Ung thư dạ con sống được bao lâu

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh không chỉ đe dọa thiên chức làm mẹ của người phụ nữ mà người mắc bệnh cũng có tỷ lệ tử vong cao nếu không điều trị sớm. Cụ thể phụ nữ bị ung thư cổ tử cung sống được bao lâu, cũng như khả năng điều trị bệnh trong từng giai đoạn sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

80% bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung được điều trị khỏi khi tiến hành điều trị bệnh từ giai đoạn đầu

Ung thư cổ tử cung là bệnh viêm phụ khoa rất nguy hiểm ở nữ giới, bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng phổ biến nhất là ở nữ giới trung niên. Ung thư cổ tử cung là khi các tế bào ác tính phát triển tại khu vực cổ tử cung –  là vùng tiếp giáp giữa âm đạo và thân tử cung. Bệnh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó vấn đề về lối sống tình dục kém lành mạnh, tính di truyền và viêm nhiễm cổ tử cung lâu năm là những nguyên do thúc đẩy bệnh hình thành sớm nhất.

Tương tự như những dạng ung thư khác, ung thư cổ tử cung có 4 giai đoạn và quá trình này là sự thay đổi từ giai đoạn tiền ung thư đến giai đoạn di căn các tế bào ác tính lớp niêm mạc cổ tử cung. Đây là căn bệnh có thể tiến triển rất nhanh hoặc âm thầm kéo dài trong 10 đến 15 năm. Trong giai đoạn tiền ung thư, khi bệnh được phát hiện kịp thời thì khả năng điều trị khỏi rất cao và sau đó bệnh nhân có thể tiếp tục sống theo tuổi thọ bình thường. Chỉ khi khối u ung thư di căn ra bên ngoài, tiến triển đến giai đoạn ung thư dị sản và ung thư tại chỗ thì sự sống của bệnh nhân mới bị ảnh hưởng.

Bệnh nhân tiếp nhận điều trị tốt có thể chữa khỏi bệnh ung thư cổ tử cung hoàn toàn

Ung thư nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng đều là những căn bệnh nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Thời gian sống của bệnh nhân ung thư cổ tử cung tỷ lệ nghịch với mức độ di căn của khối u, ở giai đoạn nặng thì thời gian sống của bệnh nhân cũng bị rút ngắn. Như đã nêu ở trên, ở giai đoạn tiền ung thư nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thì khả năng bệnh nên kéo dài sự sống trên 5 năm đạt tới trên 80%. Ở giai đoạn tiền ung thư, khả năng chữa khỏi 100% các tế bào ác tính có kết quả khả quan.

Sau khi khám và được đánh giá chung về tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ căn cứ vào giai đoạn bệnh cũng như phương pháp điều trị để tiên lượng cho bệnh nhân. Trong giai đoạn các tế bào ác tính mới bắt đầu hình thành tại chỗ, chưa di căn sẽ có thể điều trị dễ dàng bằng nhiều phương pháp, có thể bệnh nhân không cần can thiệp phẫu thuật vẫn được chữa khỏi. Trong giai đoạn 1, tỷ lệ chữa khỏi của người bệnh là khoảng 80 – 90%, đối với bệnh nhân ở giai đoạn 2 vẫn có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng tỷ lệ này giảm xuống mức 50 – 60%.

Bước sang giai đoạn 3, lúc này khối u ở cổ tử cung đã bắt đầu di căn nên hi vọng điều trị chỉ nằm ở mức 25 – 30%. Và tiến triển đến giai đoạn 4 là giai đoạn cuối của bệnh thì kết quả điều trị là khá thấp, chỉ khoảng 15%. Đồng nghĩa với việc bệnh nhân sẽ có thời gian sống ngày càng rút ngắn qua từng giai đoạn.  Các bác sĩ cho rằng có khoảng 90% bệnh nhân ung thư ở giai đoạn 4 không qua khỏi trong 5 năm kể từ khi phát hiện bản thân mắc bệnh.

Mặc dù vậy, tiên lượng về thời gian sống của bệnh nhân ung thư cổ tử cung không được khẳng định chính xác 100%. Bởi vẫn có những trường hợp, bệnh nhân tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ điều trị, có chế độ dinh dưỡng và tập luyện thích hợp, duy trì được trạng thái tinh thần lạc quan và tiếp nhận điều trị tốt có những cải thiện nhất định về mặt sức khỏe. Do đó người bệnh không nên lo lắng quá về vấn đề bị ung thư cổ tử cung sống được bao lâu, trên hết nên chú ý điều trị và sống lạc quan để tiếp nhận chữa trị đạt kết quả tốt nhất.

Xạ trị chữa ung thư cổ tử cung có hiệu quả tương đối tốt với những bệnh nhân ở giai đoạn 2 hoặc 3

Hiện vẫn chưa có nghiên cứu khẳng định có phương pháp đặc trị với căn bệnh này. Với từng cách điều trị sẽ phù hợp với một giai đoạn nhất định, tuy nhiên tỷ lệ chữa khỏi căn bệnh này sẽ giảm dần ở những giai đoạn sau. Trong đó có khoảng 80% bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối không tiếp nhận điều trị, hiệu quả chữa trị chỉ giúp kéo dài thời gian sống. 

Người bệnh ở giai đoạn ung thư nhẹ giai đoạn đầu có nhiều lựa chọn trong phương pháp điều trị. Trong đó phổ biến là phương pháp sử dụng nhiệt để đốt cháy tế bào ung thư [ sử dụng tia laser ] đốt hoặc hạ nhiệt đến mức tối đa các tế bào này và làm chúng đông cứng. Ở giai đoạn 1 hoặc giai đoạn 2, phương pháp khoét chóp cổ tử cung tương đối mang đến hiệu quả cao. Tiến hành điều trị từ ban đầu sẽ hạn chế những biến chứng sau đó, đồng thời không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sinh sản và đời sống tình dục của chị em. 

 Phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp khối u chưa di căn. Bệnh nhân được phẫu thuật để loại bỏ đoạn chậu bị ung thư. Đây cũng là phương pháp được áp dụng cho những bệnh nhân có nguy cơ di căn ra vùng chậu cao nhưng các tế bào vẫn còn khu trú ở vùng chậu Phẫu thuật là phương pháp mang nhiều rủi ro, vì thế nên bác sĩ sẽ xem xét hiện trạng sức khỏe, cũng như khả năng phục hồi của bệnh nhân sau khi phẫu thuật để tiến hành an toàn.

Điều trị ung thư cổ tử cung bằng phương pháp hóa trị, xạ trị thường được áp dụng sau hoặc trước khi phẫu thuật, nhằm kiểm soát sự phát triển của các tế bào ác tính còn tồn tại quanh khối u. Hóa trị có hiệu quả thu nhỏ khối u và giảm đau đớn cho bệnh nhân, nhưng đồng thời người bệnh cũng đối mặt với nhiều tác dụng phụ như sụt cân, mệt mỏi, biếng ăn, rụng tóc…Bệnh nhân cũng được chỉ định sử dụng thuốc kết hợp hóa trị để tăng hiệu quả kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư.

Điều trị bệnh càng sớm thì bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung càng có khả năng được chữa trị dứt điểm

Điều trị ung thư cổ tử cung là một quá trình lâu dài, đòi hỏi người bệnh phải chuẩn bị tinh thần để chiến đấu với bệnh. Đối với những trường hợp sau, bệnh nhân sẽ phải điều trị tại bệnh viện liên tục trong thời gian dài để bác sĩ trực tiếp theo dõi và nắm bắt tình trạng bệnh:

  • Nếu như khối u ung thư đã phát triển quá lớn và có dấu hiệu di căn, xâm lấn tới nhiều cơ quan của cơ thể.
  • Tuổi của bệnh nhân quá cao, hoặc do sức khỏe không đủ chịu đựng tác dụng phụ của hóa trị hay xạ trị.
  • Người bệnh không đáp ứng với phương pháp điều trị và các tế bào ung thư tiếp tục di căn đến các cơ quan khác nhau trên cơ thể.
  • Ngoài ra đối với những bệnh nhân không muốn tiếp nhận điều trị và có nhu cầu trị liệu tại nhà sẽ được bác sĩ tư vấn và chỉ dẫn cách chăm sóc phù hợp.

Bài viết đã thông tin cụ thể về vấn đề người bị ung thư cổ tử cung sống được bao lâu. Bệnh nhân không nên có suy nghĩ bi quan về căn bệnh này, có rất nhiều trường hợp đã chữa khỏi bệnh dứt điểm khi bệnh nhân điều trị ở giai đoạn sớm. Vì thế, bệnh nhân cần đến bệnh viện thăm khám và làm kiểm tra sàng lọc ung thư nếu nhận thấy nguy cơ nhiễm HPV, hay có những biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục thì nên tiến hành điều trị dứt điểm.

Bài viết liên quan:

Ung thư cổ tử cung phát triển do các tế bào ở niêm mạc tử cung phát triển một cách nhanh chóng, khó kiểm soát và hình thành một khối u lớn. Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, kể cả những người trẻ tuổi nhưng phổ biến hơn cả ở nữ giới độ tuổi mãn kinh. Bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

  • Giai đoạn tiến triển ung thư
  • Mức độ đáp ứng điều trị bệnh
  • Độ tuổi, thể trạng người bệnh…

Trong số các bệnh ung thư thường gặp, ung thư cổ tử cung được xếp vào nhóm có tiên lượng sống tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực.

Ung thư cổ tử cung sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Ung thư cổ tử cung sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Ở giai đoạn 0, khi ung thư vẫn giới hạn ở trong bề mặt cổ tử cung, bệnh nhân có khoảng 93% cơ hội sống sau 5 năm được chẩn đoán bệnh.

Ở giai đoạn IA, khi các tế bào ung thư đã phát triển từ bề mặt cổ tử cung vào các mô sâu hơn của cổ tử cung, tử cung với mức độ xâm lấn 3 – 5 mm nhưng chưa lan đến các hạch bạch huyết và di căn xa, cơ hội sống của người bệnh vẫn rất tốt, khoảng 93%.  Đến giai đoạn IB, khi khối u có kích thước lớn hơn, khoảng 4 cm, cơ hội sống của người bệnh giảm còn khoảng 80%.

Đến giai đoạn II, khi ung thư phát triển với kích thước lớn hơn 4 cm và đã ảnh hưởng đến các mô lân cận, người bệnh có khoảng 58 – 63% cơ hội sống.

Đến giai đoạn III, khi ung thư đã phát triển vượt ra ngoài cổ tử cung và tử cung vào thành khung chậu hoặc phần dưới âm đạo, bệnh nhân có khoảng 32 – 35% cơ hội sống.

Đến giai đoạn IV, khi ung thư đã lan rộng đến các cơ quan gần đó như bàng quang hay trực tràng và di căn đến các cơ quan ở xa như phổi, xương, gan… cơ hội sống của người bệnh thấp nhất, chỉ khoảng 15 – 16%.

Các phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung

Cũng giống như cơ sở để khẳng định bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu, lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Phẫu thuật, xạ trị và hóa trị là những phương pháp điều trị chính cho người bệnh.

Các phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung

TS. BS See Hui Ti trực tiếp lên phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư

  • Phẫu thuật: với những trường hợp ung thư được chẩn đoán ở giai đoạn rất sớm, cắt bỏ cổ tử cung, một phần trên của âm đạo, giữ nguyên đáy tử cung hay khoét chóp cổ tử cung [sinh thiết nón] có thể được chỉ định với mục đích bảo toàn khả năng sinh con ở nữ giới. Ở giai đoạn muộn hơn, phẫu thuật triệt để bao gồm cắt bỏ cổ tử cung, tử cung, âm đạo, buồng trứng, ống dẫn trứng…
  • Xạ trị: sử dụng năng lượng cao để hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị ung thư cổ tử cung bao gồm xạ trị ngoài hoặc xạ trị áp sát.
  • Hóa trị liệu: là phương pháp điều trị toàn thân sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị thường được đưa vào cơ thể chủ yếu qua tĩnh mạch.

Với mong muốn nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã hợp tác toàn diện với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi từ Singapore trong xây dựng phác đồ điều trị bệnh. Trực tiếp điều trị cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung có TS. BS See Hui Ti, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh ung thư ở nữ giới cho bệnh nhân ở nhiều nước trên thế giới

Video liên quan

Chủ Đề