Tụt huyết áp nên truyền dịch gì

16/02/2017 8905 Lượt xem

Để đo huyết áp, người ta sẽ chú ý tới huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trường. Người mắc huyết áp thấp, tâm thu sẽ nhỏ hơn 90mmHg, tâm trương nhỏ hơn 60mmHg. Đông y quan niệm rằng khí huyết hư dẫn đến huyết áp thấp. Tuy quan niệm Tây và Đông y khác nhau và có những cách chữa trị khác nhau nhưng mục tiêu của chúng đều là giảm những triệu chứng của huyết áp thấp.

Huyết áp thấp gây ra hàng loạt những biểu hiện sau : tay chân bỗng nhân lạnh toát, đổ mồ hôi lạnh, cơ thể run lẩy bẩy vì mệt mỏi; choáng váng, hoa mắt, đứng không vững; buồn nôn và ngất xỉu. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể đột ngột bị sốt cao.

Huyết áp thấp không trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu để lâu dài, không chữa trị, bệnh sẽ có những biến chứng khôn lường như: ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ướng, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,…

Để tránh tụt huyết áp, ngoài có 1 chế độ ăn uống, thể dục thể thao hợp lý và uống thuốc theo lời dặn bác sĩ. Người bệnh còn phải cung cấp đủ nước cho cơ thể, và hạn chế rượu bia, cũng như các chất kích thích.

MỐI LIÊN HỆ GIỮA HUYẾT ÁP THẤP VÀ NHỊP TIM NHANH

Truyền nước được áp dụng trong những trường hợp nào ?

Trong dung dịch nước truyền chứa nhiều các chất khác nhau hoặc chỉ đơn giản là nước cất. Người ta truyền nước bằng cách tiêm nước vào tĩnh mạch để cung cấp dinh dưỡng, hoặc cung cấp nươc, chất điện giải, hoặc bù chất cho cơ thể [1 số chất đặc biệt như albumin, dextran…]

Truyền nước hỗ trợ bổ sung các chất cho cơ thể, nhưng không phải tự dưng ai cũng có thể truyền nước. Nếu những chỉ số về các chất đạm, máu, điện giải,…xuống thấp hơn ngưỡng trung bình, lúc ấy mới cần truyền nước. Nếu mọi chỉ số đều cao hơn bình thường, sẽ tác động nguy hiểm đến sức khỏe con người.

Như vậy, chỉ khi suy nhược cơ thể, chúng ta mới cần dùng đến cách này, tránh lạm dụng và coi truyền nước như 1 cách “uống thuốc bổ”

Huyết áp thấp có nên truyền nước không ?

Huyết áp thấp gây ra các biểu hiện trên do máu lưu thông nên não chậm, giãn mạch máu,…Điều này khiến cơ thể suy nhược, vì vậy truyền nước trong trường hợp này không sai. Tuy nhiên để trả lời câu hỏi “huyết áp thấp có nên truyền nước ?” Người bệnh còn phải chú ý tới mức độ nặng nhẹ của bệnh, nếu chỉ đơn thuần là choánh váng, hoa mắt, truyền nước là không cần thiết. Nhưng nếu cơ thể mệt mỏi kéo dài, thiếu nước trầm trọng, truyền nước là giải pháp cần thiết.

Để thực hiện truyền nước, bệnh nhân cần có sự hỗ trợ của người có chuyên môn, không được tự ý truyền nước hoặc nhờ người không chuyên môn.

Người bệnh không được tự ý truyền dịch

Tụt huyết áp có nên truyền dịch không? Phải làm gì khi bị tụt huyết áp? Tụt huyết áp có nguy hiểm không?  Đây là ba trong số rất nhiều các câu hỏi của độc giả gửi đến chuyên mục Hỏi Đáp của chuatribenhmatngu.com nhờ tư vấn. Trong bài viết này chúng tôi xin tổng hợp lại một số vấn đề liên quan đến chứng tụt huyết áp để bạn đọc quan tâm có thêm nhiều thông tin về căn bệnh này.

Tìm hiểu về chứng tụt huyết áp

1.Thế nào là tụt huyết áp?

Tụt huyết áp chỉ hiện tượng chỉ số huyết áp của người bệnh xuống dưới  mức 90/60mmHg. Ở người bình thường chỉ số huyết áp sẽ ở mức 120/80 mmHg.

2.Nguyên nhân gây tụt huyết áp thường gặp:

Người bệnh có thể bị tụt huyết áp vì những nguyên nhân sau:

  • Do bị nôn ói nhiều hoặc bị tiêu chảy kéo dài gây mất nước nặng
  • Do cơ thể bị mất máu một cách đột ngột khi gặp tai nạn hoặc khi hiến máu…
  • Do mắc các bệnh lý về tim mạch như đau tim, hở van tim, suy tim
  • Do vận động quá mạnh hoặc làm việc quá sức khiến cho nhịp tim đập nhanh , khó thở và gây hạ huyết áp
  • Do mang thai
  • Do bị nhiễm trùng máu
  • Do cơ thể bị  thiếu máu vì  thiếu hụt chất dinh dưỡng

3. Dấu hiệu nhận biết bạn bị tụt huyết áp:

Khi bị tụt huyết áp bệnh nhân sẽ có các biểu hiện rất dễ nhận biết sau:

  • Cơ thể sốt cao một cách độ ngột
  • Tay chân người  bệnh lạnh, cơ thể đổ nhiều mồ hôi hột
  • Cơ thể uể oải, mệt mỏi
  • Người bệnh bị đau đầu kèm theo các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, xay xẩm mặt mày, có khi ngất xỉu.
  • Khó thở, nhịp tim nhanh
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Đi vệ sinh nhiều lần liên tục

Hoa mắt, chóng mặt là biểu hiện của tụt huyết áp

CÓ THỂ  BẠN QUAN TÂM

4.Bệnh tụt huyết áp có nguy hiểm không?

Bệnh tụt huyết áp nếu tái đi tái lại nhiều lần sẽ gây tổn thương các dây thần kinh, làm cho hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng hoạt động, gây  đau thắt ngực. Nguy hiểm hơn tụt huyết áp có thể dẫn đến các biến  chứng như nhồi máu cơ tim, suy thận, tai biến mạch máu não…đe dọa đến tính mạng người bệnh.

5. Phải làm gì khi bị tụt huyết áp đột ngột?

Khi bị tụt huyết áp đột ngột người bệnh cần được nằm nghỉ ngơi trên giường nơi thoáng mát với tư thế đầu thấp hơn  chân. Song song đó cần tiến hành các biện pháp sau:

  • Uống thuốc trị bệnh huyết áp thấp nếu trong nhà có sẵn
  • Cho bệnh nhân uống liền 2 ly nước ấm to hoặc uống nước trà gừng, nước chè đặc, ăn socola
  • Ủ ấm cho bệnh nhân nếu thấy lạnh, day và ấn làm nóng các huyệt thái dương, phong trì
  • Nhanh chóng đưa bệnh nhân tới các cơ sở y tế cấp cứu nếu tình trạng không khá hơn

Phương pháp truyền dịch có thể được chỉ định cho bệnh nhân trong các trường hợp bệnh nhân bị tụt huyết áp do mất nước  hoặc do mất máu, thiếu máu trầm trọng nhằm bù nước và bù máu cho bệnh nhân. Ngoài ra các bệnh nhân không uống được thuốc cũng cần phải thay thế bằng phương pháp truyền dịch.

Truyền dịch bù nước cho bệnh nhân bị tụt huyết áp

Việc truyền dịch cần có sự chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn, bệnh nhân không tự ý mua thuốc về tự truyền tại nhà dễ bị sốc phản vệ gây nguy hiểm cho tính mạng.

Phải làm gì để tránh bị tụt huyết áp?

Để phòng tránh bệnh tụt huyết áp mọi người nên chú ý thực hiện các biện pháp sau:

  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi
  • Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Tập thể dục hàng ngày hoặc tham gia các hoạt động thể thao đề nâng cao sức đề kháng của cơ thể
  • Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể, mỗi ngày nên uống ít nhất 2 lít nước
  • Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, mỗi ngày cần ngủ từ 7-9 tiếng để cơ thể lấy lại sức
  • Không làm việc dưới trời nắng to hoặc dầm mưa quá lâu.

Bài viết được tư vấn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhật - Chuyên khoa Truyền nhiễm - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Truyền dịch tĩnh mạch là phương pháp nhiều người lựa chọn để đưa vào có thể một lượng nước, chất dinh dưỡng... bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên nếu không thực hiện đúng cách và thật sự cần thiết có thể gây ra một số tai biến như phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim cấp.

Liệu pháp truyền dịch là hình thức đưa vào cơ thể một lượng lớn nước, các chất dinh dưỡng, chất điện giải. Có 2 cách để truyền dung dịch vào cơ thể bệnh nhân:

  • Tiêm truyền tĩnh mạch: Thường là ở tĩnh mạch ngoại biên hay trung tâm
  • Tiêm truyền dưới da: Chỉ áp dụng với một số dung dịch đặc thù, số lượng hạn chế.

Kỹ thuật truyền dịch tuy khá đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng cách thì cũng dễ xảy ra các biến chứng như: Tai biến, rối loạn chuyển hóa, sốc phản vệ [do tốc độ truyền quá nhanh], phù ở tim, thận, cơ địa người bệnh dị ứng với thành phần dịch truyền... Thậm chí, truyền dịch cũng có thể làm lây nhiễm các bệnh mạn tính như viêm gan, HIV.

Dịch truyền là loại dung dịch hòa tan chứa nhiều thành phần khác nhau, có thể tiêm truyền dưới da hoặc trực tiếp tiêm truyền tĩnh mạch của người bệnh. Phần lớn dung môi sử dụng là nước cất hoặc sử dụng một số loại dung môi khác để hòa tan dược chất.

Hiện tại có khoảng 20 loại dịch truyền và người bệnh cần thực hiện xét nghiệm để xác định chính xác loại dịch nào cần truyền, liều lượng sử dụng phù hợp tránh những biến chứng đáng tiếc.

Dịch truyền được phân chia thành 3 nhóm cơ bản như sau:

  • Bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể: Gồm glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa vitamin, chất đạm, chất béo.
  • Bổ sung nước và các chất điện giải: Gồm các loại dung dịch lactate ringer, bicarbonate natri 1,4%, natriclorua 0,9%... dùng trong trường hợp người bệnh bị mất nước, mất máu.
  • Bù albumin: Các dung dịch đặc biệt như huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, gelofusine, haes-steril hay dung dịch cao phân tử... đều được dùng trong trường hợp cần bù nhanh albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

Dịch truyền vào cơ thể có nhiều loại khác nhau

Theo khuyến cáo của nhiều bác sĩ, liệu pháp truyền dịch chỉ nên được áp dụng trong những trường hợp thật sự cần thiết, tránh tự ý truyền dịch mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Một số trường hợp nên tiêm truyền tĩnh mạch bao gồm:

  • Người bệnh bị sốt cao, nôn nhiều gây mất nước, bị tiêu chảy, hạ huyết áp... khó tự ăn uống được. Nếu cơ thể người bệnh bị mất nước mà vẫn ăn uống được thì bù nước qua đường uống sẽ hữu hiệu hơn là truyền dịch.
  • Người bị yếu sức, ăn uống kém, thiếu vitamin trầm trọng, cơ thể mất cân bằng có thể truyền dung dịch chứa các vitamin tổng hợp [dịch hoa quả] để bồi bổ thêm sức khỏe, giúp ăn ngon miệng hơn. Ngược lại nếu người khỏe truyền dịch hoa quả có thể dẫn đến chứng lười ăn, thậm chí phù tim, thận vì đột ngột đưa vào cơ thể một lượng nước và chất dinh dưỡng quá lớn.

Ngược lại, việc truyền dịch tĩnh mạch chống chỉ định khi:

  • Bệnh nhân bị suy tim nặng
  • Bệnh nhân tăng huyết áp
  • Người khỏe mạnh không quá cần thiết phải truyền dịch

Nếu có chỉ định đặc biệt như cần duy trì một lượng dịch nhất định trong máu thì phải truyền thật chậm, khối lượng ít kết hợp theo dõi sát sao, đo áp lực tĩnh mạch trung tâm.

Bệnh nhân tăng huyết áp không nên truyền tĩnh mạch

Trước khi thực hiện tiêm truyền tĩnh mạch, bệnh nhân nên đi đại tiện, tiểu tiện để chuẩn bị cho thời gian dài truyền dịch.

Bước 1: Nhân viên y tế sẽ đọc nhãn và kiểm tra chai dịch truyền, xác nhận các thông tin như tên chất dịch, số lượng, chất lượng, thời hạn sử dụng. Dùng bút lông ghi thông tin đầy đủ lên thân chai.

Bước 2: Sau đó gắn lồng treo [nếu cần] và mở nắp chai truyền. Cắm đầu dây truyền dịch vào chai, đẩy khí ra bằng cách khóa khóa lại.

Bước 3: Bóp đầu cao su cho dịch chạy xuống 1⁄2 bầu chai. Mở khoá cho dịch chảy từ từ chảy vào bồn hạt đậu cho đến khi hệ thống dây không còn khí thì khoá khoá lại. Pha thêm thuốc vào chai dịch truyền [nếu cần].

Bước 4: Nhân viên y tế hướng dẫn bệnh nhân nằm tư thế thích hợp để lộ vị trí tiêm. Nên chọn vị trí tiêm ở tĩnh mạch thẳng, to, ít di động.

Bước 5: Kê gối nhỏ hoặc lót tấm cao su nhỏ dưới vùng tiêm [nếu cần], sau đó buộc dây garô cách vùng tiêm từ 7-10cm, yêu cầu bệnh nhân nắm tay lại.

Bước 6: Sát khuẩn vùng tiêm theo hình xoắn ốc từ trong ra rộng 5cm bằng dung dịch sát khuẩn.

Bước 7: Nhân viên y tế dùng tay thuận cầm kim đưa vào tĩnh mạch chếch một góc 15-30 độ so với mặt da, sau đó hạ kim xuống thấp và luồng lên dọc tĩnh mạch vào sâu 2/3 chiều dài kim. Một tay giữ kim chui, tay còn lại bóp phần cao su mềm của dây truyền xem có máu chảy ra hay không, nếu có là đúng. Nếu không có máu thì chỉnh kim đến khi vào đúng tĩnh mạch.

Bước 8: Mở dây garô, mở khoá cho dịch chảy vào tĩnh mạch, dặn người bệnh buông tay ra. Đồng thời dặn dò bệnh nhân những điều cần thiết:

  • Nếu dịch không chảy, báo ngay cho nhân viên y tế.
  • Khi hết dịch truyền cần báo ngay cho nhân viên y tế.
  • Người bệnh không tự ý mở khóa chai truyền để nước chảy nhanh hơn.
  • Không cử động nơi vị trí truyền quá mạnh.
  • Nếu nơi tiêm bị phù, đau, phản ứng lạ như: lạnh run, mệt, khó thở... cần báo cho nhân viên y tế biết.

Ngoài ra trong quá trình tiêm truyền tĩnh mạch, cứ mỗi 30 phút nhân viên y tế phải đến xem xét bệnh nhân một lần để phát hiện tai biến trong quá trình truyền.

Khi gần hết chai dịch khoảng 15-20ml thì khóa lại, tháo băng keo và rút kim ra. Dùng bông gòn tẩm cồn ấn vào vùng tiêm [hoặc nếu truyền tiếp thì thay chai khác]. Dọn dẹp cẩn thận dụng cụ y tế sau khi thực hiện truyền xong.

Truyền dịch vào tĩnh mạch

Các lưu ý khi thực hiện liệu pháp truyền dịch cho bệnh nhân:

  • Dịch truyền và các dụng cụ sử dụng phải tuyệt đối vô khuẩn
  • Đảm bảo thực hành đúng quy trình và kỹ thuật tiêm truyền dịch trong suốt quá trình tiêm
  • Tuyệt đối không để không khí lọt vào tĩnh mạch và đảm bảo áp lực của dịch truyền cao hơn áp lực máu tĩnh mạch của người bệnh
  • Tốc độ chảy của dịch theo đúng như yêu cầu, duy trì tổng lượng dịch đưa vào cơ thể đúng thời gian quy định
  • Nhân viên y tế lưu ý theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh nhân trước, trong và sau khi truyền dịch để phát hiện và xử lý sớm các phản ứng [nếu có].
  • Nơi tiếp xúc giữa kim và mặt da phải được giữ vô khuẩn tuyệt đối
  • Khi cơ thể suy nhược, chán ăn, người bệnh cần xem lại chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc và tập luyện sao cho thích hợp. Trong trường hợp còn ăn uống được thì thay vì truyền dịch nên bổ sung bằng các thực phẩm cá, thịt, trứng, sữa... sẽ hiệu quả và an toàn hơn truyền dịch
  • Trong quá trình truyền dịch, nếu cơ thể có những biểu hiện bất thường như rét run, khó thở, sưng phù chỗ tiêm... thì phải báo ngay nhân viên y tế để kịp thời xử trí, tránh những phản ứng nguy hiểm hơn
  • Quy trình truyền dịch tĩnh mạch phải được tiến hành ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện và khả năng xử trí tai biến trong khi truyền dịch, hạn chế thực hiện truyền dịch tại nhà, trên đường, trên phương tiện giao thông
  • Tại các cơ sở y tế nên có sẵn thuốc cấp cứu chống choáng, sốc để phòng ngừa những trường hợp không may vẫn có thể kịp thời cứu chữa bệnh nhân

Khi sức khỏe có dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề