Ueh500 là gì

Mục lụcLời mở đầu [Bài tóm tắt]Lần đầu tiên có công ty xử lý nợ xấu quốc giaDấu ấn quan trọng của ngành ngân hàng năm qua là sự ra đời của công ty Quản lý tàisản [VAMC]. Sau thời gian dài chuẩn bị, ngày 9/7/2013, VAMC được thành lập, ngày26/7 NHNN tổ chức ra mắt VAMC và ngày 1/10 VAMC bắt tay vào mua món nợ xấuđầu tiên của Agribank. VAMC ban đầu mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt. Trái phiếunày được tổ chức tín dụng mang lên NHNN vay với lãi suất tái cấp vốn thấp hơn 2% sovới lãi suất tái cấp vốn do NHNN quy định tại từng thời điểm. Tổ chức tín dụng đượcvay tái cấp vốn tối đa bằng 70% giá trị trái phiếu đặc biệt.Chỉ sau 3 tháng triển khai, VAMC đã mua được 36.000 tỷ đồng nợ xấu, vượt mục tiêuban đầu. Ngoài ra, VAMC còn thay đổi tư duy bán nợ xấu từ việc bắt buộc đối với các tổchức tín dụng có nợ xấu 3% đến sự tự nguyện bán nợ của các tổ chức tín dụng có nợxấu dưới 3%.Bên cạnh sự ra đời của VAMC, các tổ chức tín dụng cũng đẩy mạnh tự giải quyết nợxấu bằng nguồn dự phòng, tái cơ cấu nợ theo Quyết định 780, đến nay tỷ lệ nợ xấu đãgiảm còn 4,55% trên tổng dư nợ, từ mức 4,73% vào tháng 10. Tốc độ tăng nợ xấu cũngđã chậm lại, chỉ còn 2,2%/tháng, thay vì 3,91%/tháng trong năm 2012.I. Một số khái niệm cần biết:1. Nợ xấu là gì?Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ vềkhả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi cáccon nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạntrả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của kháchhàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.2. Bản chất:Bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồilại được và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. Đối với cácngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thường là các doanhnghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phásản, Nhìn chung, một doanh nghiệp luôn phải ước tính trước những khoản nợ xấutrong chu kỳ kinh doanh hiện tại dựa vào những số liệu nợ xấu ở kì trước.II. Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam và giải pháp tháo gỡNợ xấu đã và đang tác động tiêu cực đến việc lưu thông dòng vốn vào nền kinh tế vàtính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng. Bài viết điểm qua một sốnguyên nhân gây ra tình trạng nợ xấu tại các ngân hàng và đề xuất cơ chế xử lý.1. Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng Việt NamMặc dù đã có nhiều ý kiến trao đổi về nợ xấu tại các ngân hàng thương mại [NHTM],nhưng cho đến nay, vẫn chưa có tiếng nói thống nhất nợ xấu về tỷ lệ nợ xấu của hệthống NHTM Việt Nam. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước [NHNN] cho rằng tỷ lệ nợ xấutrên tổng dư nợ tại các NHTM khoảng 10%. Trong khi cơ quan Thanh tra NHNN lạiđưa ra con số tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng khoảng 8,6%, tương đương với trên200.000 tỷ đồng. Bên cạnh những con số được NHNN công bố nói trên, Ủy ban Giámsát tài chính quốc gia cũng đưa ra tỷ lệ nợ xấu là 11,8%, tương đương với khoảng270.000 tỷ đồng. Vậy nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam là bao nhiêu vẫn còn là ẩn sốnhưng đa số các ý kiến đều cho rằng nợ xấu tại các ngân hàng là con số không nhỏ. Tạisao có sự khác nhau về tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng? Có thể lý giải về sự khácnhau này như sau:Thứ nhất, do cách phân loại nợ. Theo quy định hiện hành về phân loại nợ, trích lập vàsử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng[TCTD], “nợ xấu” là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 [Quyết định số493/2005/QĐ-NHNN]. Trong đó nợ nhóm 3 [nợ dưới chuẩn] là các khoản nợ đượcđánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi; Nợ nhóm 4 [nợ nghi ngờ] là3các khoản nợ có khả năng tổn thất rất cao và nợ nhóm 5 [nợ có khả năng mất vốn] làcác khoản nợ được coi là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Thông thường ở cácnước đang phát triển, nếu nợ xấu của các ngân hàng được phân loại theo các chỉ tiêuđịnh lượng và định tính phù hợp với thông lệ quốc tế, thì tỷ lệ này dưới 5% cũng làbình thường. Tuy nhiên, ở Việt Nam còn có sự khác nhau về năng lực quản trị rủi ro vàviệc xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM ViệtNam hiện nay đều được xây dựng theo phương pháp chuyên gia, nghĩa là việc lựachọn, quyết định toàn bộ các yếu tố cơ bản của hệ thống xếp hạng [bộ chỉ tiêu, trọng sốcủa từng chỉ tiêu] hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của các chuyên giathay vì dựa trên dữ liệu thống kê lịch sử và phân tích mô hình kinh tế lượng. Kết quảxếp hạng tín dụng nội bộ chưa là cơ sở xây dựng các thước đo lượng hóa rủi ro, hỗ trợtính toán chuẩn xác tổn thất dự tính và yêu cầu vốn tối thiểu bù đắp rủi ro. Điều nàydẫn đến hạn chế trong quản trị rủi ro danh mục, định giá tín dụng và xác định khẩu vịrủi ro… của từng ngân hàng.Hiện nay, quản trị rủi ro tín dụng tại mỗi ngân hàng thường theo những khẩu vị rủi roriêng. Vấn đề này đã dẫn đến một số bất cập trong việc so sánh, đánh giá cùng một đốitượng khách hàng nhưng lại có kết quả khác nhau, nhiều khi xung đột [cùng 1 kháchhàng, có ngân hàng phân loại vào nhóm nợ cao, có ngân hàng lại phân loại vào nhómnợ thấp]. Mặt khác, việc triển khai xếp hạng khách hàng đòi hỏi đội ngũ chuyên gianhiều kinh nghiệm thực tiễn cũng như am hiểu sau sắc mô hình xếp hạng tín dụng[modelling], trong khi thị trường nhân lực hiện tại của Việt Nam còn rất thiếu.Thứ hai, thông tin về khách hàng vừa thiếu, vừa không chuẩn xác. Điều này gây khôngít khó khăn cho ngân hàng trong việc thiết lập quan hệ tín dụng.Ở Việt Nam, trên 90% là DN nhỏ và vừa, không ít DN có báo cáo tài chính không chuẩnxác, lại không qua kiểm toán. Ngay cả đối với các DN lớn được kiểm toán thì sự chậmtrễ trong công bố báo cáo tài chính cũng như chất lượng kiểm toán chưa cao cũng gâynhiều khó khăn cho các ngân hàng. Vì thế, việc dựa vào một số thông tin đầu vào đểcấp tín dụng, đã dẫn đến một số khoản vay vừa ra khỏi ngân hàng đã khó có khảnăng thu hồi. Đặc biệt, khi ngân hàng và DN lại có mối quan hệ “mật thiết”, phụ thuộclẫn nhau [sở hữu chéo] thì nguồn lực dễ bị phân bổ sai lệch, bất hợp lý, cho vay bấtchấp các quy định về an toàn vốn, nợ xấu tất yếu sẽ tăng lên.Thứ ba, hoạt động thâu tóm, mua bán, sáp nhập, các công ty sân sau, sở hữu chéotrong ngân hàng đã tạo ra những vòng luẩn quẩn của dòng tiền. Đây cũng là nhữnghoạt động tiềm ẩn nhiều nợ xấu nhưng rất khó chỉ ra để xử lý, khi tính minh bạch vàgiải trình còn hạn chế. Tổng phương tiện thanh toán [M2] của 9 tháng đầu năm tăng12,21%, nhưng tín dụng chỉ tăng 2,5%, trong khi chứng khoán cũng không phải là4kênh được các ngân hàng quan tâm kể từ khi có văn bản hạn chế cho vay chứng khoáncủa NHNN; bất động sản cũng đóng băng; vay tiêu dùng không được xem là kênh ưutiên trong thời gian qua. Như vậy, phải chăng nợ xấu đang chạy òng vòng giữa ngânhàng và các Doanh nghiệp có quan hệ mật thiết. Nếu thế, nợ xấu sẽ ngày một phình tovà càng khó xác định, lãi suất sẽ tiếp tục bị đẩy lên cao, DN sản xuất kinh doanh càngkhó tiếp cận được vốn.Thứ tư, nợ xấu còn có nguyên nhân sâu xa từ đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộngân hàng và khách hàng. Kinh doanh ngân hàng dựa trên sự tin cậy và mức độ tínnhiệm thì đạo làm nghề ngân hàng không chỉ cần thiết mà còn mang tính bắt buộc.Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà một số cán bộ ngân hàng đã cấu kết với kháchhàng để che giấu sự thật, gian lận, cố ý làm trái quy định của NHNN, của NHTM. Mặcdù chưa có số liệu công bố nhưng trong tổng số nợ xấu đó, một tỷ lệ không nhỏ nảysinh từ vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Tóm lại, những bất cập trong phân loại nợ, vấn đề sở hữu chéo, vấn đề đạo đứcnghệ nghiệp đã làm nảy sinh nợ xấu tại các ngân hàng và có chiều hướng ngàycàng tăng. Cho dù nợ xấu ở mức nào thì hiện tại đã và đang tác động tiêu cựcđến điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, đến việc lưu thông dòng vốn vàonền kinh tế và tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng.Chừng nào chưa xử lý được vấn đề này thì việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàngViệt Nam sẽ không đạt hiệu quả. 2. Đề xuất cơ chế xử lý nợ xấu ngân hàngVề phía các ngân hàng thương mạiĐối với khối nợ xấu cũ, các NHTM cần:Xử lý từ nguồn trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Tìm mọi biện pháp để thanhlý/phát mại tài sản bảo đảm cho các khoản nợ xấu để thu hồi nợ. Chủ động phối hợp khách hàng thực hiện cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ đối vớinhững khách hàng có khó khăn tài chính tạm thời nhưng có triển vọng kinh doanh khigiải quyết được nợ xấu; Tiếp tục giảm lãi suất xuống để thực hiện các khoản cho vaymới, giúp DN giảm chi phí đầu vào, bán được hàng, có điều kiện trả nợ ngân hàng.5Bán nợ qua công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các NHTM, Công ty mua bán nợtrực thuộc NHNN, Công ty Mua bán nợ Việt Nam [DATC] của Bộ Tài chính.Cần phải thấy rằng, để xảy ra nợ xấu, trách nhiệm đầu tiên thuộc về ngân hàng [donguyên nhân khách quan và chủ quan mang lại] nhưng các ngân hàng không thể tựtạo ra nợ xấu. Nợ xấu là do các con nợ - DN/cá nhân vay vốn đến hạn không trả đượcnợ, mà việc không trả được nợ cho các ngân hàng có nguyên nhân cơ bản do yếu kémchủ quan của bản thân DN nhưng không thể bỏ qua nguyên nhân từ cơ chế chính sách,từ quản lý vĩ mô. Vì vậy, xử lý nợ xấu lúc này không chỉ là trách nhiệm đơn lẻ của cácngân hàng, DN mà cần có sự tham gia của Nhà nước với mục tiêu phải đạt được trongviệc xử lý nợ xấu là tạo điều kiện để các ngân hàng thiết lập quan hệ tín dụng mới,giúp DN còn khả năng hoạt động vay vốn, đồng thời thanh lọc những DN, ngân hàngyếu kém trong sản xuất kinh doanh; Thông qua xử lý nợ xấu, các ngân hàng mới cóđiều kiện tiếp tục hạ lãi suất tiền vay.Việc xử lý nợ qua công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng cũng có điểmthuận lợi là công ty con của ngân hàng nên có điều kiện hiểu rõ từng khoản vay đối vớikhách hàng. Khi chuyển nợ xấu cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngânhàng, công ty có thể chủ động, nhanh chóng tìm khách hàng để bán tài sản thu hồi vốncho ngân hàng. Tuy nhiên, để công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng xửlý nợ xấu hiệu quả, cần xây dựng cơ chế mua bán nợ rõ ràng, minh bạch, có sự thamgia giám sát chặt chẽ của NHNN, để tránh tình trạng nợ xấu trên bảng cân đối củangân hàng có thể giảm nhưng chất lượng nợ không thay đổi, do không giải quyết tậngốc vấn đề.Nếu bán nợ xấu cho DATC thuộc Bộ Tài chính thực hiện, rất cần một cơ chế mua bán rõràng thì hoạt động mua bán các khoản nợ xấu của ngân hàng mới có hiệu quả.Do tính phức tạp của các khoản nợ xấu trong ngân hàng, trong bối cảnh áp lực xã hộirất lớn về vấn đề giải trình thì vấn đề đặt ra là thành lập công ty mua bán nợ trựcthuộc NHNN hay công ty mua bán nợ quốc gia [AMC] phải đủ quyền lực, được hỗ trợbởi các chuyên gia giỏi về lĩnh vực này, với những bước đi hợp lý, với sự phát triển củathị trường mua bán nợ Việt Nam.Cùng với với việc xử lý nợ xấu cũ, các NHTM cần coi trọng đúng mức đến việc hạn chếnợ xấu mới nảy sinh bằng cách:Rà soát lại phân loại nợ, tiến tới việc phân loại nợ theo thông lệ quốc tế. Để làm đượcviệc này các ngân hàng cần phải [i] Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theochuẩn Basel II. Việc xếp hạng tín dụng phải căn cứ trên các số liệu thống kê lịch sử củachính ngân hàng cho các đối tượng khách hàng để tính toán các thước đo rủi ro xác6suất/khả năng xảy ra vỡ nợ [PD]; tổn thất có thể xảy ra do vỡ nợ [LGD] và rủi ro vỡ nợ[EAD] cho các đối tượng này; đồng thời áp dụng các điều chỉnh cần thiết trên cơ sở ýkiến của chuyên gia. Có như vậy, việc xếp hạng tín dụng mới thực sự là công cụ hạn chếrủi ro trong hoạt động tín dụng và là căn cứ để định giá theo rủi ro của ngân hàng. [ii]Mặt khác chất lượng của xếp hạng khách hàng phụ thuộc lớn vào mô hình tổ chức vàđội ngũ nhân sự của chính ngân hàng. Vì thế, việc hoàn thiện mô hình tổ chức theohướng tuân thủ các nguyên tắc về quản trị DN, đảm bảo phân tách rõ trách nhiệmgiữa các bộ phận liên quan trong việc quản lý rủi ro; tránh xung đột lợi ích là vấn đềcốt lõi để giảm thiểu nợ xấu nảy sinh trong hoạt động tín dụng.Giám sát việc triển khai và ứng dụng xếp hạng tín dụng trong hoạt động để giảm thiểurủi ro nhằm đảm bảo hệ thống xếp hạng tín dụng không ngừng được hoàn thiện vànâng cao chất lượng, đòi hỏi nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo hệthống vận hành có hiệu quả. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc tuân thủ các quy địnhxếp hạng tín dụng, đảm bảo chất lượng thông tin đầu vào nhằm ngăn ngừa những saisót do vô tình hay cố ý đánh giá khách hàng theo ý kiến chủ quan của một, hay nhómngười, làm sai lệch kết quả xếp hạng, dẫn đến các quyết định cho vay không chuẩn.Về phía doanh nghiệp vay vốnGiải quyết hàng tồn kho là vấn đề cấp bách hiện nay. Để xử lý hàng tồn kho, ngoài việchạ giá bán [chấp nhận lỗ] để thu hồi vốn về quay vòng thì một hình thức liên kết giữacác DN, sử dụng các sản phẩm của nhau cũng là cách làm hiện nay. Bên cạnh đó, việcminh bạch thông tin tài chính, nâng cao khả năng quản trị DN, để tạo niền tin trongquan hệ tín dụng với ngân hàng.Về phía Ngân hàng Nhà nướcNhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý để các ngân hàng có căn cứ thực hiện xếphạng tín dụng nội bộ, hướng theo thông lệ quốc tế. Song song với việc xây dựng, hoànthiện xếp hạng tín dụng nội bộ, cần có chính sách phát triển các đơn vị xếp hạng tíndụng độc lập làm cơ sở tham chiếu chung trong công tác xếp hạng tín dụng. Kinhnghiệm của nhiều nước trong khu vực cho thấy, việc phát triển các tổ chức xếp hạngtín dụng không do Nhà nước quản lý để hạn chế việc chi phối của tổ chức hay cá nhânlàm sai lệch kết quả xếp hạng là rất quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngânhàng.Nhanh chóng xử lý những bất ổn trong nội tại của một số ngân hàng, giám sát dòngtiền luân chuyển trong nội bộ ngân hàng. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bảnlàm hệ thống ngân hàng luôn bất ổn, và tích tụ rủi ro hệ thống lớn. Khi giám sát đượcdòng vốn ra khỏi vòng luẩn quẩn bởi một số ngân hàng, nợ xấu của các ngân hàng7thương mại có điều kiện được xử lý, điểm nghẽn về vốn sẽ được khắc phục, việc tiếpcận vốn của DN sẽ dễ dàng hơn.III. Chính thức ban hành Nghị định thành lập VAMCVAMC có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, sẽ mua nợ xấu theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếuhoặc mua theo giá thị trường. Nghị định hiệu lực từ 9/7/2013.Chính phủ vừa công bố Nghị định về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quảnlý tài sản [VAMC] của các tổ chức tín dụng. Nghị định này được Thủ tướng Chính phủký chính thức vào ngày 18/5/2013 vừa qua.Công ty quản lý tài sản là doanh nghiệp đặc thù, được tổ chức dưới hình thức công tyTNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý nhànước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước [NHNN] với vốn điều lệ là 500 tỷđồng.VAMC có trụ sở chính tại Hà Nội và được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tạimột số tỉnh, thành phố lớn. NHNN sẽ bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch và các Hội đồngthành viên [không quá 7 người]; Ban Kiểm soát [không quá 3 người]; Tổng Giám đốcvà một số Phó Tổng Giám đốc của VAMC.Theo Nghị định, VAMC được hoạt động trên nguyên tắc: Lấy thu bù chi và không mụctiêu lợi nhuận; Công khai, minh bạch trong hoạt động mua, xử lý nợ xấu; Hạn chế rủiro và chi phí trong xử lý nợ xấu.Khách hàng vay có khoản nợ xấu bán cho VAMC và có phương án sản xuất, kinh doanhkhả thi được tổ chức tín dụng xem xét, cấp tín dụng theo thỏa thuận và quy định củapháp luật.1. VAMC có thể mua nợ xấu bằng nguồn vốn không phải trái phiếuVề phương thức mua nợ xấu, Nghị định nêu rõ, VAMC mua nợ xấu của tổ chức tín dụngtheo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt do công ty phát hành. Ngoài ra, VAMC cònmua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường bằng nguồn vốn không phảitrái phiếu đặc biệt.Trái phiếu đặc biệt được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữliệu điện tử với mệnh giá có giá trị bằng giá mua của khoản nợ xấu. Trái phiếu đặc8biệt được phát hành bằng đồng Việt Nam có thời hạn tối đa 5 năm và lãi suất bằng0%; được sử dụng để vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước.Các khoản nợ xấu phải đáp ứng đủ 5 điều kiện sau mới được VAMC mua: Khoản nợ xấucủa tổ chức tín dụng, bao gồm nợ xấu trong các hoạt động cấp tín dụng, mua tráiphiếu doanh nghiệp, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác cấp tín dụng vàhoạt động khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; Khoản nợ xấu có tài sản bảođảm; Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ; Kháchhàng vay còn tồn tại; Số dư của khoản nợ xấu hoặc dư nợ xấu của khách hàng vaykhông thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.Đối với việc mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá thị trường bằng nguồn vốnkhông phải trái phiếu đặc biệt đối với các khoản nợ xấu đáp ứng 4 điều kiện: Đáp ứng5 điều kiện đối với các khoản nợ xấu nêu trên; Được đánh giá có khả năng thu hồi đầyđủ số tiền mua nợ xấu; Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại;Khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ.Thủ tướng Chính phủ quyết định việc VAMC mua lại các khoản nợ xấu của tổ chức tíndụng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên theo đề nghị của NHNN.2. Mua nợ xấu theo giá trị trườngCông ty mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường trên cơ sở thỏa thuậnvà giá trị khoản nợ xấu được đánh giá lại.Trong trường hợp này, Công ty đánh giá lại giá trị khoản nợ xấu trên cơ sở khả năngthu hồi vốn và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; khi cần thiết, VAMC thuê tổ chức tưvấn định giá khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm.Việc mua bán nợ xấu được lập thành hợp đồng và tổ chức tín dụng bán nợ phải thôngbáo bằng văn bản cho khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm trong vòng10 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua bán nợ để biết và thực hiện nghĩa vụ vớiCông ty Quản lý tài sản.3. VAMC có quyền yêu cầu bán nợ xấu9Công ty được thực hiện các hoạt động như: Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng; thuhồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm; cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điềukiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phẩn của khách hàng vay; VAMC có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng bán các khoản nợ xấu; yêu cầu các bên liênquan cung cấp thông tin, tài liệu về tổ chức vay, về các khoản nợ xấu, tài sản đảm bảocủa khoản nợ xấu bán cho công ty.Đồng thời, tham gia quá trình cơ cấu lại khách hàng vay sau khi góp vốn, mua cổ phầntại khách hàng vay; nhận chính tài sản đảm bảo để thay thế cho việc thực hiện nghĩavụ của bên bảo đảm theo quy định của pháp luật; thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý, thuhồi nợ Xem xét thanh tra với tổ chức tín dụng có nợ xấu trên 3%Nghị định cũng quy định, tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở lên hoặc một tỷ lệnợ xấu khác do NHNN quy định không bán nợ xấu cho VAMC được NHNN xem xét tiếnhành thanh tra hoặc yêu cầu tổ chức tín dụng thuê công ty kiểm toán hoặc tổ chứcđịnh giá độc lập đánh giá lại chất lượng và giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu và vốn điềulệ của tổ chức tín dụng đó; chi phí kiểm toán, định giá do tổ chức tín dụng thanh toán.Trên cơ sở kết quả thanh tra, định giá và kiểm toán độc lập, tổ chức tín dụng phải bánnợ xấu cho VAMC để đảm bảo tỷ lệ nợ xấu của tổ chức tín dụng ở mức an toàn; thựchiện trích lập dự phòng rủi ro và tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN;cơ cấu lại tổ chức tín dụng theo phương án được NHNN phê duyệt.IV.VAMC xử lý nợ xấu vẫn bằng cách bơm tiền:Tuy nhiên, xét kỹ chúng ta cũng thấy việc xử lý nợ xấu theo Nghị định 53/2013/NĐ-CPchủ yếu vẫn bơm tiền thông qua “trái phiếu đặc biệt”. Ngoài ra, VAMC cũng thiếu độnglực để xử lý nợ và hệ quả của nó là có thể gây áp lực lên lạm phát trong tương lai vàlàm giảm hiệu quả của nền kinh tế.1. Xử lý nợ xấu kiểu Việt NamMục tiêu cuối cùng của xử lý nợ xấu là để thu hồi được vốn vay. Kinh nghiệm ở hầu hếtcác quốc gia cho thấy AMC thường phải mua lại nợ xấu của ngân hàng bằng “tiềnthật” và sau đó tìm cách xử lý khoản nợ này. Việc xử lý nợ xấu thường vô cùng phứctạp và mất một khoảng thời gian tầm 5 năm. Bên cạnh đó, yếu tố không thể thiếu được10chính là nguồn lực tài chính dồi dào. Thông thường nguồn lực này là ngân sách chínhphủ hoặc vay mượn từ bên ngoài quốc gia.Nghị định 53 về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC mà Chính phủ vừa banhành khá khác biệt. Việc phát hành trái phiếu đặc biệt để tạo dựng nguồn vốn choVAMC được một số chuyên gia ca ngợi là sáng tạo vì không cần dùng đến ngân sách.Bên cạnh đó VAMC cũng có chức năng mua bán nợ xấu theo giá thị trường và xử lýnhư một AMC thông thường của các quốc gia khác.Trái phiếu mà VAMC phát hành cho doanh nghiệp để “hoán đổi” nợ xấu theo đúng giátrị còn lại của khoản nợ [nợ gốc trừ khoản tiền đã được tổ chức tín dụng trích lập chokhoản nợ đó]. Tuy nhiên, đúng như tên gọi của nó, trái phiếu đặc biệt ở chỗ lãi suất 0%và hàng năm ngân hàng vẫn phải trích lập 20% mệnh giá trái phiếu cho dự phòng rủiro. Ngoài ra, khi hết hạn hoặc đã trích lập dự phòng đủ số nợ xấu và nếu nợ xấu chưađược VAMC xử lý thì TCTD phải mua lại nợ xấu từ VAMC bằng chính trái phiếu màVAMC phát hành.Lợi ích mà TCTD nhận được là đem trái phiếu đặc biệt này đến NHNN chiết khấu đểmượn tiền. Bên cạnh đó họ còn kỳ vọng VAMC sẽ xử lý nợ xấu tốt hơn khi nhận đượcnhiều chế độ ưu đãi và có nhiều quyền lực hơn. Tuy nhiên, theo Nghị định 53 mức lãisuất sẽ do Thủ tướng quyết định và tỷ lệ được tái cấp vốn do NHNN quyết định. Nhưvậy, rõ ràng sự hấp dẫn của trái phiếu đặc biệt vẫn là ẩn số. Trong khi đó, hiệu quả xửlý nợ của VAMC thì cũng chưa có gì chắc chắn.Đối với chức năng xử lý nợ xấu theo tính thị trường, tức là mua nợ xấu theo giá thịtrường và VAMC phải thực hiện quá trình xử lý nợ giống như một AMC thông thườngdường như là thứ yếu. Bởi lẽ, để xử lý nợ xấu một cách bài bản theo cách này thì cầnphải có một nguồn lực rất lớn, cả nhân lực và nguồn vốn… Trong khi đó, Nghị định 53vẫn chưa hề đề cập tới việc huy động vốn của VAMC như thế nào để có nguồn vốn muanợ và những giải pháp về nguồn nhân lực để xử lý nợ xấu theo hướng thị trường.2. Mấu chốt vẫn là bơm tiềnPhương án huy động vốn bằng trái phiếu đặc biệt nhiều người cho là sáng tạo thực tếlại là một công cụ hết sức thô sơ. VAMC không phải trích lập dự phòng khi mua nợ xấubằng trái phiếu đặc biệt và cũng không chịu áp lực phải xử lý nợ xấu vì nếu không xửlý được thì TCTD phải mua lại đúng bằng mệnh giá. Ngoài ra, VAMC cũng không phảitrả lãi cho trái phiếu đặc biệt nên không phát sinh chi phí liên quan đến trái phiếu.VAMC có thể bán nợ xấu, bán tài sản đảm bảo hoặc các hình thức thu hồi nợ vốn khác11bằng bất kỳ giá nào cũng không sợ lỗ và lại được hưởng “hoa hồng” khi xử lý được nợxấu.Đối với ngân hàng thì họ phải mạo hiểm trao nợ xấu vào tay VAMC xử lý mà không cóbất kỳ ràng buộc gì. Tuy nhiên, rất may cho ngân hàng, một lối mở cho việc xử lý nợxấu đó là việc ủy quyền lại cho chính ngân hàng đã bán nợ xấu để tiếp tục xử lý nợ.Mấu chốt của việc xử lý nợ xấu này chính là việc trái phiếu đặc biệt được TCTD mangđến NHNN làm vật thế chấp để vay tiền. Như vậy, với những ngân hàng nợ xấu cao thìkhi bán nợ cho VAMC họ có thể vay mượn tiền từ NHNN. Những ngân hàng mất khảnăng thanh khoản trầm trọng do nợ xấu cao sẽ nhận được nguồn tiền để tiếp tục tồntại. Mỗi năm họ chỉ phải trích lập dự phòng 20% nợ xấu trong vòng 5 năm thay vì phảitrích lập dự phòng ngay lập tức.Như vậy, việc xử lý nợ này chủ yếu vẫn là NHNN bơm tiền vào TCTD có nợ xấu cao đểlấp lỗ hổng khi bị xử lý. Đối với tổ chức có nợ xấu thấp hoặc có thể che dấu nợ xấu thìhọ sẽ không bán nợ cho VAMC. Việc VAMC không dùng đến “tiền thật” để xử lý nợ xấulà một đặc thù ở Việt Nam và đó không phải là một sáng tạo khôn ngoan như nhiềungười đã lầm tưởng. Dù có giải pháp “thị trường” nhưng quá trình xử lý nợ xấu chỉtập trung vào vấn đề “kỹ thuật” sẽ khó mang lại kết quả như mong đợi. Ngược lại, nótạo ra rủi ro lớn cho nền kinh tế khi tiền được NHNN bơm tiền cho các ngân hàng đểtrám lỗ hổng nợ xấu.V. Việt Nam có cần VAMCSo với các mô hình AMC thành công trên thế giới quả thật có rất nhiều điểm để nghingờ về cách thức hoạt động cũng như mục tiêu của VAMC.1. Cuộc chơi tay 3, ai được lợi?Công cuộc xử lý nợ xấu giờ đây sẽ xoay quanh 3 tay chơi chủ yếu là Ngân hàng Nhànước, VAMC và các tổ chức tín dụng. Mối liên hệ tương tác giữa 3 chủ thể này sẽ quyếtđịnh mức độ thành công của việc giải quyết nợ xấu của Việt Nam.Có 2 cách để VAMC mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Thứ nhất, VAMC sẽ mua cáckhoản nợ xấu theo giá trị ghi sổ và trả cho các tổ chức dụng một loại trái phiếu đặcbiệt. Cách thứ hai là VAMC sẽ mua lại nợ xấu theo giá trị thị trường bằng nguồn vốnkhông phải từ trái phiếu đặc biệt này [có thể là từ vốn điều lệ, các quỹ được trích lậpvà các nguồn vốn huy động khác].12Nhưng với số vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 500 tỉ đồng so với quy mô nợ xấu được ước luợnglên đến hàng trăm ngàn tỉ đồng, dường như phương án dùng trái phiếu đặc biệt đểmua lại nợ xấu là điều VAMC muốn hướng tới. Với cơ chế này, VAMC sẽ không chịunhiều chi phí để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng mà chính các tổ chức này phải tựgánh lấy.Đối với các ngân hàng, trái phiếu đặc biệt này vừa có ưu điểm và có nhược điểm. Ưuđiểm ở chỗ các ngân hàng có thể dùng chúng để thế chấp vay vốn tại Ngân hàng Nhànước, giúp cải thiện khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Ngoài ra, việc loại bỏtạm thời các khoản nợ xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán sẽ giúp hình ảnh các ngânhàng long lanh hơn rất nhiều trong mắt các nhà đầu tư. Đặc biệt, các ngân hàng cònvui sướng hơn nữa khi VAMC mua lại nợ chủ yếu căn cứ trên giá trị sổ sách, chứ khôngphải giá thị trường. Nếu căn cứ theo giá thị trường, các tài sản này, nhất là các khoảnliên quan đến bất động sản, có lẽ chẳng còn bao nhiêu giá trị so với trước.Tuy nhiên, rủi ro khi cầm trái phiếu này trong tay cũng không nhỏ. Các ngân hàng sẽphải trích lập dự phòng rủi ro hằng năm đối với trái phiếu này với tỉ lệ không thấp hơn20% mệnh giá. Việc trích lập dự phòng nhằm tích lũy nguồn lực để xử lý khoản nợ xấu,nếu đến kỳ đáo hạn mà VAMC không thu hồi được nợ và chuyển ngược lại cho ngânhàng. Cơ chế này sẽ làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng, buộc các ngân hàngphải hoạt động hiệu quả hơn gấp bội. Đây có thể là thách thức lớn cho các ngân hàngnếu tăng trưởng kinh tế trong các năm tới không phục hồi mạnh mẽ.Thế VAMC thì sao? VAMC sẽ nhận khoản nợ xấu từ các tổ chức tín dụng, áp dụng cácbiện pháp tái cơ cấu và thu hồi nợ, sau đó ăn chia lợi nhuận giữa VAMC và các ngânhàng theo tỉ lệ được quy định [theo dự thảo trước đây, VAMC sẽ giữ lại là 15% số tiềnthu hồi được]. Tuy vậy, một chuyên gia tài chính [không muốn nêu tên] cho rằng, ở đâycó lỗ hổng để nhóm lợi ích hoạt động, nhất là khi cơ chế chuyển giao quyền sở hữu tàisản và trách nhiệm vẫn chưa rõ ràng.Như vậy, VAMC chỉ đóng vai trò tạm thời giữ nợ xấu cho ngân hàng, đồng thời tổ chứcnày gần như không tốn một đồng tiền thực nào để mua lại nợ xấu. Tất cả những điềunày sẽ không tạo động lực thúc đẩy VAMC xử lý rốt ráo các khoản nợ xấu.Ví dụ, món nợ trị giá 100 đồng nhưng VAMC hoàn toàn có thể bán cho bên thứ ba vớigiá 50 đồng, hay 30 đồng, 20 đồng. Liệu các ngân hàng có bán nợ xấu của mình choVAMC khi thấy tài sản của mình có nguy cơ sụt giảm đáng kể giá trị? "Có thể các ngânhàng tốt không muốn bán nợ xấu cho VAMC vì sợ mất giá trị tài sản. Chỉ có các ngânhàng thực sự xấu, đã mất hết vốn là muốn tham gia để nhận được tiền", chuyên gia nóitrên nhận xét.13Ngân hàng Nhà nước cũng chịu rủi ro lớn. Vì theo cơ chế này, các ngân hàng yếu kémcó thể được vay vốn từ Ngân hàng Nhà nước, trong khi họ có thể chi trả được khoảnvay này hay không vẫn là câu hỏi lớn. Khả năng Ngân hàng Nhà nước mất luôn lượngvốn này là hoàn toàn có thể xảy ra. "Mô hình này có thể tạo ra tâm lý ỷ lại của các ngânhàng yếu kém. Đáng lẽ họ phải bị trừng phạt vì cho vay thiếu cẩn trọng trong quá khứnhưng giờ đây lại có cơ hội nhận được tiền từ Ngân hàng Nhà nước", chuyên gia nàynói.Theo nguyên tắc căn bản, VAMC được lập ra không phải để giúp toàn hệ thống mà đểtập trung hỗ trợ các ngân hàng tốt đang gặp rắc rối vì tình hình chung của thị trường.Như thế, việc giải quyết nợ xấu sẽ giúp các ngân hàng tốt làm sạch phần nào bảng cânđối kế toán để tiếp tục cho vay, đồng thời có thể nhận thêm nguồn vốn từ bên ngoài, vídụ như từ các đối tác nước ngoài muốn rót vốn vào ngân hàng nhưng còn e ngại về nợxấu. "Với mô hình hiện tại, VAMC khó thực hiện được các mục tiêu đó", chuyên gia nàykết luận.2. Chuẩn như DanahartaMột mô hình AMC được đánh giá là thành công trong việc giải quyết nợ xấu làDanaharta của Malaysia, được thành lập trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á1997-1998. Trên thế giới luôn tồn tại 2 mô hình xử lý nợ xấu: một là mua đứt nợ xấuvà xử lý nhanh; hai là mua lại nợ xấu và để chúng tự hồi phục. Danaharta là sự kếthợp của cả hai mô hình trên và đã chứng minh rằng đây là sự kết hợp rất hiệu quả.Hoàn cảnh của Malaysia cũng như một số quốc gia khác ở châu Á vào thời điểm đókhá giống với Việt Nam hiện nay. Để đáp ứng vốn cho nhu cầu tăng trưởng kinh tế, kểtừ năm 1995 tỉ lệ tăng trưởng tín dụng của Malaysia đã rất cao, khoảng 25-30%/năm,làm cho tổng dư nợ tín dụng đạt đến 160% tổng sản phẩm nội địa [GDP] vào năm1997.Khi khủng hoảng xảy ra, nợ xấu tăng cao đã tác động nghiêm trọng đến tăng trưởngkinh tế của Malaysia. Tỉ lệ nợ xấu vào tháng 12.1998 được Ngân hàng Trung ươngMalaysia côngbố là 14,8%, nhưng nhiều ý kiến cho rằng tỉ lệ thực tế là hơn 20%. Đối phó với vấn đềnày, Malaysia đã thành lập AMC Danaharta để mua lại nợ xấu của hệ thống ngânhàng. Ngay từ đầu, Danaharta đã xác định chỉ nhằm vào 2 mục tiêu là xóa nợ xấu khỏi14hệ thống ngân hàng để các ngân hàng tập trung cho vay và phục hồi tối đa giá trị cáckhoản nợ xấu mà Danaharta mua lại.Đặc biệt, Malaysia cũng thành lập một cơ quan khác trợ giúp cho Danaharta làDanamodal, dưới sự tư vấn của các tổ chức tài chính danh tiếng thê giới là SalomonSmith Barney và Goldman Sachs. Danamodal do Ngân hàng Trung ương sở hữu vàthực hiện việc bơm tiền vào các tổ chức tài chính để tái cấu trúc khu vực ngân hàng.Danaharta mua lại nợ xấu theo giá trị thị trường và trả bằng 2 cách: tiền mặt hoặcphát hành trái phiếu với lãi suất coupon bằng 0%. Điều này gúp Danaharta tổi thiểuhóa chi phí đi mua và khiến cho danh mục tài sản của nó trở nên đáng tin cậy hơntrong mắt các nhà đầu tư. Cũng nhờ mua nợ theo giá thị trường, Danaharta nắm rõđặc điểm của từng món nợ và doanh nghiệp mắc nợ, từ đó có nhiều cách để thực hiệntái cấu trúc lại doanh nghiệp và thu lợi nhuận lớn sau khi xử lý xong các khoản nợ xấunày.Một thuận lợi nữa của Danaharta là được chính phủ ủng hộ toàn diện. Năm 1998,Malaysia đã ban hành hẳn một đạo luật mang tên Danaharta, trao cho tổ chức nàynhững đặc quyền mà không một tổ chức tài chính nào có thể có được trong lịch sửngành tài chính nước này. Danaharta có cả quyền bổ nhiệm lãnh đạo ở các tổ chứcđang nợ và quyền tịch biên các tài sản thế chấp.Một điểm quan trọng khác góp phần làm nên thành công của Danaharta là tổ chứcnày có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp về nghiệp vụ như kiểm toán, định giá tài sản, haychứng khoán hóa tài sản. Tổ chức này còn thuê các chuyên gia nước ngoài nhiều kinhnghiệm để đạt hiệu quả công việc cao nhất.Tất cả những đặc điểm trên đã giúp cho Danaharta hoạt động thành công chỉ trongmột thời gian ngắn. Khoảng 35% nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng đã được chuyểnsang Danaharta xử lý. Tỉ lệ thu hồi nợ xấu lên đến 58%, khá cao so với tỉ lệ trung bìnhtừ 20-50% của các quốc gia khác. Thành công này đã giúp cho hệ thống ngân hàngMalaysia ổn định hơn và kinh tế Malaysia được vực dậy liền sau đó.3. Chưa cần VAMC?VAMC lập ra với mục đích cuối cùng là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vốn đang trì trệ vìnợ xấu. Nếu VAMC không thực hiện được mục tiêu này trong thời gian nhanh nhất cóthể thì chi phí mà nền kinh tế phải gánh càng lớn thêm. Do đó, VAMC nhất thiết phảichú trọng tính hiệu quả ngay từ ban đầu. “Trong đó cần đảm bảo các nguyên lý căn15bản nhất của một AMC”, ông Nguyễn Nam Sơn, Giám đốc Điều hành Quỹ Đầu tưVietnam Capital Partners, nói.Nguyên lý đầu tiên là việc chuyển nhượng nợ xấu phải lớn và mang tính tổng thể. AMCphải đủ lớn để đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô trong việc tái cấu trúc nợ xấu. Vớisố vốn điều lệ chỉ 500 tỉ đồng, quả thực rất khó để VAMC thể hiện được sức mạnh trênthị trường.Hai là một mô hình AMC thành công luôn phải đi kèm với một cơ chế cung cấp vốn đểhỗ trợ tái cơ cấu các ngân hàng tốt; ngược lại nên mạnh dạn đóng cửa và đưa tài sảncác ngân hàng xấu vào AMC. Điều này sẽ hạn chế vấn đề rủi ro đạo đức, giúp gạt bỏ cácung nhọt xấu ra khỏi hệ thống ngân hàng và giúp hệ thống trở nên khỏe mạnh hơn,đồng thời thu hút được tham gia của các đối tác nước ngoài.Ba là việc mua bán nợ phải theo giá thị trường để tạo sự công bằng cho cổ đông củangân hàng và tạo động cơ để AMC hành động đúng. Việc mua bán tài sản phải theo cơchế “chuyển nhượng một lần”. Khi đó VAMC với quyền sở hữu tài sản triệt để sẽ có độngcơ để tối đa hóa lợi nhuận; ngân hàng thì không còn quan tâm đến các món nợ cũ nữavà chỉ tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp tốt.Bốn là, AMC phải có quyền lực lớn về mặt luật pháp để dễ dàng thực hiện chức năngmua các tài sản thế chấp, tái cấu trúc có hiệu quả và bán tài sản nhanh chóng mà chỉcần sự can thiệp tối thiểu của tòa án. Điều này đòi hỏi Chính phủ phải sửa lại một sốluật lệ như Luật Phá sản để VAMC thuận lợi hơn trong việc thu hồi nợ.Cuối cùng là AMC phải hoạt động giống như một công ty tư nhân có sự giám sát củaChính phủ, theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả. Các mục tiêu phải được xác định rõ,hội đồng quản trị và nhóm quản lý phải được xây dựng chuyên nghiệp và độc lập.Ngoài ra, theo Tiến sĩ Lê Dăng Doanh, các nhà đầu tư tài chính nước ngoài vốn đóngvai trò rất quan trọng trong việc tham gia xử lý nợ xấu ở các quốc gia như Thái Lan,Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc nhưng lại chưa được nhắc đến trong Nghị định 53.60% các khoản nợ xấu của các quốc gia châu Á bị khủng hoảng trong giai đoạn 1997 -1998 đã được các nhà đầu tư nước ngoài mua lại, góp phần thúc đẩy tốc độ giải quyếtnợ xấu. Sử dụng thêm nguồn lực nước ngoài là rất quan trọng đối với Việt Nam khi cácnguồn lực trong nước gần như đã cạn kiệt. Tuy nhiên, đây là điều không dễ khi thịtrường mua bán nợ của Việt Nam vẫn chưa phát triển đủ để hấp dẫn các nhà đầu tưnước ngoài.16Như vậy, so với các mô hình AMC thành công trên thế giới quả thật có rất nhiều điểmđể nghi ngờ về cách thức hoạt động cũng như mục tiêu của VAMC. “Ngoài ra, theo ôngSơn, tỉ lệ nợ xấu của Việt Nam thật sự gây tranh cãi. Một mức nợ xấu cao chắc chắn sẽcần đến biện pháp mạnh và toàn diện. Dựa trên những gì được công bố về AMC củaViệt Nam hiện giờ, có vẻ như nợ xấu chưa phải là chuyện lớn đối với Việt Nam”.Tài liệu tham khảoTạp chí tài chính [31/11/2012]Báo Việt SecuritiesBài đăng tạp chí số 11-2012 [ Phó giáo sư, Tiến sĩ: Nguyễn Thị Mùi]Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 24, 36 năm 2012;Thời báo Ngân hàng, các bài có liên quan năm 2012;Xếp hạng tín dụng nội bộ - thực trạng và giải pháp, Kỷ yếu Hội thảo tháng 9/2012;Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2012 - 2013;Đề án Tái cơ cấu DNNN của Bộ Tài chính, năm 2012.17

Video liên quan

Chủ Đề