 SGK Sinh học 7.

  • Lý thuyết trùng kiết lị

    Trùng kiết lị giống trùng biến hình, chí khác ở chồ chân giả rất ngắn. Bào xác trùng kiết lị [hình 6.1] theo thức ăn, nước uống vào ống tiêu hoá người.

BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

  • Được đăng Thứ Sáu 20/04/2018
  • Lượt xem: 70729

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống Sốt rét 25.4 Hàng năm cứ vào đầu mùa mưa, dịch bệnh sốt rét lại trở thành nỗi lo không chỉ của ngành Y tế mà còn là nỗi ám ảnh của mọi người, mọi nhà, vì hậu quả của nó rất nghiêm trọng, gây hại đến sức khỏe, nguy hiểm đến tính mạng, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế xã hội

Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm, do ký sinh trùng Plasmodium gây nên và do muỗi Anophen truyền từ người bệnh [Người có ký sinh trùng sốt rét] sang người lành. Mọi người đều có thể mắc bệnh sốt rét nếu sống hoặc có qua lại vùng rừng núi nơi có sốt rét lưu hành và bị muỗi Anophen đốt.

Các triệu chứng của bệnh sốt rét:

Những người mắc sốt rét thường có những cơn sốt điển hình như:

- Người ớn lạnh, đau mỏi cơ, nhức đầu.

- Rét run [người bệnh có thể đắp mấy chăn bông nhưng vẫn rét].

- Sốt nóng [ người bệnh sau đó vã mồ hôi].

Nhưng có nhiều trường hợp mắc sốt rét không có cơn sốt điển hình, người bệnh chỉ cảm thấy ớn lạnh hoặc gai rét.

+ Sốt rét được chia làm 2 loại:

- Sốt rét thông thường là sốt rét chưa có biến chứng.

- Sốt rét ác tính là sốt rét có biến chứng dẫn tới những triệu chứng nguy hiểm và có thể tử vong sau 12 giờ đồng hồ sau khi có triệu chứng của bệnh. Đối với bệnh nhân mắc bệnh sốt rét việc chẩn đoán chính xác và kịp thời vô cùng quan trọng vì bệnh có thể tiến triển nhanh chóng và đe doạ tính mạng người bệnh.

Tác hại của bệnh sốt rét:

- Tác hại đối với người mắc bệnh SR

+ Gây thiếu máu:Do ký sinh trùng vào trong máu nên chúng phá vỡ hàng loạt hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, da xanh, môi thâm, mệt mỏi, gầy yếu.

+ Gan to, lách to.

+ Trẻ em bị mắc bệnh sốt rét cơ thể còi cọc chậm lớn, kém thông minh.

+ Phụ nữ có thai mắc SRdễ gây sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc khi sinh nở dễ mắc phải những tai biến.

Các biện pháp phòng bệnh sốt rét:

Để khỏi mắc bệnh sốt rét cần tránh muỗi đốt, mọi người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

- Thường xuyên ngủ màn, ngay cả ban ngày và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi. Đây là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh sốt rét.

- Buổi tối khi làm việc phải mặc quần áo dài tay để phòng muỗi đốt, có thể sử dụng nhang xua muỗi.

- Vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, sắp xếp vật dụng trong nhà ngăn nắp, sạch sẽ, quần áo phải được xếp gọn gàng không nên treo hay móc quần áo trên tường làm chỗ cho muỗi đậu, vv...

- Những người đi làm ở vùng rừng núi cần mang theo màn để ngủ, trước khi đi nên đến cơ sở y tế để được cấp thuốc uống phòng và khi trở về từ vùng rừng núi nên đến cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, nếu có bị sốt rét sẽ được điều trị kịp thời.

- Khi thấy các triệu chứng của bệnh sốt rét như: Đau đầu, mệt mỏi, đau các cơ, rối loạn tiêu hóa, rét run, sốt nóng sau đó vã mồ hôi hoặc cảm thấy ớn lạnh, gai rét, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

BS. Hoàng Cẩm - Trung tâm kiểm soát bệnh tật

Video liên quan

Chủ Đề