Từ đặc điểm của môi trường vùng núi đã học em hãy liên hệ đặc điểm môi trường vùng núi nước ta

1. Đặc điểm của môi trường
– Khí hậu và thực vật vùng núi thay đổi theo độ cao và hướng sườn.
– Sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi cũng gần giống như ở vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
– Môi trường vùng núi đang bị tác động mạnh gây suy giảm đa dạng sinh học.

Hinh 23.2. Sơ đồ phân tầng thực vật theo độ cao ở dãy núi An-pơ thuộc châu Âu

2. Cư trú của con người
– Các vùng núi thường ít dân và là nơi cư trú của các dân tộc ít người.
– Các dân tộc ở miền núi châu Á thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản.
– Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ ưa sống ở ở độ cao trên 3000m, nhiều đất bằng, thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi.
– Ở vùng sừng châu Phi, người Ê-ti-ô-pi sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió, mưa nhiều, mát mẻ. thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản.

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? [trang 75 SGK Địa lý 7] Quan sát hình 23.2 [trang 75 SGK Địa lý 7], nhận xét về sự phân tầng thực vật ở hai sườn của dãy núi An-pơ. Cho biết nguyên nhân.
– Vùng núi An-pơ, thực vật thay đổi theo độ cao, tính từ chân núi đến đỉnh núi có : rừng lá rộng, rừng cây lá kim, đồng cỏ. Thực vật cũng thay đổi theo hướng sườn : ở sườn đông, các đai thực vật phân bố ở cao hơn sườn tây.
+ Nguyên nhân : do sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa theo độ cao và theo hướng sườn. Càng lên cao, không khí càng loãng, nhiệt độ không khí giảm, cứ lên cao 100 m giảm 0,6°c. Sườn đón ánh nắng mặt trời bao giờ cũng nhận được lượng nhiệt và ẩm cao hơn sườn khuất nắng.

? [trang 76 SGK Địa lý 7] Trình bày sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao, theo hướng sườn ở vùng núi An-pơ.
– Ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao 100 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
– Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
– Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
– Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất… khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.

? [trang 76 SGK Địa lý 7] Quan sát hình 23.3 [trang 76 SGK Địa lý 7], nhận xét sự thay đổi của các vành đai thực vật ở vùng núi đới nóng và vùng núi đới ôn hoà. Giải thích.

Hinh 23.3. Phân tầng thực vật theo độ cao ở đới ôn hòa và đới nóng

– Vành đai thực vật ở vùng núi thuộc hai đới đều có đặc điểm là thay đổi theo độ cao, nhưng ờ vành đai đới nóng có 6 vành đai: rừng rậm, rừng cận nhiệt trên núi, rừng hỗn giao ôn đới trên núi, rừng lá kim ôn đới núi cao, đồng cỏ núi cao và vành đai tuyết vĩnh viễn. Còn ở đới ôn hoà chỉ có 5 vành đai: rừng lá rộng ôn đới, rừng hỗn giao ôn đới, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao và vành đai tuyết vĩnh viễn.
– Như vậy, đới nóng có thêm vành đai rừng rậm nhiệt đới mà đới ôn hoà không có. Ở đới nóng, các vành đai thực vật nằm ở độ cao cao hơn đới ôn hoà.
– Nguyên nhân: do ở đới nóng luôn có nhiệt độ cao hơn ở đới ôn hoà.

Câu1:

   Vị trí đới ôn hoà là nằm giữa đới nóng và đới lạnh

Vị trí đới lạnh là nằm ở nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.

Vị trí hoang mạc tập trung dọc theo hai đường chí tuyến giữa lục địa Á-Âu. Vem biển nơi có dòng biển lạnh đi qua

Đặc điểm môi trường nhiệt đới: môi trường nhiệt đới nằm trong khoản từ vĩ tuyến 5° đến chí tuyến ở cả hai bán cầu. Vó nhiệt độ cao quanh năm, nhiệt độ trung bình năm trên 20°C, có sự thay đổi theo mùa. Lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến 1500mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa. Thiên nhiên có sự thay đổi rõ rệt theo hai mùa mưa và khô. Thảm thực vật thay đổi dần về phía hai chí tuyến, rừng thưa chuyển sang đồng cỏ cao nhiệt đới [xavan] và cuối cùng là những vùng cỏ thưa thớt với cây bụi gai [nửa hoang mạc]

Câu2: 

Ô nhiễm môi trường đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại với hàm lượng vượt quá giới hạn. Ô nhiễm đất thường xảy ra do các hoạt động như khai thác khoáng sản, sử dụng phân bón,... Phổ biến nhất trong các loại chất ô nhiễm đất là kim loại nặng, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, hydrocacbon,...

Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt của một chất lạ hoặc 1 sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí. Từ đó làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, nhiều khói bụi.

Ô nhiễm môi trường nước được hiểu là sự thay đổi theo hướng tiêu cực các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của nước. Với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn gây ra hiện tượng độc hại cho con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước.

Các loại ô nhiễm khác bao gồm: ô nhiễm tiếng ồn [bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp,...], ô nhiễm sóng [các loại sóng như sóng vệ tinh, sóng truyền hình,... tồn tại với mật độ lớn], ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm phóng xạ,...

Câu3:

+, Ở đới lạnh :

–  Một số loài cây rút ngắn chu kì sinh trưởng cho phù hợp với thời kì có mưa ngắn ngủi trong năm.

–  Một số khác, lá biến thành gai hay lá bọc sáp để hạn chế sự thoát hơi nước.

–  Một vài loài cây dự trữ nước trong thân như cây xương rồng nến khổng lồ ở Bắc Mĩ hay cây có thân hình chai ở Nam Mĩ.

–  Phần lớn các loài cây có thân lùn thấp nhưng bộ rễ rất to và dài để có thể hút được nước dưới sâu.

+, Ở hoang mạc :

–  Bò sát và côn trùng sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá.

–  Chúng chỉ kiếm ăn vào ban đêm.

–  Có khả năng chịu đói khát và đi xa tìm thức ăn, nước uống: lạc đà,linh dương,..

–  Di chuyển bẳng cách nhảy trên cát [ chuột nhảy], bằng cách quăng mình lên cao [ rắn sa mạc] để giảm diện tích tiếp xúc với cát.

Câu 4:

Vì: -Châu Phi nằm giữa hai chí tuyến và nằm hoàn toàn trong đới nóng.Nằm ở Xích Đạo là nơi được ánh sáng Mặt Trời chiếu nhiều nhất -Diện tích Châu Phi rất rộng,hầu hết là hoang mạc -Đường bờ biển ít bị cắt xẻ do chịu ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền -Vị trí nằm chắn phía Bắc và Đông Nam gây ra hiện tượng khô 

-Có dòng biển lạnh chảy qua, nước không bốc hơi được nên dù gần biển nhưng nó vẫn là hoang mạc nóng bức 

Câu5: 

Châu Phi [hay Phi châu] là châu lục đứng thứ hai trên thế giới về dân số [sau châu Á], thứ ba về diện tích [sau châu Á và châu Mỹ]. Với diện tích khoảng 30.221.532 km² [11.668.599 mi²] bao gồm cả các đảo cận kề thì nó chiếm 20,4% tổng diện tích đất đai của Trái Đất. Với 1.2 tỷ dân sinh sống ở 54 quốc gia tính đến 2016, châu Phi chiếm khoảng 16% dân số thế giới.

Địa hình châu Phi khá đơn giản. Có thể coi toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m; trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp. Phần đông của lục địa được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ và đổ sụp, tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài. châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.

Châu Phi có nguồn khoáng sản phong phú: vàng, kim cương, uranium, crom, đồng, phốt phát... Ngoài ra, còn có nhiều dầu mỏ và khí đốt.

Châu Phi có khí hậu nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 20°C, thời tiết ổn định. Lượng mưa tương đối ít và giảm dần về phía hai chí tuyến, hình thành những hoang mạc lớn, lan ra sát biển. Sa mạc Sahara là hoang mạc cát lớn nhất thế giới.

Các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo:

- Môi trường xích đạo ẩm với thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm, gồm bồn địa Congo và miền duyên hải phía bắc vịnh Guinea.- Hai môi trường nhiệt đới:càng xa Xích đạo lượng mưa càng giảm, rừng rậm nhường chỗ cho rừng thưa & xavan cây bụi. Nhờ nguồn thức ăn phong phú, xavan là nơi tập trung nhiều động vật ăn cỏ [ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ...] và động vật ăn thịt [sư tử, báo gấm...]- Hai môi trường hoang mạc, gồm sa mạc Sahara ở phía bắc & hoang mạc Kalahari, hoang mạc Namib ở phía nam. Khí hậu khắc nghiệt, mưa rất hiếm, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn. Thực vật, động vật nghèo nàn.- Hai môi trường địa trung hải ở phần cực Bắc và phần cực Nam châu Phi. Mùa đông mát mẻ và có mưa, mùa hạ nóng và khô. Thảm thực vật là rừng cây bụi lá cứng.

Video liên quan

Bài Làm:

Đặc điểm về khí hậu và sinh vật ở môi trường vùng núi:

  • Ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao 100m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
  • Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
  • Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
  • Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất... khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.

Hoàn thành bảng:

Độ cao của các tầng thực vật ở hai sườn Bắc, Nam trên dãy An-pơ

Tầng thực vậtĐộ cao
Sườn BắcSườn Nam
Rừng lá rộng0mdưới 0m
Rừng cây lá kimdưới 1000m2000m
Đồng cỏtrên 2000mgần 3000m
Tuyếttrên 3000m3000m

Video liên quan

Chủ Đề