Ưu điểm của phương pháp dạy học nhóm

Giáo dục

Ưu nhược điểm của phương pháp dạy học theo nhóm.

Ưu điểm của phương pháp dạy học nhóm
Trả lời
Ưu điểm của phương pháp dạy học nhóm
Mời trả lời
Ưu điểm của phương pháp dạy học nhóm
55

Ưu điểm của phương pháp dạy học nhóm

Năng lực hợp tác được xem là một trong những năng lực quan trọng của con người trong xã hội hiện nay, chính vì vậy, phát triển năng lực hợp tác từ trong trường học đã trở thành một xu thế giáo dục trên thế giới. Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ chính là sự phản ánh thực tiễn của xu thế đó.

Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.

Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của học sinh.

Ưu điểm của phương pháp dạy học nhóm

1. BẢN CHẤT

Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp cho mọi hs tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung.

Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ còn được gọi bằng một số tên khác như “Phương pháp thảo luận nhóm” hoặc Phương pháp dạy học hợp tác.

Đây là một Phương pháp dạy học mà “Học sinh được phân chia thành từng nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nghiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung”.

2. QUY TRÌNH THỰC HIỆN

Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp cho mọi hs tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung.

Khi sử dụng Phương pháp dạy học này, lớp học được chia thành những nhóm từ 4 đến 6 người. Tùy mục đích sư phạm và yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định, được duy trì ổn định trong cả tiết học hoặc thay đổi theo từng hoạt động, từng phần của tiết học, các nhóm được giao nhiệm vụ giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung.

Cấu tạo của một hoạt động theo nhóm (trong một phần của tiết học, hoặc một tiết, một buổi) có thể là như sau:

Bước 1. Làm việc chung cả lớp

  • GV giới thiệu chủ đề thảo luận nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.
  • Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian và phân công vị trí làm việc cho các nhóm.
  • Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm (nếu cần).

Bước 2. Làm việc theo nhóm

  • Lập kế hoạch làm việc
  • Thỏa thuận quy tắc làm việc
  • Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập.
  • Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm.
  • Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.

Bước 3. Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp

  • Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
  • Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến.
  • GV tổng kết và nhận xét, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo

3. ƯU ĐIỂM

  • Hs được học cách cộng thác trên nhiều phương diện
  • Hs được nêu quan điểm của mình, được nghe quan điểm của bạn khác trong nhóm, trong lớp; được trao đổi, bàn luận về các ý kiến khác nhau và đưa ra lời giải tối ưu cho nhiệm vụ được giao cho nhóm. Qua cách học đó, kiến thức của hs sẽ bớt phần chủ quan, phiến diện, làm tăng tính khách quan khoa học, tư duy phê phán của hs được rèn luyện và phát triển.
  • Các thành viên trong nhóm chia sẻ các suy nghĩ, băn khoăn, kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức, thái độ mới và học hỏi lẫn nhau. Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm, được tham gia trao đổi, trình bày vấn đề nêu ra. Hs hào hứng khi có sự đóng góp của mình vào thành công chung của cả lớp.
  • Nhờ không khí thảo luận cởi mở nên hs, đặc biệt là những em nhút nhát, trở nên bạo dạn hơn; các em học được trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe có phê phán ý kiến của bạn; từ đó, giúp hs dễ hòa nhập vào cộng đồng nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt.
  • Vốn hiểu biết và kinh nghiệm xã hội của hs thêm phong phú; kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác của hs được phát triển.

4. HẠN CHẾ

  • Một số hs do nhút nhát hoặc vì một lí do nào đó không tham gia vào hoạt động chung cuả nhóm, nên nếu Giáo viên không phân công hợp lí có thể dẫn đến tình trạng chỉ có một vài hs khá tham gia còn đa số hs khác không hoạt động.
  • ý kiến các nhóm có thể quá phân tán hoặc mâu thuẫn gay gắt với nhau (nhất là đối với các môn Khoa học xã hội).
  • Thời gian có thể bị kéo dài
  • Với những lớp có sĩ số đông hoặc lớp học chật hẹp, bàn ghế khó di chuyển thì khó tổ chức hoạt động nhóm. Khi tranh luận, dễ dẫn tới lớp ồn ào, ảnh hưởng đến các lớp khác.

5. KHI NÀO SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÀY

  • Chỉ những hoạt động đòi hỏi sự phối hợp của các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn hoạt động động cá nhân thì mới nên sử dụng phương pháp này.
  • Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học hoặc cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới.
  • Các câu hỏi kiểm tra dùng cho việc chuẩn bị dạy học nhóm:
    • Chủ đề có hợp với dạy học nhóm không?
    • Các nhóm làm việc với nhiệm vụ giống hay khác nhau?
    • HS đã có đủ kiến thức điều kiện cho công việc nhóm chưa?
    • Cần trình bày nhiệm vụ làm việc nhóm như thế nào?
    • Cần chia nhóm theo tiêu chí nào?
    • Cần tổ chức phòng làm việc, kê bàn ghế như thế nào?

Tham khảo thêm: Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

Billy NguyễnCẩm nang dạy học

Mỗi người có một khả năng lĩnh hội kiến thức cũng như sở thích riêng của mình. Dù vậy, vẫn có nhiều câu hỏi được đặt ra rằng: Nên học nhóm hay tự học? Hình thức nào hiệu quả nhất? Cần lưu ý gì khi chọn học nhóm hay tự học? Uniace sẽ bật mí cho các bạn những điều đó ngay dưới đây về ưu và nhược điểm của học nhóm.

Ưu điểm của phương pháp dạy học nhóm
Nhược và ưu điểm của học nhóm

Microsoft Power BI là gì? Học power bi ở đâu bài bản và hiệu quả. Xem ngay chia sẻ của chúng tôi nhé

Ưu và nhược điểm của học nhóm

Bản chất của việc học nhóm là để mọi người có thể truyền đạt, bổ trợ kiến thức cho nhau trong học tập, học nhóm là phương pháp để những bạn học tốt giúp đỡ, hỗ trợ những bạn học yếu hơn, các thành viên trong nhóm đóng góp và giúp đỡ nhau để cùng đạt được mục đích chung. Học nhóm là nền tảng cốt lõi để để rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm mà sẽ rất cần cho các bạn trong cuộc sống sau này. Thật vậy, học nhóm mang có rất nhiều ưu điểm mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta.

Ưu điểm của học nhóm

Cuộc sống không có ai là hoàn hảo và khó có ai là “biết tuốt”, “Google sống” vậy nên học nhóm sẽ giúp các bạn khám phá năng lực của bản thân, phát huy được những điểm mạnh, cũng như học hỏi được những kiến thức mà bản thân chưa có.

Học nhóm dù mang tính chất hợp tác, hỗ trợ dù vậy trong quá trình đó có thể xảy ra rất nhiều những quan điểm bất đồng cần tranh luận. Điều này khó có thể xảy ra khi bạn tự học. Qua sự tranh luận, các thành viên trong nhóm sẽ lập luận, phân tích để thuyết phục các thành viên khác tin theo ý kiến của mình. Nhờ vào đó, khả năng tư duy, kĩ năng lập luận phản biện và sáng tạo sẽ tốt và phát triển hơn rất nhiều. Môi trường học nhóm đảm bảo việc học hiểu sâu hơn và đa chiều về các kiến thức mà nếu tự học có thể bạn sẽ bỏ qua.

Nhược điểm của học nhóm

Học nhóm mang lại hiệu quả cao tuy nhiên nó còn tồn tại một số nhược điểm sau.

Thời gian học nhóm phải phụ thuộc vào các thành viên, dễ bị phân tâm và chi phối bởi môi trường xung quanh. Nhiều bạn nghĩ rằng học nhóm sẽ rất thoải mái vì nó là hình thức vừa học vừa chơi, vừa học vừa nói chuyện,…Điều này không chỉ làm cho việc học nhóm không hiệu quả mà bạn còn đang tốn thời gian vô ích.

Kỹ năng ghi nhớ của mỗi người là khác nhau, cũng như tùy thuộc và tích chất, nội dung của tài liệu để có phương pháp ghi nhớ hiệu quả. Họ nhóm sẽ là hình thức học không phù hợp đối với những bạn cần có không gian yên tĩnh và sự tập trung cao.

Xem thêm: Public speaking là gì? Làm thế nào để cải thiện kỹ năng thuyết trình

Tự học

Ưu điểm

Tự học là hình thức giúp cho chung ta tập trung suy nghĩ vấn đề, thấu hiểu những kiến thức mới. Chúng ta sẽ ghi nhớ kiến thức một cách tốt hơn khi thường xuyên tự học, ôn lại các kiến thức đã biết.

Tự học sẽ là động lực giúp chúng ta đào sâu khám phá kiến thức. Và biết đâu, trong quá trình đó bất chợt bạn có những ý tưởng sáng tạo mới lạ. Có những ý tưởng bất ngờ đã làm thay đổi thế giới trong những hoàn cảnh đặc biệt.

Tự học là quá trình mỗi người sẽ rèn luyện sự trau dồi của bản thân cả về kiến thức và cách tư duy giải quyết vấn đề. Nhờ vào tự học, mọi người sẽ có kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh nhạy và toàn diện hơn.

Nhược điểm

Những ưu điểm về phương pháp Tự học là không thể phủ nhận thế nhưng không phải lúc nào Tự học cũng đem lại những mặt tích cực, vậy nhược điểm của nó gì?

Trong quá trình tự học, chúng ta sẽ gặp vô vàn khó khăn trong việc luôn tạo động lực học cho mình, vượt qua sự chán nản và tìm nguồn hứng khởi cho các vấn đề bởi não bộ chúng ta luôn dễ dàng thỏa thuận và chọn cho chúng ta cách dễ nhất, đó là từ bỏ cái khó. Có rất nhiều người khi bắt đầu thì hào hứng, có nhiều năng lượng, tự tin quyết tâm theo đuổi đến cùng nhưng hầu hết đều bỏ cuộc vì chán nản.

Trong vô vàn tài liệu, các nguồn thông tin, sự tự tìm tòi học hỏi trở lên mông lung khiến cho chúng ta không thể tập trung. Đôi khi, tự học dễ cuốn bạn bị cuốn vào một chủ đề hoặc một nội dung nào đó, khiến cho việc tự học của bạn trở nên tốn nhiều thời gian, mất định hướng, và lượng kiến tự học sẽ không nhiều.

Việc tiếp cận kiến thức từ một phía nếu chẳng may nó chưa đúng hoặc một kiến thức quá khó, quá nhiều sẽ thật khó nếu chỉ có 1 cái đầu làm việc. Ngoài ra tự học sẽ là áp lực và khó với những bạn có năng lực học trung bình khá.

Có thể bạn quan tâm: Bật mí cách để bạn có thể tìm trùng lặp trong excel

Tóm lại, tự học hay học nhóm đều có những ưu, nhược điểm của nó. Để chọn được phương pháp học hiểu quả, bạn phải xác định những yêu cầu phù hợp với bản thân như : thời gian, khả năng, và mục tiêu của chính mình. Một gợi ý từ những bạn sinh viên học tập tốt là họ luôn lựa chọn một cách thông minh và cân bằng giữa cả hai kiểu học này để phát huy và khắc phục ưu nhược điểm của chúng, từ đó đem lại kết quả học tập tốt hơn. Hãy luôn tập xây dựng cho mình những thói quen tốt, trong đó có thói quen tự học.

Cập nhật thêm các bài viết hữu ích khác của Uniace tại chuyên mục Góc chia sẻ: