Văn hoá phẩm đồi truỵ là gì

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi question date

Ngày hỏi:13/04/2018

 Băng đĩa đồi trụy  Văn hóa phẩm đồi trụy

Đồi trụy là gì? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Bình Định. Vừa qua, đọc báo, theo dõi tin tức, tôi có thấy một vài bài viết đề cập đến các hoạt động, hành vi mang tính chất đồi trụy, tuy nhiên không phân tích rõ. Cho tôi hỏi, một cách chính xác thì thế nào là đồi trụy? Vấn đề này được quy định cụ thể tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ các chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! 

Minh Tuyết [tuyet***@gmail.com]

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Ngày 15/10/2004, Chính phủ ban hành Nghị định 178/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XI thông qua ngày 17 tháng 3 năm 2003 [sau đây gọi tắt là Pháp lệnh].

    Theo đó, đồi trụy là một trong những khái niệm trọng tâm và được định nghĩa tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 178/2004/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

    Đồi trụy là sự thể hiện bằng hành động, bằng hình ảnh, bằng âm thanh lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

    Cũng theo quy định này, khiêu dâm là hành vi dùng cử chỉ, hành động, hình ảnh, âm thanh gây kích thích ham muốn tình dục.

    Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ban biên tập đối với thắc mắc của bạn về khái niệm đồi trụy. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Nghị định 178/2004/NĐ-CP.

    Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!

    Trân trọng!


Điều 326 Chương XXI Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 [sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự] quy định tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy như sau:

Điều 326. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a] Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte [GB] đến dưới 05 gigabyte [GB];

b] Ảnh có số lượng từ 100 ảnh đến dưới 200 ảnh;

c] Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 50 đơn vị đến dưới 100 đơn vị;

d] Phổ biến cho từ 10 người đến 20 người;

đ] Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a] Có tổ chức;

b] Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 05 gigabyte [GB] đến dưới 10 gigabyte [GB];

c] Ảnh có số lượng từ 200 ảnh đến dưới 500 ảnh;

d] Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 100 đơn vị đến dưới 200 đơn vị;

đ] Phổ biến cho từ 21 người đến 100 người;

e] Phổ biến cho người dưới 18 tuổi;

g] Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;

h] Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a] Dữ liệu được số hóa có dung lượng 10 gigabyte [GB] trở lên;

b] Ảnh có số lượng 500 ảnh trở lên;

c] Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng 200 đơn vị trở lên;

d] Phổ biến cho 101 người trở lên.”

Truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy là phổ biến cho người khác biết các vật phẩm có tính chất ăn chơi đàng điếm, dâm ô hoặc khêu gợi những ý định thúc đẩy con người thoả mãn lối sống ăn chơi đàng điếm, dâm ô bằng các thủ đoạn như: làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, sử dụng, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến hoặc có hành vi khác truyền bá những vật phẩm văn hoá có tính chất đồi trụy.

Do tội phạm này được quy định tại chương các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nên nó xâm phạm đến truyền thống văn hoá của dân tộc, những giá trị vật chất và tinh thần của loài người, xâm phạm đến sự quản lý của Nhà nước về việc duy trì, phát triển nếp văn hoá văn minh, mang đậm bản sắc dân tộc.

Đối tượng tác động của tội phạm này là sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy.

Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy bao gồm 07 hành vi: làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ và hoặc hành vi khác.

Làm ra vật phẩm văn hoá có tính chất đồi trụy là tạo ra các vật phẩm có tính chất ăn chơi đàng điếm, dâm ô hoặc khêu gợi những ý định thúc đẩy con người thoả mãn lối sống ăn chơi đàng điếm, dâm ô như: vẽ tranh, chụp ảnh, quay phim, ghi âm, sáng tác nhạc, viết truyện, làm thơ, viết kịch v.v…

Sao chép vật phẩm văn hoá có tính chất đồi trụy là từ một vật phẩm văn hoá có tính chất đồi trụy đầu tiên [bản gốc, bản chính] tạo ra nhiều vật phẩm khác giống như vật phẩm ban đầu có tính chất đồi trụy. Việc sao chép có thể sao chép toàn bộ hoặc chỉ sao chép một phần. Hình thức sao chép cũng đa dạng như: chụp lại, viết lại, ghi âm lại, ghi hình lại hoặc các hình thức sao chép khác.

Lưu hành vật phẩm văn hoá có tính chất đồi trụy là cho người khác xem, mượn, thuê các vật phẩm văn hoá có tính chất đồi trụy.

Vận chuyển vật phẩm văn hoá có tính chất đồi trụy là chuyên chở các vật phẩm văn hoá có tính chất đồi trụy từ nơi này đến nơi khác.

Mua bán vật phẩm văn hoá có tính chất đồi trụy là dùng tiền hoặc tài sản để trao đổi lấy vật phẩm văn hoá có tính chất đồi trụy hoặc dùng vật phẩm văn hoá có tính chất đồi trụy để trao đổi lấy tiền hoặc hoặc tài sản.

Tàng trữ vật phẩm văn hoá có tính chất đồi trụy là cất giữ các vật phẩm văn hoá có tính chất đồi trụy ở một địa điểm nhất định như: ở cơ quan, phòng làm việc, nhà ở, trong người, trên phương tiện giao thông...

Các hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy là ngoài các hành vi làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, sử dụng, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến, thì người phạm tội còn có những hành vi khác phổ biến cho người khác biết các vật phẩm có tính chất ăn chơi đàng điếm, dâm ô hoặc khêu gợi những ý định thúc đẩy con người thoả mãn lối sống ăn chơi đàng điếm, dâm ô. Việc nhà làm luật quy định các hành vi khác là nhằm tránh lọt tội.

Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Đó là:

a] Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte [GB] đến dưới 05 gigabyte [GB];

b] Ảnh có số lượng từ 100 ảnh đến dưới 200 ảnh;

c] Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 50 đơn vị đến dưới 100 đơn vị;

d] Phổ biến cho từ 10 người đến 20 người;

đ] Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Trường hợp hậu quả nghiêm trọng chưa xảy ra, người phạm tội tuy không phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng vẫn bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Chủ thể của tội phạm không phải chủ thể đặc biệt, bất kì ai cũng có thể là chủ thể của tội phạm này.

Chủ thể của tội phạm phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 thuộc Chương XXI Bộ luật hình sự. Vì vậy, chủ thể của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Người phạm tội truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy thực hiện hành vi của mình là do cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Mục đích của người phạm tội là nhằm phổ biến văn hoá phẩm đồi trụy cho người khác với nhiều động cơ khác nhau. Đây là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này, các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải chứng mình mục đích của người phạm tội. Nếu một người có các hành vi làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, sử dụng, mua bán, tàng trữ hoặc có hành vi khác nhưng không nhằm phổ biến cho người khác thì cũng không cấu thành tội phạm này.

Điều 326 Bộ luật Hình sự quy định 03 Khung hình phạt đối với cá nhân phạm tội như sau:

- Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a] Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte [GB] đến dưới 05 gigabyte [GB];

b] Ảnh có số lượng từ 100 ảnh đến dưới 200 ảnh;

c] Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 50 đơn vị đến dưới 100 đơn vị;

d] Phổ biến cho từ 10 người đến 20 người;

đ] Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a] Có tổ chức;

b] Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 05 gigabyte [GB] đến dưới 10 gigabyte [GB];

c] Ảnh có số lượng từ 200 ảnh đến dưới 500 ảnh;

d] Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 100 đơn vị đến dưới 200 đơn vị;

đ] Phổ biến cho từ 21 người đến 100 người;

e] Phổ biến cho người dưới 18 tuổi;

g] Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;

h] Tái phạm nguy hiểm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a] Dữ liệu được số hóa có dung lượng 10 gigabyte [GB] trở lên;

b] Ảnh có số lượng 500 ảnh trở lên;

c] Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng 200 đơn vị trở lên;

d] Phổ biến cho 101 người trở lên.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Bộ luật Hình sự            

Luật Hoàng Anh

Video liên quan

Chủ Đề