Vai trò của phương pháp biện chứng

Phương pháp là gì? Phân loại và vai trò của phương pháp

1. Phương pháp là gì?

- Phương pháp là cách thức nghiên cứu, nhìn nhận các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội, ví dụ: phương pháp biện chứng, phương pháp so sánh thực nghiệm.

- Phương pháp là hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó, ví dụ: phương pháp học tập, làm việc có phương pháp.

Theo phạm vi ảnh hưởng, có thể phân phương pháp thành các cấp độ sau:

-Phương pháp riêng [ngành]:là các phương pháp chỉ sử dụng trong các ngành riêng biệt. Mỗi khoa học đều có các phương pháp đặc thù, chỉ sử dụng riêng trong ngành mình, không thể sử dụng cho ngành khác; ví dụ: ẩn dụ, thậm xưng, … trong văn học; log, tích phân, … trong toán học.

-Phương pháp chung:là các phương pháp có thể được áp dụng trong nhiều ngành khác nhau; ví dụ: quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội học, xác suất thống kê, …

-Phương pháp chung nhất:là các phương pháp có thể sử dụng cho tất cả các ngành khoa học, đó là phương pháp của triết học.

2. Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật về phương pháp

Chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật đối lập với nhau trong quan niệm về nguồn gốc củaphương pháp.

– Chủ nghĩa duy tâm coiphương pháplà những quy tắc do lý trí con người tự ý đặt ra để tiện cho nhận thức và hành động. Do đó, đối với họ,phương pháplà một phạm trù thuần túy chủ quan.

– Trái lại, chủ nghĩa duy vật biện chứng coiphương phápcó tính khách quan, mặc dùphương pháplà của con người, do con người tạo ra và được con người sử dụng như những công cụ để thực hiện mục đích nhất định.

Phương phápgắn liền với hoạt động có ý thức của con người. Không cóphương pháptồn tại sẵn trong hiện thực và ở ngoài con người. Nhưng như vậy không có nghĩaphương pháplà một cái gì tùy ý, tùy tiện.

Phương pháplà kết quả của việc con người nhận thức hiện thực khách quan và từ đó rút ra những nguyên tắc, những yêu cầu để định hướng cho mình trong nhận thức và trong hành động thực tiễn tiếp theo. Những quy luật khách quan đã được nhận thức là cơ sở để con người định raphương phápđúng đắn.

Sức mạnh củaphương pháplà ở chỗ trong khi phản ánh đúng đắn những quy luật của thế giới khách quan, nó đem lại cho khoa học và thực tiễn một công cụ hiệu quả để nghiên cứu và cải tạo thế giới.

3. Phân loại phương pháp

Có rất nhiều loạiphương phápkhác nhau. Có thể phân chiaphương phápthành phương pháp nhận thức và phương pháp hoạt động thực tiễn, phương pháp riêng, phương pháp chung và phương pháp phổ biến.

Cácphương pháptrên đây khác nhau về nộidung, về mức độ phổ biến và phạm vi ứng dụng.

Phương pháp riêngchỉ áp dụng cho từng môn khoa học, như phương pháp vật lý, phương pháp xã hội học, phương pháp sinh học…

Phương pháp chungđược áp dụng cho nhiều ngành khoa học khác nhau, ví dụ như phương pháp quan sát, thí nghiệm, mô hình hóa, hệ thống cấu trúc…

Phương pháp phổ biếnlà phương pháp củatriết học Mác – Lênin, được áp dụng trong mọi lĩnh vực khoa học và hoạt động thực tiễn. Có thể nói,phép biện chứngcủa chủ nghĩa duy vật là mộtphương phápphổ biến nhất, bao quát nhất.

Cácphương phápnhận thức khoa học tuy khác nhausonglại có quan hệ biện chứng với nhau. Trong hệ thống cácphương phápkhoa học, mỗiphương phápđều có vị trí nhất định. Do đó không nên coiphương pháplà ngang bằng nhau hoặc thay thế nhau; không nên cường điệuphương phápnày và hạ thấpphương phápkia, mà phải biết sử dụng cácphương pháp.

Ta có thể liệt kê một số phương pháp nhận thức khoa học tiêu biểu sau:

– Cácphương phápthu nhậntrithức và kinh nghiệm:

+Quan sát.

+Thí nghiệm.

– Cácphương phápxây dựng và pháttriển lý thuyết khoa học:

+Phân tích và tổng hợp.

+Quy nạp và diễn dịch.

+Lịch sử và lô-gíc.

+Từ trừu tượng đến cụ thể.

4. Vai trò của phương pháp luận triết học Mác – Lênin

Vai trò của phương pháp luận triết học đối với nhận thức và thực tiễn thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo sự tìm kiếm, xây dựng; lựa chọn và vận dụng các phương pháp để thực hiện hoạt động nhận thức và thực tiễn; đóng vai trò định hướng trong quá trình tìm tòi, lựa chọn và vận dụng phương pháp.

Với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó, triết học đóng vai trò là hạt nhân lý luận của thế giới quan. Triết học giữ vai trò định hướng cho quá trình củng cố và phát triển thế giới quan của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trong lịch sử.

Trang bị thế giới quan đúng đắn mới chỉ là một mặt của triết học Mác - Lênin. Với tư cách là hệ thống tri thức chung nhất của con người về thế giới và vai trò của con người trong thế giới đó, triết học thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất. Phương pháp luận của triết học Mác - Lênin đã góp phần quan trọng chỉ đạo, định hướng cho con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Chính vì những điều trên, trong quá trình giảng dạy triết học, giảng viên cần phải chú trọng hơn vào phần ý nghĩa phương pháp luận, tập trung làm rõ nội dung ý nghĩa phương pháp luận.

Trong kết cấu, phần ý nghĩa phương pháp luận nằm ở cuối bài, ngay sau phần nội dung. Phần này định hướng cho học viên áp dụng kiến thức lý luận đã học vào trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Theo logic thì đây chính là phần cần thiết nhất, phục vụ trực tiếp cho người học. Học viên cần phải nắm vững và ghi nhớ phần này. Để làm được điều đó, giảng viên cần phảichỉ rõ cơ sở lý luận để rút ra ý nghĩa phương pháp luận đó, như thế học viên mới có cơ sở để thừa nhận ý nghĩa phương pháp luận đó bằng sự hiểu biết có cơ sở khoa học chứ không phải bằng sự áp đặt. Cơ sở của ý nghĩa thường nằm ở phần nội dung, chẳng hạn cơ sở của quan điểm khách quan chính là tính thứ nhất của vật chất, cơ sở của quan điểm toàn diện là ở mối liên hệ phổ biến. Vì vậy, giảng viên cần phải chỉ ra mối liên hệ giữa nội dung và phần ý nghĩa, qua đó, họ viên có sự liên tưởng logic hơn.

Khi giảng nội dung ý nghĩa phương pháp luận, giảng viên cầnlấy ví dụ để làm rõ nội dung. Từ một hiện tượng, nhiệm vụ cụ thể, giảng viên phải chỉ ra trong nhận thức học viên cần phải như thế nào, và có những hành động gì để hiện thực hóa lý luận đã học. Ví dụ: từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, giảng viên phải chỉ cho học viên quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể trong nhận thức, đồng thời phải có những tác động vào từng mối liên hệ, có trọng tâm trọng điểm, tránh cào bằng, dàn trãi trong hành động. Đồng thời với đó, giảng viên chỉ ra những quan điểm đối lập, những hạn chế cần phải khắc phục trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Ví dụ: trong khi nhấn mạnh vai trò của thực tiễn thì phải chỉ ra cách phòng chống bệnh kinh nghiệm, đề cao vai trò lý luận thì phải tránh bệnh giáo điều, …

Những luận điểm trên đã minh chứng phải hiểu đúng và phương pháp và phương pháp luận, từ đó có thái độ đúng đắn với phương pháp luận triết học Mác – Lênin, đồng thời giúp học viên học chương trình Trung cấp LLCT-HC ở các trường chính trị có cách nhìn các sự vật, hiện tượng trong đời sống kinh tế - xã hội và có cách giải thích, giải quyết hợp lý, cách biến tư duy thành hành động, biến lý luận khoa học thành thực tiễn cải tạo tự nhiên, xã hội.

[Last Updated On: 20/11/2021]

Các khái niệm “biện chứng” và “siêu hình” trong lịch sử triết học được dùng theo một số nghĩa khác nhau. Còn trong triết học hiện đại, đặc biệt là triết học mácxít, chúng được dùng, trước hết để chỉ hai phương pháp chung nhất đối lập nhau của triết học.

Phương pháp biện chứng phản ánh “biện chứng khách quan” trong sự vận động, phát triển của thế giới. Lý luận triết học của phương pháp đó được gọi là “phép biện chứng”.

So sánh phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình:

Phương pháp biện chứng và siêu hình là gì?

Phương pháp hiểu theo nghĩa chung nhất là hệ thống các nguyên tắc được sử dụng nhất quán trong hoạt động nói chung của con người. Phương pháp bao gồm có phương pháp nhận thức và phương pháp thực tiễn. Phương pháp của triết học là phương pháp nhận thức thế giới hiện thực. Trong lịch sử phát triển của triết học, đã tồn tại hai phương pháp nhận thức đối lập nhau: đó là phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.

Phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức thế giới với quan điểm cơ bản cho rằng, sự tồn tại của mọi sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan nói chung đều ở trong những mối liên hệ, trong sự vận động và phát triển theo những quy luật khách quan vốn có của nó.

Phương pháp siêu hình là phương pháp nhận thức thế giới với quan điểm cơ bản cho rằng, mọi sự vật và hiện tượng của thế giới vật chất đều tồn tại cô lập lẫn nhau, cái này ở bên cạnh cái kia và nó luôn ở trong trạng thái tĩnh không có sự vận động và phát triển. Nhưng nếu như có thừa nhận sự phát triển thì chẳng qua chỉ là một quá trình tăng hoặc giảm về số lượng. Mặt khác, quan điểm này không thừa nhận mâu thuẫn bên trong bản thân các sự vật và hiện tượng.

Sự đối lập giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng

a] Phương pháp siêu hình

Phương pháp siêu hình là phương pháp:

+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.

+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại; nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng.

Phương pháp siêu hình làm cho con người “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”.

Phương pháp siêu hình bắt nguồn từ chỗ muốn nhận thức một đối tượng nào trước hết con người cũng phải tách đối tượng ấy ra khỏi những mối liên hệ và nhận thức nó ở trạng thái không biến đổi trong một không gian và thời gian xác định. Song phương pháp siêu hình chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định bởi hiện thực không rời rạc và ngưng đọng như phương pháp này quan niệm.

b] Phương pháp biện chứng

Phương pháp biện chứng là phương pháp:

+ Nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau.

+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.

Như vậy phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Nó thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái “hoặc là… hoặc là…” còn có cả cái “vừa là… vừa là…” nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó lại vừa không phải là nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau.

Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại. Nhờ vậy, phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới.

Sự đối lập giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình trong lịch sử triết học chủ yếu về mặt nguyên tắc và phương pháp nhận thức thế giới khách quan. Trong việc nghiên cứu của khoa học tự nhiên, thì vấn đề phân chia thế giới hiện thực thành các thuộc tính, bộ phận, hệ thống tĩnh tại và tách rời nhau đều là những điều kiện cần thiết cho nhận thức khoa học. Nhưng sẽ không đúng, nếu từ đó rút ra kết luận cho rằng phép siêu hình là thế giới quan khoa học và đúng đắn nhất. Cần phải phân biệt một bên là phương pháp trừu tượng hoá tạm thời cô lập sự vật và hiện tượng khỏi mối liên hệ chung, tách khỏi sự vận động và phát triển để nghiên cứu chúng, với một bên là phép siêu hình với tư cách là thế giới quan của triết học.

Video liên quan

Chủ Đề