Văn học nghệ thuật có chức năng gì

Chức năng của văn học là gì?

I. Chức năng:

Có rất nhiều tiêu chí phân biệt sự khác nhau giữa văn học và các môn khoa học khác. Nhưng có lẽ M. Gorki đã từng nói rất đứng đặc thù của bộ môn: “Văn học là nhân học”. Văn học là khoa học, khám phá thế giới tâm hồn, tính cách con người, văn học có chức năng riêng, biểu hiện trên ba mặt chính : nhận thức – giáo dục – thấm mỹ.

1. Chức năng nhận thức:

Văn học có chức năng khám phá những quy luật khách quan của đời sống xã hội và đời sống tâm hồn của con người. Nó có khả năng đáp ứng nhu cầu của con người muốn hiểu biết về thế giới xung quanh và chính bản thân mình. Không phải ngẫu nhiên đã có người cho rằng: “Văn học là cuốn sách giáo khoa của đời sống”. Chính cuốn sách ấy đã thể hiện một cách tinh tế và sắc sảo từng đổi thay, từng bước vận động của xã hội. Nó tựa như “chiếc chìa khoá vàng mở ra muôn cánh cửa bí ẩn, đưa con người tới ngưỡng cửa mới của sự hiểu biết thế giới xung quanh”

2. Chức năng giáo dục:

Nghệ thuật là hình thái đặc trưng, hình thành từ những tìm tòi, khám phá của người nghệ sĩ về hiện thực đời sống. Nghệ thuật mang đến cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về xã hội, thể hiện những quan điểm của người nghệ sĩ, từ đó tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tình cảm, cảm xúc của người tiếp nhận.

Chính vì vậy, nghệ thuật luôn ẩn chứa sử mệnh cao cả và thiêng liêng, góp phần làm đẹp cho cuộc đời. Tố Hữu đã từng phát biểu: “Nghệ thuật là câu trả lời đầy thẩm mĩ cho con người; thay đổi, cải thiện thế giới tinh thần của con người, nâng con người lên”. Còn Nguyên Ngọc thì khẳng định: “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”

3. Chức năng thẩm mĩ:

Văn học đem đến cho con người những cảm nhận chân thực, sâu sắc và tinh tế nhất. Nghệ thuật sáng tạo trên nguyên tắc cái đẹp, vì thế không thể thoát khỏi quy luật của cái đẹp.

Văn học luôn khai thác cái đẹp ở nhiều góc độ: thiên nhiên, đất nước, con người, con người, dân tộc. Giá trị thẩm mi của tác phẩm ẩn chứa cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Nó đem đến cho người đọc cảm nhận, rung cảm về những nét đẹp giản dị, gần gũi ở cả cuộc đời thường lẫn những nét đẹp tượng trưng, mới lạ. Cách thức xây dựng ngôn từ của mỗi nhà văn, nhà thơ cũng đem lại nét đẹp cho tác phẩm. Ta vẫn yêu biết bao cái sắc Huế trong những vần thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vười ai mướt quá xanh như ngọc
Lả trúc che ngang mặt chữ điền”.

[Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mạc Tử]

Câu thơ mở đầu hầu hết là thanh bằng, gợi âm điệu ngọt ngào của giọng người xứ Huế. Phải chăng đó là lời thăm hỏi, lời mời trách dịu dàng, tha thiết của người xưa đang vang trong trí tưởng tượng của thi nhân? Hay đây là lời thi nhân đang tự nhủ, tự nói với chính mình trong giây phút nhớ thương về quá khứ, về miền đất đẹp đẽ bình yên có người xưa? Chẳng biết. Chỉ biết rằng sau lời mời trách ấy, tâm hồn đau thương và cô đơn của thi sĩ hồi sinh, thi sĩ đã sống trong một trời cảm xúc với bao nhiêu kỉ niệm về thôn Vĩ.

Cảnh đất trời xứ Huế đã hiện ra thật đẹp, rất thơ, rất thực, tràn đầy sức sống với khu vườn xanh mát đang tắm mình trong khoảnh khắc của hừng đông. Ánh nắng ban mai tinh khôi, trong trẻo như đang tỏa hương chan hòa khắp thôn Vĩ. Cảnh vật gần gũi, giản dị, mộc mạc đơn sơ như chính gương mặt người xứ Huế “lá trúc che ngang mặt chữ điền”.

Vẻ đẹp của con người và thiên nhiên với bao đường nét kỳ thú như vậy đã trơ thành một đặc trưng cho những cảm hửng của thơ ca lãng mạn đầu thế kỷ XX.

II. Mối quan hệ giữa các chức năng văn học:

Bên cạnh việc chuyển tải nội dung thẩm mĩ, tác phẩm nghệ thuật còn tác động đến nhận thức của con người, đánh thức những tình cảm, cảm xúc, bản năng của con người, khơi dậy sức sống và niềm tin yêu, hi vọng vào thế giới ấy.

Một tác phẩm dù lớn hay nhỏ đều ẩn chứa những giá trị nhận thức riêng biệt. Một Xuân Diệu nồng nàn, tươi trẻ với những bước chân vội vàng, cuống quýt, vồ vập trong tình yêu; một Huy Cận mang mang thiên cổ sầu; một Hàn Mặc Tử yêu đời, yêu cuộc sống đến tha thiết nhưng đành “bó tay nhìn thể phách và linh hồn tan rã”… Những nhà thơ Mới mỗi người một vẻ, một sắc thái nhưng đã hòa cùng dòng chảy của văn học, mang đến những cảm nhận mới lạ, tinh tể, tác động mạnh mẽ tới tri giác, đánh thức những bản năng khát yêu, khát sống trong mỗi con người.

Còn dòng văn học hiện thực lại tác động vào con người theo những hình tượng nhân vật. Một chị Dậu giàu đức hi sinh đã kiên cường đấu tranh với kẻ thống trị để bảo vệ gia đình; một Chí Phèo bước ra từ những trang văn lạnh lùng nhưng ẩn chứa nhiều đớn đau của Nam Cao; một Xuân Tóc Đỏ với bộ mặt “chó đểu” của xã hội… Tất cả đã tác động lên người đọc nhận thức đầy đủ, phong phú về xã hội. Từ đó khơi dậy ý thức đấu tranh giai cấp để giành lại quyền sống, ý thức cải tạo xã hội và y thức về giá trị con người.

Trên hành trình kiếm tìm, vươn tới nghệ thuật, mỗi người nghệ sĩ lại tìm cho mình một định nghĩa, một chuẩn mực để đánh giá văn chương, nghệ thuật. Có người cho rằng giá trị cao nhất của văn chương là vì con người. Có người lại quý văn chương ở sự đồng điệu tri âm: “Thơ ca giúp ta đi từ chân trời một người đến với chân trời triệu người”. Còn có người lại coi văn chương nghệ thuật là “một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch và phong phú thêm” [Thạch Lam]. Nguyên Ngọc cũng từng khẳng định: “nghệ thuật là phương thức tồn tại của con người”…

Tất cả những quan điểm các nhà nghệ sĩ đã giúp cho chúng ta nhận ra văn học là một yêu cầu thiết yếu, một nhu cầu không thể thiếu của con người. Ta tự hỏi con người sẽ sống như thế nào nếu mai kia chẳng còn văn chương? Có lẽ tâm hồn con người sẽ khô cằn, chai sạn lắm bởi văn chương cho ta được là CON NGƯỜI với hai chữ viết hoa, với đầy đủ những ý nghĩa cao đẹp.

“Văn chương giữ cho con người mãi mãi là con người, không sa xuống thành con vật”. Văn chương nâng con người lớn dậy, thanh lọc tâm hồn con người. Bởi vậy, hành trình đến với văn chương là hành trình kiếm tìm, vươn tới. “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”. Xét đến cùng, hành trình của một tác phẩm văn chương là hướng con người đến con đường CHÂN – THIỆN – MĨ.

Một tác phẩm văn chương đích thực bao giờ cũng là sự hòa quyện của chức năng. Chức năng thẩm mỹ là đặc trưng của nghệ thuật. Chức năng giáo dục là nhiệm vụ của nghệ thuật. Chức năng nhận thức là bản chất của văn chương. ‘

Ba chức năng của văn chương có quan hệ khăng khít và xuyên thấu vào nhau để cùng tác động vào con ngươi. Chức năng này đồng thời biểu hiện chức năng kia và ngược lại.

CHỨC NĂNG VĂN HỌCI. Chức năng văn học là gì ?Chức năng văn học: là vai trò vị trí của văn học trong đời sống xã hội, là tác dụng, giátrị xã hội của văn học đối với đời sống tinh thần của con người. Văn học là hiện tượngđa chức năng, các chức năng gắn bó hữu cơ không tách rời nhau. Sự gắn bó giữa cácchức năng làm cho văn học có sức tác động sâu xa, bền bỉ, có sức sống mãnh liệt, lâudài trong đời sống tinh thần của chúng ta. Nói đến chức năng của văn học là nói đến mục đích sáng tác tác phẩm văn học, đến vấnđề viết để làm gì.II. Các chức năng của văn học1. Chức năng nhận thức1.1. Văn học cung cấp những kiến thức bách khoa về hiện thực đời sống:Văn học cung cấp tri thức, mang đến sự hiểu biết, giúp con người khám phá thế giớihiện thực. Khác với khoa học, văn học nhận thức hiện thực không theo kiểu phân mônbiệt loại mà phản ánh cuộc sống trong toàn bộ tính tổng hợp toàn vẹn của nó. Cho nênvăn học có khả năng cung cấp những kiến thức bách khoa về con người.Có thể tìm thấy trong tác phẩm văn học những tri thức về thiên nhiên, vũ trụ. Cómột mức độ nào đấy thần thoại là nhận thức về vũ trụ, con người, thế giới. Những tácphẩm hiện đại như Sông Đông êm đềm của M. Sholokhov, Đất rừng phương Nam củaĐoàn Giỏi, Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài đã mang đến cho người đọc nhiều tri thứcbổ ích về phân loại thực vật và tập tính của rất nhiều giống loài động vật.Văn học là cái kho chứa khổng lồ những tri thức về đời sống xã hội [ vì đời sốngxã hội là đối tượng nhận thức trung tâm ]. Văn học cho ta biết được phong tục tập quáncủa nhiều địa phương, nhiều dân tộc. Những tiểu thuyết lịch sử như Tam quốc diễnnghĩa của La Quán Trung, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái đưa ta về quákhứ xa xăm của các dân tộc. Thơ văn Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểulàm sống lại cuộc sống đau thương và hào hùng của dân tộc ta. Những tác phẩm thuộctrào lưu hiện thực giai đoạn 1930 – 1945 hướng trọng tâm vào vấn đề con người trướchoàn cảnh sống đặc biệt là quá trình bần cùng hóa của một bộ phận nông dân. Văn họcchứa đựng những sự kiện lịch sử, lưu giữ lời ăn tiếng nói của người xưa, cung cấp trithức có giá trị về lịch sử kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa. Ăng ghen từng nói về bộTấn trò đời của Banzac “ Xung quanh bức tranh trung tâm này Ban zắc tập trung toànbộ lịch sử nước Pháp trong đó ngay cả vè phương diện các chi tiết kinh tế tôi cũng đãbiết nhiều hơn- các sách của tất cả các chuyên gia- các nhà sử học, kinh tế học, thốngkê học thời ấy cộng lại. “Văn học miêu tả các hiện tượng, đối tượng thuộc thế giới tự nhiên và đời sống xãhội là để khám phá đời sống con người trong những quan hệ đầy phức tạp [ cho nênhình tượng con người luôn là hình tượng trung tâm của tpvh ]. Qua hình tượng nhân vật đặc biệt là nhân vật điển hình, văn học giúp ta tìm hiểu thânphận con người, khám phá các tính cách xã hội của một giai đoạn, một xã hội, một tầnglớp hay một giai cấp nào đó [ như tính cách thể hiện đặc điểm dân tộc trong AQ chínhtruyện của Lỗ Tấn, tính cách như là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội – lịch sử trong cácsáng tác của Nam Cao, Ban zắc ].1.2. Nhận thức cái khái quát qua cái cụ thể, cái mới lạ trong cái quen thuộc, làm conngười tự nhận thức là chức năng đặc thù của văn học.Mục đích cuối cùng của nhận thức là hướng tới những khái quát lớn, khám phábản chất, quy luật của các hiện tượng đối tượng.Tác phẩm văn học chân chính phải đặtra những vấn đề then chốt của thời đại, giúp người đọc nhận ra một trạng thái nhân sinh.Do phản ánh được bản chất và quy luật vận động của đời sống hiện thực các kiệt tác vănhọc thường chứa đựng những dự báo về tương lai [ như một số truyện kí của NguyễnÁi Quốc và thơ TH trước cách mạng tháng Tám, Người mẹ và Bài ca chim báo bão củaGorki ]. Văn học giúp ta nhận thức cái chung, cái mang tính quy luật qua cái riêng cái độcđáo tưởng như ngẫu nhiên cá biệt[ ví dụ như Tắt Đèn – NTT, Chí Phèo – NC, Bướcđường cùng của NCH ta thấy chị Dậu, Chí Phèo, anh Pha mỗi người có ngoại hìnhriêng, cảnh ngộ riêng, lời ăn tiếng nói cách cảm và nghĩ khác nhau nhưng chúng ta vẫnnhận ra số phận và tính cách chung của người nông dân VN trước cách mạng ] Văn học phát hiện không biết bao điều mới lạ sâu xa, chí lí trong cái bìnhthường, đơn giản và gần gũi, thân quen mà ta vẫn tiếp xúc, nhìn thấy hàng ngày. Vớingười đọc quá trình nhận thức hiện thức đời sống trong tác phẩm đồng nghĩa với quátrình người đọc nếm trải, sồng lại từ đầu một biến cố, một tâm trạng, một tình huốnghay số phận để ngộ ra, giác ngộ ra điều mà ta đã biết, đã quen nhưng giờ mới thấy thấmthía. Những ai từng trải sẽ có dịp nghiền ngẫm bình tĩnh và khách quan hơn, còn ai chưatừng sống qua thì nếm trải nó như chính cuộc đời. Cho nên tác phẩm nghệ thuật mỗi lần,mỗi thế hệ khác nhau khi xem lại, đọc lại nhiều lần đều thấy thêm nhiều điều mới lạ. Trithức đó mang lại cho ta sự nhạy bén, giúp ta biết phân biệt đâu là thật là giả, thiện ác,đẹp xấu. Đó là tri thức dạy khôn cho con người. Văn học giúp ta nhận thức các giá trị tinh thần kết tinh trong thế giới đối tượng,khơi gợi khả năng biến quá trình tự nhận thức thế giới khách quan thành quá trình tựnhận thức về bản thân. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của chức năng nhận thức củavăn học. Văn học nhận thức đối tượng mà chủ yếu là nhận thức các quan hệ xã hội củacon người, phát hiện ra giá trị của thế giới đối tượng mà chủ yếu là các giá trị tinh thầncủa con người được kết tinh trong đó. Qua đó giúp ta nhận ra giá trị ý nghĩa của cuộcsống. Với hàng loạt câu hỏi từ ngàn đời đặt ra với con người [ Mình là ai? Mình là gì ?Mình là cái gì? Mình sống để làm gì ? Tại sao mình phải sống trong đau khổ? Làm thếnào để có cuộc sống sung sướng? Thế nào là đúng. Là sai ?* Tóm lại: Chức năng nhận thức: là khả năng của văn học trong việc cung cấp tri thứcbách khoa về đời sống, mang lại sự hiểu biết, nhất là hiểu biết về các tính cách xã hội,những bí ẩn trong tâm hồn, giúp dạy khôn cho con người, giúp con người mài sắc cảmgiác,biết phân biệt thật giả, biết cảm nhận tinh tế sự phong phú của thế giới cảm tính,phát hiện cái chung, cái bản chất, cái mới lạ, sâu xa qua cái ngẫu nhiên cá biệt, cái quenthuộc, cái bình thường. Nội dung quan trọng nhất trong chức năng nhận thức là giúp conngười tự nhận thức bản thân, sống cuộc sống có ý thức mãnh liệt, sâu sắc về giá trị vànăng lực vô tận của mình để phấn đấu, sáng tạo. 2. Chức năng thẩm mĩChức năng thẩm mĩ của văn học là nó có nhiệm vụ thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ, phát hiệnnhu cầu và thị hiếu thẩm mĩ cho con người.2.1. Thỏa mãn nhu cầu thẫm mĩ, giải trí, khơi dậy những khoái cảm nghệ thuật:Chức năng thẩm mĩ của văn học có nhiều cấp độ, nhiều bình diện. Ở cấp độ thứnhất, nội dung cơ bản của nó là thỏa mãn tối đa nhu cầu thẫm mĩ để gợi dậy khoái cảmnghệ thuật.Văn học thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ chủ yếu bằng cách mang đến cho con người sựhưởng thụ cái đẹp. Khi chưa có nghệ thuật nhu cầu hưởng thụ cái đẹp đã có, hoạt độngthẩm mĩ cũng không có giới hạn trong phạm vi nghệ thuật. Trong bất kì lĩnh vực nàongười ta cũng sáng tạo theo quy luật cái đẹp [ cái đẹp có ở khắp mọi nơi ]. Nhưng sángtạo cái đẹp không phải là mục đích cứu cánh cảu hoạt động thực tiễn và nhiều lĩnh vựchoạt động tinh thần khác. Chỗ khác nhau giữa nghệ thuật với các hoạt động khác ở chỗđó “ Cái đẹp là điều kiện không thẻ thiếu được của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thìkhông và không thể có nghệ thuật. Đó là một định lí “. Sáng tạo cái đẹp là chức năngquan trọng nhất của văn nghệ. Văn học là lĩnh vực có khả năng thỏa mãn tối đa nhu cầuhưởng thụ cái đẹp. Vậy cho nên văn học nghệ thuật khơi dậy ở con người khoái cảmlớn, niềm vui lớn.Văn học đem đến sự hưởng thụ thẩm mĩ bằng nhiều cách, trước hết bằng cáchmiêu tả phản ánh cái đẹp vốn có trong đời sống hiện thực. Cho nên đến với tác phẩmđược tiếp xúc với cái đẹp của bản thân đời sống. Có thể tìm thấy trong tác phẩm vănhọc muôn vàn vẻ đẹp phong phú đa dạng của cỏ cây hoa lá, sông nước mây trời[ Ví dụT kiều, thơ HCM thắm chất mộng chất say trong thơ. ] Văn học là nhân học nới tônvinh vẻ đẹp và cuộc sống con người [ Ví dụ thần thoại, sử thi xây dựng các hình tượngnghệ thuật kì vĩ để ngợi ca những chiến công hiển hách, ngợi ca tài năng và sức mạnhcủa con người. Truyện cổ tích đề cao cái thiện và những chuẩn mực đạo đức như lànền tảng của nhân tính muôn đời, Văn học trung đại biểu dương những tấm gương trungliệt, nghĩa khí, văn học hiện đại phát hiện vẻ đẹp ở những nơi lấm láp, nhiều tục lụynhất: lòng yêu cuộc sống, yêu đời, vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp của lòng nhân ái Trong tác phẩm văn học hình tượng được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ chonên tác phẩm văn học không chỉ đem đến cho con người khoái cảm trước vẻ đẹp của đờisống mà còn khơi dậy những khoái cảm trước vẻ đẹp của chất liệu, vẻ đẹp của cácphương thức, phương tiện nghệ thuật tổ chức chất liệu ấy. Đó có thể là một từ dùng đắt,một câu văn hay, một đoạn thơ có tiết tấu uyển chuyển hoặc vần điệu nhịp nhàng; mộtcốt truyện hấp dẫn hoặc một chi tiết nghệ thuật sinh động lột tả được cái thần, cái hồncủa nhân vật. Trong tpvh nhà văn tìm cách tổ chức chất liệu để khắc phục lối diễn đạtthông thường nhằm giải phóng hình tượng ra khỏi ngôn từ. Cho nên hình tượng trongtác phẩm đem lại cho ta khoái cảm về sự thống nhất cao độ giữa nội dung và hình thứcnghệ thuật. Và ở đây khoái cảm trước vẻ đẹp của nghệ thuật hoàn toàn không đồng nhấtvới khoái cảm trước vẻ đẹp của đời sống. Ví dụ đọc T. Kiều ta không chỉ yêu mến ThúyKiều mà còn thích Sở Khanh, Tú Bà, Mã Giám Sinh vì những từ dùng đắt, những chitiết sống động mà tác giả đã điểm huyệt chúng lôi chúng ra ánh sáng. Văn học thực hiện chức năng thẩm mĩ qua hình tượng nghệ thuật. Hình tượngnghệ thuật đem lại cho tâm hồn sự hưởng thụ thẩm mĩ cao đẹp, gợi dậy những khoáicảm mãnh liệt mà vô tư trong sáng, không gắn với những mục đích vụ lợi trực tiếp.[ Vì hình tượng văn học là hiện tượng tinh thần chứ không phải vật chất. Nên trước vẻđẹp đó ta chỉ có thể chiêm ngưỡng chứ không thể theo đuổi biến thành của riêng. Vì thếhưởng thụ thẩm mĩ mà văn học đem lại cho ta không gắn với những mục đích vụ lợi,trực tiếp, nhỏ nhen tầm thường. Mà đó là sự hưởng thụ cao đẹp của tâm hồn. Nhữnggiây phút sống với tác phẩm văn học làm cho tâm hồn ta trong sáng: ta biết vui sướng,biết đau khổ, biết yêu, biết ghét, biết quên mình vì vận mệnh tổ quốc ]Cái đẹp ở trong hiện thực đi vào nghệ thuật được nhân đôi, nhờ có nghệ thuật màmột phong cảnh, một sự việc, một con người trở thành đẹp hai lần: một lần trong đờisống và một lần trong tác phẩm.2. Hình thành thị hiếu, lí tưởng thẩm mĩ, đánh thức bản chất nghệ sĩ và cảm hứng sángtạo của con người. Thị hiếu là năng lực định giá thẩm mĩ [ năng lực nhận biết, đánh giá cái đẹp ]. Nógiúp con người có năng tiếp nhận và đánh giá những khách thể khác nhau: biết phânbiệt cái đẹp, cái xấu; cái thẩm mĩ với cái phi thẩm mĩ, nhận ra nét bi và hài trong cácđối tượng và hiện tượng. Có nhiều nhân tố góp phần hình thành thị hiếu thẩm mĩ nhưgiáo dục, thói quen, tính nết, kinh nghiệm sống trong đó văn học giữ một vai trò đặc biệtquan trọng. Đọc tác phẩm văn học ta tiếp xúc với muôn vàn vẻ đẹp phong phú, đa dạngcủa đời sống hiện thực và cảm nhận được cả vẻ đẹp của các phương thức, phương tiệnnghệ thuật. Văn học giúp ta làm giàu kho kinh nghiệm thẩm mĩ, mài sắc các giác quanthẩm mĩ thường xuyên tiếp xúc với văn học nghệ thuật ta sẽ thành người sành sỏi, tinhtế, nhạy bén có chuẩn mực đánh giá riêng của mình để phân biệt cái đẹp và không đẹptrong văn học và trong cuộc sống quanh ta. Như vậy văn học có khả năng hình thành thịhiếu thẩm mĩ là vì thế. Ví dụ bài Thu Vịnh của N. Khuyến gợi tả cái thanh cao, nhẹnhàng, trong sáng của một bức tranh thu rất đặc sắc của đồng bằng Bắc Bộ. Còn vẻ đẹptrong những bức tranh thiên nhiên của Huy Cận in đậm cảm hứng vũ trụ và nỗi buồnnhân thế của cái tôi mênh mang “ thiên cổ sầu “.Văn học còn hình thành lí tưởng thẩm mĩ cho con người. Bởi vì vh bao giờ cũngphản ánh hiện thực đời sống dưới ánh sáng của lí tưởng thẩm mĩ. Lí tưởng thẩm mĩ làhình ảnh các giá trị thẩm mĩ mong muốn cần phải có, là lí tưởng về đời sống phù hợpquan niệm của chúng ta về cái đẹp. Chẳng hạn tập thơ Từ ấy là hình ảnh người chiến sĩsẵn sàng dấn thân trên con đường cách mạng, dẫu phải hi sinh vẫn quyết tâm để xóa bỏáp bức bóc lột mang lại tụ do cho nhân dân. Trong bài Tây Tiến của Q. Dũng là vẻ đẹphòa hùng, dữ dội của nghệ sĩ.Trong mọi hoạt động thực tiễn, con người luôn sáng tạo theo quy luật của cái đẹp.Văn học không chỉ khơi dậy khoái cảm thẫm mĩ, mà còn đánh thức bản chất nghệ sĩ vàniềm say mê sáng tạo trong mỗi cá nhân. Đó là chức nội dung cơ bản của chức năngthẩm mĩ của văn học nghệ thuật.3. Chức năng giáo dụcChức năng giáo dục thường được xem là giáo dục đạo đức phẩm chất cho conngười. Tuy nhiên văn học không chỉ giáo dục đạo đức mà còn tác động và cải tạo thếgiới và các quan điểm chính trị - xã hội của con người. Chức năng giáo dục chính làchức năng tác động, cải tạo quan điểm, tư tưởng đạo đức của con người. Ngay từ thời cổđại Hi Lạp Arixtot đưa ra phạm trù thanh lọc khi người ta xem kịch nếu có khóc thì sẽlàm người ta trong sạch và cao thượng hơn. Nhà mĩ học Letsxing của Đức cho rằng sânkhấu phải trở thành “ một trường học đạo đức “. Ở VN việc coi văn học có chức nănggiáo dục đã có từ lâu đời trong bài tựa Lĩnh Nam chích quái Vũ Quỳnh và Kiều Phú đãviết “ Việc tuy kì dị mà không quái đản, văn tuy thần bí nhưng không nhảm nhí, tuy nóinhững chuyện hoang đường mà tung tích vẫn có bằng cứ, há chẳng phải là chẳngkhuyên điều thiện, trừng điếu ác, bỏ giả theo thật “. Và từ xưa đến nay văn học vẫnđược coi như một thứ vũ khí giáo dục, tuyên truyền phục vụ sự nghiệp đấu tranh giữnước, dựng nước. Trong Văn học VN văn học được sử dụng như một hình thức giáodục đạo đức, tu dưỡng tính tình được hết sức chú ý. Tiêu biểu là tác phẩm LV TiênVới văn học giáo dục được tác động ở sự lay động tình cảm con người, tác độngvào tình cảm là tác động vào khâu then chốt. Người đọc bị xúc động say mê, lôi cuốnbởi những điều viết ra trong tác phẩm người đọc sẽ dễ nhận ra những lầm lạc hoặc làmtheo tiếng gọi của những điều tốt đẹp mà tác giả gợi ra. Vậy nghệ thuật cải tạo và giáodục con người bằng tình cảm và thông qua con đường tình cảm. Trong quá trình tác động và cải biến con người văn học hiện ra không phải nhưngười thầy, người thuyết giáo mà như người đồng hành, người đối thoại với bạn đọc.Đối thoại giữa mình với mình, giữa phần thiện và phần ác, lương tri và tội lỗi, giữa lí trícao cả và dục vọng thấp hèn. Nó là tấm gương để con người tự soi mình tự đối chiếu đểphán xét người khác và bản thân. Như vậy nghẹ thuật đã chuyển quá trình giáo dụcthành tự giáo dục. Giáo dục bằng nghệ thuật không có tính chất cưỡng bức mà là mộthoạt động tự giác [ Không ai bắt đọc truyện, đọcn sách và cũng không ai băt làm theonhững điều trong sách, người đọc tự nhận ra những điều hay dở nó thấm dần vào ngườiđọc và đến lúc làm theo lúc nào không hay ]. Nghệ thuật để thực hiện tốt chức năng nàyluôn có khuynh hướng khuếch đại cái tốt, phóng đại cái xấu để cái tốt trở nên đẹp đẽ,lộng lẫy, hấp dẫn lôi cuốn và cái xấu thật đáng ghê tởm và tránh xa. Nghệ thuật dễ tácđộng, cải biến được con người vì nó hấp dẫn và vui tươi; giáo dục – giải trí –vui chơi điliền với nhau từ đóchức năng giáo dục thấm dần mỗi ngày một ít. Tác động con ngườidần dần, nó gieo vào con người ý thức về tội ác và lỗ lầm. Ý thức ấy sẽ ngăn ngừa hànhđộng xấu, hoặc giúp họ đấu tranh chống cái ác, cái xấu. Do những vấn đề trên mà nghệ thuật được sử dụng như một thứ vũ khí đấu tranhgiai cấp và tuyên truyền giác ngộ cách mạng. Cả lực lượng tiến bộ và phản động đềudùng văn học làm công cụ tuyên truyền, tập hợp quần chúng. Tác phẩm hay làm conngười trở nên cao thượng, vị tha; tác phẩm đồi bại, phản động làm người ta trở nên độcác và tha hóa. Vậy để văn học tác động tích cực vào quần chúng nhà văn cần ết sứcnâng cao chất lượng tư tưởng, của nghệ thuật. Mọi tác phẩm đơn thuần chỉ là thuyết líkhô khan và vụng về, minh họa cho một chủ trương chính trị, một nguyên lí đạo đức nàođó không những làm tăng khả năng giáo dục mà ngược lại làm giảm hiệu quả giáo dục,hạn chế ý nghĩa xã hội của nó. 4. Chức năng giao tiếpNói đến giao tiếp là nói đến sự giao lưu, thông báo, trao đổi. Nghĩa là ở đây có vấn đềngười nói, người nghe, người gửi, người nhận và phương tiện để để liên hệ. Ở khâu sáng tác người viết mỗi khi cầm bút là muốn giãy bày, chia sẻ, cần nói ra,không nói ra không được. Sống cần phải giao tiếp nếu không giáo tiếp có nghĩa làkhông sống. Vì thế con người sử dụng nghệ thuật như là một con đường quan trọng đểgiao lưu với nhau chẳng khác nào như cây cối cần giao lưu với không khí và ánh sángmặt trời. Sáng tác đầu tiên là muốn giãi bày, mang những tâm tư trăn trở của nhà văn tácđộng vào người khác. Ở mức độ thấp nó gợi sự chia sẻ, đồng cảm, ở mức độ cao hơn nótrở thành “ tiếng nói đồng ý, đồng tình “ [ T. Hữu ], thành sợi dây liên két, tiếng kèn tậphợp. Lúc đó nó không chỉ là hoạt động của một người hướng đến một người mà trởthành hoạt động giao tiếp rộng rãi của mọi người. Trong hoạt động giao tiếp này nhà văn không phải là người đưa tin truyền tinmột cách bình thường chỉ đơn giản là truyền tải thông tin. Vì tác phẩm văn học chứađựng tư tưởng tình cảm và mang khuynh hướng xã hội rõ nét. TPVH không đơn thauanflà thông báo sự kiện, tri thức mà thể hiện thái độ của con người trước cuộc sống, nhữngsuy nghĩ của con người trước cuộc sống. Như vậy tác phẩm vh đưa con người xích lạigần nhau không phải bằng không gian, thời gian mà bằng tình cảm, tinh thần . “ Chừngnào tâm hồn một con người cần đến với một tâm hồn khác, chừng đó tác phẩm nghệthuật còn cần thiết cho con người “. [ Dêgơcx ].Cũng do nghệ thuật là tiếng nói của tâm hồn, nên trong tác phẩm tiếng nói đóthường bao giờ cũng có tính chất đa thanh, đa giọng, phức tạp hơn trong các tác phẩmchính luận và khoa học. Giao tiếp trong văn học không phải là sự thông báo một chiều người nói/viets ->nghe/đọc mà là sự trao đổi, tác động qua lại giữa nhà văn và công chúng độc giả. Mỗiđối thoại và độc thoại trong tác phẩm – giữa các nhân vật với nhau, giữa nhà văn vớinhân vật đều là những hình thức khác nhau cảu sự đối thoại giữa nhà văn với độc giả.Khi những kinh nghiệm của nhà văn trùng hợp với độc giả tạo nên trường hợp tri âmgiữa nhà văn và bạn đọc. Tác phẩm nghệ thuật còn nối liền tác giả - người đọc – người đọc xích lại gầnnhau hơn: họ quen nhau, hiểu nhau qua giao tiếp bằng tác phẩm nghệ thuật . Với chứcnăng giao tiếp như trên nghệ thuật trở thành một phương tiện liên kết xã hội. Đặc biệtnhờ nghệ thuật con người có thể giao lưu cả quá khứ - hiện tại – tương lai, mang tiếngnói của dân tộc này đến dân tộc khác, thế hệ trước đến thế hệ sau; nó khắc phục khoảngcách về không gian và thời gian đem lại sự giao tiếp nhiều chiều, đem con người trở nêngần nhau hơn.

Video liên quan

Chủ Đề